Quy hoạch môi trường nhằm khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ, hải sản huyện Tiên Lãng, Hải Phòng

16 358 0
Quy hoạch môi trường nhằm khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ, hải sản huyện Tiên Lãng, Hải Phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy hoạch môi trường nhằm khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ, hải sản huyện Tiên Lãng, Hải Phòng Hoàng Thị Hồng Liên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận án TS Chuyên ngành: Sinh thái học; Mã số 62 42 60 01 Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn; TS. Phạm Đình Trọng Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học (ĐDSH), nguồn lợi thủy, hải sản tại khu vực nghiên cứu. Đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và con người đến tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái (HST) thuộc địa bàn huyện Tiên Lãng nhằm phát hiện những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới ĐDSH và nguồn lợi thủy, hải sản trong khu vực. Phân tích, so sánh các cơ sở dữ liệu đã có kết hợp với kết quả phân tích ảnh vệ tinh qua các mốc thời gian để đánh giá sự biến đổi về cảnh quan, ĐDSH và chiều hướng diễn thế của các HST trong mối tương quan với các hoạt động kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. Đề xuất một số biện pháp quy hoạch môi trường cho một huyện ven biển nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, khôi phục và phát triển bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản huyện Tiên Lãng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050 Keywords. Sinh thái học; Thủy sản; Hải sản; Phát triển bền vững; Hải Phòng. Content MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Năm 1992, đứng trước những suy thoái môi trường (MT), Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về MT và phát triển, tổ chức tại Rio de Janero đã xác định: phát triển bền vững (sự kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ MT) là mục tiêu nhân loại trong thế kỷ 21. Để đạt được mục tiêu này thì việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp quy hoạch môi trường (QHMT) là một việc làm cấp thiết. Công tác QHMT đã được nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Australia, Tây Ban Nha, Đức, Nhật tiến hành và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên tại Việt Nam chỉ có một số rất ít các tỉnh, thành phố, tiến hành xây dựng QHMT và việc thực hiện theo quy hoạch (QH) còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Hải Phòng là một vùng đất thuộc bờ Tây vịnh Bắc Bộ được xác định từ cửa Vạn - Đầu Bê tới cửa Thái Bình. Với khoảng 125 km bờ biển, 5 cửa sông lớn cùng hơn 2 vạn héc ta bãi bồi ven sông, biển Hải Phòng không chỉ chiếm vị trí quan trọng về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hoá mà còn có tiềm năng trong nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ - hải sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số, do sự phát triển của một số ngành kinh tế, công nghiệp, cũng như do sự khai thác chưa có QH hợp lí nên MT và tiềm năng khai thác nguồn lợi sinh vật của khu vực này đã và đang bị suy thoái một cách đáng kể. Không chỉ có vậy, sự thay đổi của khí hậu và những tai biến MT cũng có những tác động rất lớn tới quá trình khai thác và đánh bắt thuỷ, hải sản của địa phương. Chính vì vậy, việc đánh giá mức độ đa dạng sinh học (ĐDSH), tiềm năng nguồn lợi thủy sản cũng như tìm hiểu các mối quan hệ giữa chúng với nhau nhằm tìm ra các giới hạn trong khai thác, đảm bảo sự phát triển bền vững (PTBV) cũng là một việc làm hết sức cấp thiết. Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu tiến hành tại vùng ven biển Hải Phòng với các nội dung trên song chưa thực sự có một nghiên cứu nào đi sâu vào việc xây dựng một QHMT cho sự phát triển bền vững của các vùng khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản. Chính vì vậy, đề tài luận án đã được tiến hành tại huyện Tiên Lãng, một huyện ven biển của thành phố Hải Phòng với nội dung: “Quy hoạch môi trường nhằm khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ, hải sản huyện Tiên Lãng, Hải Phòng”. Đây là một vùng đồng bằng thấp, nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, được hai con sông lớn bồi đắp là sông Văn Úc và Thái Bình. Địa hình của huyện không mấy bằng phẳng, có nhiều gò bãi xen với các đầm, lạch do bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Ngoài ra còn có các bãi bồi luôn được mở rộng ra phía biển với tốc độ bồi tụ lớn. Tiên Lãng thực sự là một vùng đất có nhiều tiềm năng song chưa ổn định và rất nhạy cảm với những biến động của MT. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn  Ý nghĩa khoa học: - Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề QHMT theo hướng khôi phục và PTBV nguồn lợi thuỷ, hải sản tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. - Cung cấp thêm các dẫn liệu cập nhật về hiện trạng ĐDSH của huyện Tiên Lãng. - Tiến hành phân tích, đánh giá hiện trạng ĐDSH và sự biến động cảnh quan làm cơ sở cho việc phân hạng cảnh quan phục vụ QH và lựa chọn các phương thức, giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý và PTBV nguồn lợi sinh vật vùng cửa sông ven biển Tiên Lãng - Tài liệu tham khảo cho các trường đại học trong quá trình giảng dạy về môi trường và QHMT  Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là cơ sở khoa học để đưa ra các chính sách phù hợp về đầu tư và quản lý cho các loại hình sử dụng lãnh thổ của huyện, đặc biệt là các hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng PTBV. 3. Mục đích nghiên cứu 1. Nghiên cứu hiện trạng ĐDSH và những biến động của HST tại huyện Tiên Lãng 2. Xác định những nguyên nhân làm biến đổi ĐDSH do sự biến đổi cảnh quan trong khu vực, đặc biệt là các nguyên nhân gây tổn thất tài nguyên thủy, hải sản, nguyên nhân gây suy thoái các HST dưới tác động của con người và sử dụng không hợp lý nguồn lợi thủy, hải sản trong huyện 3. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc khôi phục và PTBV nguồn lợi thuỷ, hải sản tại huyện Tiên Lãng, đề xuất QH định hướng và các giải pháp quản lý, bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy, hải sản cho mục đích PTBV. 4. Nội dung nghiên cứu 1. Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng ĐDSH, nguồn lợi thủy, hải sản tại khu vực nghiên cứu. 2. Đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và con người đến tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái thuộc địa bàn huyện Tiên Lãng nhằm phát hiện những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới ĐDSH và nguồn lợi thủy, hải sản trong khu vực. 3. Phân tích, so sánh các cơ sở dữ liệu đã có kết hợp với kết quả phân tích ảnh vệ tinh qua các mốc thời gian để đánh giá sự biến đổi về cảnh quan, ĐDSH và chiều hướng diễn thế của các HST trong mối tương quan với các hoạt động kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. 4. Đề xuất QHMT cho một huyện ven biển nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, khôi phục và PTBV nguồn lợi thủy, hải sản huyện Tiên Lãng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050. 5. Phạm vi nghiên cứu 1. Giới hạn không gian: Khu vực nghiên cứu là toàn bộ huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng nhưng tập trung vào khu vực cửa sông, ven biển. 2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài luận án giới hạn trong các vấn đề: - Tổng hợp, phân tích các tài liệu về điều kiện tự nhiên của huyện ven biển Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ĐDSH của huyện ven biển Tiên Lãng. - Nghiên cứu, phân tích những nhân tố tự nhiên và nhân tác tác động tới chất lượng MT, ĐDSH và nguồn lợi sinh vật tại khu vực nghiên cứu. - Định hướng QHMT theo hướng PTBV cho huyện Tiên Lãng dựa trên quan điểm sinh thái học. 5. Những điểm mới của luận án - Cung cấp các dẫn liệu cập nhật về hiện trạng ĐDSH tại khu vực nghiên cứu. - Thành lập bản đồ thảm thực vật, bản đồ phân bố các HST, bản đồ biến đổi đường bờ và bản đồ sinh thái cảnh quan cho huyện ven biển Tiên Lãng. - Là công trình đầu tiên xây dựng QHMT cho mục đích khôi phục và PTBV nguồn lợi thủy, hải sản tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Berliant A.M. (2004), Phương pháp nghiên cứu bằng bản đồ, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2. Ban chuẩn bị dự án tuyến đê quai lấn biển Tiên Lãng (2011), Dự án: “Đầu tư xây dựng tuyến đê quai lấn biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”, Tài liệu lưu trữ tại Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng. 3. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, NXB Thống kê. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam (Phần I. Động vật), NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. 5.Bộ tài nguyên và môi trường (2003), Đánh giá các mô hình kinh tế chủ yếu ở vùng biển Nghĩa Hưng và đề xuất xây dựng mô hình bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng, Hà Nội. 6.Cục thống kê Hải Phòng – Phòng thống kê huyện Tiên Lãng (1993 – 2011), Niên giám thống kê huyện Tiên Lãng hàng năm từ 1993 đến 2011, Hải Phòng. 7.Lưu Văn Diệu (1990), Đặc điểm chế độ thuỷ hoá vùng biển ven bờ Hải Phòng, Tài nguyên và môi trường biển (Tóm tắt các công trình nghiên cứu 1985 - 1990) Tập I, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 83 - 87 . 8.Nguyễn Thùy Dương (2009), Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển Thái Bình, Định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. 9.Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2005), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Lưu Đức Hải, Phạm Thị Việt Anh, Nguyễn Thị Hoàng Liên, Vũ Quyết Thắng (2006), Cẩm nang quản lý môi trường, NXB Giáo dục. 11. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên , bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam Tập II và III, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Hiền (2005), Bản đồ phân loại khí hậu thành phố Hải Phòng phục vụ đánh giá mức độ nhạy cảm của các hệ sinh thái đối với các tai biến môi trường (bão, tràn dầu, ô nhiễm…), Báo cáo lưu tại Viện địa lý – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam. 14. Nguyễn Thị Phương Hoa (2001), Một số đặc trưng môi trường địa chất liên quan đến việc xác định tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ven bờ Tiên Lãng, Tài liệu lưu trữ tại viện Tài nguyên và Môi trường biển. 15. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Thạch (1997), “Tai biến môi trường vùng bờ biển Hải Phòng - Cát Bà - Hạ Long”, Kỷ yếu hội thảo về tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam, Hải Phòng, tr. 22 - 31. 16. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2007), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 17. Nguyễn Chu Hồi (2005), Cơ sở tài nguyên và môi trường biển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 18. Phan Nguyên Hồng (1999), “Xây dựng chiến lược quản lý và bảo vệ đất ngập nước vùng cửa sông ven biển Việt Nam”, Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường đất ngập nước cửa sông ven biển, Hà Nội, tr.7-19. 19. Nguyễn Xuân Huấn, Đoàn Hương Mai, Hoàng Thị Hồng Liên (2004), “Thành phần loài cá vùng cửa sông Bạch Đằng, Quảng Ninh”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 121-122. 20. Nguyễn Xuân Huấn, Hoàng Thị Hồng Liên, Thạch Mai Hoàng, Hoàng Trung Thành, Trần Minh Khoa (2004), “Dẫn liệu ban đầu về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản vùng đất ngập nước ven biển huyện Tiên Lãng, Hải Phòng”, Tạp chí khoa học Tập XX (2), tr. 16 – 21. 21. Nguyễn Xuân Huấn (2004 - 2005), “Nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình nhằm định hướng bảo tồn và phát triển bền vững”, Đề tài NCCB 61.21.04, Hà Nội. 22. Lăng Văn Kẻn (1997), “Tiềm năng nguồn lợi sinh vật vùng Hải Phòng - Cát Bà - Hạ Long”, Kỷ yếu hội thảo về tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam, Hải Phòng, tr. 52 - 65. 23. Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2001), Chiến lược và chính sách môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 24. Trần Đình Lân, Nguyễn Đức Cự (1994), “Biến động đất bồi ven biển vùng cửa sông Thái Bình”, Tài nguyên và môi trường biển (Tuyển tập các công trình nghiên cứu 1991 - 1993) Tập II, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 38 – 41 25. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 26. Vũ Tự Lập (1978), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 27. Hoàng Thị Hồng Liên, Đinh Thị Trà My, Nguyễn Hữu Nhân (2007), “Thực trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản các xã ven biển huyện Tiên Lãng, Hải Phòng và đề xuất định hướng quy hoạch”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 522 – 525. 28. Nguyễn Xuân Lý, Nguyễn Chu Hồi, Đặng Khánh (2005), “Tổng quan về chiến lược bảo vệ môi trường ngành thủy sản đến năm 2020”, Kỷ yếu hội thảo toàn quốc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản – Hải Phòng 14-15/01/2005, Hải Phòng, tr. 41 - 52. 29. Đoàn Hương Mai (2008), “Quy hoạch sinh thái học để phát triển bền vững đa dạng sinh học và các hệ sinh thái cho một huyện miền núi (ví dụ: huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình”, Luận án tiến sĩ sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. 30. Nguyễn Thị Mai (2012), Nghiên cứu quy hoạch sinh thái lưu vực sông Đa Dâng thuộc thượng nguồn sông Đồng Nai - Bước đầu ứng dụng hệ hỗ trợ quyết định, Luận án tiến sĩ sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. 31. Phạm Trọng Mạnh (1996), “Quy hoạch đô thị với việc tiếp cận hệ thống tin địa lý GIS ở Việt Nam”, Luận án phó tiến sĩ Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội. 32. Lê Quang Minh, Lê Hoàng Việt, Lê Anh Tuấn (2008), Bài giảng “Quy hoạch môi trường”, Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Đại học Cần Thơ. 33. Nguyễn Duy Nam , Phạm Thược (1999), Nghiên cứu xác định luận cứ và đề xuất hệ thống các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vùng ven biển Hải Phòng, Tài liệu lưu trữ tại chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải Phòng. 34. Nguyễn Hữu Nhân, Trần Văn Thụy, Nguyễn Xuân Huấn, Bùi Liên Phương, Phạm Thùy Linh (2007), “Đặc điểm sinh thái cảnh quan huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng và phương hướng phát triển bền vững, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 545 – 548. 35. Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Xuân Huấn,Trần Văn Thụy, Nguyễn Văn Vịnh, Lê Thu Hà, Đoàn Hương Mai, Hoàng Trung Thành, Thạch Mai Hoàng, Nguyễn Thị Lan Anh (2007 - 2009), “Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học nhằm quy hoạch định hướng khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi thủy, hải sản vùng cửa sông ven biển huyện Tiên Lãng, Hải Phòng , Đề tài QG – 07 – 13, Hà Nội. 36. Trần Ngọc Ninh, Trần Văn Thụy (1995), “Góp phần quy hoạch tổng thể huyện Bắc Bình (Tỉnh Bình Thuận) 1995 – 2010, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Trung tâm KHTN & CN Quốc gia, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 590 – 596. 37. Trần Ngọc Ninh (1998), “Quy hoạch tổng thể trên cơ sở sinh thái, tài nguyên, môi trường”, Môi trường – Các công trình nghiên cứu Tập III, NXB Khoa học kỹ thuật. 38. Odum E. P. (1978), Cơ sở sinh thái học Tập I, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 39. Odum E. P. (1978), Cơ sở sinh thái học Tập II, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 40. Đàm Trung Phường (1983), “Tổ chức môi sinh và quản lý chống ô nhiễm môi trường”, Tuyển tập báo cáo của UBKHKTNN tại Hội nghị khoa học về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, tr. 41 – 50. 41. Pravdin I. F. (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá, Bản dịch của Phạm Thị Minh Giang, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 42. Võ Quý, Nguyễn Cử (1995), Danh lục chim Việt Nam (Checklist of Birds in Vietnam), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 43. Nguyễn Văn Quyền (2007), Nghiên cứu công nghệ nuôi thương phẩm tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) và tôm rảo (Metapenaeus ensis)),Tài liệu lưu trữ tại Viện nuôi trồng thủy sản I. 44. Nguyễn Công Rương (1994), Đặc trưng khí tượng thuỷ văn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, Tài liệu lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng. 45. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996), Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [...]... điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy sản thành phố Hải Phòng đến năm 2020, Hải Phòng 78 Viện điều tra quy hoạch rừng (2010), Dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng (giai đoạn 2011 - 2015), Tài liệu lưu trữ tại Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng 79 Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (2000), Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản Hải Phòng thời kỳ 2001-2010,... Đặc điểm địa hóa môi trường và trầm tích đất ngập triều ven biển Tiên Lãng, Hải Phòng, tài liệu lưu trữ tại Viện tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng 57 Vũ Quy t Thắng (2000), Quy hoạch môi trường vùng ven đô Hà Nội trên cơ sở tiếp cận sinh thái (Lấy Thanh Trì làm ví dụ), Luận án tiến sĩ sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội 58 Vũ Quy t Thắng (2005), Quy hoạch môi trường, NXB Đại học... Nam NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 60 Nguyễn Thế Thôn (2004), Quy hoạch môi trường phát triển bền vững, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 61 Nguyễn Thế Thôn (2007), Địa lý sinh thái môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 62 Nguyễn Thế Thôn, Hà Văn Hành (2007), Môi trường và phát triển, NXB Xây Dựng, Hà Nội 63 Nguyễn Thị Thu (1991), “Sinh trưởng và phát triển của rong câu chỉ vàng trong mùa mưa... (2002), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng đến năm 2020, Báo cáo lưu trữ tại địa phương 76 Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng (2005), Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng đến năm 2020, Báo cáo lưu trữ tại địa phương 77 Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng - Sở thủy sản (2007), Rà soát,... nghiệp và phát triển nông thôn Tập V, tr 20 – 23 73 Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng (1997 - 2010), Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Lãng thời kì 1997-2010, Báo cáo lưu trữ tại địa phương 74 Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng (2002), Báo cáo quy hoạch phát triển nuôi thuỷ sản 6 xã ven biển huyện Tiên Lãng đến năm 2010, Báo cáo lưu trữ tại địa phương 75 Uỷ ban nhân dân huyện Tiên. .. nguyên môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 53 Nguyễn Ngọc Thạch, Dương Văn Khảm (2012), Địa thông tin ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 54 Đinh Văn Thanh (2005), Quy hoạch vùng (lý luận và phương pháp quy hoạch) , NXB Nông nghiệp, Hà Nội 55 Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi (1993), Môi trường địa chất vùng ven bờ Hải Phòng, Tài liệu lưu trữ tại Viện tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng. .. đất ngập nước ven bờ Tiên Lãng, Hải Phòng, Bắc Việt Nam, Tài liệu lưu trữ tại viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng 71 Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia (1996), Điều tra khảo sát đất ngập nước triều vùng biển ven bờ và các đảo Đông Bắc Việt Nam, Tài liệu lưu trữ tại viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng 72 Lê Diên Trực (1998), “Đa dạng sinh học và các giải pháp bảo vệ... Sinh và Nguyễn Thị Kim Quy n (2011), Tiêu dùng thủy hải sản của hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc lần thứ 4 (ngày 16/12/2011), tr 431 – 440 47 Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Viết Phổ, Trương Mạnh Tiến (1998), Quy hoạch ngành môi trường trong quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng” , Môi trường – Các công trình nghiên cứu Tập I, NXB Khoa học và. .. nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng 65 Chu Văn Thuộc, Đàm Đức Tiến, Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Thu, Phạm Đình Trọng, Đỗ Công Thung (2000), Nghiên cứu biến đổi tổng đa dạng sinh học của một số quần xã sinh vật ở một số sinh cảnh điển hình vùng đất ngập nước triều Tiên Lãng, Tài liệu lưu trữ tại viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng 66 Phạm Thược (1997), “Hoạt động nghề cá và tình trạng quản lý nguồn. .. đầm nước lợ Tiên Lãng Hải Phòng , Tài nguyên và môi trường biển (Tóm tắt các công trình nghiên cứu 1985 - 1990), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 115-117 64 Nguyễn Thị Thu, Đỗ Công Thung, Phạm Đình Trọng, Đàm Đức Tiến, Chu Văn Thuộc, Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Minh Huyền, Lê Thị Thúy, Đỗ Mạnh Hào (2001), Đánh giá tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản khu vực đất ngập nước triều Tiên Lãng, Hải Phòng, Tài liệu

Ngày đăng: 17/04/2015, 18:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan