Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dịch vu vận tải và thương mại

77 356 0
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dịch vu vận tải và thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy MỤC LỤC SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ STT Số hiệu bảng Tên sơ đồ, bảng Trang 1 Bảng 2.1 Phân tích cơ cấu tài sản từ năm 2009 - 2011 50 2 Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn từ năm 2009 - 2011 53 3 Bảng 2.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn từ năm 2009 đến năm 2011 55 4 Bảng 2.4 phân tích báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2009 - 2011 57 5 Bảng 2.5 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ năm 2009 đến năm 2011 60 6 Bảng 2.6 Đánh giá tính tự chủ trong hoạt động tài chính từ năm 2009 đến năm 2011 63 7 Bảng 2.7 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán từ năm 2009 đến năm 2011 65 8 Bảng 2.8 Đánh giá khái quát khả năng sinh lời từ năm 2009 đến năm 2011 67 9 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại 41 10 Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 44 SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Để đứng vững trên thị trường, để có các quyết định kinh doanh đúng đắn, các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư phải sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau trong đó thông tin từ Báo cáo tài chính được xem là quan trọng hơn cả. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính tóan mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tựơng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tícha và dự đoán trước mức độ thành công của kết quả kinh doanh. Qua kết quả của việc phân tích báo cáo tài chính cho thấy được hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh thông qua việc phân tích báo cáo tài chính. Xuất phát từ thực trạng trên, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dịch vu vận tải và thương mại”, một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại nói riêng. Kết cấu bài khóa luận gồm 3 chương: Chương I. Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy Chương II. Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại. Chương III. Giải háp về tình hình tài chính của công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại. SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP I. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nguyên tác lập báo cáo tài chính 1. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu lập báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh co hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán vừa là hình thức thể hiện truyền tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế. Hệ thống báo cáo tài chính được lập với mục đích sau: - Tổng hợp và trình bày một cách khái quát, toàn diện tài sản, nguồn vốn,công nợ, tình hình và kết quả hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. - Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạnh tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm báo cáo tài chính trên một giác độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định phù hợp với mục tiêu của mình. - Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chình cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cung như tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. - Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, thuế báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy sát, hướng dẫn,tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kế toán, tài chính của doanh nghiệp. - Với các nhà đầu tư, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng về tài chính,tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro để cân nhắc, lựa chọn, đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. - Với nhà cung cấp, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanh toán, phương thức thanh toán, để từ đó quyết định bán hàng cho doanh nghiệp nữa hay thôi hoặc cần áp dụng phương pháp thanh toán nào cho hợp lý. - Với khách hàng, báo cáo tài chính giúp họ có những thông tin về năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ khách hành để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của doanh nghiệp. - Với cổ đông, công nhân viên, báo cáo tài chính, họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính. Để thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, báo cáo tài chính cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây: - Báo cáo tài chính phải được lập chính xác, trung thực, đúng biểu mẫu quy định, có đày đủ chữ ký của những người có liên quan và phải có mẫu xác nhận của cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo. - Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp lập theo quyết định của nhà nước, từ đó người sử dụng có thể so sánh, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Số liệu phản ánh trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, đủ đọ tin cậy và dễ hiểu, đảm bảo thiện tiện cho người sử dụng thông tin tren báo cáo tài chính phải đạt được mục đích của họ. BCTC phải được lập và gửi theo đúng thời hạn quy định. Ngoài ra BCTC còn phải đảm bảo tuân thủ các khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận và ban hành. Có như thế hệ thống BCTC SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy mới thực sự hữu ích, mới đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng để ra các quyết định phù hợp. 2.Nguyên tắc cơ bản lập BCTC Trình bày trung thực: Thông tin được trình bày là trung thực là thông tin được phản ánh đúng với bản chất của nó, không bị bóp méo hay xiên tạc dù là vô tình hay cố ý. Người sử dụng thông tin luôn đòi hỏi thông tin phải trung thực để họ đưa ra được những quyết định đúng đắn. Do vậy, xuất phát từ mục đích cung cấp thông tin cho người sử dụng thì nguyên tắc đầu tiên của việc lập BCTC là phải trình bày trung thực. - Kinh doanh liên tục: Khi lập BCTC doanh nghiệp phải đánh giá khả năng kinh doanh liên tục và căn cứ vào đó để lập. Tuy nhiên, trường hợp nhận biết được những dấu hiệu của sự phá sản, giải thể hoặc giảm phần lớn quy mô hoạt động của doanh nghiệp hoặc có những nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất kinh doanh nhưng việc áp dụng nguyên tắc kinh doanh liên tục vẫn cần phù hợp thì cần diễn giải cụ thể. - Nguyên tắc dồn tích: Các BCTC ( trừ BCLCTT) phải được lập theo nguyên tắc dồn tích. Theo nguyên tắc này thì tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản thu nhập và chí phí được ghi sổ khi phát sinh và được thể hiện trên các BCTC ở các niên độ kế toán mà chúng có liên quan. - Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán: chính sách kế toán là những nguyên tắc, cơ sở, điều ước, quy định và thông lệ được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày BCTC. Cần lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và phải được Bộ Tài Chính chấp nhận. Khi đã lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán phù hợp, BCTC phải được lập và trình bày theo những nguyên tắc của chế độ kế toán đó. - Nguyên tắc trọng yếu và sự hợp nhất : Trọng yếu là khái niệm về độ lớn và bản chất của thông tin mà trong trường hợp nếu bỏ các thông tin này để xét đoán thì có thể dẫn đến các quyết định sai lầm. Do vậy, nguyên tắc này đồi hỏi những thông tin trọng yếu riêng lẻ không được xác nhập với những thông tin khác mà phải trình bày riêng biệt. Ngược lại những thông tin đơn lẻ không trọng yếu, có thể tổng hợp được thì cần được phản ánh dưới dạng thông tin tổng quát. SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy - Nguyên tắc bù trừ: theo nguyên tắc này thi lập các BCTC không được phép bù trừ giữa các tài sản và các khoản công nợ, giữa thu nhập với chi phí. Trong trường hợp vẫn tiến hành bù trừ giữa các khoản nay thì phải dựa trên cơ sơ trọng yếu và phải diễn giải trong TNBCTC - Nguyên tắc nhất quán: để đảm bảo tính thống nhất và khả năng so sánh được của các thông tin trên BCTC thi việc trình bày và phân bổ các khoản mục trên BCTC phải quán triệt nguyên tắc nhất quán giũa các niên độ kế toán. Nếu thay đỏi phai có thông báo trước và phải trình bày trong TMBCTC. Trong quá trình lập hệ thống BCTC phải đảm bảo thực hiện đồng thời các nguyên tắc trên vì chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, làm cơ sơ để các BCTC cung cấp được những thông tin tin cậy, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với yêu cầu của người sử dụng trong việc ra quyết định. 3.Các công việc kế toán phải làm trước khi lập báo cáo tài chính Để xác lập được các BCTC trước hết phải có đầy đủ các cơ sở dữ liệu phản ánh chính sác, trung thực, khách quan các sự kiện và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Các số liệu này được phản ánh kịp thời trên các chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và sổ kế toán. Vì thế, trước khi lập BCTC ta phải thực hiện các công việc sau: - Phản ánh tất cả các chứng từ kế toán hợp pháp vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết liên quan. - Đôn đốc, giám sát và thực hiện và thực hiện việc kiểm kê đánh giá lại tài sản,tính chênh lêch tỷ giá ngoại tệ phản ánh kết quả đó vào sổ kế toán có liên quan trước khi khóa sổ kế toán. - Đối chiếu, xác minh công nợ phải thu, công nợ phải trả, đánh giá nợ phải thu khó đòi,trính lập và hoàn nhập các khoản dự phong - Đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, giữa các sổ tổng hợp với nhau, đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với thực tế kiểm kê, khóa sổ kế toán và tính số dư các tài khoản. - Chuẩn bị các mẫu biểu BCTC để sẵn sàng cho việc lập BCTC II. Khái quát hệ thống BCTC và sử dụng trong doanh nghiệp 1. Hệ thống mẫu biểu BCTC SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy Báo cáo tài chính thường được trình bày theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quy định. Để đảm bảo yêu cầu chính xác, hợp lý các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày theo quy định của Bộ Tài Chính. - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01) Bảng cân đối kế toán là một trong số các báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tài sản , nguồn vốn và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Kết cấu, nội dung và các chỉ tiêu phản ánh trên bảng cân đối kế toán theo quy định mẫu của Bộ Tài Chính. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong số các báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động. Kết cấu, nội dung và các chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định mẫu của Bộ Tài Chính. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp nhằm phản ánh dòng tiền lưu chuyển trong kỳ, để nhà quản trị đưa ra các quyết định tài chính cho kỳ tới. Kết cấu, nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ áp dụng trong các doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài Chính. - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09) Thuyết minh báo cáo tài chính là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp nhằm giải trình và bổ sung thêm các chỉ tiêu mà trên BCTC khác chưa thể hiện hoặc chưa thể hiện đầy đủ. Kết cấu, nội dung và các chỉ tiêu phản ánh trên thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định mẫu của Bộ Tài Chính. 2. Trách nhiệm,thời hạn lập và gửi BCTC Tất cả các doanh nghiệp phải lập và gửi BCTC theo đúng các quy định và chế độ BCTC doanh nghiệp hiện hành. Riêng báo cáo LCTT tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. BCTC của các doanh nghiệp phải lập và gửi vào cuối quí để phản ánh tình hình tài chính quí đó và cuối năm tài chính cho các cơ quan quản lí Nhà SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy Nước và cho doanh nghiệp cấp trên theo quy định. Trường hợp có công ty con thì phải gửi kèm bản sao BCTC cùng quí cùng năm của công ty con. * Nơi nhận BCTC: Cục thống kê, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư ( nếu có vốn đầu tư nước ngoài). Trong trường hợp có các văn bản và pháp lý cao hơn quy định thì doanh nghiệp phải thực hiện. * Thời hạn lập BCTC: BCTC quí được gửi chậm nhất là 15 ngày kết thúc quí và BCTC năm được gửi chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. III. Nội dung, kết cấu và phương pháp lập BCTC 1. Bảng cân đối kế toán 1.1. Bản chất và ý nghĩa của bảng CĐKT Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp như cơ cấu tài sản, năng lực hoạt động của tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh toán các khoản nợ … 1.2. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán Khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính, nhưng không được áp dụng “Nguyên tắc bù trừ”. Trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau: Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì tài sản và nợ phải được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 8 [...]... hạn tại thời điểm báo cáo như: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư dài hạn khác … 1 Đầu tư vào công ty con Phản ánh giá trị các khoản đầu tư vào công ty con tại thời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty con” là số dư Nợ của Tài khoản 221 ‘Đầu tư vào công ty con” trên Sổ cái 2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1... Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ báo cáo - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp - Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan - Căn cứ vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm trước - Căn cứ vào tình hình thực tế doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác 4.4 Nội dung và kết cấu của thuyết minh báo cáo tài chính. .. bày thuyết minh bác cáo tài chính Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác nhưng lại... và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần - Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức trong ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch - Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển... thực và hợp lý Bảng thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống Mỗi khoản mục trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 33 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính 4.3 Cơ sở lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính. .. trị khoản đầu tư vào coogn ty liên két và vốn góp liên doanh dưới hình thức thành lập cở sở kinh doanh đồng kiểm soát tại thời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư vào coogn ty liên kết, liên doanh” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 223 “Đầu tư vào công ty liên kết”, và 222 “Vốn góp liên doanh”, trên Sổ cái V- Tài sản dài hạn khác 1 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Nội dung và phương pháp... hoạt động tài chính được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần được đề cập trong đoạn 19 của Chuẩn mực Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” + Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp Các luồng tiền vào, các luồng tiền ra trong kỳ hoạt động tài chính được... đối kế toán - Phụ lục 1) 2 Báo cáo kết quả kinh doanh 2.1 Bản chất và mục đích của báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình và các kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả hoạt động khác Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp... giá trị tài sản thiếu chờ xử lý và các tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu Tài sản ngăn hạn khác” căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý” trên Sổ cái B - TÀI SẢN DÀI HẠN Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các laoij tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn, tài sản... thu được từ việc mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo số thuần của tiền và tương đương tiền chi trả hoặc thu được từ việc mua và thanh lý + Ngoài việc trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp phải trình bày trong Thuyết minh báo cáo tài chính một cách tổng hợp về cả việc mua và thanh lý các công ty con hoặc các đơn . của phân tích kinh doanh thông qua việc phân tích báo cáo tài chính. Xuất phát từ thực trạng trên, em đã lựa chọn đề tài Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dịch vu vận tải và thương. CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP I. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nguyên tác lập báo cáo tài chính 1. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu lập báo cáo tài chính Báo cáo tài chính. phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp SV: Vũ Thị Hồng - Lớp: 11CTC1 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lưu Phương Thùy Chương II. Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ vận

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan