Kiến thức cơ bản về điện trở

10 2.1K 30
Kiến thức cơ bản về điện trở

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu này sẽ giúp cho các bạn tìm hiểu những kiến thức chi tiết về linh kiện cơ bản nhất trong điện tử là điện trở. Tài liệu gồm các nội dung là giới thiệu tổng quan về chức năng , ứng dụng cơ bản của điện trở trong mạch điện tử; phân loại điện trở , cách đọc giá trị điện trở từ các vạch màu trên thân. Tìm hiểu sơ lược về biến trở . Có các ví dụ thực nghiệm về ứng dụng của điện trở trong các mạch điện tử ...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ MÔN : NHẬP MÔN NGÀNH ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG  BÁO CÁO CHUYÊN MÔN ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỆN TRỞ VÀ GIÁ TRỊ ĐIỆN TRỞ Giáo viên hướng dẫn: Ths. PHẠM BẠCH DƯƠNG GV. DƯƠNG THỊ CẨM TÚ Sinh viên thực hiện: LÊ TRUNG THẮNG MSSV 12141658 Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐỨC LƯƠNG MSSV 12141131 Sinh viên thực hiện: PHẠM TRẦN HOÀI THIỆN MSSV 12141663 Sinh viên thực hiện: PHÙNG LÊ DUY MSSV 12141036 Sinh viên thực hiện: THÁI HOÀI THANH MSSV 12141207 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm về điện trở 1.2 Tầm quan trọng, ý nghĩa của điện trở CHUƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Phân loại điện trở 2.2 Biến trở CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH ĐỌC ĐIỆN TRỞ 3.1 Quy tắc đọc điện trở 3.2 Cách đọc điện trở 4 vạch 3.3 Cách đọc điện trở 5 vạch 3.4 Quy tắc về các vòng màu trên than điện trở CHƯONG 4: THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH 4.1 Thực nghiệm 4.1.1 Mục đích thực nghiệm 4.1.2 Tiến trình thưc nghiệm 4.1.3 Kết quả thực nghiệm 4.2 Phân tích 4.2.1 Nguyên nhân 4.2.2 Khắc phục CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1 Những kết quả đạt được 5.2 Mức độ hoàn thành nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm về điện trở Điện trở là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một vật (kim loại, nước…). Có độ lớn xác định bằng tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn với cường độ dòng điện đi qua vật dẫn đó. Ohm là đơn vị đo điện trở trong hệ đo lường SI. Kí hiệu là R R = Trong đó:  U : điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện (V)  I : cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện (A)  R : điện trở của vật dẫn điện (Ω) Ngoài ra, điện trở của dây dẫn còn phụ thuộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây, được tính theo công thức sau : R = Trong đó :  : điện trở suất phụ thuộc vào chất liệu  L : chiều dài dây dẫn (m)  S : tiết diện dây dẫn ()  R : điện trở (Ω) 1.2 Tầm quan trọng, ý nghĩa của điện trở Điện trở là một linh kiện không thể thiếu trong cuộc sống của con người, nó có mặt hầu hết trong các thiết bị điện tử. Trong mạch điện trở có tác dụng : • Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp. [ công nghệ 12 nhà xuất bản giáo dục ] • Mắt điện trở thành cầu phân áp để có điện áp như ý muốn Trong hệ thống đánh lửa điện trở có tác dụng : • Hạn chế dòng điện đưa vào cuộn sơ cấp khi động cơ đó đã làm việc, do một lý do bất thường nào đó do điện áp tăng lên cũng không gây cháy cuộn sơ cấp bộ pin [tài liệu điện tử ] • Dập tắt bớt tia lửa điện của ma vít đanh lửa tăng tuổi thọ cho ma vít 3 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Phân loại điện trở Theo công suất điện trở được chia thành 3 loại : • Điện trở công suất nhỏ • Điện trở công suất trung bình • Điện trở công suất lớn Tuy nhiên, do ứng dụng thực tế và do cấu tạo riêng của các vật chất tạo nên điện trở nên thông thường điện trở được chia thành hai loại : • Điện trở thường là các loại điện trở có công suất trung bình và nhỏ hay là các điện trở chỉ cho phép các dòng điện nhỏ đi qua • Điện trở công suất lớn là các điện trở dùng trong các mạch điện tử có dòng điện lớn đi qua hay nói cách khác các điện trở này khi mạch hoạt động sẽ tạo ra một lượng nhiệt nănng khá lớn Công suất càng lớn thì kích thước điện trở càng lớn. Trị số điện trở không ảnh hưởng đến kích thước 2.2 Biến trở Biến trở là các thiệt bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý muốn. Chúng có thể được sử dụng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của mạch điện.[tài liệu.vn] Điện trở của thiết bị có thể được thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây dẫn điện trong thiết bị hoặc bằng các tác động khác như nhiệt độ thay đổi, ánh sang hoặc bức xạ điện từ Có những loại biến trở là : biến trở tay quay, biến trở con chạy, biến trở than. [tài liệu.vn] Biến trở than Biến trở con chạy 4 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH ĐỌC ĐIỆN TRỞ *Bảng thông số của các vạch màu có trên thân điện trở Vạch màu Giá trị Nhũ vàng -2 Nhũ bạc -1 Đen 0 Nâu 1 Đỏ 2 Cam 3 Vàng 4 Lục 5 Lam 6 Tím 7 Xám 8 Trắng 9 3.1 Quy tắc đọc điện trở: - Tùy theo mục đích sử dụng mà ta sử dụng điện trở sao cho phù hợp với công việc. Việc xác định giá trị điện trở dựa trên các vạch màu được vẽ trên thân của điện trở. Có 2 loại điện trở chính: [tailieu.vn] · Điện trở 4 vạch · Điện trở 5 vạch - Để đọc được giá trị điện trở, cần phải thuộc trị số của tựng màu trong bảng ở trên. Khi đọc điện trở, ta đọc từ trái sang phải và đọc tuần tự từng vach màu. Do vậy, cần phải xác định chính xác. Có 1 số loại vạch màu chính như sau: · Loại vạch màu trị số: Là các vạch màu thể hiện trị số của điện trở, tùy theo loại điện trở mà các vạch màu trị số khác nhau. Đối với Điện trở 4 vạch được thể hiện ở vạch 1 2; Điện trở 5 vạch được thể hiện ở vạch 1 2 3. · Loại vạch màu số 0: Đây là loại vạch màu thể hiện số lượng số 0. Được tính bằng 10^(trị số màu). [tailieu.vn] · Loại vạch màu sai số: Đây là loại vạch màu thể hiện giá trị sai số của điện trở. Giá trị điện trở = (vạch màu trị số 1 2 3) x10 d (Vạch màu sai số) 3.2 Cách đọc điện trở 4 vạch: - Điện trở 4 vạch bao gồm 2 vạch màu trị số và 1 vạch màu so 0 đứng kề cận nhau, và 1 vạch màu sai số. Để hiểu rõ hơn ta sẽ lấy ví dụ về điện trở 4 vạch. 5 Ví dụ: 1 điện trở 4 vạch có màu lần lượt từ trái sang phải: Đỏ, Tím, Cam, Vàng Kim. Theo quy tắc đọc điện trở, ta sẽ đọc từ trái sang phải và trị số lần lượt là: Đỏ=2; Tím=7; Cam=3; Vàng Kim=5% Như vậy giá trị điện trở sẽ là: 27000 Ohm (5% sai số). Giá trị điện trở 4 vạch=[(Vạch trị số 1)(Vạch trị số 2)]x[10^(Vạch màu số 0)]±(vạch màu sai số) 3.3 Cách đọc điện trở 5 vạch: Tương tự cách đọc điện trở 4 vạch. Chỉ thêm 1 vạch màu trị số (gồm 3 vạch) Ví dụ: + Điện trở 5 vạch có dạng: Nâu, Đen, Đỏ, Vàng, => Giá trị điện trở=1020000 (10%) + Điện trở 5 vạch có dạng: Đỏ, Tím, Vàng, Đỏ, => Giá trị điện trở=274000 (10%) 3.4 Quy tắc về các vòng màu trên thân điện trở: - Vạch số 1 không bao giờ là vòng màu đen -Những trường hợp khác: Vạch số 1 Vạch số 2 Nâu (V:1) Đen(V:0) hoặc Đỏ(V:2) hoặc Tím(V:7) Đỏ(V:2) Cam(V:3) hoặc Trắng(V:9) Cam(V:3) Tím(V:7) Vàng(V:4) Đỏ(V:2) hoặc Lam(V:6) Lục(V:5) Đỏ(V:2) hoặc Xám(V:8) Lam(V:6) Lục(V:5) Tím(V:7) Đỏ(V:2) Xám(V:8) Đỏ(V:2) hoặc Lam(V:6) Trắng(V:9) Nâu(V:1) 6 (V: giá trị vạch số) Khi vạch số 1 là vạch màu Nâu, thì những khả năng vạch cố 2 có thể nhận được là màu Đen hoặc Đỏ hoặc Lục hoặc Xám và chỉ 4 khả năng đó có thể xảy ra đối vời vạch màu số 2 mà thôi Điều này giúp chúng ta có thể xác định một cách chính xác, có căn cứ hơn những vạch màu mà chúng ta nhìn không rõ, hay vì một lý do nào đó mà chưa thể xác định chính xác được màu vạch của một vạch màu ở vị trí vạch màu số 2, khi đã xác định được vạch màu số 1. - Đối với vạch màu thứ 3 (đối với điện trở 4 vòng màu) hay vạch màu thứ 4 điện trở 5 vòng màu) thì chúng có ý nghĩa thể hiện giá trị bậc lũy thừa cơ số 10. Và để có thể xác định đó một cách chính xác và nhanh chóng thì chúng ta có thể áp dụng các quy tắc sau: Vạch màu số 3 (4 vạch màu) hoặc vạch màu số 4 (5 vạch màu) Giá trị thể hiện Đen(V:0) Chục Ohm (4 vạch màu) hoặc Trăm Ohm (5 vạch màu) Nâu(V:1) Trăm Ohm (4 vạch màu) hoặc Nghìn Ohm (Kilo Ohm, 5 vạch màu) Đỏ(V:2) Kilo Ohm (4 vạch màu) hoặc Chục Kilo Ohm(5 vạch màu) Cam(V:3) Chục Kilo Ohm (4 vạch màu) hoặc Trăm Kilo Ohm (Mega Ohm, 5 vạch màu) Vàng(V:4) Trăm Kilo Ohm (4 vạch màu) hoặc Nghìn Kilo Ohm (5 vạch màu) Lục(V:5) Mega Ohm (4 vạch màu) hoặc Chục Mega Ohm (5 vạch màu) 7 CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH 4.1 Thực nghiệm: 4.1.1 Mục đích thực nghiệm: _ Giúp sinh viên hiểu được bản chất, công dụng và tầm quan trọng của điện trở trong cuộc sống _ Giúp sinh viên có kỹ năng nhận biết, phân biệt và xác định được trị số của các loại điện trở _ Đánh giá khả năng tiếp cận phương pháp đọc trị số điện trở của sinh viên, khả năng tìm hiểu quan tâm như thế nào đến vấn đề, từ kết quả thực nghiệm có thể đánh giá được khả năng của từng cá nhân, từ đó tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục 4.1.2 Tiến trình đọc thực nghiệm _ Từ số điện trở mà giáo viên đã giao cho từng nhóm, mỗi nhóm sẽ tiến hành thí nghiệm đọc trị số điện trở, sau đó ghi kết quả và lập thống kê kết quả, từ đó khắc phục những nguyên nhân đọc sai trị số điện trở _ Mỗi thành viên trong nhóm sẽ có thời gian 10 phút để đọc trị số điện trở của 20 con điện trở được lấy bất kỳ trong số điện trở đã đưa, sau đólập bảng thống kê các dữ liệu số điện trở đọc đúng trên 20 điện trở, số điện trở đọc sai trên 20 điện trở, tỉ lệ đọc đúng , tỉ lệ đọc sai 4.1.3 Kết quả thực nghiệm Tên sinh viên Số lần đọc đúng Số lần đọc sai Tỉ lệ đọc đúng (%) Tỉ lệ đọc sai (%) Lê Trung Thắng 9 1 90 10 Nguyễn Đức Lương 8 2 80 20 Phạm Trần Hoài Thiện 8 2 80 20 Phùng Lê Duy 9 1 90 10 Thái Hoài Thanh 10 0 100 0 Tổng kết 44/50 6/50 88 12 4.1.4 Nguyên nhân và hướng khắc phục _ Nguyên nhân: + Chưa nắm vững kiến thức, chưa tìm hiểu sâu về phương pháp xác định đọc trị số điện trở 8 + Trong lúc quan sát các màu trị số điện trở còn chưa kỹ, lẫn lộn giữa các vòng màu + Tinh thần không bình tĩnh trong lúc đọc trị số điện trở + Chưa thuộc bảng thống kê các vạch màu + Vấn đề về mắt _ Khắc phục: + Xem lại cơ sở lý thuyết, phương pháp xác định trị số điện trở, thuộc bảng thông số các vạch màu trên điện trở + Áp dụng chặt chẽ các quy tắt sắp xếp các vạch màu trên điện trở + Quan sát thật kỹ các vạch màu tránh lẫn lộn giữa các vạch màu + Bình tĩnh, tự tin trong lúc làm thí nghiệm 9 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN 5.1 Những kết quả đạt được _ Hoàn thành tất cảcác yêu cầu về cách tiếp cận đối tượng ( điện trở) _ Tiến hành đo trị số điện trở đạt tỉ lệ trên 70% _ Các thành viên có tinh thần tự giác, có ý thức thực hiện chủ đề, tinh thần đoàn kết cao có ý thức trách nhiệm _ Các thành viên nắm được những đặc tính cơ bản của điện trở, xác định được trị số điện trở _ Có phương pháp tiếp cận với những thứ trong quá trình học tập trojg tương lai sẽ sử dụng rất nhiều trong hoat động học tập và nghiên cứu _ Sinh viên yêu nghề, yêu ngành kỹ thuật hơn _ Nâng cao khả năng tìm tòi, tạo kinh nghiệm về việc thực hiện một bài báo cáo 5.2 Mức độ hoàn thành nghiên cứu _ Bước đầu hoàn thành công việc một cách tương đối đầy đủ _ Tự đánh giá khả năng hoàn thành 90% _ Sau nghiên cứu các thành viên đã bước đầu nắm vững được đề tài nghiên cứu, có định hướng về các bước thực hiện một bài báo cáo _ Xác định trị số điện trở có tỉ lệ đúng trên 80% và các thành viên đã biết phân biệt được các loại điện trở TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sách: Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), Công nghệ 12, Nhà xuất bản giáo dục, tái bản tháng 4 năm 2009 [2] URL _ www.laptop.net , Điện trở, www.laptop.net.vn/file/dientu/chuong_5_6.pdf _ Thực hành đọc trị số của điện trở, http://hoiquandtvt.net/index.php/dientro/thc-hanh-s-tr-s-ca-in-tr.html _ Kiến thức cơ bản về điện trở, http://thuvienvatly.com.dowload/12988 _ Cách đọc trị số điện trở, http://tailiau.vn/xem-tai-lieu/cach-doc-tri-so-dien- tro.224741.htlm _ Điện trở, http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/chuong-v-dien-tro.507910.html 10 . điện trở, http://tailiau.vn/xem-tai-lieu/cach-doc-tri-so -dien- tro. 224741.htlm _ Điện trở, http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/chuong-v -dien- tro. 507910.html 10 . định được trị số điện trở _ Có phương pháp tiếp cận với những thứ trong quá trình học tập trojg tương lai sẽ sử dụng rất nhiều trong hoat động học tập và nghiên cứu _ Sinh viên yêu nghề, yêu ngành. www.laptop.net , Điện trở, www.laptop.net.vn/file/dientu/chuong_5_6.pdf _ Thực hành đọc trị số của điện trở, http://hoiquandtvt.net/index.php/dientro/thc-hanh-s-tr-s-ca-in-tr.html _ Kiến thức cơ

Ngày đăng: 17/04/2015, 21:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

  • KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

  • MÔN : NHẬP MÔN NGÀNH ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan