Phân tích tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010

70 3.3K 11
Phân tích tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng MỤC LỤC SV: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Kinh tế học Nguyễn Công Hiệp Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng SV: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Kinh tế học Nguyễn Công Hiệp MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3 I. TẦM QUAN TRỌNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 3 1.Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ 3 2. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước 3 3. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH 4 4. Xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế trong quan hệ thương mại quốc tế 5 II. CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5 1. Chủ nghĩa trọng thương : 5 2.Quan điểm của Adam Smith (1723 - 1790) và học thuyết lợi thế tuyệt đối 6 3.Mô hình David Ricardo và học thuyết lợi thế so sánh 7 4. LÝ THUYẾT HABERLER VỀ LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI : 7 5. Mô hình ngoại thương của học thuyết Heckscher - Ohlin (H - O) 8 6. Mô hình đàn sếu bay 9 Nguồn : http://www.grips.ac.jp/module/prsp/FGeese.htm 11 Hình 3 : Một số hình minh họa cho sự đúng đắn của mô hình đàn sếu bay 12 CHƯƠNG 2 :PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 14 I.TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ 14 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU THỜI GIAN 1990 - 2010 14 1.1 Giai đoạn 1991- 1995 15 1.2 Giai đoạn 1996 – 2000 16 1.3 Giai đoạn 2001 -2005 17 1.4 Giai đoạn 2006 -2010 17 2.XUẤT NHẬP KHẨU VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG THỜI GIAN QUA 20 II. ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO NHÓM HÀNG 24 1.Đánh giá tình hình xuất khẩu giai đoạn 1990-2010 theo nhóm hàng: 24 1.1.Giai đoạn 1991-1995 25 1.2.Giai đoạn 1996- 2000 26 1.3.Giai đoạn 2001-2005 27 1.4.Giai đoạn 2006- 2010 28 2. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 28 2.1. Công nghiệp nặng và khoáng sản: 28 2.1.1. Cơ cấu chung của hàng công nghiệp nặng và khoáng sản xuất khẩu 28 2.1.2 Tình hình xuất khẩu của một số mặt công nghiệp nặng và khoáng sản 29 2.2. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: 32 2.2.1. Cơ cấu chung của hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 32 2.2.2 Tình hình xuất khẩu của một số mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chủ lực 33 2.3. Nông lâm thủy sản: 35 2.3.1. Cơ cấu chung của hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu 35 2.3.2. Tình hình xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chủ lực 36 Nguồn: Tổng Cục Thống kê 38 III. CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM 40 1. Các đối tác thương mại chính 40 1.1 Các khu vực buôn bán chủ yếu : 40 1.2 Các đối tác thương mại chính 42 1.3 Các thị trường xuất khẩu chính 43 2. Các thị trường nhập khẩu chính 44 V. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VIỆT NAM THEO CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI 48 1. Các lợi thế theo các lý thuyết thương mại : 48 2.Đánh giá theo mô hình đàn sếu bay 51 CHƯƠNG 3 : KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 53 I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU 53 II. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN 54 1. Nhóm các giải pháp vĩ mô 54 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng SV: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Kinh tế học Nguyễn Công Hiệp Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng DANH MỤC HÌNH Hình 1: Mô hình “ Đàn sếu bay” với sự phát triển kinh tế ở Đông Á Error: Reference source not found Hình 2: Cơ cấu chuyển đổi ở Đông Á Error: Reference source not found Hình 3 : Một số hình minh họa cho sự đúng đắn của mô hình đàn sếu bay. Error: Reference source not found Hình 3.1: Cơ cấu xuất khẩu của Nhật Bản Error: Reference source not found Hình 3.2: Xuất khẩu dệt may với của các nhóm nước Error: Reference source not found Hình 3.3: Sự phân chia lao động quốc tế Error: Reference source not found Hình 4 : Tốc độ tăng của GDP và xuất khẩu giai đoạn 1990 -2010 Error: Reference source not found Hình 5 : Biểu đồ xuất khẩu ròng nước ta giai đoạn 1995 – 2009 Error: Reference source not found Hình 6 : Biểu đồ cơ cấu trị giá xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế Error: Reference source not found SV: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Kinh tế học Nguyễn Công Hiệp Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng DANH MỤC BẢNG Bảng 1 : Tình hình xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2010 Error: Reference source not found Bảng 2 : Tốc độ tăng GDP giai đoạn 1990 - 2010 Error: Reference source not found Bảng 3 : Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo nhóm hàng Error: Reference source not found Bảng 4 : Xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001-2010 Error: Reference source not found Bảng 5 : Xuất khẩu than đá giai đoạn 2001-2010 Error: Reference source not found Bảng 6 : Kim ngạch sản phẩm điện tử xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2010 Error: Reference source not found Bảng 7 : Kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 Error: Reference source not found Bảng 8 : Kim ngạch hàng giày dép xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 Error: Reference source not found Bảng 9 : Xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010. Error: Reference source not found Bảng 10: Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 Error: Reference source not found Bảng 11 : Xuất khẩu cà phê giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. Error: Reference source not found Bảng 12 : Tỷ trọng xuất – nhập khẩu theo thị trường châu lục Error: Reference source not found Bảng 13 : Tỷ trọng xuất – nhập khẩu của Việt Nam theo khối các nước giai đoạn 43 SV: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Kinh tế học Nguyễn Công Hiệp Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng LỜI NÓI ĐẦU Từ khi thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế theo tinh thần của Đại hội Đảng VI (1986) đến nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ước tính năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 71 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2009. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân cho cả giai đoạn 2001-2010 là 17,2%, trong đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2001-2005 là 17,5% và giai đoạn 2006-2010 là 17%. Trong những năm qua, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước ta đã có những chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được nâng lên đáng kể. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động xuất khẩu thời gian qua nói chung và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói riêng vẫn còn một số tồn tại như: Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu diễn ra chậm, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông lâm thủy hải sản. Cơ cấu mặt hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn đơn điệu, các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp , quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng, dựa vào khai thác lợi thế sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn; khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế, chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại song phương để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, tình hình nhập siêu vẫn còn diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nhất định từ cuộc suy thoái kinh tế những năm cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, việc đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn sắp tới trở nên đặc biệt khó khăn. Trước những vấn đề cấp thiết về tình hình chung như vậy, chúng em chọn đề tài “ Phân tích tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010” nhằm vẽ lên bức tranh tổng quát về tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta từ những năm 1990 đến SV: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Kinh tế học Nguyễn Công Hiệp 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng nay, trong bài viết chúng em chú trọng và phân tích sâu hơn về tình hình xuất khẩu , cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đó đưa ra được những bài học kinh nghiệm để có những giải pháp nhằm thúc đẩy tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian tới. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài chia làm 3 chương : - Chương I : Các lý thuyết về thương mại quốc tế Tầm quan trọng của thương mại và điểm lại các lý thuyết về thương mại quốc tế trong đó chú trọng đến mô hình đàn sếu bay. - Chương II : Đánh giá tình hình xuất khẩu và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu từ 1990 – 2010 sau đó đánh giá cơ cấu theo các nhóm hàng. Phân tích các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh và các thị trường chính của nước ta. - Chương III : Bài học kinh nghiệm, giải pháp, cơ chế chính sách và kiến nghị Đưa ra các bài học kinh nghiệm và giải pháp kiến nghị cho tình hình xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới. Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng đã nhận được sự chỉ dẫn của tận tình của các thầy cô, cùng các anh chị ở bộ kế hoạch đầu tư. Đặc biệt chúng em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới PGS-TS Vũ Kim Dũng (Trưởng khoa Kinh Tế Học – Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân) đã hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đây là một đề tài có nội dung phong phú và phức tạp nhưng trong điều kiện hạn chế về thời gian cũng như giới hạn về lượng kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài viết của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để chúng em hoàn thiện đề tài đầy đủ hơn trong những lần sau. SV: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Kinh tế học Nguyễn Công Hiệp 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. TẦM QUAN TRỌNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ngày nay, không một nước nào có thể phát triển nếu thực hiện chính sách tự cung tự cấp, bởi vì mỗi quốc gia trên thế giới đều tồn tại trong mối quan hệ nhiều mặt với các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong các mối quan hệ này, quan hệ kinh tế chi phối hầu hết các mối quan hệ khác, bởi bất cứ mối quan hệ nào cũng liên quan tới quan hệ kinh tế. Quan trọng nhất trong quan hệ kinh tế là quan hệ thương mại, nó cho thấy trực diện lợi ích của quốc gia khi quan hệ với các quốc gia khác thông qua lượng ngoại tệ thu được qua thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động thu chi ngoại tệ như: xuất khẩu, nhập khẩu, gia công cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công, tái xuất khẩu, hoạt động chuyển khẩu, xuất khẩu tại chỗ. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ đi sâu vào phân tích hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu là quá trình hàng hoá được sản xuất ở trong nước nhưng tiêu thụ ở nước ngoài. Xuất khẩu thể hiện nhu cầu về hàng hoá của các quốc gia khác đối với quốc gia chủ thể. Xuất khẩu còn chỉ ra những lĩnh vực có thể chuyên môn hoá được, những công nghệ và tư liệu sản xuất trong nước còn thiếu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đạt được chất lượng quốc tế. 1. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ Xuất khẩu tạo ra nguồn thu cho ngoại tệ lớn cho đất nước, do đó đối với bất kỳ quốc gia nào, để tránh tình trạng nợ nước ngoài, giảm thâm hụt cán cân thanh toán, con đường tốt nhất là đẩy mạnh xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ làm tăng tổng cung ngoại tệ của đất nước, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định kinh tế vĩ mô. 2. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu cô n g nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nư ớc Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế, các doanh SV: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Kinh tế học Nguyễn Công Hiệp 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng nghiệp bắt buộc phải đầu tư để nâng cao trình độ công nghệ của mình đây là một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Từ đó, xuất hiện nhu cầu nâng cao công nghệ của các doanh nghiệp, trong khi xu hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ cũng đang ngày càng phát triển và các nước phát triển (DCs) muốn chuyển giao công nghệ của họ sang các nước kém phát triển(LDCs). Hai nhân tố trên có tác động rất quan trọng tới quá trình chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ quốc gia. Tuy nhiên, một yếu tố vô cùng quan trọng mà nếu thiếu nó thì quá trình chuyển giao công nghệ không thể diễn ra được, đó là nguồn ngoại tệ, nhưng khó khăn này được khắc phục thông qua hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ và các quốc gia có thể dùng nguồn thu này để nhập công nghệ phục vụ cho sản xuấ vì vậy có thể nói, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ nhập kh ẩ u. 3. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - H Đ H Do xuất khẩu mở rộng đầu ra, mang lại nguồn ngoại tệ cao nên các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào những ngành có khả năng xuất khẩu. Sự phát triển của các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu tạo ra nhu cầu đối với các ngành sản xuất đầu vào như: điện, nước, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị Các nhà sản xuất đầu vào sẽ đầu tư mở rộng sản xuất để đáp ứng các nhu cầu này, tạo ra sự phát triển cho ngành công nghiệp nặng. Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn, công nghệ cao cho những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu nhập cao cho người lao động, khi người lao động có thu nhập cao sẽ tạo ra nhu cầu cho các ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, hàng điện tử, hàng cơ khí, làm nâng cao sản lượng của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Tỷ trọng ngành công nghiệp ngày càng tăng kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ với tốc độ cao hơn. Như vậy, thông qua các mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp, hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hội nhập. SV: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Kinh tế học Nguyễn Công Hiệp 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng 4. Xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và nâng cao hiệu quả củ a nền kinh tế trong quan hệ thương mại quốc tế Xuất khẩu tăng sẽ tạo điều kiện để tăng việc làm, đặc biệt trong ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp dệt may - là những ngành sử dụng nhiều lao động. Đó là vì xuất khẩu đòi hỏi nông nghiệp phải tạo ra những vùng nguyên liệu lớn, đáp ứng cho nhu cầu lớn của nền công nghệ sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn để nâng cao hiệu quả, đồng thời xuất khẩu cũng buộc công nghiệp chế biến phải phát triển để phù hợp với chất lượng quốc tế, phục vụ thị trường bên ngoài. Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của LDCs là hàng nông sản, hàng công nghiệp nhẹ, dầu thô, thủ công mỹ nghệ Điều đó sẽ giải quyết tình trạng thiếu công ăn việc làm trầm trọng ở các nước này. Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp góp phần mở rộng sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho người nông dân, tạo ra nhu cầu về hàng công nghiệp tiêu dùng ở vùng nông thôn và hàng công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, cũng phải kể đến một hoạt động xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm là xuất khẩu lao động và hoạt động sản xuất hàng gia công cho nước ngoài, đây là hoạt động rất phổ biến trong ngành may mặc ở nước ta và đã giải quyết được rất nhiều việc làm. II. CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Chủ nghĩa trọng thương : Đầu thế kỉ 15, con người đã khám phá ra những vùng đất mới, tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa các khu vực. Cuối thế kỉ 15 các phát kiến địa lý tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường vận tải thương mại,sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm làm tăng lợi ích của các nhà sản xuất và thương gia. Trong bối cảnh như vậy chủ nghĩa trọng thương ra đời. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng một nước trở nên giàu có và hùng mạnh là nhờ đẩy mạnh xuất khẩu. Nhưng xuất khẩu không phải là để nhập khẩu mà để thu về vàng bạc và đá quý, coi đó là tài tài sản duy nhất. Thomas Mun (1571 - 1641) là người đại diện điển hình nhất của quan điểm trên. Trong cuốn sách: “Kho bạc nước Anh qua thương mại quốc tế” ông đã lớn tiếng đòi cấm xuất khẩu vàng, bạc và đá quý. Mặt SV: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Kinh tế học Nguyễn Công Hiệp 5 [...]... Nguồn: Tổng cục thống kê Để đánh giá các nhóm hàng xuất khẩu trong giai đoạn 1990 đến 2010 ta chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 Từ 199 0- 1995; giai đoạn 2: từ 199 6-2 00; giai đoạn 3: từ 200 1- 2005; giai đoạn 4 từ 200 6- 2010 Ta sẽ đi vào phân tích từng giai đoạn để có thể đưa ra kết luận 1.1 Giai đoạn 199 1-1 995 Trong giai đoạn 199 1- 1995, tỷ lệ cơ cấu xuất khẩu hàng công nghiệp và hàng khoáng sản tăng dần... học -1 2 1,5 -3 1,4 -4 3,7 -4 9,7 -5 3,6 -2 6,2 -2 2,9 -1 ,7 -8 -7 ,9 -1 8,1 -2 5,8 -2 0,7 -1 3,3 -1 2,7 -2 9,2 -2 8,8 -2 2,5 -1 7,5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng năm 1990 Từ năm 1991, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh về cả số lượng và chất lượng Một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng đã hình thành và phát triển nhanh chóng Đó là dầu thô, nông sản, giày dép, dệt may .Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu. .. 84717,3 111326,1 143398,9 127045,1 156990 Nhập siêu So Triệu XK USĐ (%) -2 51 40 -9 38,8 -1 .771,50 -2 .706,50 -3 .887,70 -2 .407,30 -2 .139,30 -2 01 -1 .154,00 -1 .189,00 -3 .027,20 -5 .100,00 -5 483,8 -4 314 -5 064,9 -1 4203,3 -1 8028,7 -1 2852,5 -1 2610 Nguồn : Niên giám thống kê và tính toán của nhóm nghiên cứu 1.1 Giai đoạn 199 1- 1995 Trong thời gian này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng với tốc độ khá cao, bình... bảng số liệu về tình hình xuất nhập khẩu và của nước ta trong giai đoạn 1990 -2 010 : SV: Nguyễn Đức Mạnh Nguyễn Công Hiệp 14 Lớp: Kinh tế học Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng Bảng 1 : Tình hình xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2010 Tổng KN XNK Xuất khẩu Nhập khẩu 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Triệu Tỉ lệ... gian Việt Nam lại tụt hậu hơn Dường như nếu Việt Nam muốn phát triển nhanh hơn thì phải có một biện pháp thay thế hữu hiệu Vậy chúng ta sẽ đi phân tích rõ cơ cấu của Việt Nam đầu những năm của thập kỷ 1990 đến nay SV: Nguyễn Đức Mạnh Nguyễn Công Hiệp 13 Lớp: Kinh tế học Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Kim Dũng CHƯƠNG 2 :PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI. .. dép xuất khẩu Những động thái này cho thấy, kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn mở đầu dịch chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp Cũng trong giai đoạn này thì các ngành công nghiệp nặng cũng như nhẹ chưa phát triển mạnh nên ta sẽ xét chi tiết các ngànhcông nghiệp vào giai đoạn 200 1-2 010 1.2 Giai đoạn 199 6- 2000 Giai đoạn 1996 - 2000, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có... dầu thô 2.1.2 Tình hình xuất khẩu của một số mặt công nghiệp nặng và khoáng sản a) Dầu thô Trong giai đoạn 200 1-2 010, dầu thô là một sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Kim ngạch dầu thô đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu Trong giai đoạn từ 200 1-2 007, kim ngạch dầu thô đóng góp trên dưới 20% kim ngạch xuất khẩu cả nước Năm 2005, kim ngạch dầu thô chiếm tới 22,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước Kể... CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 I.TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ 1 Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu thời gian 1990 - 2010 Trong hơn 20 năm qua, nhờ chính sách đổi mới đa phương hoá các quan hệ kinh tế và thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là từ năm 1991 đến nay, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước... Hình 3 : Một số hình minh họa cho sự đúng đắn của mô hình đàn sếu bay Hình 3.1: Cơ cấu xuất khẩu của Hình 3.2: Xuất khẩu dệt may với của các nhóm nước Nhật Bản Hình 3.3: Sự phân chia lao động quốc tế Nguồn:http://www.grips.ac.jp/module/prsp/FGeese.htm Ở hình 3.2 ta thấy rằng khi nền công nghiệp dệt may của Nhật Bản bắt đầu đi vào giai đoạn thoái trào trong việc xuất khẩu, khi đó việc sản xuất và xuất. .. nhập khẩu đạt 84,8 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2009 Như vậy, nhập siêu năm 2010 khoảng 12 tỷ USD và tỷ lệ nhập siêu /xuất khẩu là 17,46% Tính chung cả giai đoạn 200 6-2 010, tổng xuất khẩu 280,35 tỷUSD, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 18,24 %/năm, tổng nhập khẩu là 343,11 tỷ USD, tốc độ tăng nhập khẩu bình quân là 19,6%/năm 2 .Xuất nhập khẩu với sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua Trong 20 năm . về tình hình chung như vậy, chúng em chọn đề tài “ Phân tích tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 nhằm vẽ lên bức tranh tổng quát về tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu. bay. - Chương II : Đánh giá tình hình xuất khẩu và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu từ 1990 – 2010 sau đó đánh giá cơ cấu theo. CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU THỜI GIAN 1990 - 2010 14 1.1 Giai đoạn 199 1- 1995 15 1.2 Giai đoạn 1996 – 2000 16 1.3 Giai đoạn 2001 -2 005 17 1.4 Giai đoạn 2006 -2 010 17 2.XUẤT NHẬP KHẨU VỚI SỰ

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    • I. TẦM QUAN TRỌNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

      • 1. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ

      • 2. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước

      • 3. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH

      • 4. Xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế trong quan hệ thương mại quốc tế

      • II. CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

        • 1. Chủ nghĩa trọng thương :

        • 2. Quan điểm của Adam Smith (1723 - 1790) và học thuyết lợi thế tuyệt đối

        • 3. Mô hình David Ricardo và học thuyết lợi thế so sánh

        • 4. Lý thuyết Haberler về lợi thế tương đối :

          • 5. Mô hình ngoại thương của học thuyết Heckscher - Ohlin (H - O).

          • 6. Mô hình đàn sếu bay

          • CHƯƠNG 2 :PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2010

            • I.TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ

            • 1. Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu thời gian 1990 - 2010

              • 1.1 Giai đoạn 1991- 1995

              • 1.2 Giai đoạn 1996 – 2000

              • 1.3 Giai đoạn 2001 -2005

              • 1.4 Giai đoạn 2006 -2010

              • 2.Xuất nhập khẩu với sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua

              • II. ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO NHÓM HÀNG

                • 1.Đánh giá tình hình xuất khẩu giai đoạn 1990-2010 theo nhóm hàng:

                  • 1.1. Giai đoạn 1991-1995

                  • 1.2. Giai đoạn 1996- 2000

                  • 1.3. Giai đoạn 2001-2005

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan