luận văn thạc sĩ Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên

115 801 0
luận văn thạc sĩ  Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong công tác đào tạo của bất kỳ một nghề nào cũng cần phải quan tâm đến vấn đề rèn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng tay nghề, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học. Sự thành thạo, nhuần nhuyễn tay nghề là một yếu tố vô cùng quan trọng, làm tăng hiệu quả hoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, vì “trăm hay không bằng tay quen’’. Bác Hồ đã nói: “Một người học xong đại học có thể gọi là có tri thức, song y không biết cày ruộng, không biết làm cống, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại, công việc thực tế y không biết gì cả. Thế là y chỉ có tri thức một nửa. Tri thức của y là tri thức học sách chưa phải là tri thức hoàn toàn. Y muốn làm một người tri thức hoàn toàn thì phải đem cái tri thức đó áp dụng vào thực tế ”. [28, tr. 11] C. Mác cũng đã khẳng định: “Mỗi một bước vận động thật sự quan trọng hơn cả tá cương lĩnh”. [26, tr.24] Bước vào thế kỷ XXI trong xu thế hội nhập, Việt Nam đang quyết tâm thực hiện chiến lược đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngò giáo viên, vì “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. [27, tr. 13] Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ Đảng CSVN lần II khoá VIII đã chỉ rõ: “Khõu then chốt để thực hiện chiến lược giáo dục là phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngò giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ". [32] Để thực hiện được điều đó, các trường sư phạm cần phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện tay nghề sư phạm cho sinh viên. Mục tiêu của trường Cao đẳng là “Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo”. [27, tr. 25] Đó cũng chính là yêu cầu cơ bản mà xã hội đặt ra đòi hỏi các trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) phải thực hiện. Hai bộ phận 2 chính trong chương trình và kế hoạch đào tạo của trường CĐSP là cung cấp kiến thức chuyên môn và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP), hình thành kỹ năng sư phạm (KNSP), bồi dưỡng tay nghề sư phạm cho sinh viên. Việc RLNVSP cho SV được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo của trường CĐSP. Nhờ tham gia hoạt động rèn RLNVSP, SV mới có điều kiện tích luỹ kinh nghiệm, hình thành hệ thống các KNSP, bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, hình thành những phẩm chất và năng lực sư phạm cho bản thân, làm cơ sở để tiếp tục phát triển, nâng cao và hoàn thiện dần tay nghề trong hoạt động thực tiễn sau khi ra trường. Tuy nhiên, hệ thống các KNSP cần rèn luyện rất phong phú, đa dạng và cũng rất phức tạp. Vì thế, theo N.I. Bụnđưrep: vấn đề không phải chỉ ở chỗ tiếp thu kiến thức về Tâm lý học và Giỏo dục học mà còn là ở việc vận dụng nó vào thực tế. Và đây là khó khăn lớn nhất đối với SV. [19] Chính vì vậy, việc tìm hiểu những khó khăn, đặc biệt là những khó khăn tâm lý (KKTL) trong hoạt động RLNVSP của SV, tìm ra nguyên nhân của nó để từ đó cã những biện pháp giúp họ khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả RLNVSP là một việc làm có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn . Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên là cơ sở đào tạo giáo viên của một tỉnh miền núi cao vùng Tây Bắc. Sinh viên của trường do chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, đa số các em ở cỏc xó, huyện vùng cao, văn hoá- xã hội kém phát triển, kinh nghiệm sống còn nhiều hạn chế… nên khi vào học ở trường sư phạm các em gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những KKTL ảnh hưởng đến quá trình học tập và rèn luyện của các em nói chung, đến việc RLNVSP nói riêng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động RLNVSP cho SV, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của trường CĐSP Điện Biờn, thỡ việc tìm hiểu thực trạng những KKTL của SV khi tham gia hoạt động đó, tìm ra nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất những biện pháp tác động nhằm hạn chế những KKTL trong hoạt động RLNVSP của SV là việc làm hết sức cần thiết. 3 Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lùa chọn đề tài “Một số khú khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biờn”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài này nhằm phát hiện thực trạng một số KKTL trong hoạt động RLNVSP của SV trường CĐSP Điện Biên và bước đầu thử nghiệm biện pháp tác động nhằm giúp SV khắc phục những KKTL trong hoạt động RLNVSP. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Một sè KKTL trong hoạt động RLNVSP của SV trường CĐSP Điện Biên. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiờn cứu thực trạng: 210 SV thuộc khoa Tự nhiên và khoa Xã hội trường CĐSP Điện Biên. - Khách thể thử nghiệm biện pháp tác động: 40 SV. 4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do hạn chế về khả năng và thời gian nên chúng tôi chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu biểu hiện của một số KKTL trong hoạt động RLNVSP của SV khi họ tham gia RLNVSP tại trường sư phạm. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Trong hoạt động RLNVSP, SV trường CĐSP Điện Biên thường gặp những KKTL làm ảnh hưởng không tốt tới kết quả rèn luyện nghiệp vụ ở họ. Nếu các em được học và rèn luyện cách khắc phục những KKTL trong hoạt động RLNVSP thì sẽ hạn chế được những khó khăn đó. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu (nghiệp vô sư phạm, RLNVSP, KKTL trong hoạt động RLNVSP…). 6.2. Tìm hiểu thực trạng một sè KKTL trong hoạt động RLNVSP của SV và nguyên nhân của thực trạng đó. 6.3. Bước đầu thử nghiệm biện pháp tác động nhằm giúp SV khắc phục những KKTL trong hoạt động RLNVSP. 4 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây: 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 7.2.1. Phương pháp điều tra viết. 7.2.2. Phương pháp đàm thoại. 7.2.3. Phương pháp quan sát. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7.3. Các phương pháp thống kê toán học. 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài phát hiện thực trạng một số KKTL trong hoạt động RLNVSP của SV và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Ở nước ngoài * Ở Liờn Xụ và các nước Đông Âu trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chuẩn bị cho SV làm công tác thực hành giảng dạy và giáo dục, đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về vai trò, phẩm chất, năng lực và đặc điểm lao động của người thày giáo trờn bỡnh diện Tâm lý học và đã trở thành một hệ thống lý luận vững chắc về vấn đề này. Trong cuốn “Chuẩn bị cho SV làm công tác giáo dục ở trường phổ thụng”, N.I. Bụnđưrep đó nhấn mạnh vai trò của KNSP đối với nghề thày giáo và khẳng định rằng những kỹ năng đó chỉ được hình thành và củng cố trong hoạt động thực tiễn. Theo ông, những yêu cầu về chuyên môn của người thày giáo tất nhiên không phải chỉ có những kiến thức phong phú mà còn phải có những kỹ năng cần thiết để tổ chức và thực hành công tác giáo dục. Vấn đề không phải chỉ ở chỗ tiếp thu kiến thức về Tâm lý học và Giỏo dục học mà còn là ở việc vận dụng nó vào thực tế, và đây là khó khăn lớn nhất đối với SV. Vì vậy, giai đoạn học ở trường sư phạm có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành KNSP cho SV. [19] Ph.N.Gụnụbụnin trong cuốn "Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên" đã phân tích hoạt động sư phạm ở hai lĩnh vực: dạy học và giáo dục. Trong đó, ụng đó phân tích cụ thể đối với công tác dạy học và công tác giáo dục, người giáo viên cần phải có những phẩm chất tâm lý nào và chúng ta có thể căn cứ vào những phẩm chất tâm lý đã để đề ra yêu cầu cho SV các trường sư phạm rèn luyện theo định hướng đó. [31] Trong các công trình nghiên cứu về kỹ năng hoạt động sư phạm của mình, X.I. Kixờgốp đó phân tích sâu về kỹ năng. Trong khi tiến hành thực nghiệm hình thành KNSP cho SV, ông cho rằng: kỹ năng hoạt động sư phạm 6 có đối tượng là con người. Hoạt động này rất phức tạp, đòi hỏi sự sáng tạo, không thể theo một khuôn mẫu cứng nhắc. Kỹ năng hoạt động sư phạm một mặt đòi hỏi tính nguyên tắc, mặt khác đòi hỏi tính linh hoạt mềm dẻo ở mức độ cao. Ông đã chỉ ra một số kỹ năng, kỹ xảo cần thiÕt phải hình thành cho SV và khẳng định rằng thực tập sư phạm (bao gồm thực tập tập luyện và thực tập tập sự) là con đường để hình thành kỹ năng, kỹ xảo đó. [20] Ở các nước Phương Tây, người ta dựa trờn cơ sở Tâm lý học hành vi và Tâm lý học chức năng để tổ chức hình thành KNSP cho SV. Trong báo cáo “khoa học và nghệ thuật đào tạo các thầy giỏo” của nhóm PhiDelta Kapkas đại học Stanfort (Mỹ), các tác giả đã trình bày 5 nhóm kỹ thuật của người giáo viên đứng líp và phân tích thành các bộ phận, các hành động có thể dạy và đánh giá được cho người giáo viên tương lai. [4] Vai trò, nhiệm vụ của việc RLNVSP cũng được xác định tại “Hội thảo bàn về cách tân việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các nước Châu á - Thái bình dương” do tổ chức APEID thuộc UNESCO tổ chức tại Seoul (Hàn quốc) năm 1988. Trong các báo cáo của hội thảo đã khẳng định: tri thức nghề nghiệp là cơ sở của nghệ thuật sư phạm nhưng phải thông qua hệ thống các KNSP [4]. * Về vấn đề KKTL, đến nay vẫn còn Ýt được quan tâm nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu tập trung vào những KKTL trong giao tiếp . Tác giả G.M.Anđreeva khi phân tích chức năng thông tin về giao tiếp đã chỉ ra một số nguyên nhân làm nảy sinh những KKTL trong quá trình giao tiếp. Theo tác giả, những khó khăn đó có thể nảy sinh do có sự khác biệt về ngôn ngữ, nghề nghiệp, tôn giáo, thiếu đồng nhất trong nhận thức tình huống giao tiếp giữa các thành viên tham gia giao tiếp hoặc do đặc điểm tâm lý cá nhân. Nói cách khác, tác giả đó phỏt hiện ra một số yếu tè gây ra những khó khăn trong giao tiếp, đồng thời cũng chỉ ra được một số nguyên nhân 7 làm nảy sinh các KKTL trong giao tiếp, nhưng chưa xác định rõ được khái niệm KKTL trong giao tiếp. [14] Tác giả V.A.Cancalic nghiên cứu về giao tiếp sư phạm của giáo viên đã nêu ra một số KKTL trong giao tiếp của SV sư phạm, đó là: không biết cách dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc; không hiểu đặc điểm của đối tượng giao tiếp; thụ động trong giao tiếp; có tâm trạng lo lắng, sợ hãi; lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lý của bản thân khi giao tiếp. Ở đây, tác giả đã nêu ra một sè KKTL trong giao tiếp của sinh viên sư phạm, nhưng tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu lý luận về KKTL trong giao tiếp, còng như chưa có nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này. [1, tr.38-40] Hai tác giả H.Hipso và M.Phorvec khi lý giải chức năng của giao tiếp đã nêu ra các yếu tố gây khó khăn trong giao tiếp, đó là: - Người phát tin không có khái niệm chính xác về người cùng giao tiếp. - Người phát tin che dấu lý do thông tin hoặc những lý do đó không rõ đối với bản thân người phát tin. - Do sự khác nhau của hoàn cảnh, lập trường, văn hoá. - Do khoảng cách quá lớn. - Do cách kiến giải khác nhau về khái niệm sử dụng trong trao đổi thông tin tạo nên những “hàng rào khái niệm” ngăn cản giao tiếp. - Do khi giao tiếp, người phát tin không biết được thông tin mình phát ra được người nhận tiếp thu như thế nào, tác động ra sao. Các tác giả đã nêu ra một loạt các yếu tố gây khó khăn cho giao tiếp, nhưng cụ thể KKTL trong giao tiếp là gì và cách phân loại nó như thế nào thì công trình này chưa đề cập đến. [18] Một số tác giả khác như A.V.Pờtrụpxki, Maurice Debesse, Bianka Zazzo…đó nghiên cứu về KKTL của trẻ em khi đi học líp 1. Các tác giả trên đã đề cập đến những KKTL của trẻ em khi đi học líp 1, đã xác định được một số nguyên nhân làm cản trở trẻ thích ứng với hoạt động mới – hoạt động học tập. Tuy nhiên họ cũng chưa xác đinh được khái niệm KKTL. [40, tr. 19] 8 Tóm lại, vấn đề hình thành KNSP, tay nghề sư phạm cho SV đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và đã xây dựng thành một hệ thống lý luận khá vững chắc về vấn đề này. Song, vấn đề KKTL trong hoạt động RLNVSP, hình thành KNSP của SV lại là vấn đề còn Ýt được quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về KKTL mới chỉ chủ yếu đề cập tới những KKTL trong giao tiếp. Nhìn chung, vấn đề KKTL vẫn còn là vấn đề đòi hỏi các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn và nghiên cứu một cách toàn diện hơn. 1.1.2. Ở Việt Nam Vấn đề RLNVSP, rèn luyện KNSP cho SV là một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, một nhiệm vụ trọng tâm của các trường sư phạm nên vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy ở các trường sư phạm quan tâm nghiên cứu. Trong cuốn “Tõm lý học” xuất bản năm 1962, các tác giả Nguyễn Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuõn đó nêu ra các kỹ năng cơ bản mà SV cần phải nắm vững trong quá trình học tập ở trường sư phạm. Đó là những kỹ năng cơ bản về giảng dạy và giáo dục. Các tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải bồi dưỡng tay nghề cho người giáo viên tương lai và đú chớnh là việc RLNVSP cho sinh viên trong các trường sư phạm. [29] Các tác giả: Lờ Khỏnh Bằng, Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Trọng Thuỷ, Lê Văn Hồng, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Như An, Bùi Ngọc Hồ, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Trung Thanh và một số tác giả khỏc đó nghiên cứu về KNSP. Các tác giả đã nêu ra những kỹ năng cần rèn luyện, đã nhấn mạnh quy trình hình thành KNSP và cho rằng trường sư phạm có nhiệm vụ phải rèn luyện những KNSP đó cho SV. Trong cuốn “Kiến tập và thực tập sư phạm” xuất bản năm 1996, tác giả Nguyễn Đình Chỉnh đã đi sâu nghiên cứu vai trò của thực tập sư phạm trong rèn luyện KNSP nói riêng, hình thành nhân cách người giáo viên nói chung và xây dựng hệ thống lý luận làm cơ sở cho công tác chỉ đạo thực tập sư phạm tập trung ở các trường sư phạm. [9] 9 Tác giả Nguyễn Hữu Dũng trong “Hỡnh thành kỹ năng sư phạm cho SV sư phạm” đã đề cập đến vấn đề rèn luyện KNSP cho SV, trong đó nêu bật cơ sở lý luận về KNSP, đặc biệt vị trí của KNSP không chỉ được xác định trong phạm trù năng lực sư phạm mà còn cả trong cấu trúc của hoạt động sư phạm nói chung. Ông đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa các yếu tố giúp hình thành KNSP cho SV là: các tri thức về tâm lý học, giáo dục học, giao tiếp sư phạm, thực hành và thực tập sư phạm. [11] Trong tài liệu “Hỏi đáp về thực tập sư phạm”, tác giả Bùi Ngọc Hồ đã đề cập tới các vấn đề như: mục đích, nội dung, quy trỡnh…của thực tập sư phạm. [15] Tác giả Nguyễn Như An đã nghiên cứu một cách cơ bản hệ thống kỹ năng giảng dạy trờn lớp mụn giáo dục học và quy trình rèn luyện hệ thống kỹ năng đó cho SV khoa Tâm lý- Giáo dục. Trong cuốn “Phương pháp giảng dạy giáo dục học” (1996), ông cũng đã đề cập tới vai trò của trường sư phạm trong việc hình thành KNSP cho SV. ễng cho rằng trong trường sư phạm, nếu SV không được rèn luyện một số KNSP tối thiểu, cần thiết thì khi trực tiếp làm việc họ sẽ lúng túng và không nâng cao được tay nghề, khó phát triển được năng lực nghề nghiệp. [2], [3] Tác giả Nguyễn Trung Thanh – Nguyễn Thị Lý trong cuốn “Rốn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyờn’’ (2004), đã xác định rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của RL NVSP thường xuyên trong quá trình đào tạo giáo viên; đồng thời xác định mục tiêu nghiên cứu, nội dung học tập, rèn luyện những kỹ năng giảng dạy, giáo dục cũng như tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả RLNVSP thường xuyên của SV ở trường CĐSP, là tài liệu quan trọng để các trường CĐSP tổ chức thực hiện môn học “Rốn luyện NVSP thường xuyờn’’ trong quá trình đào tạo. [37] Ngoài ra cũn cú cỏc đề tài khoa học chuyên ngành khác về Tâm lý học và Giỏo dục học nghiên cứu về KNSP, RLNVSP ở những khía cạnh khác nhau như: 10 [...]... riêng trong hoạt động RLNVSP đến nay vẫn được xem là vấn đề đang “ Bỏ ngỏ” Chính vì vậy chúng tôi lùa chọn đề tài “ Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường CĐSP Điện Biờn”để nghiên cứu 1.2 NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 1.2.1 Khái niệm nghiệp vụ sư phạm * Nghiệp vô Theo Từ điển Tiếng Việt thì nghiệp vụ được hiểu là công việc chuyên môn của một nghề [34, tr 681] Trong Từ... thể rèn luyện các kỹ năng giảng dạy và giáo dục của mình trong các hoạt động khác, chẳng hạn trong sinh hoạt Đoàn, câu lạc bé , làm gia sư 1.3.4 Các yêu cầu đối với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 1.3.4.1 Thời gian giành cho việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Rèn luyện NVSP phải được trải đều trong các học kỳ trong toàn khoá học 1.3.4.2 Phương tiện và điều kiện cho việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. .. hành động chỉ đạt kết quả trong những điều kiện quen thuộc, dần dần hành động đạt được kết quả trong những điều kiện khác nhau 1.3 RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Trường sư phạm là trường dạy nghề, vì vậy phải RLNVSP, rèn luyện KNSP cơ bản cho SV Rèn luyện NVSP là nội dung chính trong công tác đào tạo của trường sư phạm, mọi hoạt động của nhà trường đều xoay quanh nã 1.3.1 Mục đích của hoạt động rèn luyện. .. điểm trong năm - Cắm trại: có kỹ năng, kỹ xảo trong việc dựng lều, trại - Thiết kế và tổ chức các hoạt động Đội: tổ chức sinh hoạt Đội, Sao… 1.3.3 Các hình thức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 1.3.3.1 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên Đây là hình thức tổ chức cho SV rèn luyện tay nghề trong các trường sư phạm do giáo viên bộ môn Tâm lý - Giáo dục và phương pháp giảng dạy bộ môn phụ trách Rèn. .. các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Hà Tây" (1998) của tác giả Đỗ Đức Mạnh - Đề tài “Tỡm hiểu sự thích ứng với hoạt động RLNVSP của sinh viên trường CĐSP Phỳ Yờn” (2001) của tác giả Hoàng Thị Thảo - Đề tài “Sự thích ứng với hoạt động RLNVSP của sinh viên trường CĐSP Bắc Giang” (2002) của tác giả Nguyễn Thị Thuỳ - Đề tài “Nhận thức về hoạt động RLNVSP của sinh viên trường. .. giáo viên mầm non thực hiện tốt nhiệm vụ của mình [30] Tác giả Lê Sỹ Khôi trong luận văn thạc sỹ “Nghiờn cứu một số trở ngại tâm lý trong xử lý THSP của SV trường CĐSP Thỏi Bỡnh” đó phát hiện những trở ngại tâm lý trong xử lý tình THSP của SV, nguyên nhân của những trở ngại đó và đã tiến hành thử nghiệm biện pháp tác động nhằm hạn chế những trở ngại này trong hoạt động rèn luyện kỹ năng xử lý THSP của. .. trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Từ cách hiểu về KKTL như trên, chúng ta có thể hiểu KKTL trong hoạt động RLNVSP (một cách chung nhất) là những yếu tố tâm lý gây ra những trở ngại, cản trở hoạt động RLNVSP đạt hiệu quả Những trở ngại, cản trở tâm lý đú chớnh là những “hàng rào tâm lý Theo “Sổ tay Tâm lý học” thì “hàng rào tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ động quá mức của chủ... luận như sau: Rèn luyện NVSP là giúp SV hình thành một cách có hệ thống những KNSP trên cơ sở vận dụng, củng cố, mở rộng, đào sâu những tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần hình thành tay nghề sư phạm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho SV 1.4 KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NVSP 1.4.1 Khó khăn tâm lý Hiện nay, trong tâm lý học chưa có một khái niệm... điểm sinh lý, đặc điểm cơ thể tạo ra hoặc do đặc điểm tâm lý tạo ra như: tâm thế, sự hồi hộp, lo lắng, sự mặc cảm, sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, hoặc do khả năng tự chủ, tự kiềm chế kộm…Những khó khăn do đặc điểm tâm lý gây ra gọi là KKTL Vậy, khó khăn tâm lý ( hay còn gọi là trở ngại tâm lý ) là những yếu tố tâm lý gây cản trở hoạt động của con người đạt hiệu quả 1.4.2 Khó khăn tâm lý trong hoạt. .. Vai trò của hoạt động rèn luyện NVSP Rèn luyện NVSP là một hoạt động cơ bản trong quá trình đào tạo người giáo viên có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành phẩm chất và năng lực của người thày giáo Nhờ tổ chức tốt hoạt động RLNVSP các trường sư phạm mới thực hiện được nhiệm vụ dạy nghề cho SV sư phạm Như vậy, qua phân tích những vấn đề chung của hoạt động RLNVSP có thể đi đến kết luận như . tài Một số khú khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biờn”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài này nhằm phát hiện thực trạng một số KKTL. Điện Biên nói riêng trong hoạt động RLNVSP đến nay vẫn được xem là vấn đề đang “ Bỏ ngỏ”. Chính vì vậy chúng tôi lùa chọn đề tài “ Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ. luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường CĐSP Điện Biờn”để nghiên cứu. 1.2. NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 1.2.1. Khái niệm nghiệp vụ sư phạm * Nghiệp vô Theo Từ điển Tiếng Việt thì nghiệp vụ được hiểu

Ngày đăng: 18/04/2015, 10:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan