Quản trị rủi ro khi mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, Thực trạng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

24 1.5K 9
Quản trị rủi ro khi mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, Thực trạng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Với môi trường chính trị ổn định và nền kinh tế có nhiều tiềm năng, Việt Nam đang trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực để hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhàđầu từ nước ngoài. Hoạt động mua bán và sáp nhập mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây nên còn những vướng mắc về thuế, về giấy phép và các vấn đề đầu tư điều này có thể làm cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, thực hiện những cam kết khi gia nhập WTO và sự phát triển của thị trường chứng khoán là những điều kiện thuận lợi nhất định làm gia tăng nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt thông qua kênh mua bán và sáp nhập. Nắm bắt xu hướng phát triển thị trường này ở Việt Nam, nhóm 2 quyết định chọn đề tài “ Rủi ro trong hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp” để đưa ra những thuận lợi và hạn chế, những quy định pháp lý và triển vọng phát triển kinh tế đối với hoạt động mua bán và sáp nhập của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. NỘI DUNG Phần 1: Tổng quan về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 1. Khái niệm Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Trong đó: - Sáp nhập doanh nghiệp là khái niệm được sử dụng để chỉ một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. - Mua bán doanh nghiệp là khái niệm được sử dụng để chỉ một công ty tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một công ty khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hoặc tài sản của công ty mục tiêu đủ để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của công ty đó. 2. Đặc điểm của thị trường M&A - Hàng hóa của thị trường M&A là một loại tài sản đặc biệt, đó là những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức, do đó nó là một tập hợp của nhiều loại tài sản nhỏ khác và có giá trị rất lớn. Hàng hóa đó có mức độ trao đổi mua bán không thường xuyên và việc trao đổi mua bán lại tốn kém rất nhiều thời gian và công sức. - Hoạt động của thị trường M&A bao quát tất cả các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động kinh doanh. Quy mô của thị trường M&A không bị giới hạn bởi khu vực, lãnh thổ, nó vừa có thể hoạt động trong nước vừa có thể hoạt động xuyên quốc gia. - Hoạt động M&A có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nền kinh tế của một nước nên nó sẽ chịu sự chi phối và điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, đặc biệt là các quy định về chống độc quyền và chính sách bảo hộ của chính phủ. 3. Các động cơ thúc đẩy hoạt động M&A Mỗi doanh nghiệp đều có quy mô và chiến lược phát triển khác nhau, do đó động cơ tham gia M&A của mỗi doanh nghiêp cũng khác nhau. Tuy nhiên, cạnh tranh là động cơ cơ bản nhất thúc đẩy hoạt động hoạt động M&A. Bởi vì M&A đang khiến những cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và mỗi doanh nghiệp, để không bị đối thủ cạnh tranh thâu tóm, ban quản trị và điều hành các công ty luôn phải chủ động tìm cơ hội thực hiện M&A để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra còn một số động cơ khác thúc đẩy hoạt động M&A như thâm nhập vào thị trường mới, giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa và bành trướng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu Phần 2: Thực trạng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 1.1. Tình hình chung về thị trường M&A Việt Nam hiện nay a. Thị trường M&A Việt Nam vẫn còn yếu kém Hoạt động M&A trên thế giới đã trải qua hơn hai thế kỷ, trong khi đó, Việt Nam mới chỉ biết đến M&A trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Sự yếu kém của thị trường M&A Việt Nam thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, thị trường M&A Việt Nam còn quá non trẻ. Thị trường bắt đầu từ năm 1995, cho đến nay thì quy mô của thị trường vẫn còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực. Thứ hai, cho đến thời điểm bây giờ, Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức nào thực sự đóng vai trò là người tạo lập thị trường hay là quản lý thị trường đầy tiềm năng này. Hệ thống thông tin cho hoạt động M&A vẫn còn nhiều thiếu thốn, hiện “tại thông qua một số trang web như:“muabancongty.com” haymuabandoanhnghiep.com”, những người có nhu cầu có thể có cơ hội thực hiện các giao dịch đó, tuy nhiên, đơn thuần những phương tiện này chỉ hữu ích trong việc mua bán các cơ sở sản xuất, cửa hàng hay thương hiệu một cách rất khiêm tốn và nhỏ lẻ. Thứ ba, nguồn nhân lực tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn đang thiếu thốn. Thậm chí tại các định chế tài chính lớn của Việt Nam hiện nay, các nhân viên vẫn còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Kênh thông tin minh bạch, công khai và kịp thời cũng là một vấn đề khó khăn cho các bên tham gia thị trường M&A Việt Nam. Thị trường M&A Việt Nam vẫn là sân chơi của các nhà đầu tư nước ngoài. M&A xuyên quốc gia là một hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Do đó việc phát triển thị trường M&A hiệu quả cũng tạo điều kiện cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng và hoạt động hiệu quả. Khi nguồn lực sản xuất – kinh doanh quan trọng là đất đai đều thuộc về doanh nghiệp trong nước thì M&A sẽ là con đường ngắn nhất để hút vốn nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng của đầu tư nước ngoài và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam. Xét về mặt giá trị và số lượng thương vụ M&A diễn ra tại Việt Nam có liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ phần trăm rất lớn, chỉ một số nhỏ thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) giữa DN trong nước như: Ngân hàng ACB mua ngân hàng Đại Á, Kinh Đô mua Tribeco hay Gạch Đồng Tâm mua Sứ Thiên Thanh. Ngược lại cũng có trường hợp doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp nước ngoài như Kinh Đô mua kem Wall’s, Vinabico mua lại Kotobuki Vietnam và trường hợp sáp nhập giữa hai doanh nghiệp đầu tư nước ngoài như Savills - Chesterton Vietnam. Trong 30 thương vụ M&A lớn nhất trong năm 2007 và 2008 thì có đến 24 thương vụ có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Còn trong năm 2009 có 55% số thương vụ là do doanh nghiệp nước ngoài giữ vai trò người mua. Đến những năm gần đây 2012, 2013 các thương vụ liên quan đến doanh nghiệp nội đã chiếm đa số nhưng giá trị không lớn. Các thống kê cho thấy các thương vụ doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thường ở quy mô 2 - 5 triệu USD, một số ít ở mức 10 - 30 triệu USD. Còn các thương vụ lớn đều có yếu tố nước ngoài, dẫn đến 66% giá trị các giao dịch M&A thuộc về nhà đầu tư ngoại. Sở dĩ có những đặc điểm này là do những nguyên nhân sau: - Các doanh nghiệp nước ngoài đã có khá nhiều kinh nghiệm, trình độ quản lý trong việc tiến hành thuần thục các thương vụ M&A, trong khi đó tại Việt Nam các doanh nghiệp vẫn còn bỡ ngỡ và không nắm thế chủ động trong các thương vụ. - Tiềm lực tài chính lớn, họ mới chính là khách hàng của những thương vụ hàng chục triệu USD, đây cũng là một nhân tố quyết định khi chính doanh nghiệp nước ngoài là người tạo ra cung và cầu cho thị trường M&A hiện nay. Doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ có thể liên doanh, hợp tác để tận dụng, khai thác tên tuổi và bề dày kinh nghiệm của họ. - Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm năng còn rất lớn và M&A là một hình thức đầu tư nước ngoài hiệu quả, phổ biến không chỉ giúp hạn chế các chi phí thành lập, xây dựng thương hiệu, chi phí ban đầu mà còn chủ động và tiết kiệm được thời gian. Từ năm 2010 số thương vụ do doanh nghiệp trong nước là người bán chiếm tỷ lệ lớn. Đó là một sự thay đổi rõ rệt và hứa hẹn một triển vọng mới cho thị trường M&A Việt Nam. b. Hoạt động M&A tại Việt Nam chủ yếu mang tính chất hợp tác Những năm qua các công ty trong nước thường sử dụng phương thức kêu gọi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đầu tư vào công ty mình, đây là một hình thức hoạt động M&A tại Việt Nam dần dần thay thế cho hình thức IPO, nó mang lại cho nhà đầu tư những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện vài thương vụ mang tính thủ đoạn, thâu tóm doanh nghiệp như CocaCola Vietnam với công ty nước giải khát Chương Dương và thông thường các công ty Việt Nam luôn là công ty chịu thiệt thòi bởi vì các công ty Việt Nam thiếu những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A. c. Hoạt động mua lại nhiều hơn hợp nhất Hình thức hoạt động chủ yếu của thị trường M&A Việt Nam là hoạt động mua lại. ách thức và tác nghiệp hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) của doanh nghiệp Việt Nam còn sơ khai và chưa có quy định hướng dẫn cụ thể. Các vụ mua bán, sáp nhập (M&A) chủ yếu là thâu tóm hay mua bán doanh nghiệp (toàn bộ hoặc một phần). Hầu như ở Việt Nam chưa có trường hợp hợp nhất doanh nghiệp. Hơn nữa, trình độ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đáp ứng được mức độ hợp tác cao mà các vụ hợp nhất đòi hỏi. Các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về các điều kiện, thủ tục mua bán, sáp nhập (M&A). Kết quả các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) thời gian qua chủ yếu là do sự tìm hiểu, đàm phán của các đối tác riêng rẽ với nhau, còn nhà đầu tư bên ngoài vẫn đứng ngoài cuộc chơi, chưa tìm được kênh đổ vốn vào hình thức kinh doanh mới này. Ngoài ra, rất nhiều vụ được xếp vào mua bán, sáp nhập (M&A) nhưng thực chất thiên về đầu tư tài chính. Đó chỉ là những trường hợp nắm vốn của nhau, mua lại cổ phần lớn để trở thành đối tác chiến lược, ví dụ thương vụ công ty tài chính VinaCapital đầu tư vào hãng Phở 24, công ty tài chính Indochina Capital - tập đoàn Mai Linh, Jaccar Fund - Hoàng Anh Gia Lai mà không nhắm đến khống chế sở hữu và điều hành công ty. Mặc dù vậy, trong một số lĩnh vực tài chính ngân hàng doanh nghiệp nước ngoài cũng không có cách lựa chọn nào khác do những hạn chế mua cổ phần không quá 30% (ngân hàng), 49% (doanh nghiệp niêm yết), như trường hợp ngân hàng ANZ - công ty chứng khoán SSI, ngân hàng Sacombank 1.2. Những khó khăn, rủi ro trong hoạt động M&A tại Việt Nam a. Những khó khăn của hoạt động M&A tại Việt Nam  Khung pháp lý về hoạt động M&A chưa hoàn thiện: Những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A chỉ mới dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A. Những khó khăn và trở ngại từ hệ thống pháp lý bao gồm: - Các văn bản luật pháp liên quan đến hoạt động M&A còn nằm rải rác, thêm nữa mới chỉ quy định một cách chung chung, thiếu chi tiết khiến cho các doanh nghiệp tham gia M&A gặp khó khăn trong hoạt động, cơ quan nhà nước khó khăn trong việc kiểm soát. - Thiếu tính rõ ràng trong luật sở hữu, bao gồm việc đưa ra các mức độ và quyền sở hữu cho cá nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết với WTO. - Các công ty nước ngoài không thể thành lập công ty mẹ đầu tư tại Việt Nam. - Các vấn đề xung quanh việc hoàn tất mua bán tài sản. - Các văn kiện mới chính thức về nguồn vốn, cơ cấu doanh nghiệp được pháp luật cho phép nhưng các cơ quan có thẩm quyền có thể chưa quen áp dụng. - Chưa có các quy định về quản lý và bảo mật thông tin. - Các vấn đề xung quanh việc sửa đổi giấy phép, các yêu cầu hành chính khác làm chậm tiến trình hoàn tất các giao dịch.  Hệ thống thông tin cho hoạt động M&A còn yếu kém: Do bên bán luôn có xu hướng đưa ra những thông tin có lợi cho doanh nghiệp mình còn những thông tin thực sự cần thiết thì bên mua chưa được thông tin. Bên cạnh đó, những thông tin đưa ra lại chưa được kiểm chứng độ tin cậy, chính vì vậy đã tạo ra một rào cản làm hoạt động M&A vẫn còn chưa thực sự sôi động.  Mức độ am hiểu thị trường của bên mua và bên bán chưa cao: Hiện tại có rất nhiều công ty tại Việt Nam có nhu cầu thực hiện M&A nhưng do mức độ am hiểu thị trường cũng như trình độ kiến thức còn yếu kém nên việc tiếp xúc và tiến hành hoạt động M&A gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy mà đa phần các thương vụ M&A tại Việt Nam đều có sự tham gia của một bên là nước ngoài, chính điều này làm khả năng các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào những cái bẫy của những công ty nước ngoài là rất lớn. Các tổ chức trung gian hoạt động chưa mạnh Ở các quốc gia phát triển các tổ chức trung gian đóng vai trò là người tạo lập thị trường, tổ chức trung gian làm cầu nối giữa người bán và người mua, nơi cung cấp đầy đủ các dịch vụ và thông tin phục vụ hoạt động M&A. Đối với Việt Nam, hiện nay có khá nhiều các công ty chứng khoán, ngân hàng, tư vấn tài chính, kiểm toán tham gia vào làm trung gian, môi giới cho các bên trong hoạt động M&A, tuy nhiên do có những hạn chế về hệ thống luật, nguồn nhân sự, trình độ công nghệ, cơ sở dữ liệu và thông tin mà những tổ chức này hoạt động rất kém chuyên nghiệp, chưa thể hiện được vai trò tạo lập thị trường, hoạt động mua bán vẫn diễn ra với hình thức thuận mua vừa bán. Trong những khó khăn mà các tổ chức trung gian đang gánh phải thì thiếu nguồn nhân sự chuyên môn là yếu tố khó khăn hàng đầu. Thị trường M&A Việt Nam chỉ mới hoạt động sôi nổi từ năm 2005, những nhân viên trong lĩnh vực này còn non nớt về kinh nghiệm, vả lại tại Việt Nam chưa có một chương trình nào đào tạo hay cung cấp kiến thức bài bản cho lĩnh vực này, đa phần là tự phát. b. Những rủi ro của thị trường M&A Việt Nam  Rủi ro thiếu thông tin về công ty mục tiêu: Việt Nam đã từng chứng kiến một số thương vụ M&A đáng nhớ, không chỉ về quy mô, về thành quả tốt đẹp, mà còn chứng kiến nhiều rắc rối xung quanh những giao dịch, thỏa thuận đó. Việc thiếu thông tin khiến công ty mua không thể đánh giá giá trị của công ty đi bán, không biết được những vấn đề phát sinh sau khi thực hiện M&A như những khoản nợ không được công khai, những khoản nợ tiềm tàng chưa phát sinh, những vấn đề vi phạm hợp đồng, pháp luật, bảo vệ môi trường mà bên mua không được cung cấp đầy đủ, bên cạnh đó, rủi ro mà các thương vụ M&A hay mắc phải đó chính là ở khâu sau cùng - thủ tục đầu tư - vì thiếu các quy định pháp luật rõ ràng và nhất quán.  Rủi ro từ định giá: Đã có rất nhiều các thương vụ M&A tại Việt Nam, mà sau khi thực hiện xong, nhiều người đã thốt lên rằng: “Tôi cảm giác rằng có thể bán giá cao hơn, nhưng dù sao cũng qua rồi”. “Cứ đưa ra giá cao, họ trả là vừa”, hay đó là “ Vụ này chúng ta bị lừa rồi, bây giờ mới biết toàn bộ hệ thống, nhân sự…chẳng có giá trị gì cả, phải thay đổi toàn bộ”. Đó chính là những rủi ro mà các bên tham gia thị trường M&A tại Việt Nam luôn luôn vấp phải, nguyên do là việc xác định giá trị doanh nghiệp mục tiêu của bên mua không chính xác hay do bản thân doanh nghiệp bán không biết giá trị công ty mình. Trên thế giới, khi tiến hành đánh giá một thương vụ M&A, người ta xem xét liệu dòng tiền mà doanh nghiệp thu được sau thương vụ này có lớn hơn dòng tiền tổng cộng của cả hai doanh nghiệp đứng riêng lẽ không. Tất nhiên, phần gia tăng còn phải lớn hơn chi phí bỏ ra cho việc thực hiện thương vụ M&A nữa. Còn tại Việt Nam, chưa nói đến việc xác định dòng tiền mà doanh nghiệp thu được sau thương vụ M&A, việc xác định giá hợp lý để sỡ hữu cổ phần trong doanh nghiệp cũng đã là một khó khăn lớn. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là việc năm 1998 Colgate – Palmolive mua lại thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan với giá chỉ 3 triệu USD trong khi trước đó Dạ Lan chiếm lĩnh đến 30% thị phần của kem đánh răng toàn quốc, theo tính toán của Colgate – Palmolive thì muốn có được 1% thị phần kem đánh răng tại Việt Nam thì phải tiêu tốn ít nhất 2 triệu USD cho chi phí tiếp thị. Rõ ràng là Dạ Lan đã bị định giá quá thấp. Những khoản chênh lệch quá lớn như vậy không những đem đến thiệt hại cho các bên tham gia mà còn gây nên tâm lý rụt rè cho những công ty chưa có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực M&A.  Rủi ro biến động giá: Riêng tại thị trường M&A Việt Nam, biến động giá chưa thực sự là một rủi ro tiềm ẩn, bởi vì để tồn tại rủi ro này đòi hỏi thị trường phải phát triển ở một mức cao hơn. Phần 3: Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng HSBC và Techcombank 1. Giới thiệu về ngân hàng HSBC (Việt Nam) và ngân hàng Techcombank 1.1. Giới thiệu về Ngân hàng HSBC ( Việt Nam ) a. Tập đoàn HSBC Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi. HSBC định vị thương hiệu của mình thông qua thông điệp "Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương". Với trụ sở chính tại Luân Đôn, Tập đoàn HSBC có 7.200 văn phòng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng giá trị tài sản của Tập đoàn là 2.556 tỉ đô la Mỹ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011. b. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) Năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh). Tháng 8 năm 1995, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh thứ hai tại Hà Nội và thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005. Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC khai trương ngân hàng 100% vốn nước ngoài và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con đi vào hoạt động tại Việt Nam. Ngân hàng mới với tên gọi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) thuộc 100% sở hữu của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) là ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên đồng thời đưa chi nhánh và phòng giao dịch đi vào hoạt động tại Việt Nam. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng bao gồm một hội sở, một chi nhánh và năm phòng giao dịch tại Tp. Hồ Chí Minh, một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội, bốn chi nhánh tại Bình Dương, [...]... chỗ hở, những khó khăn và rủi ro để từ đó có những chính sách điều chỉnh kịp thời KẾT LUẬN Mua bán và sáp nhập là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay, điều này thể hiện tính hội nhập và tính toàn cầu hóa của thế giới Mua bán và sáp nhập không chỉ là dịch vụ đơn thuần mà còn là con đường nhanh nhất để các doanh nghiệp tập trung nguồn lực, phát triển nhanh về quy mô và công... chịu rủi ro khi phải chi trả thêm tiền để mua cổ phần  Rủi ro trong quá trình hòa nhập hậu sáp nhập: Một giao dịch M&A vẫn chưa hoàn thiện sau khi ký kết xong hợp đồng Sự kết thúc của giao dịch là sự mở đầu của một nhiệm vụ mới: đưa doanh nghiệp mới đi vào hoạt động Sự thành công của các giai đoạn trước đó thường phụ thuộc vào một kế hoạch hòa nhập hậu sáp nhập Quá trình hòa nhập hậu sáp nhập hay... phải chịu rủi ro khi đưa ra mức giá như thế Với mức giá tương đối cao này nếu Techcombank hoạt động không có lãi thì HSBC cũng sẽ phải chịu thiệt với số cổ phần của mình Từ đó làm ảnh hưởng đến tình hình chung của HSBC  Rủi ro về biến động giá: Biến động giá chưa thực sự là một rủi ro tiềm ẩn lúc bấy giờ ở thị trường mua bán, sáp nhập của Việt Nam Tuy nhiên việc mua bán, sáp nhập giữa HSBC và Techcombank... công ty sau khi thực hiện M&A Sau khi thực hiện M&A cần phải thường xuyên xem xét, đánh giá chính sách quản trị của công ty trong việc bố trí người lãnh đạo, phân chia công việc, chính sách khen thưởng, chính sách thống nhất những quy định và văn hóa tại công ty Phải thường xuyên xem xét và đánh giá kết quả thực hiện của những kế hoạch đã vạch ra trước khi thực hiện M&A Thông qua việc xem xét và đánh giá... Techcombank 3.2 Rủi ro trong hoạt động M&A giữa HSBC và Techcombank Ngân hàng Hồng Kong và Thượng Hải (HSBC) đã mua 20% cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn Đã trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước và đến cuối năm 2012 vẫn còn giữ ở mức 20 %... hàng - trở thành Ngân hàng tốt nhất hàng đầu Việt Nam 2 Tình hình mua bán và sáp nhập ngân hàng HSBC và Techcombank Tháng 12/2005, sau khi được NHNN Việt Nam phê chuẩn, 10% cổ phần của Techcombank, tương đương 17,3 triệu USD thuộc về Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải( HSBC) Việc đầu tư của HSBC đem lại lợi ích cho cả hai phía: Cho phép HSBC tham gia sâu hơn vào môi trường tài chính Việt Nam và giúp... công ty đi mua không phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu nên chi phí thực hiện M&A sẽ nhỏ hơn Tuy nhiên, người thực hiện cần phải cân nhắc kỹ càng bởi vì sử dụng nợ sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính, do đó trong trường hợp vay nợ công ty cần đưa ra một kế hoạch trả nợ rõ ràng d Gia tăng năng lực và hiệu quả của bộ máy quản trị Cổ đông cần phải chủ ôộng suy xét và đưa ra quyết định có nên thực hiện M&A hay... ràng, cụ thể Mục đích thực hiện M&A phải luôn hướng về một chiến lược dài hạn Đừng bao giờ thực hiện M&A chỉ vì thấy một lĩnh vực nào đó đang quá hấp dẫn, phải suy xét thật kỹ trong trường hợp thực hiện M&A vì những áp lực cạnh tranh, hay những áp lực tăng trưởng nào đó Nên thực hiện M&A nhằm tập trung hóa và phải cân nhắc thật kỹ khi đưa ra quyết định nhằm đa dạng hóa Bởi vì khi thực hiện M&A giữa các... dàng đạt tới sự hòa hợp và khả năng thành công của nó cũng sẽ lớn hơn Phải suy xét cẩn thận trường hợp thực hiện M&A xuyên quốc gia Khi thực hiện M&A xuyên quốc gia công ty mua phải gánh chịu rất nhiều khó khăn và rủi ro do không hiểu biết rõ ràng về môi trường kinh doanh ở nước ngoài Do đó, chỉ nên thực hiện M&A xuyên quốc gia khi đã nghiên cứu thị trường công ty mục tiêu kỹ càng và có những chiến lược... ta hay dựa vào các yếu tố có tính định lượng có thể cân đong đo đếm được như tổng tài sản hiện có, khả năng sinh lời của mục tiêu sáp nhập và mua lại để định giá Nhưng ở đây HSBC và Techcombank đã đưa ra cái giá cuối cùng nhờ vào những yếu tố định tính như nhân sự, hệ thống tổ chức quản lý và văn hóa kinh doanh Techcombank là một trong số những ngân hàng nổi tiếng và có tiềm lực tại Việt Nam Mặc dù . thương hiệu Phần 2: Thực trạng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 1.1. Tình hình chung về thị trường M&A Việt Nam hiện nay a. Thị trường M&A Việt Nam vẫn còn yếu kém Hoạt. của HSBC.  Rủi ro về biến động giá: Biến động giá chưa thực sự là một rủi ro tiềm ẩn lúc bấy giờ ở thị trường mua bán, sáp nhập của Việt Nam. Tuy nhiên việc mua bán, sáp nhập giữa HSBC và Techcombank. niệm Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Trong

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan