Hoàn thiện công tác thẩm định đầu tư vay vốn cho dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Nghệ An

116 420 3
Hoàn thiện công tác thẩm định đầu tư vay vốn cho dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh LỜI CAM ĐOAN Sinh viên Võ Hồng Cường. Sinh viên lớp Kinh tế đầu tư 51D. Mã số sinh viên CQ515136 xin cam đoan chuyên đề thực tập “Hoàn thiện công tác thẩm định đầu tư vay vốn cho dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Nghệ An” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hồng Minh, được thực hiện trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV – Chi nhánh Nghệ An và không có sự sao chép các luận văn và chuyên đề của các khóa trước. Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Võ Hồng Cường SV: Võ Hồng Cường Lớp: Kinh tế Đầu tư 51D Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh MỤC LỤC Bảng 1.4: Tình hình thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng BIDV 10 trong ba năm 10 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ I. BẢNG Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Nghệ An qua các năm 2009-2011. Error: Reference source not found Bảng 1.2. Quy mô và chất lượng cho vay của ngân hàng BIDV giai đoạn 2009-2011. .Error: Reference source not found Bảng 1.3: Kết quả thu dịch vụ 2009, 2010 và 2011 Error: Reference source not found Bảng 1.4: Tình hình thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng BIDV trong ba năm Error: Reference source not found Bảng 1.5: Tổng vốn đầu tư cả Dự án Công trình thủy điện Za Hưngnhư sau Error: Reference source not found Bảng 1.6 : Các cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Thủy điện Za Hưng Error: Reference source not found Bảng 1.7 : Tình hình góp vốn của các cổ đông đến thời điểm 31/12/2006 Error: Reference source not found Bảng 1.8 : Kết quả kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Viet bank Error: Reference source not found Bảng 1.9: Sản lượng điện sản xuất và công suất tiêu thụ giai đoạn 2001 – 2005 Error: Reference source not found Bảng 1.10 : Cân đối nhu cầu điện theo phương án phụ tải của EVN Error: Reference source not found Bảng 1.11 : Suất đầu tư của các dự án thủy điện trong thời gian gần đây Error: Reference source not found Bảng 1.12: Báo cáo tài chính Error: Reference source not found SV: Võ Hồng Cường Lớp: Kinh tế Đầu tư 51D Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh Bảng 1.13. Lãi vay trong thời gian xây dựng cơ bản Error: Reference source not found Bảng 1.14: Tổng hợp doanh thu Error: Reference source not found Bảng 1.15.Kết quả kinh doanh Error: Reference source not found Bảng 1.16: Bảng luân chuyển tiền tệ của phương án thực tế. Error: Reference source not found II. SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu Error: Reference source not found Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng BIDV Error: Reference source not found SV: Võ Hồng Cường Lớp: Kinh tế Đầu tư 51D Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh LỜI MỞ ĐẦU Công tác thẩm định dự án đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng trước khi quyết định đầu tư góp vốn hay cho vay vốn. Vì thực tế cho thấy rất nhiều dự án không mang lại hiệu quả dự kiến cả về mặt kinh tế và xã hội. Nhiều dự án đang triển khai phải ngừng thực hiện, hoặc phải thay đổi trên nhiều phương diện đã đưa ngân hàng đầu tư vào con đường bế tắc và có nguy cơ không thu hồi được vốn. Đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng là những dự án thường kéo dài và chưa thể tạo ra ngay các sản phẩm cho xã hội. Nếu không có công tác thẩm định dự án thì dự án sẽ rủi ro rất lớn, gây khó khăn cho nền kinh tế và ngay bản thân hoạt động ngân hàng. Nó có thể tạo ra các áp lực cho nền kinh tế như giá cả, lạm phát, lãi suất…Chính vì vậy, công tác thẩm định dự án đầu tư là một yêu cầu cần thiết đối với các ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV - Chi nhánh Nghệ An nói riêng khi quyết định đầu tư góp vốn hay cho vay vốn. Trong điều kiện các nguồn lực xã hội còn khan hiếm và có hạn như ở nước ta, để đảm bảo được các mục tiêu kinh tế, xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra và nhằm thích ứng với quy trình phát triển kinh tế, với những thay đổi sâu sắc đã và đang diễn ra trên đất nước ta - bối cảnh một nền kinh tế đang thích ứng với cơ chế thị trường trong môi trường cạnh tranh khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO) và xu thế toàn cầu hoá, đòi hỏi phải sử dụng các nguồn lực trên một cách hợp lý mang lại hiệu quả như đã định không, thì chỉ có thể thông qua công tác xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư. Xuất phát từ quan điểm trên, em đã cố gắng nghiên cứu lý luận và thực tiễn và chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn cho dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Nghệ An”. Với mục đích nghiên cứu là hệ thống hóa cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư cùng với việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng thẩm định dự án trong hoạt động đầu tư tại Ngân hàng BIDV để từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện thẩm định dự án trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng BIDV. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp bài viết của em được chia làm hai chương như sau : SV: Võ Hồng Cường Lớp: Kinh tế Đầu tư 51D 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh Chương I: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV – Chi nhánh Nghệ An. Chương II : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV – Chi nhánh Nghệ An. Do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo T.S Nguyễn Hồng Minh và sự giúp đỡ của anh chị cán bộ nhân viên tại Ngân hàng BIDV – chi nhánh Nghệ An đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. SV: Võ Hồng Cường Lớp: Kinh tế Đầu tư 51D 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh CHƯƠNG I THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG BIDV 1.1 Giới thiệu tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng BIDV Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Nghệ An là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, được thành lập ngày 26/05/1957 theo nghị định 233NĐ – TCCB của Bộ Tài Chính với tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Nghệ An. Là một trong 76 chi nhánh cấp I thuộc khối Ngân hàng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Cùng với quá trình thay đổi tên gọi của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Nghệ An cũng có những tên gọi như sau: - Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Nghệ An ( Từ tháng 05/1957) - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Nghệ An ( Từ 12/1981) - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Nghệ An ( Từ 12/1990) - Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Nghệ An ( từ 04/2012) Cùng với toàn hệ thống, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Nghệ An đã mở rộng hoạt động của mình trên nhiều lĩnh vực, thực hiện đa dạng hóa và mở rộng dần các lĩnh vực hoạt động kinh doanh tạo bước phát triển nhanh, mạnh và toàn diện, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực của một Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An với 6 phòng giao dịch, và 4 quỹ tiết kiệm trên địa bàn tỉnh. Trước quá trình hội nhập quốc tế, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Nghệ An đã từng bước ứng dụng công nghệ tin học để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Năm 2011, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Nghệ An đã thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nhằm chuẩn hóa các quy trình về quản trị điều hành nâng cao chất lượng hệ thống sản phẩm tín dụng, thanh toán và bảo lãnh. Đến nay chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Nghệ An đã có 3500 khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân quan hệ tiền gửi, vay vốn, giao dịch thanh SV: Võ Hồng Cường Lớp: Kinh tế Đầu tư 51D 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh toán, trên 18000 khách hàng là cá nhân có giao dịch tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu… 1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của ngân hàng BIDV Chi nhánh NH TMCP ĐT & PT Nghệ An có trụ sở tại 216 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Mô hình tổ chức của Chi nhánh gồm: Hội sở chi nhánh, 4 phòng giao dịch (huyện Diễn Châu, ga Vinh, chợ Vinh, Quán Bánh) và 2 quỹ tiết kiệm (số 3, phường Hà Huy Tập) Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu Tổng số cán bộ nhân viên của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Nghệ An là 173 người, trong đó có 156 người có trình độ đại học và trên đại học tương ứng với 90% có đủ năng lực thực hiện chức năng kinh doanh đa năng theo luật Ngân hàng, pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Tại Hội sở chi nhánh Ngân hàng BIDV Nghệ An có 14 phòng ban và 93 cán bộ nhân viên, được cơ cấu gồm Ban lãnh đạo và 7 phòng nghiệp. Với mô hình tổ chức tại Hội sở làm trung tâm điều hành mọi hoạt động của toàn bộ chi nhánh theo xu thế tập trung toàn diện và vững mạnh. SV: Võ Hồng Cường Lớp: Kinh tế Đầu tư 51D 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh 1.1.3 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV 1.1.3.1 Về hoạt động huy động vốn Ngân hàng là một định chế tài chính hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, đóng vai trò là một trung gian tài chính trong quá trình luân chuyển vốn của nền kinh tế. Vì vậy, nguồn vốn đầu vào là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển của một Ngân hàng. Nguồn vốn đầu vào của các Ngân hàng thương có thể là từ huy động vốn, từ lợi nhuận giữ lại, từ nguồn vốn ban đầu… Tuy nhiên, huy động vốn là nguồn quan trọng nhất trong quá trình tạo nguồn vốn đầu vào cho Ngân hàng, là hình thức Ngân hàng tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, BIDV đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm: đa dạng hóa các sản phẩm tiện ích nhằm tăng cường nguồn vốn huy động từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế, gồm cả phát hành chứng chỉ tiền gửi và chứng khoán nợ dài hạn, tham gia các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng khác cũng như nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ. Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Nghệ An qua các năm 2009-2011 (Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010 - 2009 So sánh 2011 – 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng NV huy động 1544 2015 1989 471 30,5 (26) (13) I.Phân loại theo tiền: 1.NV nội tệ 2.NV ngoại tệ 1289 255 1707 308 1731 258 418 53 32 20,7 24 (50) 1,4 (16,2) II.Phân theo kỳ hạn: 1.TG có KH < 12 tháng 2.TG có KH > 12 tháng 1243 301 1402 613 1357 132 159 312 12,8 103.7 (45) 19 (3,2) 3,1 (Nguồn: Báo cáo phân tích tín dụng Chi nhánh NHTMCP ĐT&PT Nghệ An năm 2009,2010,2011) SV: Võ Hồng Cường Lớp: Kinh tế Đầu tư 51D 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh Qua bảng trên ta thấy: Năm 2010 nguồn vốn huy động cuối kỳ Chi nhánh đạt 2015 tỷ đồng, tăng 471 tương đương 30,5% so với 31/12/2009. Nhưng đến năm 2011 thì nguồn vốn huy động đã giảm xuống còn 1989 tỷ đồng, giảm 26 tỷ (tương đương với giảm 1,3%) so với năm 2010, điều này có thể do tình hình kinh tế khó khăn và khủng hoảng tài chính năm 2011 nên nguồn vốn huy động bị ảnh hưởng. Tuy nhiên việc sụt giảm này không quá lớn. Nhìn chung thì có thể thấy rõ sự tăng trưởng về nguồn vốn huy động. Sự tăng trưởng nhanh và mạnh này có từ sự tăng trưởng nhanh và mạnh của tất cả các loại nguồn vốn như: Tiền gửi các tổ chức kinh tế và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm và các nguồn vốn khác. Điều này được thể hiện rõ qua bảng trên. Qua số liệu của 3 năm 2009, 2010, 2011 ta thấy chi nhánh đã có những nỗ lực trong việc thực hiện huy động vốn. Tốc độ tăng của nguồn vốn nội tệ mạnh hơn so với nguồn vốn ngoại tệ. Nguồn vốn đồng nội tệ tăng lên rất nhiều. Những số liệu trên đã thể hiện sự dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh theo hướng càng ngày càng tích cực: tăng nguồn vốn trung dài hạn để đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn, chuyển dịch cơ cấu loại tiền và tăng nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư để đảm bảo sự ổn định của nguồn vốn. Đó là những kết quả tích cực trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Phương thức huy động vốn này là nghiệp vụ truyền thống của các NHTM Việt Nam, nguồn vốn này thường chiếm một tỉ trọng lớn và BIDV – Chi nhánh Nghệ An cũng đặc biệt quan tâm đến việc tăng tỉ trọng của nguồn vốn này. 1.1.3.2 Hoạt động tín dụng Huy động vốn là điều kiện cần để hoạt động kinh doanh, còn hoạt động sử dụng vốn lại đem lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động cho vay nên năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, Chi nhánh vẫn nỗ lực hết mình có nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô và chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Điều này thể hiện rõ trong bảng sau: SV: Võ Hồng Cường Lớp: Kinh tế Đầu tư 51D 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hồng Minh Bảng 1.2. Quy mô và chất lượng cho vay của ngân hàng BIDV giai đoạn 2009-2011 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010 - 2009 So sánh 2011 - 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1602 2296 2358 694 43,32 62 2,7 I Phân theo loại tiền 1 DN nội tệ 2 DN ngoại tệ 1312 290 1875 421 1882 476 563 131 42,91 45,17 7 55 0,37 13,06 II Phân theo kỳ hạn 1.DN ngắn hạn 2.DN trung hạn 3.DN dài hạn 231 1121 250 432 1316 548 467 1327 564 201 195 298 87,01 17,40 119,20 35 11 16 8,1 0,84 2,92 III Phân theo thành phần KT 1 DN NN 2 DN NQD 3 Cho vay khác 889 464 249 1215 647 434 1231 661 466 326 183 185 36,67 39,44 74,30 16 14 32 1,32 2,16 7,37 IV Phân theo ngành Kinh tế 1 Công Nghiệp 2 Nông Nghiệp 3 TM DV 1239 50 313 1774 65 457 1823 74 461 535 15 144 43,18 30,00 46,01 49 9 4 2,76 13,85 0,88 (Nguồn: Báo cáo phân tích tín dụng Chi nhánh NHTMCP ĐT&PT Nghệ An năm 2009,2010,2011) Từ khi thành lập đến nay, hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với các doanh nghiệp luôn coi trọng, đầu tư cho các doanh nghiệp xây dựng, thương nghiệp, sản xuất, và phân phối điện nước, công nghiệp chế biến Qua bảng trên ta có thể thấy hoạt động cho vay của BIDV Nghệ An có sự gia tăng qua các năm 2009-2011. Số dư nợ năm 2010 là 2296 tỷ đồng, tăng 43,32% so với năm 2009. Năm 2011 là một năm khá khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và BIDV Nghệ An nói riêng, nhưng Chi nhánh cũng đã cố gắng đạt được số dư nợ là 2358 tỷ đồng, vẫn tăng hơn 62 tỷ đồng so với năm 2010(tương đương với 2,7% so với năm 2010.) SV: Võ Hồng Cường Lớp: Kinh tế Đầu tư 51D 7 [...]... Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng BIDV 1.2.1 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng BIDV trong thời gian qua Có thể nhận xét tình hình công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng BIDV qua bảng sau: Bảng 1.4: Tình hình thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng BIDV trong ba năm Chỉ tiêu Dự án xin vay vốn Tổng số tiền Tổng số dự án Dự án được chấp... dự án lẫn số tiền cho vay đều tăng qua các năm.Trong năm 2010, Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV đã thẩm định 95 dự án, chấp nhận 78 dự án để cho vay, chi m 82,1% số dự án được thẩm định Sang năm 2011 thì cùng với sự tăng trưởng của quy mô vốn cũng như mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng, ngân hàng đã thẩm định tổng cộng 134 dự án, trong đó đồng ý tài trợ cho 117 dự án, chi m 87,3% số dự án được thẩm. .. của dự án và hồ sơ vay vốn Danh mục hồ sơ quan trọng của dự án • Thuyết minh- Dự án đầu tư, thiết kế cơ sở • Các phụ lục thuyết minh – Dự án đầu tư, thiết kế cơ sở • Các bản vẽ - Dự án đầu tư, thiết kế cơ sở • Báo cáo thẩm định của công ty tư vấn xây dựng • Quyết định của ủy ban nhân dân đồng ý về chủ trương xây dựng dự án thủy điện • Quyết định của Bộ Công Nghiệp thống nhất cho triển khai dự án • Công. .. án thủy điện 1.2.6.3.5 Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của Dự án Dựa vào những thông tin của dự án cán bộ thẩm định xem dự án thuộc vào dự án thủy điện lớn, vừa hay nhỏ (Khái niệm dự án điện nhỏ được dùng với các công trình thủy điện có công suất đến 10 MW) Hiện nay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV dựa vào tổng quy hoạch VI để đánh giá thi trường tiêu thụ của sản phẩm của dự án. .. phí khác, Dự phòng, Lãi vay trong thời gian xây dựng, Thuế VAT cũng là những chi phí được cán bộ thẩm định xem xét Trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng cũng đánh giá tỷ trọng của các chi phí này trong tổng vốn đầu tư Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư tự có trong tổng số vốn đầu tư b Suất vốn đầu tư Có nhiều khái niệm khác nhau về suất vốn đầu tư: • Suất vốn đầu tư trung bình tính cho một đơn vị công suất... Hoạt động thanh toán Các hoạt động thanh toán vốn tại Chi nhánh NH TMCP ĐT&PT Nghệ An bao gồm các hệ thống chủ yếu sau: Hệ thống thanh toán bù trừ, Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (ĐTLNH), Hệ thống thanh toán song phương Số lượng cũng như doanh số thanh toán trong nước tại chi nhánh trong thời gian qua ngày một tăng mạnh, tổng số thanh toán năm 2010 đạt... Những dự án đưa đến Ngân hàng BIDV xin vay vốn đã bị loại bỏ khá nhiều với những lý do khác nhau, có thể do doanh nghiệp hoặc bản thân dự án có vấn đề khó khăn nên không được ngân hàng chấp nhận cho vay Có những dự án bị từ chối cho vay ngay khi xin vay ở Chi nhánh, có dự án thì khi đưa đến phòng thẩm định của ngân hàng mới bị từ chối, điều này có thể thấy công tác thẩm định được phối hợp xét duyệt từ Chi. .. dự án được tốt hơn Đồng thời giúp chủ đầu tư hoàn thiện hơn nội dung của dự án SV: Võ Hồng Cường 11 Lớp: Kinh tế Đầu tư 51D Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hồng Minh 1.2.3 Đặc điểm các dự án thủy điện trong mối quan hệ với công tác thẩm định tại BIDV – Chi nhánh Nghệ An Các dự án thủy điện có những đặc trưng riêng và đây là một lĩnh vực quan trọng quốc gia Đồng thời cũng là một trong những dự án. .. văn phê duyệt dự án đầu tư công trình thủy điện • Công văn kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của dự án thủy điện • Công văn về vị trí xây dựng dự án • Quyết định thành lập hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng công trình xây dựng • Công văn về đấu nối và giải phóng mặt bằng thủy điện • Hợp đồng kinh tế cung cấp thiết bị cho nhà máy thủy điện • Công văn đấu nối nhà máy thủy điện vào lưới điện SV: Võ... này nên cán bộ thẩm định có thể so sánh về quy mô vốn cho dự án với các dự án khác đã được thẩm định tại ngân hàng để bước đầu xác định tính trực quan cho dự án • Thời gian xây dựng, vận hành của dự án thường rất dài Thời gian xây dựng kéo dài từ 7- 15 năm Những NMTĐ lớn có thể phải xây dựng vài chục năm NMTĐ Hòa Bình được khởi công xây dựng năm 1979, sau 9 năm mới đưa vào vận hành tổ máy đầu tiên . Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn cho dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Nghệ An . Với mục đích nghiên cứu là hệ thống hóa cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư. điện tại ngân hàng BIDV – Chi nhánh Nghệ An. Chương II : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV – Chi nhánh Nghệ An. Do sự. trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng BIDV. 1.2.1 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng BIDV trong thời gian qua Có thể nhận xét tình hình công tác

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan