báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội

66 8.3K 26
báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU3NỘI DUNG4Phần 1: Khái quát đặc điểm tình hình chung ở Sở LĐTBXH tỉnh Cao Bằng.4I. Khái quát đặc điểm tình hình chung tỉnh Cao Bằng.41. Điều kiện tự nhiên.42. Điều kiện Kinh tế Xã hội.5II. Đặc điểm Sở LĐTBXH tỉnh Cao Bằng, phòng Bảo trợ Xã hội.81.Sơ lược hình thành và phát triển.82. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy.93. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động phòng Bảo trợ Xã hội.184. Cơ sở vật chất, kỹ thuật.195. Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức ở phòng Bảo trợ Xã hội.196. Các cơ quan, đơn vị tài trợ trong quá trình thực hiện An sinh xã hội và Công tác xã hội.20III. Thuận lợi, khó khăn.201.Thuận lợi.202.Khó Khăn21Phần 2: Thực trạng kết quả hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp xã hội.22I.Quy mô, cơ cấu đối tượng.221.Trợ giúp xã hội thường xuyên.232.Trợ cấp xã hội đột xuất.253.Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.25II.Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng.271. Quy trình xét duyệt trợ cấp thường xuyên.272. Quy trình xét duyệt trợ cấp đột xuất.283. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ.28III.Tình hình thực hiện chính sách của Nhà nước và quy định của địa phương.291. Theo quy định của Nhà nước.292. Tình hình thực hiện quy định của Sở LĐTBXH29IV.Các mô hình chăm sóc và trợ giúp đối tượng.291. Mô hình chăm sóc và trợ giúp tập trung của Nhà nước.292. Mô hình hoạt động trợ giúp tại cộng đồng.29V.Nguồn lực thực hiện.291. Ngân sách nhà nước.302. Ngân sách từ cộng đồng.303. Nguồn lực từ gia đình, bản thân đối tương.30VI.Những vướng mắc khi thực hiện chính sách.30Phần 3: Vận dụng thái độ kỹ năng CTXH trong giao tiếp và trợ giúp đối tượng tại Sở LDTBXH tỉnh Cao Bằng.32I.Thái độ và kỹ năng giao tiếp với cán bộ cơ sở.321. Phúc trình 1. Buổi đầu tiên liên hệ thực tập – Gặp cô Nông Thị Duyên Chánh văn phòng Sở LĐTBXH tỉnh Cao Bằng.322. Phúc trình 2: Buổi gặp đầu tiên của sinh viên và phòng Bảo trợ xã hội.33II. Thái độ và kỹ năng làm việc với đối tượng.351.Mô tả hoàn cảnh và vấn đề của thân chủ.362.Các công cụ sử dụng trong làm việc với thân chủ.373. Bản kế hoạch hành động404. Phúc trình.415.Lượng giá và đề xuất.60KẾT LUẬN.63Phụ lục 163Danh mục từ viết tắt.65Danh mục 66Trong thời gian thực tập tại Sở LĐTBXH tỉnh Cao Bằng, em đã được lãnh đạo và các anh chị chuyên viên phòng Bảo trợ Xã hội giúp đỡ rất nhiệt tình. Trong quá trình thực tập em đã cố gắng tìm hiểu về “Tình hình thực hiện Trợ giúp xã hội và Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ đơn thân nuôi con tại Phường Sông Hiến – Thành phố Cao Bằng” và đã được em tổng hợp trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.Phần 3: Vận dụng thái độ kỹ năng CTXH trong giao tiếp và trợ giúp đối tượng tại Sở LDTBXH tỉnh Cao Bằng.I.Thái độ và kỹ năng giao tiếp với cán bộ cơ sở.1. Phúc trình 1. Buổi đầu tiên liên hệ thực tập – Gặp cô Nông Thị Duyên Chánh văn phòng Sở LĐTBXH tỉnh Cao Bằng.Theo lịch phân công thực tập cho sinh viên C15 trường Đại học Lao Đông Xã hội là 12 tuần từ ngày 2432014 đến ngày 1562014. Em đã liên hệ về thực tập tại Sở LĐTBXH tỉnh Cao Bằng.II. Thái độ và kỹ năng làm việc với đối tượng.“Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ đơn thân nuôi con tại, Phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”Trong thời gian thực tập tại Sở LĐTBXH tỉnh Cao Bằng, với những chuyến đi thực tế tại cơ sở cùng với các anh chị chuyên viên phòng Bảo trợ xã hội, tôi đã gặp được chị Q. Chị Q sống cùng với 2 người con trai trong căn nhà nhỏ tại phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng. Chồng chị đã mất cách đây 2 năm, khi tôi gặp chị, chị đang rất lo lắng vì người con trai thứ 2 của chị không may bị khuyết tật trí tuệ và chưa được hưởng trợ cấp, kinh tế gia đình lại khó khăn. Thấy hoàn cảnh của một người phụ nữ đơn thân nuôi con như chị tôi đã quyết định giúp đỡ chị và chọn chị là thân chủ cho phần Công tác xã hội cá nhân của mình.4. Phúc trình.Bước 1: Tiếp nhận caBước 2: Thu thập thông tinPhúc trình 1.Họ và tên thân chủ: H.T.QTuổi: 34 tuổiGiới tính: NữThời gian: 14h30’ ngày 29 tháng Thời gian: 14h30’ ngày 29 tháng 3 năm 2014.Địa điểm: tại nhà chị Q, tổ 7 phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.Mục đích: Tạo lập mối quan và thu tập thông tin TCBước 3: Xác định vấn đềPhúc trình 2.Họ và tên thân chủ: H.T.Q Tuổi: 34 tuổiThời gian: 20h00’ ngày 31 tháng 3 năm 2014.Địa điểm: tại nhà chị QMục đích: tìm hiểu được vấn đề của chị Q.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 Phần 1: Khái quát đặc điểm tình hình chung ở Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng 4 I. Khái quát đặc điểm tình hình chung tỉnh Cao Bằng 4 1. Điều kiện tự nhiên 4 2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội 5 II. Đặc điểm Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng, phòng Bảo trợ Xã hội 8 2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy 9 3. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động phòng Bảo trợ Xã hội 18 4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 19 5. Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức ở phòng Bảo trợ Xã hội 19 6. Các cơ quan, đơn vị tài trợ trong quá trình thực hiện An sinh xã hội và Công tác xã hội 20 III. Thuận lợi, khó khăn 20 Phần 2: Thực trạng kết quả hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp xã hội 22 1. Quy trình xét duyệt trợ cấp thường xuyên. 27 2. Quy trình xét duyệt trợ cấp đột xuất 27 1. Theo quy định của Nhà nước 29 2. Tình hình thực hiện quy định của Sở LĐTB&XH 29 1. Mô hình chăm sóc và trợ giúp tập trung của Nhà nước 29 2. Mô hình hoạt động trợ giúp tại cộng đồng 29 V. Nguồn lực thực hiện 29 1. Ngân sách nhà nước 29 2. Ngân sách từ cộng đồng 30 Phần 3: Vận dụng thái độ kỹ năng CTXH trong giao tiếp và trợ giúp đối tượng tại Sở LDTB&XH tỉnh Cao Bằng 32 1. Phúc trình 1. Buổi đầu tiên liên hệ thực tập – Gặp cô Nông Thị Duyên Chánh văn phòng Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng 32 2. Phúc trình 2: Buổi gặp đầu tiên của sinh viên và phòng Bảo trợ xã hội 33 II. Thái độ và kỹ năng làm việc với đối tượng 35 3. Bản kế hoạch hành động 40 4. Phúc trình 41 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang Phụ lục 1 63 Danh mục từ viết tắt 65 Danh mục tài liệu tham khảo 66 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang LỜI MỞ ĐẦU Công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cũng với sự phát triển của đất nước, nghề Công tác xã hội đã được công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ của xã hội. Nghề Công tác xã hội đã và đang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại. Đặc biệt, nghề Công tác xã hội góp phần giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và công đồng người yếu thế. Giá trị của Công tác xã hội dự trên sự tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng, giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của Công tác xã hội. Trong thời gian thực tập tại Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng, em đã được lãnh đạo và các anh chị chuyên viên phòng Bảo trợ Xã hội giúp đỡ rất nhiệt tình. Trong quá trình thực tập em đã cố gắng tìm hiểu về “Tình hình thực hiện Trợ giúp xã hội và Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ đơn thân nuôi con tại Phường Sông Hiến – Thành phố Cao Bằng” và đã được em tổng hợp trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Công tác xã hội trường Đại học Lao động – Xã hội, đặc biệt là TS. Nguyễn Trung Hải, giáo viên Vũ Thị Lan Anh đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các cán bộ Sở Lao động Thương binh và Xã hội, đặc biệt là cô Hoàng Thị Xuyến và các anh chị chuyên viên phòng Bảo trợ xã hội đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Dù đã rất cố gắng và tâm huyết, nhưng do kiến thức của bản thân còn chưa thực sự chuyên sâu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp không trành khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của thầy cô để Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang NỘI DUNG Phần 1: Khái quát đặc điểm tình hình chung ở Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng. I. Khái quát đặc điểm tình hình chung tỉnh Cao Bằng. 1. Điều kiện tự nhiên. Cao bằng là một tỉnh biên giới, nằm ở vùng đông bắc Việt Nam. Hai mặt bắc và đông bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài trên 322km, dân số trên 51 vạn người. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Cạn và Lạng Sơn. Cao bằng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 đơn vị cấp thành phố với diện tích đất tự nhiên 6707,86 km 2 . Cao Bằng là cao nguyên đá dôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600m đến 1300m so với mặt nước biển, 90% diện tích toàn tỉnh là rừng và núi. 1.1. Địa hình. Tỉnh Cao Bằng có địa hình khá phức tạp, được thể hiện trên 3 miền địa hình chủ yếu: Miền địa hình Karsto chiếm hầu hết diện tích các tỉnh miền đông của tỉnh (Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hà Quảng, Thông Nông). Địa hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởn chởm cao thấp khác nhau, nhiều hang động tự nhiên. Miền địa hình núi cao: Chủ yếu phân bố ở các huyện miền tây của tỉnh (Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An) và một phần diện tích phía nam huyện Hoà An. Miền địa hình núi cao có hai hệ thống núi quan trọng là hệ thống núi cao Bảo Lạc – Nguyên Bình và Ngân Sơn – Thạch An. Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình gồm nhiều dãy núi cao kéo dài từ phía tây nam huyện Bảo Lạc qua phần diện tích phía tây nam huyện Nguyên Bình, với các đỉnh cao tiêu biểu là Phja Dạ (1980m so với mực nước biển), Phja Đén (1428m) và Phja Oắc (1931m). Hệ thống núi cao Ngân Sơn - Thạch An gồm các hệ thống núi xếp theo dãy, kéo dài từ phía bắc - tây bắc huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) qua thị trấn Ngân Sơn, Bằng Khẩu, qua phần diện tích phía tây - tây bắc huyện Thạch An rồi vượt sang phía tây - tây nam tỉnh Lạng Sơn, với các đỉnh cao tiêu biểu là Pù Tang Lam (1639m so với mặt nước biển) và Khau Pàu (1188m). 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang Miền địa hình núi thấp thung lũng: Xen kẽ giữa các hệ thống núi cao là các vùng núi thấp, thung lũng với nhiều kích thước và hình thái khác nhau. Các thung lũng lớn có Hoà An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng. Trong đó, thung lũng Hoà An được coi như vựa lúa của tỉnh, nằm trùng với phần phía bắc của lòng máng Cao Lạng. Trong khu vực thung lũng này có các mỏ khoáng sản (sắt, phốt-pho-rít) tập trung với trữ lượng và chất lượng rất cao, dễ tìm kiếm và khai thác. Ngoài ra, các thung lũng khác cũng chứa nhiều khoáng sản quý. 1.2. Khí hậu. Cao Bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa tương đối thấp và phân bố không đồng đều (lượng mưa có chiều hướng tăng theo độ cao, giảm ở các thung lũng bị chắn gió). Khí hậu Cao Bằng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hằng năm, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam, một phần nhỏ của gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa là 20 - 24 0 C, nhiệt độ cao nhất lên đến 40 - 42 0 C vào các tháng 6, 7, 8. Trong mùa mưa, lượng mưa trung bình vào khoảng 200 - 250 mm, cao nhất lên đến 800 - 850 mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa này khí hậu chuyển từ mát mẻ (nửa đầu mùa khô) sang giá lạnh (nửa cuối mùa khô), hay có sương mù, có vùng còn xuất hiện sương muối. Gió mùa đông bắc thường xuyên thổi đến gây khô và rét. Nhiệt độ trung bình mùa khô vào khoảng 8 - 15 0 C, nhiệt độ thấp nhất xuống đến 3 - 5 0 C. Vào mùa khô, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 20 - 40 mm, thấp nhất là 10 - 20 mm. 2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội. 2.1 Kinh tế: Cao Bằng là một tỉnh miền múi biên giới, có ba cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ, chợ biên giới, có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện phong phú, tiềm năng du lịch dồi dào cùng khả năng phát triển các vùng chuyên canh nông – lâm nghiệp rộng lớn. Trong giai đoạn 2006 – 2010, lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, phát huy cao nhất các lợi thế trong xây dựng và phát triển kinh tế Cao Bằng. Trong những năm qua, Cao Bằng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và chăm lo an sinh xã hội cho người dân. Trong giai đoạn 2006-2010, GDP tăng bình quân gần 11%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ 300 đô la Mỹ 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang năm 2005 lên 505 đô la Mỹ năm 2009. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước tăng bình quân 9,7%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ chuyển từ quy mô nhỏ, manh mún sang quy mô lớn. Năm 2009, công nghiệp đóng góp trên 22% và dịch vụ trên 40% GDP của tỉnh. Nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 15 triệu đồng/ha năm 2005 lên 18,5 triệu đồng/ha năm 2009. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong từng ngành, lĩnh vực đang có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất Một số chỉ số kinh tế mà Cao Bằng đạt được trong năm 2010: Chỉ tiêu Kết quả (2010, ước tính) Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung (GDP): tăng 11,6% Ngành công nghiệp, xây dựng: tăng 9,6% Ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: tăng 4,5% Ngành dịch vụ: tăng 15,9% GDP bình quân đầu người/năm: 605 đô la Mỹ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn cả năm: 4.900 tỷ đồng Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh: 602,223 tỷ đồng Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh: 201,8 triệu đô la Mỹ 2.2. Dân tộc, văn hóa. Cao Bằng là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Các dân tộc tiêu biểu ở Cao Bằng bao gồm Tày (42% dân số toàn tỉnh), Nùng (35%), Dao (9,8%), H’mong (6,3%), Kinh (5,5%). Mỗi dân tộc thường sinh sống theo quần thể trên các vùng khác nhau. Các dân tộc quần tụ trên mảnh đất Cao Bằng, trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của mình, đã xây dựng Cao Bằng trở thành một vùng văn hóa đa dạng, phong phú, mang tính đặc thù của mỗi dân tộc. 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang Người Tày có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng. Nét đặc sắc về văn hoá của người Tày ở Cao Bằng được thể hiện trong các làn điệu lượn (lượn Slương, lượn cọi, lượn ngạn), điệu hát then, điệu múa (múa Sluông, múa chầu), Phướng lỵ (một loại hình sân khấu) và cây đàn tính. Đàn ông Tày có áo dài chàm, quần trắng, đầu đội khăn xếp, đỉnh chếch về phía sau, chân đi hài xảo, giầy vải. Phụ nữ Tày đầu vấn ngang, ngoài chùm khăn vuông mỏ quạ, áo dài màu chàm gài khuy đồng bên phải, ngang lưng thắt dải chàm, hai đuôi dải buông dài xuống đằng sau. Vải chàm của người Tày đều tự dệt, tự nhuộm. Dân tộc Nùng ở Cao Bằng sống đan xen trên các địa dư cùng người Tày, gồm nhiều nhánh Nùng khác nhau như Nùng Inh, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Giang v.v… Các nhánh người Nùng tuy có có những nét khác nhau về trang phục và ngôn ngữ, tạo ra tính đa dạng và phong phú trong văn hóa dân tộc Nùng. Về trang phục, đàn ông mặc áo chàm ngắn xẻ ngực, cài khuy vải tết hình quả sau sau, quần lá tọa, ống rộng. Phụ nữ Nùng mặc áo có ống tay rộng, cổ tay cổ áo trang trí bằng những mảnh vải nhiều màu sáng. Về sinh hoạt văn hóa, người Nùng có lượn phủ, lượn tại, lượn Nùng an, Sli giang, múa quạt, múa khăn, xướng Dá dai. Nhạc cụ biểu diễn của người Nùng là cây nhị và bộ xóc đồng lục lạc. Người Dao ở Cao Bằng là Dao Tiền và Dao Đỏ, sống chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, vừa làm nương, vừa làm ruộng. Trang phục dân tộc Dao rất đặc sắc và da dạng. Phụ nữ Dao Đỏ ăn mặc rất lộng lẫy. Trên nền vải đen, các mảnh vải đỏ được thêu hoặc gắn vào sặc sỡ. Khăn quấn đầu Cà pha của người Dao dài 8 sải, quấn quanh đầu trông như vành nón. Dải vải phả xí quấn che bên người được thêu thùa nhiều hoạ tiết bằng chỉ đỏ. Thắt lưng xi lơ chin được thêu thùa công phu với nhiều hoa văn cầu kỳ, quấn vòng quanh eo, phủ xuống đằng sau. Tà áo được trang trí công phu tỉ mỉ, dài quá đầu gối. Ống tay áo rộng có trang trí viền. Phụ nữ Dao mặc áo hở ngực, bên trong mặc yếm màu sáng nhạt, có hai chuỗi bông ngù, mỗi bên gồm 8 bông. Quần hầu tảo của người Dao có ống rộng, trang trí các ô vuông xanh hoặc đỏ, nâu, trắng. Vuông vải nòm kie, dùng để khoác sau lưng, thể hiện tài năng thêu thùa trang trí của bàn tay khéo léo. Về sinh hoạt văn hóa, người Dao có múa chuông, múa trống và có dân ca Páo dung. Người H’mong ở Cao Bằng sống chủ yếu trên các triền núi đá cao, tập trung đông ở các huyện Bảo Lạc, Ba Bể, Thông Nông, Hà Quảng. Họ sống du canh du cư, đốt nương làm rẫy. Sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người H’Mông là múa ô, múa khèn. Nhạc cụ có khèn ống trúc bè ngang, khèn lá, khèn môi. 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang II. Đặc điểm Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng, phòng Bảo trợ Xã hội. 1. Sơ lược hình thành và phát triển. 1.1 Sơ lược hình thành. Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng nằm ở phố Xuân Trường, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng. Tháng 11/1987 Sở LĐTB&XH được thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập Sở Lao động và Sở Thương binh xã hôi. Khi mới thành lập, Sở LĐTB&XH có 08 phòng, ban và 02 đơn vị trực thuộc (Xí nghiệp may thương binh và Trạm tiếp đón thương binh). Do yêu cầu nhiệm vụ, đến năm 1991 thành lập 03 đơn vị mới là: + Chi cục di dân và phát triển kinh tế mới. + Chương trình nước sinh hoạt nông thôn. + Trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn và trẻ em mồ côi (nay là Trung tâm Bảo trợ xã hội). Tháng 10/1992 thành lập Trung tâm xúc tiến việc làm (nay là Trung tâm Giới thiệu việc làm). Tháng 12/1993 thành lập Trung tâm phòng chống ma túy (nay là Trung tâm Giáo dục lao động xã hội). Tháng 10/1995 chuyển giao Chi cục di dân và Chương trình nước sinh hoạt nông thôn sang Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; tách chuyển giao công tác quản lý sự nghiệp Bảo hiểm xã hội để thành lập Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng. Năm 1996 thành lập phòng Bảo trợ xã hội - xóa đói giảm nghèo. Năm 1997 thành lập phòng chống tệ nạn xã hội. Năm 1998 nhận bàn giao chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em tỉnh. Năm 1999 tiếp nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề từ ngành Giáo dục đào tạo sang và tiếp nhận Trường Trung học Nông Lâm từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tháng 8 năm 2002 thành lập Trường Dạy nghề của tỉnh; đến tháng 8 năm 2007 chuyển đổi thành Trường Trung cấp nghề. Tháng 9 năm 2003 bàn giao Trường Trung học Nông Lâm sang Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang Tháng 8 năm 2005 thành lập phòng Quản lý đào tạo nghề. Tháng 12 năm 2006 thành lập Trung tâm Dạy nghề cụm huyện Miền Đông và Trung tâm Dạy nghề cụm huyện Miền Tây. Tháng 5 năm 2008 tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ Bảo vệ chăm sóc trẻ em từ Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em chuyển sang. Đến này Sở có 10 bộ phận, phòng chuyên môn và 09 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, Lãnh đạo Sở có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc, có trên 250 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp. 1.2 Thành tích. Hàng năm, Sở LĐTB&XH đã tiến hành đăng ký giao ước thi đua với Thường trực hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh và Bộ LĐTB&XH. Tổ chức phát động rộng rãi phong trào thi đua trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức. Gắn với các phong trào chung của tỉnh, lồng ghép với các phong trào thi đua của các sở, ngành liên quan. Quan tâm đến cả 2 nội dung công tác thi đua là đẩy mạnh việc thực hiện hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn của ngành, đồng thời phải ra sức phấn đấu thực hiện tốt các nội dung nhiệm vụ chung, các phong trào thi đua chủ yếu cần được đẩy mạnh do Ban Thi đua Khen thưởng định hướng. Cùng với việc triển khai đầy đủ và thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ LĐTB&XH. Lãnh đạo ngành đã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo phong trào thi đua ở cơ sở. Trong tổ chức thi đua đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện các phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực được giao. Do vậy trong 05 năm (2009-2013) phong trào thi đua đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả và vượt chỉ tiêu kế hoạch hằng năm. 2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy. 2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. 2.1.1 Chức năng. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao bằng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ LĐTB&XH. 2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn. - Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; các chương trình, đề án, dự án, cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở. Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục trực thuộc Sở (nếu có). Dự thảo văn bản quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng LĐTB&XH thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) theo quy định của pháp luật. - Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về lao động, người có công và xã hội sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. - Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp: Tổ chức thực hiện chương trình, giải pháp về việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động của tỉnh trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về: + Bảo hiểm thất nghiệp. + Chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm mới. 10 [...]... của sinh viên và phòng Bảo trợ xã hội Thời gian: 14h00’ Ngày 26/3/2014 33 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang Địa điểm: Phòng Bảo trợ xã hội Mục đích: giới thiệu về bản thân, làm quen với công việc và các chuyên viên phòng Bảo trợ xã hội Thành phần tham gia: cô Hoàng Thị Xuyến – Trưởng phòng Bảo trợ xã hội Chuyên viên phòng Bảo trợ xã hội và sinh viên Theo như lịch... người có công và xã hội - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở LĐTB&XH hội quản lý theo quy định của pháp luật - Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo sự phân công hoặc phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh... tin, niềm hứng khởi ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cán bộ công nhân viên, từ đó CBCC yên tâm công tác và cống hiến, xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh hơn 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang 6 Các cơ quan, đơn vị tài trợ trong quá trình thực hiện An sinh xã hội và Công tác xã hội Các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh hàng năm đều tham... bổ cho công tác quản lý cho các đối tượng như người có công với cách mạng các hộ nghèo, khó khăn trẻ em tàn tật, công tác cai nghiện, hỗ trợ tiền thuốc, xét nghiệm chất ma túy đối với những người sử dụng chất ma túy .còn chưa đầy đủ và kịp thời Nhiều cán bộ, công chức làm việc chưa đúng với chuyên môn nghiệp vụ 21 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang Phần 2: Thực trạng... cấp xã 27 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang Chủ tịch UBND cấp xã triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách đối tượng cứu trợ đột xuất đề nghị cấp huyện hỗ trợ Nếu cấp xã có nguồn cứu trợ dự phòng thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cứu trợ ngay trong trường hợp cần thiết Sau khi được cấp huyện hỗ trợ, cấp xã tổ chức cứu trợ cho đối tượng và thực. .. sách xã hội của Nhà nước đã có sự xã hội hoá nhưng chưa thu hút được đông đảo nhân dân tham gia nên nguồn kinh phí vẫn dựa vào ngân sách Nhà nước là chính (Việc thực hiện giúp đỡ các đối tượng xã hội còn mang nặng tính bình quân chủ nghĩa và chủ yếu là cứu trợ đột xuất mặc dù đã có các 30 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang chương trình quốc gia giúp đỡ các đối tượng xã. .. trường Đại Học Lao động Xã hội, cháu đến để liên hệ thực tập ạ - Cô Duyên: Cháu có giấy giới thiệu của trường không? - SV: Dạ cháu có, cháu gửi cô Sau khi đọc kỹ tờ giấy giới thiệu cô quay sang hỏi tôi - Cô Duyên: Thế cháu muốn xin vào phòng ban nào thực tập 32 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang Tôi lo lắng và bối rối không biết vào phòng nào để thực tập vì trước khi đi... Trưởng phòng Bảo trợ xã hội 3.854.078 10 Nông Văn Ngay Trưởng phòng Người có công 3.853.531 3.854.030 11 Lương Thị Cúc Trưởng phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội 12 Hoàng Văn Thượng Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội 3.853.752 13 Riêu Thị Ngân Quản lý Dạy nghề 3.853.806 Trưởng phòng 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang 3 Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức... tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật - Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật - Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo. .. với 14.182 hộ thoát nghèo đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 38,06% đầu năm 2011 xuống còn 24,97% cuối năm 2013 25 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang Số liệu hộ nghèo tỉnh Cao Bằng tính đến ngày 31/12/2013 (Theo Báo cáo số 1505/BC-SLĐTBXH về kết quả thực hiện công tác Bảo trợ xã hội năm 2013) STT Huyện/thành phố Tổng số hộ dân Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % 1 . 41 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang Phụ lục 1 63 Danh mục từ viết tắt 65 Danh mục tài liệu tham khảo 66 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện:. sự góp ý, chỉ dẫn của thầy cô để Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trương Thị Vân Trang NỘI. suốt quá trình thực tập. Dù đã rất cố gắng và tâm huyết, nhưng do kiến thức của bản thân còn chưa thực sự chuyên sâu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp không

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

  • Phần 1: Khái quát đặc điểm tình hình chung ở Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng.

    • I. Khái quát đặc điểm tình hình chung tỉnh Cao Bằng.

      • 1. Điều kiện tự nhiên.

      • 2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội.

      • II. Đặc điểm Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng, phòng Bảo trợ Xã hội.

        • 2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy.

        • 3. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động phòng Bảo trợ Xã hội.

        • 4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật.

        • 5. Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức ở phòng Bảo trợ Xã hội.

        • 6. Các cơ quan, đơn vị tài trợ trong quá trình thực hiện An sinh xã hội và Công tác xã hội.

        • III. Thuận lợi, khó khăn.

        • Phần 2: Thực trạng kết quả hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp xã hội.

          • 1. Quy trình xét duyệt trợ cấp thường xuyên.

          • 2. Quy trình xét duyệt trợ cấp đột xuất.

          • 1. Theo quy định của Nhà nước..

          • 2. Tình hình thực hiện quy định của Sở LĐTB&XH

          • 1. Mô hình chăm sóc và trợ giúp tập trung của Nhà nước.

          • 2. Mô hình hoạt động trợ giúp tại cộng đồng.

          • V. Nguồn lực thực hiện

          • 1. Ngân sách nhà nước.

          • 2. Ngân sách từ cộng đồng.

          • Phần 3: Vận dụng thái độ kỹ năng CTXH trong giao tiếp và trợ giúp đối tượng tại Sở LDTB&XH tỉnh Cao Bằng.

            • 1. Phúc trình 1. Buổi đầu tiên liên hệ thực tập – Gặp cô Nông Thị Duyên Chánh văn phòng Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan