Nợ xấu trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp

30 570 0
Nợ xấu trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ 3 LỜI MỞ ĐẦU Phần 1 TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1 Các khái niệm về nợ xấu 1.2 Những tác động tiêu cực của nợ xấu 1.3 Sự cần thiết của việc xử lý nợ xấu Phần 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG TCTD VIỆT NAM 2.1 Thực trạng nợ xấu của hệ thống các TCTD 2.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu 2.3 Cần chặn ngay đà tăng của nợ xấu 2.4 Giải pháp xử lý nợ xấu KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích BCTC Báo cáo tài chính DN Doanh nghiệp DPRR Dự phòng rủi ro NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Bảng 1 : Tỷ lệ nợ xấu của một số NH tại thời điểm 30/09/2012 Bảng 2 : Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ cho vay khách hàng của một số NH tại thời điểm 30/09/2012 LỜI MỞ ĐẦU Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng có chiều hướng gia tăng nhanh. Nợ xấu đang được ví von như là “cục máu đông” làm tắc nghẽn “dòng máu” tín dụng trong cơ thể nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Cần phải xác định được thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp xử lý nợ xấu. Chỉ có xử lý tốt nợ xấu mới làm cho tình hình kinh tế nước ta mới trở nên lành mạnh và tăng trưởng. Chính vì lý do đó mà em chọn đề tài: “Nợ xấu trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp”. Trên cơ sở nghiên cứu và phát triển lý luận chung về ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng, nợ xấu. Em sẽ áp dụng vào phân tích tình hình tài chính, thực trạng dư nợ tính dụng, nợ xấu để làm rõ một số tồn tại và có một số kiến nghị, giải pháp góp phần xử lý tình trạng nợ xấu trong các tổ chức tín dụng hiện nay.  Mục tiêu đề tài Đưa ra các giải pháp xử lý tình trạng nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng.  Đối tượng nghiên cứu Bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của các ngân hang thương mại giai đoạn từ năm 2008 đến nay.  Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu, thông tin. Phân tích số liệu và thông tin thu thập được,từ đó rút ra các kết luận về đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài nghiên cứu được kết cấu thành 2 chương bao gồm : Phần 1: Tổng quan về nợ xấu của các tổ chức tín dụng Phần 2: Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống tổ chức tín dung Việt Nam hiện nay 1 Phần 1 TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1 Các khái niệm về nợ xấu 1.1.1 Rủi ro tín dụng Tín dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ có hoàn trả gốc và lãi giữa một bên có vốn và một bên thiếu vốn. Rủi ro tín dụng là tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết vay. Nguyên nhân là từ những tình huống không phát hiện được khi cho vay và phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng. Về bản chất thì rủi ro tín dụng là tình huống mang tính xác suất, không mong muốn của cả hai phía – người cho vay và người vay, mà khi những tình huống đó phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng thì sẽ dẫn đến một kết cục tất yếu là mục tiêu cuối cùng trong giao kết hợp đồng không đạt được như mong muốn. 1.1.2 Phân loại nợ và trích lập dự phòng Theo Thông tư Số: 15/2010/TT-NHNN thì căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, TCTD thực hiện phân loại nợ theo năm nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; 2 - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ nêu trên như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%; b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%; c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%; d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%; đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%. 1.1.3 Nợ xấu Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. 3 Nhóm nợ nghi ngờ mất vốn bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm nợ có khả năng mất vốn bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. 1.2 Những tác động tiêu cực của nợ xấu 1.2.1 Đối với tình hình kinh tế - xã hội Tình trạng nợ xấu có thể làm cho cả nền kinh tế rơi vào tình trạng tắc nghẽn, trì trệ. Dù sức mua suy giảm, hàng tồn kho tăng, lãng phí đầu tư công, tác động của khủng hoảng trên thế giới là những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gây ra khó khăn cho nền kinh tế nhưng nợ xấu là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Đây là một trong những điểm nghẽn lớn nhất tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, làm cho sản xuất, kinh doanh và thị trường gặp khó khăn, DN phải thu hẹp sản xuất, thậm chí nhiều DN bị ngừng hoạt động, phá sản. Nợ xấu nếu không được giải quyết mà cứ tăng lên mỗi ngày sẽ dần dần gây tê liệt nền kinh tế. Hơn nữa nợ xấu kéo dài khiến DN giảm qui mô, cắt giảm lao động, kéo theo là hiện tượng thất nghiệp của công nhân. Nó cũng tạo ra những bất ổn cho xã hội. Nạn thất nghiệp ra tăng, nhu cầu trợ cấp cũng tăng lên, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xã hội. 4 Ngoài tác động đến tình hình kinh tế xã hội trong nước, nợ xấu còn tác động đến tình hình chính trị, quan hệ ngoại giao với nước ngoài. Nợ xấu làm hệ số tín nhiệm của một quốc gia giảm xuống. Các tổ chức xếp hạng quốc tế sẽ đánh giá và xếp loại tín nhiệm NH, tín nhiệm quốc gia. Khi tín nhiệm bị hạ xuống thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ ngoại giao, rất khó để có thể tiếp cận được với các nguồn hộ trợ vay vốn trong tương lai. 1.2.2 Đối với các TCTD Nợ xấu tiếp tục trở thành gánh nặng của nền kinh tế, nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu sẽ rất nguy hiểm không chỉ cho riêng hệ thống NH, mà cho cả nền kinh tế. Bởi nợ xấu đang là rào cản lớn nhất khiến vốn tín dụng NH không đến được với DN. Nợ xấu khiến các TCTD phải gia tăng DPRR. Việc gia tăng nợ xấu sẽ kéo theo việc NH phải tăng cường trích lập DPRR cho các khoản nợ này. Đặc biệt, khi có thêm nhiều thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô, sản xuất kinh doanh của DN chuyển biến tiêu cực, những khoản nợ mới đến hạn nhưng DN không có khả năng trả nợ khiến nợ xấu gia tăng và có xu hướng phải di chuyển lên các nhóm nợ cao hơn, đồng nghĩa với việc NH sẽ phải trích lập dự phòng nhiều hơn. Giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Rủi ro nợ xấu liên quan trực tiếp tới chỉ tiêu lợi nhuận của NH. Với tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, việc trích lập dự phòng khiến lợi nhuận của NH bị suy giảm. Bên cạnh đó, không phải NH nào cũng công bố con số nợ xấu thực tế của đơn vị mình, nợ xấu tiềm ẩn của NH được đánh giá là khá lớn so với con số công bố. Theo đó, số liệu tuyệt đối về lợi nhuận có thể tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tại 1 số NH chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống gia tăng. Nợ xấu sẽ kéo theo rủi ro vỡ thanh khoản, vỡ cơ cấu kỳ hạn của NH trong trường hợp không thu hồi được nợ. Ngoài ra, những NH có tỷ lệ nợ xấu cao cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và danh tiếng, đồng thời, khi những NH này gặp khó khăn nhất định thì khả năng xảy ra đổ vỡ cũng cao hơn những NH khác. Do những mối liên hệ trên thị trường tài chính nói chung và thị trường vay mượn tiền giữa các NH nói riêng, khi bất kỳ một NH nào gặp những rủi ro trên cũng đều có thể ảnh hưởng tới cả hệ thống. 5 Nợ xấu đã tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NH. Tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức thấp khi nợ xấu kéo dài. Bên cạnh việc khó xử lý tài sản đảm bảo nợ vay, điều kiện thị trường đang đối mặt với những khó khăn, hàng tồn kho tăng, làm cho tình hình tài chính của DN đang yếu dần, không còn khả năng trả nợ NH. Hầu hết tài sản đảm bảo cho các khoản vay là bất động sản. Do vậy khi thị trường bất động sản đóng băng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xử lý tài sản đảm bảo. Dẫn đến việc gia tăng nợ xấu và DN khó có thể tiếp cận thêm nguồn vốn mới, khi nợ cũ chưa xử lý xong Những nhân tố đó tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng của thị trường tín dụng. 1.2.3 Đối với DN Nợ xấu kéo dài sẽ làm cho tình hình tài chính của DN gặp rất nhiều khó khăn. DN khó có thể tiếp cận được với các nguồn vốn. Bên cạnh đó thì hàng tồn kho vẫn tiếp tục ra tăng. Do đó sẽ có rất nhiều DN ngừng họat động và giải thể. Đây là một vấn đề rất nguy hiểm, dù trong số này có nhiều dạng như DN dừng đầu tư do trái ngành nghề, ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế vĩ mô, phá sản tự nguyện hoặc trốn thuế, né thuế. Nợ xấu chính là lý do khiến các NH không dám tiếp tục cho vay, dù nguồn vốn có thể đáp ứng được. NH phải thận trọng hơn với các khoản vay để tránh các khoản nợ xấu tiếp theo, dẫn tới hậu quả là các NH có tiền mà không cho vay được, còn nền kinh tế thì vẫn tiếp tục khát vốn. DN thì kiệt quệ chờ vốn. 1.3 Sự cần thiết của việc xử lý nợ xấu Vấn đề nợ xấu chính là một nút thắt lớn của nền kinh tế. Giải quyết được vấn đề này mới có thể khai thông bế tắc cho nền kinh tế, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế. Tất yếu khách quan phải giải quyết vấn đề này. Thứ nhất: Việc giải quyết nợ xấu chậm sẽ dẫn đến tình trạng các bảng cân đối kế toán của các NH vẫn chiếm tỷ lệ nợ xấu cao, đồng nghĩa với việc NH sẽ không thể cho vay và các DN không tiếp cận được vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tiếp theo. 6 Thứ hai: Khi nợ xấu càng kéo dài thì các chi phí bỏ ra về mặt hữu hình và vô hình đối với xử lý nợ xấu càng lớn. Về mặt hữu hình là việc các tài sản cầm cố tại ngân hàng sẽ ngày càng bị hao mòn, hư hỏng, giá trị và giá trị sử dụng sẽ mất dần, nếu nợ xấu được xử lý nhanh thì các tài sản này sẽ được đem ra sử dụng nhanh chóng, tạo nên giá trị và giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Về mặt vô hình khi quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, dẫn tới hệ số tín nhiệm của quốc gia sẽ khó mà duy trì được mức tín nhiệm như hiện nay, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư. Thứ ba: Tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực cho vay bất động sản thương mại và bất động sản dân dụng mặc dù trong các báo cáo là không thật sự lớn, tuy nhiên có thể vì lý do nào đó trong phương án kinh doanh, số tiền cho vay lẽ ra được rót vào các lĩnh vực sản xuất nhưng kỳ thực lại được rót vào bất động sản hoặc lĩnh vực phi sản xuất. Tình trạng bất động sản xuống giá càng làm cho nhu cầu đối với bất động sản giảm mạnh, hàng tồn kho về bất động sản ngày càng tăng lên, các DN bất động sản bắt buộc phải liên tục hạ giá bán nhưng vẫn không thể bán được, quá trình này diễn ra liên tục trong thời gian dài dẫn tới hiện tượng bán tháo, tuột dốc không phanh, khi đã dẫn tới tình trạng bán tháo mà vẫn không có người mua thì số tiền mà các DN bất động sản bán được cũng không thể nào trả được hết nợ gốc cho NH. Thứ tư: Giải quyết nợ xấu nhanh sẽ cải thiện được năng lực tài chính của các NH, năng lực tài chính của các NH tốt thì việc điều hành chính sách tiền tệ mới dễ dàng và hoạt động cung cấp tín dụng cho nền kinh tế mới thực sự tốt. 7 [...]...Phần 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG TCTD VIỆT NAM 2.1 Thực trạng nợ xấu của hệ thống các TCTD 2.1.1 Quy mô nợ xấu của hệ thống các TCTD Bản chất của nợ xấu NH là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài Nợ xấu hiện nay của các TCTD được tích lũy từ trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi... nợ, khoanh nợ cho các đối tượng khách hàng 2.1.2 Chưa có sự thống nhất về con số nợ xấu Mặc dù, quy định hiện hành của Việt Nam về phân loại nợ về cơ bản là phù hợp với nguyên tắc phân loại nợ của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế đánh giá nợ xấu của Việt Nam trên 10% tổng dư nợ tín dụng Chẳng hạn, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng nợ xấu của các... của các TCTD Việt Nam là khoảng 13% tổng dư nợ tín dụng Các tổ chức quốc tế đưa ra kết quả ước đoán nợ xấu toàn hệ thống TCTD có thể dựa vào hệ thống tiêu chí phân loại nợ riêng có hoặc trên kết quả đánh giá của một số NH được chọn mẫu hoặc ngoại suy có tính đến xếp loại tín nhiệm quốc gia Trên thực tế không có chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ Việc sử dụng các hệ thống tiêu chí phân loại nợ khác nhau... giá là giải pháp mang tính cơ bản, vì ngoài vấn đề xử lý nợ xấu nó còn giúp ngăn chặn nợ xấu gia tăng Với tình hình như hiện nay, NHNN nên áp dụng cả hai nhóm giải pháp này một cách song song Việc giải quyết nợ xấu cũng cần được giải quyết càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế 2.4 Giải pháp xử lý nợ xấu 19 Những hệ lụy của nợ xấu đối với hệ thống NH và nền kinh tế là điều... nhóm giải pháp dài hạn, một Công ty mua nợ xấu được lập để giải quyết nợ xấu đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước Tuy nhiên, trong trường hợp ở nước ta, nguồn kinh phí lấy ở đâu để giải quyết được khoản nợ hơn 200 nghìn tỷ là cả một vấn đề và đến nay dường như vẫn chưa có lời giải Trong nhóm này, biện pháp gắn giải quyết nợ xấu với tái cấu trúc NH và tái cấu trúc kinh tế được đánh giá là giải pháp. .. cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng Trong giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân 51% Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ năm 2011 chậm lại đáng kể, đặc biệt là 5 tháng đầu năm 2012 dư nợ tín dụng không tăng nhưng nợ xấu tăng tới 45,5% do tình hình kinh doanh và tài chính của... chẽ, trong khi không ít doanh đầu tư kém hiệu quả Nợ xấu còn do các tác động từ chính sách, lúc nới lỏng, lúc thắt chặt quá mức hay nóng- lạnh đột ngột Do đó, không thể nói nợ xấu hoàn toàn do ngân hàng hay doanh nghiệp Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên Nếu không giải quyết ngay nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng thì hệ thống này sẽ khó tránh khỏi cơn khủng hoảng Nợ xấu của hệ thống các tổ chức. .. Giải quyết nợ xấu bằng giải pháp ngắn hạn sẽ giúp ngăn chặn mức độ khủng hoảng của nợ xấu và áp lực gia tăng nợ xấu Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì việc giải quyết nợ xấu bằng biện pháp này sẽ gồm các giải pháp cụ thể : Thứ nhất là NHNN hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao để bù đắp lượng tiền bị rút ra Thứ hai là sẽ kiểm soát vốn và gia hạn nợ cho các tổ chức này nhằm... 6,59% và cập nhật gần nhất đến tháng 6 là 1,2% Hơn bao giờ hết cần phải có sự phối hợp chặt chẽ cùng hợp lực giải quyết nợ xấu 18 Cần chặn ngay đà tăng của nợ xấu Vấn đề giải quyết nợ xấu đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Đã có nhiều giải pháp về giải quyết nợ xấu đã được đưa ra, nhưng tựu chung lại có thể quy về 2 nhóm, đó là nhóm giải pháp mang tính chất ngắn hạn và nhóm mang tính dài hạn Giải. .. nợ xấu không giống nhau Do có sự khác biệt giữa các hệ thống phân loại nợ và trích lập DPRR, vì vậy khi xác định, đo lường, phân tích, đánh giá nợ xấu phải xem xét, hiểu được hệ thống phân loại nợ và trích lập DPRR được sử dụng Việc so sánh số liệu nợ xấu dựa trên các tiêu chí phân loại nợ khác nhau không có nhiều ý nghĩa và có thể dẫn đến nhận định không hợp lý Mọi sự so sánh nợ xấu phải bảo đảm tính . Tổng quan về nợ xấu của các tổ chức tín dụng Phần 2: Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống tổ chức tín dung Việt Nam hiện nay 1 Phần 1 TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1. tài: Nợ xấu trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp . Trên cơ sở nghiên cứu và phát triển lý luận chung về ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng, nợ xấu. Em. cấp tín dụng cho nền kinh tế mới thực sự tốt. 7 Phần 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG TCTD VIỆT NAM 2.1 Thực trạng nợ xấu của hệ thống các TCTD 2.1.1 Quy mô nợ xấu của hệ

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Phần 1 TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

    • 1.1 Các khái niệm về nợ xấu

      • 1.1.1 Rủi ro tín dụng

      • 1.1.2 Phân loại nợ và trích lập dự phòng

      • 1.1.3 Nợ xấu

      • 1.2 Những tác động tiêu cực của nợ xấu

        • 1.2.1 Đối với tình hình kinh tế - xã hội

        • 1.2.2 Đối với các TCTD

        • 1.2.3 Đối với DN

        • 1.3 Sự cần thiết của việc xử lý nợ xấu

          • Phần 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG TCTD VIỆT NAM

            • 2.1 Thực trạng nợ xấu của hệ thống các TCTD

              • 2.1.1 Quy mô nợ xấu của hệ thống các TCTD

              • 2.1.2 Chưa có sự thống nhất về con số nợ xấu

              • 2.1.3 Một số yếu tố giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các TCTD

              • 2.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu

                • 2.2.1 Nguyên nhân thuộc môi trường kinh doanh

                • 2.2.2 Nguyên nhân từ các TCTD

                • 2.2.3 Nguyên nhân từ phía DN

                • 2.2.4 Cơ chế pháp lý nhà nước

                • 2.3 Cần chặn ngay đà tăng của nợ xấu

                • 2.4 Giải pháp xử lý nợ xấu

                  • 2.4.1 Giải pháp hỗ trợ của chính phủ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan