Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc

87 576 1
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Bùi Đức Tuân CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - tự do - hạnh phúc * LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: khoa Kế hoạch và Phát triển trường Đại học Kinh tế quốc dân Tên tôi là: Nguyễn Thanh Bằng Lớp : kinh tế phát triển 49A MSV: CQ490146 Sau một thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Bùi Đức Tuân và các cô chú , các anh chị trong Sở, tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp “ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc” . Chuyên đề của tôi không sao chép từ bất kì công trình nghiên cứu, luận văn hay luận án nào. Đó là công sức nghiêm cứu và tìm hiểu của bản thân tôi. Các tài liệu sử dụng được phép công bố có nguồn gốc rõ ràng và chỉ mang tính chất để tham khảo phục vụ cho nghiên cứu chuyên đề. Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu vi phạm tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường. Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2011 Người viết cam đoan Nguyễn Thanh Bằng SV: Nguyễn Thanh Bằng Lớp: Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Bùi Đức Tuân MỤC LỤC SV: Nguyễn Thanh Bằng Lớp: Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Bùi Đức Tuân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCHC Cải cách hành chính DDI Đầu tư trong nước DN Doanh nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GDP Tổng sản phẩm quốc dân HĐND Hội đồng nhân dân KH & ĐT Kế hoạch và đầu tư PCI Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ VNĐ Việt Nam đồng VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VNCI Dự án nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam SV: Nguyễn Thanh Bằng Lớp: Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Bùi Đức Tuân DANH MỤC BANG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1: Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 1994) và tốc độ tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2010 Error: Reference source not found Bảng 2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2010 Error: Reference source not found Bảng 3: GDP bình quân đầu người của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010. Error: Reference source not found Bảng 4: Cơ cấu theo thành phần kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010. Error: Reference source not found Bảng 5: Thu – Chi ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010.Error: Reference source not found Bảng 6: Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 Error: Reference source not found Bảng 7: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 Error: Reference source not found Bảng 8: Tình hình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cụ thể ở tỉnh Vĩnh Phúc.Error: Reference source not found Bảng 9: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2005-2010 của tỉnh Vĩnh Phúc Error: Reference source not found Bảng 10: Bảng tổng hợp so sánh các chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 – 2010 Error: Reference source not found Bảng 11: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Vĩnh Phúc Error: Reference source not found Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước Error: Reference source not found Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin tỉnh Vĩnh Phúc Error: Reference source not found Bảng 14: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định ……………49 SV: Nguyễn Thanh Bằng Lớp: Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Bùi Đức Tuân Bảng 15: Các chỉ tiêu đánh giá chi phí không chính thức của tỉnh Vĩnh Phúc Error: Reference source not found Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số thiết chế pháp lý của tỉnh Vĩnh Phúc Error: Reference source not found Bảng 17: Các chỉ tiêu đánh giá tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc.Error: Reference source not found Bảng 18: Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc Error: Reference source not found Bảng 19: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo lao động tỉnh Vĩnh Phúc Error: Reference source not found Bảng 20: Phân tích chi tiết chất lượng lao động của một số tỉnh trong cả nướcError: Reference source not found Hình 1 : Cơ cấu kinh tế theo GDP của Vĩnh Phúc qua các năm Error: Reference source not found Hình 2: GDP bình quân đầu người của tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nước Error: Reference source not found Hình 3: kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2009 – 2010 Error: Reference source not found SV: Nguyễn Thanh Bằng Lớp: Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Bùi Đức Tuân LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa, vai trò của nhà nước và các cơ quan nhà nước về điều hành kinh tế đối với các doanh nghiệp trở nên đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp bày tỏ quan ngại về các triển vọng phát triển trong tương lai vì rất khó có thể dự đoán được những biến động khách quan của nền kinh tế. Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp rất cần có những chính sách, quy định rõ ràng, mình bạch và công bằng là hết sức cần thiết, giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, có một môi trường kinh doanh năng động và phát triển. Để giúp cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn công tác của mình, năm 2005, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) hợp tác xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh của 42 tỉnh, thành, sau đó tiếp tục mở rộng ra, năm 2010 là 63 tỉnh, thành. Chỉ số PCI thể hiện tiếng nói của các doanh nghiệp tư nhân trong cả nước đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và môi trường thể chế của các tỉnh, thành trong cả nước. Do vậy, việc nghiên cứu chỉ số PCI là rất cần thiết, nhằm mục tiêu hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh và thực hiện các quy định, chính sách của nhà nước. Quan trọng hơn là qua chỉ số này, cơ quan lãnh đạo tỉnh, thành xác định lĩnh vực cần ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh Vĩnh Phúc đang có những bước phát triển kinh tế mạnh mẽ. Những thành tựu nổi bật như: tốc độ phát triển cao trong giai đoạn 2006 – 2010 là 18,02%, thu ngân sách năm 2010 đạt 14.550 tủ đồng, đứng thứ 8 về tổng thu, thứ 6 về thu nội địa trong cả nước, và đứng thứ 2 của miền Bắc về thu nội địa…Trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã đổi mới nhiều cơ chế, chính sách, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, bãi bỏ nhiều giấy phép, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển. Tính đến hết năm 2010 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 4.079 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký là 20.670 tỷ đồng. Với những đóng góp của mình đang ngày càng tăng đã đưa khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế tỉnh. Tuy nhiên, đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp thông qua chỉ số SV: Nguyễn Thanh Bằng Lớp: Kinh tế phát triển 49A 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Bùi Đức Tuân PCI về môi trường kinh doanh đã mang lại nhiều thông tin quan trọng đối với cơ quan quản lý nhà nước, đối với doanh nghiệp, đối với các tổ chức và đối với cá nhân quan tâm xem xét. Năm 2005, Vĩnh Phúc xếp hạng 5/42 tỉnh, thành; năm 2006 là 8/63 tỉnh, thành, và năm 2010 là 15/63 tỉnh, thành. Để nâng cao chất lượng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì cần kết hợp các yếu tố đặc thù của địa phương, chính sách, hành động của tỉnh sẽ tạo ra cơ hội và động lực khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng, tạo việc làm và giảm nghèo. Trong đó việc hoàn thiện môi trường đầu tư được xem là phương án chiến lược, là chìa khóa thành công để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do vậy, em chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ở tỉnh Vĩnh Phúc”, 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu về chỉ số PCI nhằm mục tiêu hiểu rõ hơn những mặt mạnh, mặt yếu trong việc tạo ra môi trường đầu tư của tỉnh, và điều quan trọng hơn là đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Để hiểu rõ vấn đề này, đề tài đi trả lời các câu hỏi: 1) Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là gì?; 2) Cách thức nghiên cứu và mục tiêu của PCI là gì?; 3) Thực trạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đang diễn ra như thế nào?; 4) Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh trong công tác quản lý và môi trường kinh doanh là gì?; 5) Một số giải pháp để nâng cao chỉ số PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết về chỉ số PCI và các tài liệu liên quan, kết hợp với nghiên cứu thực tế, thu thập số liệu, xử lý thông tin từ đó đưa ra hướng giải quyết vấn đề của đề tài đề cập đến một cách thích hợp. 4. Kết cấu đề tài Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 phần chính đó là: Chương I: Nội dung cơ bản của Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Chương II: Thực trạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc. Chương III: Nâng cao Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc. SV: Nguyễn Thanh Bằng Lớp: Kinh tế phát triển 49A 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Bùi Đức Tuân Do còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm cũng như về thời gian, nên bài viết không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô để bài viết của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo TS. Bùi Đức Tuân là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này, cùng toàn thể cô chú, anh chị trong Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhât. Tôi xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Thanh Bằng Lớp: Kinh tế phát triển 49A 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Bùi Đức Tuân Chương I: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH 1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Trên thế giới, năng lực cạnh tranh là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau, chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, hiện nay thế giới sử dụng nhiều khái niệm năng lực cạnh tranh của M.Porter, người sáng lập ra lý thuyết cạnh tranh. Theo M.Porter thì năng lực cạnh tranh một quốc gia được đo bằng sự thịnh vượng, thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người và chất lượng sống. Sự thịnh vượng chủ yếu do năng suất và huy động lao động vào quá trình tăng trưởng quyết định. Do đó, trong khái niệm năng lực cạnh tranh của M.Porter, năng suất là yếu tố quyết định tiêu chuẩn sống bền vững. Với khái niệm này, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng có nghĩa là đóng góp và nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế. Như vậy, chúng ta có thể hiểu năng lực cạnh tranh của một tỉnh, thành dưới dạng năng lực cạnh tranh quốc gia. Nâng cao năng lực cạnh tranh của tình, thành là quá trình nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả của kinh tế của một tình, thành. Năng lực cạnh tranh của tỉnh, thành phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và nguồn vốn có một tỉnh, thành. - Năng suất lao động thay đổi, cho nên có thể tác động tới tiêu dung và ảnh hưởng quyết định mức số của người dân. Khi năng suất lao động tăng lên làm cho đồng lương mà người lao động nhận được nhiều hơn. Còn chủ đầu tư thu được lợi nhuận nhiều hơn, tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra tăng lên. Bên cạnh đó, tài giá trị đóng góp vào sản phẩm cũng tăng lên là cho tỷ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên cũng tăng lên. Suy cho cùng năng suất xác định mức sống của người dân có bền vững hay không?. - Năng lực cạnh tranh được các tỉnh cần được chú trọng tới để có thể phát triển hơn nữa kinh tế của tỉnh. Các tỉnh cần phải nắm được năng lực cạnh tranh không phải là một tỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực gì để phát triển mà là tỉnh đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực. SV: Nguyễn Thanh Bằng Lớp: Kinh tế phát triển 49A 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Bùi Đức Tuân - Năng suất của một tỉnh có được từ sự kết hợp của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước là nơi sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong và ngoài nước. Cần có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp này để thúc đẩy quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa được thuận lợi. - Năng suất của các ngành nghề trong tỉnh là căn bản của năng lực cạnh tranh, chứ không phải là năng lực cạnh tranh một ngành nghề xuất khẩu. Các ngành nghề sản xuất trong tỉnh là cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh. Chỉ khi đạt được năng suất cao của các ngành nghề này thì mới có thể thúc đẩy quá trình phát triển tổng hợp. Nó là tiền đề để các ngành xuất khẩu phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy, các tỉnh cạnh tranh trong việc tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả nhất (mang lại năng suất cao nhất). Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đóng các vai trò khác nhau nhưng lại liên quan với nhau trong việc tao ra một nền kinh tế có năng suất cao. 1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Khái niệm:Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index- PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách phù hợp để phát triển kinh tế tư nhân. Như vậy có thể hiểu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đó so với tỉnh khác dựa trên lợi thế so sánh và nguồn lực con người của mình. Do đó có thể thấy, các yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của một tỉnh, thành phố bao gồm: - Năng lực cạnh tranh kinh tế vi mô: • Chất lượng của môi trường kinh doanh cấp tỉnh. • Tình hình phát triển các ngành nghề. • Trình độ vận hành và lập chiến lược ở cấp công ty. - Năng lực cạnh tranh kinh tế vĩ mô: • Chính sách kinh tế vĩ mô • Hạ tầng xã hội và các định chế chính trị - Các lợi thế tự nhiên. Dựa trên những quy định của Nhà nước, tỉnh đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô, hạ tầng xã hội và các định chế chính trị phù hợp với thực tế của địa phương. Đây được coi là tiền đề mang tính định hướng phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh. Do vậy, có thể thấy năng lực cạnh tranh kinh tế vĩ mô tạo ra tiềm năng đạt năng suất cao, nhưng chưa đủ. SV: Nguyễn Thanh Bằng Lớp: Kinh tế phát triển 49A 5 [...]... tỉnh là nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh mình để tìm kiếm và phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhằm nâng cao tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nên cần kết hợp đồng bộ các yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh một cách phù hợp 1.2 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển chỉ số PCI ở Việt Nam Ý tưởng xây dựng chỉ số PCI bắt nguồn từ một nghiên cứu... mạnh hơn, làm cho năng lực cạnh tranh của quốc gia được nâng cao 1.5 Một số hạn chế của chỉ số PCI Sau 6 năm thực hiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đã thu được những thành công quan trọng Chỉ số PCI đã có những đóng góp nhất định trong việc cải thiện chất lượng điều hành kinh tế, môi trường kinh doanh và qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Tuy nhiên, bên cạnh những đó vẫn... có một cái nhìn tổng hợp hơn trong xây dựng và hoàn thiện chỉ số, để chỉ số PCI có thể đánh giá và xếp hạng chính xác hơn năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC 2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội SV: Nguyễn Thanh Bằng Lớp: Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề tốt nghiệp 21 GVHD: TS Bùi Đức Tuân Vĩnh Phúc. .. chỉ số quan trọng Sự phát triển khu vực tư nhân ở tỉnh gặp nhiều khó khăn, trở ngại ở các ngành, lĩnh vực then chốt -Thấp: Bao gồm các tỉnh có kết quả thấp ở mọi lĩnh vực, điểm số các chỉ số thành phần rất thấp Việc phát triển khu vực tư nhân đặc biệt gặp khó khăn nghiêm trọng 1.3 Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xây dựng và phát triển thường niên từ... chưa đánh giá hết các lợi thế tự nhiên Chỉ số PCI mới chỉ nêu được các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh vĩ mô và năng lực cạnh tranh vi mô được cho là chủ quan của lãnh đạo tỉnh, mà chưa đánh giá được các yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật Trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ta ghi nhận những tỉnh tự vươn lên bằng nội lực của mình, bằng sự năng động, tiên phong và sự sáng tạo của...Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: TS Bùi Đức Tuân Năng lực cạnh tranh kinh tế vi mô mới là yếu tố quyết định tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư Một tỉnh được đánh giá là có năng lực cạnh tranh khi mà môi trường đầu tư của một tỉnh đối với khu vực kinh tế tư nhân được các doanh nghiệp đánh giá dễ dàng... đánh giá có năng lực cạnh tranh cao hơn Điều này, đòi hỏi cần có một sự bổ sung mới các chỉ số đo lường về các yếu tố “cứng” trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Hơn nữa, mặc dù đã có xem xét đến vấn đề Cơ sở hạ tầng nhưng trong chỉ số PCI vẫn chưa bao gồm yếu tố này và chưa gán được trọng số thích hợp trong tính toán Thứ hai: Tuy nhiên, có thể nói rằng cho tới lúc này có vẻ như chính quyền một số địa phương... cũng có những tỉnh nhờ những yếu tố thuận lợi về địa lý, điều kiện tự nhiên mà đã tạo ra một “sức hút” đối với các nhà đầu tư, có một sức cạnh tranh rất lớn với các tỉnh khác Ở đây, trong chỉ số PCI những tỉnh có yếu tố cạnh tranh về tự nhiên sẽ thấp điểm hơn các tỉnh có đội ngũ lãnh đạo sáng suốt, trong khi trong thực tế, có lẽ năng lực cạnh tranh của chúng sẽ bằng nhau, thậm chí các tỉnh được ưu đãi... tuy nhiên vẫn đạt được một số kết quả khá ở một vài chỉ số thành phần Môi trường đầu tư phát triển chậm hoặc môi trường đầu tư phát triển nhưng còn nhiều bất cập, nên cần sớm có các giải pháp khắc phục để có thể tăng điểm số ở các chỉ số thành phần -Tương đối thấp: Nhóm này bao gồm các tỉnh có kết quả thấp ở hầu hết các chỉ số thành phần, đặc biệt có kết quả rất thấp ở một số chỉ số quan trọng Sự phát... tăng năng suất lao động Năng suất thực sự phụ thuộc vào việc cải thiện năng lực kinh tế tầm vi mô và trình độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh Các lợi thế tự nhiên được coi là các lợi thế khách quan và tạo ra điều kiện tốt cho tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hôi Đây có thể coi là một yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của tỉnh Hiện nay, mục tiêu của hầu hết các tỉnh là nâng . dung cơ bản của Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Chương II: Thực trạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc. Chương III: Nâng cao Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc. SV: Nguyễn. .Bùi Đức Tuân Chương I: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH 1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Trên thế giới, năng lực cạnh tranh là khái niệm được. của tỉnh. Do vậy, em chọn nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ở tỉnh Vĩnh Phúc , 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu về chỉ số PCI

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan