Phát triển du lịch YênTử theo hướng bền vững

6 290 1
Phát triển du lịch YênTử theo hướng bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển du lịch YênTử theo hướng bền vững Nguyễn Anh Tuấn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS Chuyên ngành: Du lịch; Mã số Chuyên ngành đào tạo thí điểm Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Đình Hòe Năm bảo vệ: 2013 Keywords. Du lịch; Phát triển du lịch; Yên Tử; Phát triển bền vững. Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ đất nước ta đang vững bước trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì việc phát triển du lịch ở nước ta xem như là “lực đẩy mới” giúp các ngành kinh tế khác phát triển. Hơn nữa, nước ta lại được thiên nhiên ưu đãi cả về mặt tự nhiên và xã hội nên nhu cầu tìm ra hướng đi đúng đắn cho du lịch phù hợp với tình hình hiện nay là rất quan trọng và cấp bách. Tuy nhiên, bên cạnh việc mở ra những khu du lịch mới thì vấn đề quan tâm hiện nay là làm sao để có thể tận dụng tối đa và hiệu quả những tiềm năng của các khu du lịch trên cơ sở đạt được sự cân bằng về mặt sinh thái và con người - du lịch bền vững, nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương. Chính vì thế mà trong thời gian gần đây ở nước ta, cụm từ “du lịch bền vững” đã và đang được nhắc đến rất nhiều. Bên cạnh việc đem lại cho con người cuộc sống tốt hơn, “du lịch bền vững” còn cam kết sẽ giữ gìn và bảo tồn những tài nguyên sẵn có đến thế hệ mai sau. Trong điều kiện hiện nay, khi mà các nguồn tài nguyên hiện đang mai một và biến mất qua từng năm. Thiết nghĩ việc phát triển du lịch bền vững đối với Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung là rất quan trọng và cấp bách. Khu di tích và danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là địa điểm đã được khai thác và đưa vào phục vụ cho mục đích du lịch. Với các nguồn tài nguyên có giá trị về mặt tự nhiên ( nguồn động, thực vật phong phú ) và đặc biệt về mặt nhân văn (Yên Tử là nơi phát tích và cứ địa của Thiền Phái Trúc Lâm, là nơi hội tụ của một số nhân tài kiệt xuất, và là nơi lưu giữ những kiến trúc lâu đời) khu di tích và danh thắng Yên Tử đã và đang được xem như là một “ bảo tàng văn hóa”, “ bảo tàng thực vật, động vật”, của quốc gia. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, do công tác bảo tồn và tổ chức du lịch chưa hoàn thiện nên một số tài nguyên hư hại xuống cấp. Do đó, bên cạnh việc tiến hành trùng tu, tôn tạo thì vấn đề quan trọng hiện nay làm sao tìm được cho Yên Tử hướng phát triển du lịch bền vững và phù hợp với khu vực. Từ tình hình đó, qua chuyến đi khảo sát, tìm hiểu về khu di tích và danh thắng Yên Tử, tôi đã lựa chọn đề tài “ Phát triển du lịch Yên Tử theo hướng bền vững” làm luận văn thạc sĩ Du lịch. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài là dựa vào cơ sở nghiên cứu đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch của khu vực Yên Tử, xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch bền vững. Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài cần tiến hành: - Tổng quan tài liệu về phát triển du lịch bền vững. - Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch (tự nhiên và nhân văn) ở khu vực Yên Tử. - Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch ở khu vực Yên Tử và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại Yên Tử theo quan điểm phát triển du lịch bền vững. 3. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch và ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến việc phát triển bền vững tại khu du lịch Yên Tử. * Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt không gian: khu di tích và danh thắng Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. - Về mặt thời gian: khảo sát giai đoạn từ 2000 – 2012 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khu di tích danh thắng Yên Tử đã được nghiên cứu, đánh giá từ rất sớm thông qua cuốn Yên Tử Non Thiêng do Sở Văn Hóa Quảng Ninh xuất bản 1984. Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu về di tích và danh thắng Yên Tử dưới nhiều góc độ, phạm vi và cấp độ nghiên cứu khác nhau. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu đáng lưu ý trong thời gian gần đây như: Địa chí Quảng Ninh (tập I, II, III, Nxb Thế giới, 2003). Công trình này có một phần nhỏ đề cập khái quát đến khu di tích Yên Tử, song chỉ dừng lại ở mô tả và giới thiệu sơ lược. Yên Tử non thiêng ( Ban Quản lý Di tích - Danh thắng Yên Tử, 2008) .Tâp hợp những bài phát biểu, chuyên đề khoa học của các nhà quản lý, nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, nhà báo và các chức sắc tu hành tại Hội thảo với chủ đề “Trần Nhân Tông và Di sản văn hoá Yên Tử”, với những vấn đề bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị lịch sử - văn hoá, tâm linh của Danh sơn Yên Tử. Lễ hội truyền thống tiêu biểu Quảng Ninh, Giáo trình điện tử, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Hạ Long (2008), cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn diện hơn về lễ hội Yên Tử. Trải qua nhiều chuyến đi khảo sát thực tế, vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, ở luận văn này, chúng tôi muốn tìm hiểu và giới thiệu cụ thể về hệ thống di tích lịch sử Yên Tử. Dựa trên thực trạng phát triển du lịch tại khu di tích, chúng tôi cũng đưa ra các giải pháp khả thi nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích, góp phần vào sự phát triển du lịch Yên Tử theo hướng bền vững. 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thực địa: Tiến hành khảo sát điền dã tại khu di tích danh thắng Yên Tử; trực tiếp quan sát, phỏng vấn, chụp hình, thu thập số liệu và tài liệu tại khu di tích. Đây là phương pháp đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện đề tài, bởi chỉ có thông qua các tư liệu thực tế và cụ thể mới giải quyết tốt được nội dung mà đề tài đề ra. * Áp dụng Phương pháp đánh giá tổng hợp nguyên nhân- kết quả theo quy trình DPSIR vào khu di tích Yên Tử để thấy hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch Yên Tử theo hướng bền vững. Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả, phân tích hiện trạng vấn đề và đề xuất giải pháp cải thiện vấn đề, có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu phát triển, như đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá phát triển, trong đó có du lịch. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, mô hình bao gồm 5 bước: Động lực chi phối (Driving Forces)- Áp lực- (Pressure)- Hiện trạng (State)- Tác động (Impacts)- Ứng phó ( Responces ). * Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê : Đầu tiên là phân tích, tổng hợp nguồn tư liệu thành văn (đã và chưa công bố), sau đó đối chiếu với những thông tin thu nhận từ điều tra, phỏng vấn tại thực địa. Việc xử lý thông tin tốt sẽ đảm bảo tính khách quan, chính xác cho các luận điểm khoa học của luận văn. * Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận phát triển du lịch bền vững. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Yên Tử theo hướng bền vững. Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch Yên Tử theo hướng bền vững. Sơ đồ Mô hình DPSIR D.Phân tích Nguyên nhân sâu xa: Làm rõ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình đặt mục tiêu định hướng phát triển, thói quen văn hóa, tín ngưỡng, trình độ tổ chức, trình độ khoa học công nghệ,… từ đó tạo sức ép lên các dự án phát triển phải thực hiện. P.Phân tích Dự án / Destination: Chỉ rõ các sức ép về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường mà các dự án phải thực hiện (không được tự do thực hiện), ví dụ phải nhập công nghệ lạc hậu, phải đấu thấu giá thấp, thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng… nhằmđáp ứng D S.Phân tích Chất lượng dự án: Chỉ rõ hiện trạng phát triển, hiện trạng thực hiện dự án/Destination : ở đâu ? phạm vi, quy mô, tính chất, công nghệ, nhân lực,…nhằm đáp ứng P. I.Phân tích Sức khỏe, hệ sinh thái, vật chất: Chỉ rõ các tác động tích cực và tiêu cực về các mặt kinh tế - xã hội – môi trường mà việc thực thi một dự án tạo ra dưới các sức ép, như là kết quả của State. R.Phân tích Chính sách, mục tiêu, giải pháp: Từ đó đề xuất các giải pháp, các cách ứng phó (về các mặt luật pháp, công nghệ, quản lý, nguồn lực. Chú ý nhóm giải pháp do dự án tự thực hiện bằng nội lực phải là chủ yếu, nhóm giải pháp nhờ vào sự hỗ trợ bên ngoài. phải là thứ yếu. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban quản lý Yên Tử: Báo cáo về môi trường năm 2012. 2. Ban quản lý Yên Tử: Báo cáo hoạt động kinh doanh du lịch các năm 2000-2012. 3. Ban quản lý Yên Tử: Đề án phát triển du lịch Yên Tử tới năm 2015 định hướng năm 2020. 4. Ban quản lý các di tích trọng điểm Quảng Ninh (2012), Di tích lịch sử - Văn hóa và Danh thắng Yên Tử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Bộ Tư Pháp (2010), Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 6. Bộ Tư Pháp (2006), Luật Du lịch và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 7. Nguyễn Đình Hòe (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại Học Quốc Gia, Hà Nội. 8. Nguyễn Đình Hòe (2006), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại Học Quốc Gia, Hà Nội. 10. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh,Nguyễn Văn Bình, Nguyên Ngọc Khán (2000), Tài nguyên và Môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 11. Hoàng Hữu Loan (2006), “Chùa Yên Tử”, trong Chùa cổ Việt Nam, NxbThanh niên, Hà Nội. 12. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại Học Quốc Gia, Hà Nội. 13. Uông Triều (2011), Những pho tượng đá ở Yên Tử, Nxb Văn Hóa Thông Tin. 14. UBND tỉnh Quảng Ninh (2003), Địa chí Quảng Ninh (tập I, II, III), Nxb Thế giới Hà Nội. 15. UBND tỉnh Quảng Ninh (2011), Đế án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh thời kì 2012 – 2022. 16. Yên Tử Non Thiêng (1984), Nxb Sở Văn Hóa Tỉnh Quảng Ninh 17. Yên Tử non thiêng (2008), Ban quản lý Di tích – Danh thắng Yên Tử. 18. Kỳ yếu hội thảo bảo vệ môi trường du lịch, NXB Tổng cục du lịch. *Internet 19. Trần Công Nhung, Đường về Yên Tử, http://www.viendongdaily.com/duong-ve-yen-tu-ky-16W2ERxaD.html ,Cập nhật ngày 24-11-2012. 20. Nguyễn Đình Hòe, Tại sao Yên Tử, http://vacne.org.vn/default.aspx?newsid=5568 . http://vacne.org.vn/default.aspx?newsid=5572,Cập nhật ngày 7- 11-2012. 21. Ban quản lý di tích và rừng Quốc Gia Yên Tử, http://banquanlyyentu.vn/di-tich.html#.UoBQDifPVv4,Cập nhật ngày 3-3-2013. 22. Thanh Bình, Dự án đầu tư Rừng Quốc gia Yên Tử: Khó do thiếu vốn, http://citinews.net/xa-hoi/du-an-dau-tu-rung-quoc-gia-yen-tu kho-do-thieu-von- C3PX5WQ/,Cập nhật ngày 3-4-2013. 23. Việt Hoa, Quản lý, sử dụng rừng và đất rừng: Còn nhiều yếu kém, bất cập, http://citinews.net/xa-hoi/quan-ly su-dung-rung-va-dat-rung con-nhieu-yeu-kem- -bat-cap-VWHSRBQ/, Cập nhật ngày 5-7-2013. 24. Xuân Tùng, Quy hoạch di tích Đông Triều, Bạch Đằng và Yên Tử, http://www.vietnamplus.vn/quy-hoach-di-tich-dong-trieu-bach-dang-va-yen- tu/190551.vnp, Cập nhật ngày 25-9-2013. 25. Báo Quảng Ninh, Triển khai quy hoạch tổng thể 3 khu di tích trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, http://www.quangninh.gov.vn/viVN/bannganh/banquanlyDTTD/Trang/Tin%20chi %20ti%E1%BA%BFt.aspx?newsid=170&cid=10&dt=2013-05-20c, Cập nhật ngày 6-10-2013. 26. Phan Hằng, Phê duyệt Quy hoạch 2 khu di tích Bạch Đằng, Yên Tử, http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201302/Phe-duyet-Quy-hoach-2-khu-di-tich- Bach-dang-yen-Tu-2189842/ câp nhật ngày 27-8-2013.

Ngày đăng: 17/04/2015, 18:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan