luận văn thạc sĩ Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào cai trước những tệ nạn xã hội trong học đường

119 1.5K 3
luận văn thạc sĩ Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào cai trước những tệ nạn xã hội trong học đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại mới, thời đại của sự bùng nổ công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật, thời đại của nền kinh tế tri thức, của xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập hoỏ đó tạo ra nhiều cơ hội và cũng đặt ra cho con người không ít những áp lực, thách thức. Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin bên cạnh những mặt tích cực cũn cú những mặt tiêu cực, không lành mạnh đã ảnh hưởng xấu đến nền văn hoá Việt Nam đặc biệt là có tác động tiêu cực đối với thế hệ trẻ. Tầng lớp học sinh, sinh viên thường thích những cái mới lạ, hấp dẫn, dễ bị lôi kéo và cám dỗ trước những tác động của TNXH nh rượu chè, cờ bạc, cá cược bóng đá, hót hít Chính vì vậy mà tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng xấu đến công tác giáo dục của nhà trường, của gia đình ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng, của xã hội. Tệ nạn xã hội không chỉ gây thiệt hại về kinh tế phá huỷ nhân cách, băng hoại đạo đức, làm tan vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng to lớn đến cộng đồng và làm suy thoái đến kinh tế đất nước. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng tiêu cực nói chung và tệ nạn xã hội trong học đường nói riêng là do nhận thức, thái độ và hành vi sai lầm của thế hệ trẻ. Nhận thức, thái độ là những hiện tượng tõm lớ trong con người. Nếu nhận thức sai sẽ dẫn đến thái độ và hành vi sai. Mọi tác động của con người đến thế giới, mọi biểu hiện qua thái độ của con người trước những hiện tượng của đời sống xã hội nói chung và tệ nạn xã hội nói riêng trước hết phải đi từ nhận thức. Nhưng thực tế hiện nay: Theo báo cáo của hai ngành công an và giáo dục đào tạo, năm 2004 cả nước còn 979 học sinh, sinh viên và giáo viên nghiện ma tuý, trong đó học sinh là 503 em, sinh viên là 177 em, giáo viên là 229. Cuối năm 2004 số học sinh sử dụng ma tuý đã lên tới 600 em. Theo báo cáo của bộ lao động thương binh và xã hội tính đến cuối năm 2006 có 160.226 người nghiện trong cả nước, trong đó có xấp xỉ 63% ở 1 độ tuổi thanh thiếu niên. Tình trạng sử dụng các loại ma tuý tổng hợp trong thanh niên đang ở mức báo động, chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội là hết sức cấp bách. Để thực hiện tốt nhiệm vụ “Nõng cao dân trí, đào tạo năng lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” thì một trong những vấn đề cơ bản là cần phải loại bỏ dần các tệ nạn xã hội trong học đường. Thực tế cho thấy, TNXH đã xâm nhập vào nhà trường nói chung và đặc biệt là các trường thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc Trong đú có trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai nói riêng. Vì vậy để hạn chế và ngăn chặn tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, nghiện hút trong nhà trường cần có những nghiên cứu thực tế từ đú có biện pháp tác động hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, thái độ cho học sinh, sinh viên để các em nói không với tệ nạn xã hội. Bởi lẽ nhận thức và thái độ là những mặt quan trọng trong đời sống tõm lớ con người, nếu nhận thức đúng con người sẽ có thái độ, hành vi đúng và ngược lại. Vì thế chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài là “Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào cai trước những tệ nạn xã hội trong học đường”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ của sinh viên trường CĐSP Lào Cai trước tệ nạn xã hội trong học đường. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về tác hại của tệ nạn xã hội giỳp cỏc em có nhận thức, thái độ, hành vi đúng nhằm giảm thiểu sự sa ngã của sinh viên trước những hiện tượng tiêu cực này. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nhận thức và thái độ của sinh viên trước TNXH trong học đường. 3.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên 200 sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và sinh viên năm thứ ba thuộc hai khoa tự nhiên và khoa xã hội trường CĐSP Lào Cai. 2 Ngoài ra chúng tôi còn điều tra trên 30 giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, các cán bộ phòng, ban của trường. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài chỉ nghiên cứu nhận thức và thái độ của sinh viên trường CĐSP Lào Cai trước những tệ nạn xã hội trong học đường. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào các trường học do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó là do các em chưa nhận thức được đầy đủ các hậu quả của tệ nạn và chưa có thái độ đúng mực trước các tệ nạn đó. Vì vậy nếu có những tác động sư phạm nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về TNXH sẽ giỳp cỏc em có thái độ đúng và biết cách phòng chống nó. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: như nhận thức, thái độ, tệ nạn xã hội, tệ nạn xã hội trong học đường. 6.2. Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ của sinh viên về TNXH trong học đường. 6.3. Tổ chức thực nghiệm (thử nghiệm tác động) nhằm góp phần nâng cao nhận thức, thái độ cho sinh viên về TNXH. Từ đú giỳp cỏc em có hành động đúng trước các tệ nạn xã hội trong học đường. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc và phân tích các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài. Mục đích của phương phương pháp này là nhằm khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trước những TNXH trong học đường. 3 7.2.2. Phương pháp đàm thoại Đàm thoại với một số cán bộ quản lý, các giảng viên, Bí thư đoàn trường để tìm hiểu nhận thức và ý kiến đánh giá của họ về TNXH trong học đường. Trao đổi với sinh viên để tìm hiểu nhận thức, thái độ của các em về TNXH cũng như nguyên nhân dẫn đến TNXH trong học đường. 7.2.3. Phương pháp quan sát Sử dụng phương pháp quan sát các hoạt động trong trường và ngoài trường nhằm thu thập các tài liệu cụ thể, sinh động, khách quan về nhận thức, thái độ của sinh viên hỗ trợ cho các phương pháp khác. Ghi chép tài liệu quan sát một cách cụ thể, chân thực để đối chiếu với kết quả điều tra nhằm tăng thêm tính khách quan của vấn đề nghiên cứu. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Chúng tôi tiến hành thử nghiệm tác động nhằm góp phần nâng cao nhận thức về TNXH cho sinh viên từ đú giỳp các em có nhận thức đỳng, thái độ đúng trước các hiện tượng này. 7.2.5 Phương pháp nghiên cứu điển hình Chúng tôi xây dựng hai chân dung điển hình nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến TNXH của sinh viên từ đú có cơ sở cho việc khẳng định thực trạng và làm sáng tỏ thờm cỏc phương phỏp khỏc. 7.3. Phương pháp toán thống kê Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả khảo sát, rút ra các nhận xét, kết luận về đối tượng nghiên cứu. Cấu trúc luận văn gồm: Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài Chương 2: Nội dung, tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và kiến nghị 4 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Các công trình nghiên cứu trên thế giới Trong các thời kỳ xã hội khác nhau, việc xử lý các hành vi tiêu cực trong học đường là vấn đề bức xúc, khó khăn của mỗi quốc gia. Để giỳp cỏc học sinh, sinh viên có cái nhìn trân trọng và đúng đắn hơn về việc học tập, sinh hoạt trong trường Cao đẳng sư phạm, từ đó góp phần nâng cao chất lượng các giáo viên tương lai, giỏi về năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt. Đõy là vấn đề rất cần thiết, vì thế mỗi quốc gia luụn cú những phương hướng, biện pháp khác nhau để giảm bớt vấn đề tiêu cực, tệ nạn xã hội trong học đường. Năm 1979 G.G. Bochi canava người Mỹ : ông đã nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của sự điều chỉnh xã hội đối với hành vi. Theo E.C.Toman (1886 – 1959) “Thuyết hành vi nhận thức” ông giả thiết rằng hành vi nhận thức gồm 5 biến độc lập cơ bản: Các kích thích của môi trường, cỏc tác động tâm lý, di truyền, sự dạy học từ trước và tuổi tác. Alberl Bandura nghiên cứu quy mô lớn về đặc điểm của những mô hình có ảnh hưởng lớn đến hành vi của chúng ta: “Nếu học sinh chứng kiến hành vi mong muốn hoặc được tán thưởng, hoặc bị bỏ qua không trừng phạt, hành vi không mong muốn của học sinh thể là hậu quả của điều đó. Điều này có ý nghĩa và tác dụng rất lớn: Hành vi ổn định và tính tích cực của giáo viên tạo ra bầu không khí lành mạnh trong lớp. [17,157] Tóm lại, một số công trình ở nước ngoài cũng đã chú ý đến việc nghiên cứu những hiện tượng tiêu cực và tác dụng của việc nghiên cứu đó. Song các công trình nghiên cứu các tệ nạn xã hội ở trường Cao đẳng sư phạm cũn ớt. 5 Các công trình nghiên cứu trong nước Về vấn đề nhận thức và thái độ của sinh viên cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tác giả Hoàng Thị Thư nghiên cứu thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên Đại học sư phạm Hà nội về về bạo lực phụ nữ trong gia đình. Tác giả nhận xét: Nhận thức và thái độ của sinh viên ảnh hưởng yếu tố môi trường “xuất phát từ những đặc điểm lao động của nghề thầy giáo, đòi hỏi người sinh viên sư phạm ngay trong những năm tháng học ở nhà trường Đại học phải không ngừng phấn đấu rèn luyện nhằm hoàn thiện nhân cách người thầy giáo tương lai”. Tác giả Nguyễn Thị Thái Hà nghiên cứu thực trạng nhận thức và thái độ đối với giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình. Tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao nghiên cứu thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên Cao đẳng sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh về tệ nghiện hút trong trường học. Tác giả Tiêu Thị Minh Hường nghiên cứu thực trạng nhận thức và thái độ đối với ma tuý của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hải Dương. Về tệ nạn xã hội có khá nhiều các công trình nghiên cứu, tiêu biểu là: Đề tài: “Thực trạng và giải pháp phòng ngừa các tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay” – Do PGS. TS Trần Quốc Thành làm chủ nhiệm đề tài (2000) Luận án tiến sĩ luật học “Tăng cường đấu tranh phòng chống TNXH bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay”- Phan Đỡnh Khánh (2001). Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. “Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến mới”, GS.TS Nguyễn Xuõn Yờm, TS Trần Văn Luyện. Nhà xuất bản Công an Nhân dân (2002). “Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại” - GS.TS Nguyễn Xuõn Yờm, TS Phan Văn Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên. Nhà xuất bản Công an Nhân dân năm 2003. 6 Tóm lại, có nhiều công trình nghiên cứu về nhận thức, thái độ của sinh viên cũng như nhiều công trình nghiên cứu về một số TNXH và phòng chống chúng. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về nhận thức và thái độ của sinh viên trước các TNXH trong học đường, đặc biệt ở các tỉnh miền núi; cụ thể ở trường CĐSP Lào Cai. 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 1.2.1. Hoạt động nhận thức 1.2.1.1. Khái niệm về hoạt động nhận thức Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tõm lớ con người: Nhận thức - tình cảm - hành động. Trong quá trình sống và hoạt động con người tiếp nhận, phản ánh và phản ứng lại các kích thích từ thế giới khách quan tác động đến con người và phản ánh những biến đổi trong bản thân con người. Vì vậy nếu không có hoạt động nhận thức thì sẽ không thực hiện được các chức năng trên. Hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tõm lớ con người. Nhờ nhận thức con người mới có xúc cảm, tình cảm và hành động. Nhận thức là tiền đề cho các hoạt động khác. Đặc trưng nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này bao gồm nhiều hoạt động khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng ) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, biểu tượng, khái niệm ). 1.2.1.2. Các giai đoạn của hoạt động nhận thức + Nhận thức cảm tính + Nhận thức lớ tớnh. Nhận thức cảm tính bao gồm quá trình cảm giác và tri giác. Đây là giai đoạn đầu tiên, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người. Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người. Do đó, nhận thức cảm tính có vai trò rất quan trọng 7 trong việc thiết lập mối quan hệ của cơ thể với môi trường, định hướng và điều chỉnh hoạt động của con người trong môi trường. Vì vậy, Lê Nin đã nói : “cảm giác là viên gạch xây dựng nên lâu đài nhận thức”. Tuy nhiên nhận thức cảm tính chỉ có thể phản ánh được những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng một cách riêng lẻ, trong cuộc sống con người phải đi tìm những cái bên trong của sự vật hiện tượng. Điều này nhõn thức cảm tính không thể phản ánh được. Vì thế xuất hiện một giai đoạn nhận thức ở mức độ cao hơn đó là nhận thức lý tính. Nhận thức lớ tớnh: Nhận thức lớ tớnh là giai đoạn nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính. Đặc điểm nổi bật nhất của nhận thức lớ tớnh là phản ánh thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ quan hệ có tính qui luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan, giúp con người làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình. Nhận thức lớ tớnh bao gồm quá trình tư duy và quá trình tưởng tượng. - Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. [21, 92] - Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở biểu tượng đã có [21,104] Như vậy, nhận thức cảm tính chỉ cung cấp cho con người vốn hiểu biết về những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng còn nhận thức lý tính cung cấp cho con người vốn hiểu biết về các thuộc tính bản chất, bên trong, những mối liên hệ, quan hệ có tính qui luật của sự vật hiện tượng giúp con người không chỉ phản ánh những cái đang tác động mà cả những cỏi khụng trực tiếp tác động, chính vì vậy giúp con người không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà cải tạo hiện thực khách quan. Từ đó chủ thể có thể biến đổi, 8 cải tạo được các sự vật hiện tượng vì đã nắm được các thuộc tính bản chất cũng như quy luật của chúng. Trong lịch sử triết học xưa và nay có hai khuynh hướng sai lầm về quá trình nhận thức xuất phát từ thái độ chủ quan - thuyết duy cảm đề cao cảm giác, thuyết duy lí (khách quan) đề cao tư duy trừu tượng. Giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lớ tớnh cú mối quan hệ với nhau. Nhận thức cảm tính là cơ sở, là mức độ nhận thức ban đầu, cung cấp nguyên vật liệu cho nhận thức lớ tớnh. Ngược lại quá trình nhận thức lớ tớnh lại chi phối nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảm tính nhạy bén hơn, chính xác hơn. Lờnin đã khái quát: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn. Đó là con đường nhận thức biện chứng, nhận thức hiện thực khách quan. (Bỳt kí triết học – NXB Sự thật – Hà nội 1963, trang 189) Nhận thức trải qua hai giai đoạn: trực quan sinh động và tư duy trừu tượng. Hai giai đoạn này thống nhất và gắn bó với nhau nhưng lại khác nhau. sự khác nhau này trên mấy mặt: 1. Về vị trí: Trực quan sinh động (cảm giác, tri giác) là giai đoạn đầu, giai đoạn thấp của quá trình nhận thức, tư duy trừu tượng (Tư duy, tưởng tượng)là giai đoạn tiếp theo, giai đoạn cao của quá trình nhận thức. 2. Về tính chất: Trực quan sinh động là nhận thức có tính trực tiếp, cụ thể dựa vào các giác quan; tư duy trừu tượng là nhận thức cú tớn chất gián tiếp, là quá trình chế biến những thong tin do giác quan mang lại trong đầu óc con người. 3. Về trình độ: Trực quan sinh động là nhận thức ở trình độ thấp, hời hợt, cho ta sự hiểu biết về những hiện tượng, những mối liên hệ bề ngoài của sự vật, của quá trình, sự hiểu biết kinh nghiệm cụ thể. Tư duy trừu tượng là 9 nhận thức ở trình độ cao, sâu sắc, cho ta sự hiểu biết về bản chất, những mối liên hệ bên trong, mối liên hệ có tính qui luật của sự vật hiện tượng, của quá trình, sự hiểu biết lý luận, trừu tượng. 4. Về hình thức: Trực quan sinh động sử dụng những hình thức tư duy như cảm giác, tri giác. Tư duy trừu tượng sử dụng những hình thức tư duy như phán đoán, suy lý. 1.2.1.3. Vai trò của hoạt động nhận thức Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người: Nhận thức - Tình cảm - Hành động và cũng là một trong năm phạm trù cơ bản của triết học. Nhờ có nhận thức đỳng giúp con người nảy sinh tình cảm, hứng thú từ đó hành động đúng. Quá trình nhận thức bao giờ cũng là quá trình có mục đớch, có phương tiện, có biện pháp để thực hiện. Nhận thức giúp con người hiểu biết sâu sắc những sự vật hiện tượng và vận dụng sự hiểu biết đó vào thực tiễn. 1.2.1.4. Đặc điểm nhận thức của tuổi thanh niờn, sinh viên nói chung và thanh niên – sinh viên trường CĐSP Lào Cai nói riêng Trong tâm lý học lứa tuổi ,tuổi thanh niên được coi là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên thường được chia làm hai thời kỳ; - Giai đoạn đầu tuổi thanh niên ( Từ 14, 15 đến 17, 18 tuổi) - Giai đoạn hai của tuổi thanh niên (Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi) Khách thể nghiên cứu của đề tài nghiên cứu đang ở giai đoạn hai của tuổi thanh niên. Lứa tuổi này có những đặc điểm về nhận thức như sau: Đặc điểm cơ bản về mặt thể chất là cơ thể của các em đã trải qua thời kỳ phát triển nhiều biến động, căng thẳng, mất cân đối và bước vào thời kỳ phát triển bình thường, cân đối, hài hoà, đạt đến mức phát triển của người trưởng thành. Đặc biệt, hoạt động của tuổi thanh niên trong nhà trường phức tạp hơn. Nội dung học tập rất phong phú, tính trừu tượng và hệ thống cao hơn ở bậc 10 [...]... hạn hẹp của thái độ - Xét về mức độ tích cực: đó là mức độ ảnh hưởng của thái độ đối với tính tích cực của cá nhân - Về mức độ ý thức: thái độ của cá nhân là thái độ có ý thức, cá nhân nhận thức được thái độ của mình Theo định nghĩa trên, đề tài này được thực hiện nhằm đo lường thái độ của sinh viên đối với các tệ nạn xã hội trong học đường Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ Nhận thức và thái độ đều... biến trong xã hội, xấu xa và có tác hại lớn như rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác [20,890] Tệ nạn xã hội Dưới góc độ khoa học xã hội học, khoa học pháp lý, vấn đề tệ nạn xã hội ở nước ta có nhiều bài viết, nhiều công trình đề tài nghiên cứu theo những phạm vi và góc độ khác nhau có nhiều khái niệm về tệ nạn xã hội Đại tá Nguyễn Mạnh Tề, phó cục trưởng cục cảnh sát hình sự – Bộ công an trong. .. khác về TNXH như an niệm của TS Nguyễn Hữu Dũng bộ lao động thương binh và xã hội trong báo cáo khoa học “Đổi mới các chính sách xã hội nhằm khắc phục tệ nạn xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường cho rằng tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội rất tiêu cực, đem lại những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế – văn hoá - xã hội và gây ra tâm trạng xã hội rất nặng nề thậm chí... 1.2.2.5 Các loại thái độ Các nhà tâm lý học khi nghiên cứu thái độ đã đứng ở nhiều góc độ khác nhau để tiến hành phân loại thái độ Ta có thể kể đến một số cách phân loại như sau: V.N Miasixex đã căn cứ vào tính chất của thái độ và chia thái độ thành các loại: thái độ tích cực, thái độ tiêu cực, thái độ trung tớnh… Dựa trên tính chi phối của thái độ, B.Ph Lomov đã chia thái độ thành 2 loại: thái độ chủ đạo... chỉnh (hay hiệu dụng): có một số thái độ nào đó giúp chúng ta sẽ được xã hội chấp nhận hơn, do đó, giúp chúng ta tương tác xã hội Thái độ đảm bảo sự tham gia của cá nhân vào cuộc sống của xã hội, quy định phương pháp hoạt động và mối quan hệ của cá nhân với người khác và do đó, quyết định tính chất và mức độ tham gia của họ vào sự phát triển quan hệ xã hội Khi thái độ của cá nhân đối với đối tượng đã... ) xảy ra trong trường học Những hành vi này không chỉ xuất hiện ở một số ít học sinh, sinh viên, vi phạm một lần mà lặp đi, lặp lại nhiều lần gây tác hại trong nhà trường Tệ nạn xã hội trong trường học gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, dẫn đến thiệt hại to lớn trong nhà trường, cho bản thân các em, phá vỡ truyền thống tốt đẹp của nhà trường, làm... tượng nhưng về thái độ thì ta lại không có thái độ đúng đắn Hoặc ngược lại, đôi khi một cá nhân có thái độ đúng đối với một đối tượng nào đó nhưng lại bị hạn chế về mặt nhận thức Nhận thức và thái độ có vai trò quan trọng trong quá trình tự ý thức và hình thành tự ý thức Trên cơ sở nhận thức bản thân, con người có những thái độ trân trọng đối với những giá trị nhân cách và đồng thời có thái độ tự phê phán,... phán, tự xoá bỏ những nhược điểm về nhân cách của mỡnh Chớnh lúc này quá trình tự nhận thức phát triển thành tự ý thức Tóm lại, nói đến ý thức là nói đến nhận thức và thái độ của con người Vì vậy, sự rối loạn nghiêm trọng của bất kì một quá trình nhận thức nào hoặc rối loạn về mặt tình cảm, thái độ tất yếu sẽ dẫn đến sự sự rối loạn ý thức 1.2.3 Tệ nạn xã hội 21 1.2.3.1 Khái niệm Tệ nạn Tệ nạn được hiểu... xét những yếu tố xã hội xung quanh xem có phù hợp hay không phù hợp Mặt khác thái độ chính là một phần trong biểu hiện tình cảm Thái độ có thể nói là giai đoạn nảy sinh trước động cơ, song nó lại là giai đoạn định hướng để động cơ đi đến hành động 14 Thái độ thường được chia theo hai hướng khác nhau như thái độ tích cực và thái độ tiêu cực, thái độ đúng đắn hay thái độ sai lệch Khi đề cập đến thái độ. .. em chưa nhận thức rõ tác hại của nó và rất dễ bị ảnh hưởng Tóm lại, hoạt động nhận thức của thanh niên phát triển ở mức độ cao và có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành tự ý thức và thế giới quan của các em 1.2.2 Thái độ Trong khi phản ánh thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới đó mà còn tỏ thái độ của mình, thể hiện những rung cảm của mình đối với nó 1.2.2.1 Thái độ là gì? . nghiên cứu nhận thức và thái độ của sinh viên trường CĐSP Lào Cai trước những tệ nạn xã hội trong học đường. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào các trường học do nhiều. nhận thức, thái độ của sinh viên trường CĐSP Lào Cai trước tệ nạn xã hội trong học đường. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về tác hại của tệ nạn xã hội giỳp. Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào cai trước những tệ nạn xã hội trong học đường . 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức,

Ngày đăng: 18/04/2015, 10:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan