luận văn Thực trạng tình hình báo chí, xuất bản hiện nay ở nước ta

51 5.8K 26
luận văn Thực trạng tình hình báo chí, xuất bản hiện nay ở nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở đầu Báo chí, xuất bản cách mạng Việt Nam ra đời và phát triển trong hơn 60 năm qua nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Báo chí, xuất bản ở Việt Nam là báo chí, xuất bản của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức quần chúng nhân dân, được tổ chức và hoạt động vì lợi Ých của nhân dân. Đảng, Nhà nước ta bảo đảm cho nhân dân quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ nh hiện nay, hoạt động báo chí, xuất bản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đặc biệt từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới (1986) đến nay, hoạt động báo chí, xuất bản thực sự phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Báo chí, xuất bản đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; Chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liệu và suy thoái đạo đức, lối sống… Báo chí, xuất bản cũng đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú, và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân. Trong phạm vi đề cập của tiểu luận, tác giả trình bày tổng quan về vai trò của báo chí, xuất bản nước ta hiện nay, đề xuất những giải 1 pháp nâng cao chất lượng của báo chí, xuất bản nói chung, báo chí, xuất bản quân đội nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 2 Chương I Hoạt động báo chí, xuất bản, những vấn đề lý luận và thực tiễn 1. Vai trò của báo chí, xuất bản trong đời sống xã hội hiện đại Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí, xuất bản giữ một vai trò hết sức quan trọng. Bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế giới đều sử dụng báo chí, xuất bản nh một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng theo hướng có lợi cho giai cấp cầm quyền. Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân. a. Quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí, xuất bản. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất, một nhà báo lỗi lạc, người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta, đồng thời là người khai sáng, người thầy của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sử dụng báo chí, xuất bản như một thứ vũ khí sắc bén để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước, để xây dựng chế độ mới và đấu tranh không nhượng với mọi kẻ thù của dân tộc, của giai cấp, của nhân dân, nhằm mục đích đưa đất nước hoàn toàn độc lập, tự do và tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lóc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công việc viết báo, làm báo và công tác xuất bản, coi đó là nhiệm vụ quan trọng 3 của toàn bộ công tác cách mạng thực tiễn. Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta những di sản về hoạt động báo chí, xuất bản vô cùng quý báu, là một bộ phận hợp thành của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, nét đặc trưng nổi bật nhất ở Người là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn cách mạng. Những tư tưởng, quan điểm của Người về công việc làm báo, viết báo và công tác xuất bản đã trở thành định hướng cơ bản cho sự phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Kinh nghiệm của tôi là thế này: Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem ? Viết để làm gì ? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc ? Khi viết xong, thì nhờ anh em xem và sửa giùm". Như vậy, trước khi tiến hành viết một bài báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn những người cầm bút phải xác định mục đích rõ ràng của bài báo, đối tượng, nội dung và phong cách viết báo đó. Đối với Chủ tịch Hồ C hí Minh, công việc làm báo, viết báo, xuất bản các Ên phẩm nhằm mục đích để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Từ kinh nghiệm làm báo, viết báo và phát hành báo chí của mình, Người căn dặn báo chí, xuất bản phải có tính chiến đấu cao, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đề cập đến vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí, xuất bản, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ". Trong bức điện gửi Hội Nhà báo Á - Phi ngày 24 tháng 4 năm 1965, Người nêu rõ: "Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút 4 là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng". Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang", và Người đòi hỏi đội ngũ những người viết báo, người biên tập, người in, người phát hành phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hoá; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; luôn đi sâu vào thực tế cuộc sống, gần gũi với quần chúng lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lưu ý các nhà xuất bản, toà soạn báo khi dùng trang, mục, bên cạnh việc đảm bảo tốt về nội dung, cần phải coi trọng về mặt hình thức. Người nhắc nhở về công tác xuất bản phải khắc phục khuyết điểm "Hoặc là in nhem nhuốc, luộm thuộm, hoặc là vì "mỹ thuật" mà cắt một bài ra hai, ba đoạn, khó đọc ". Người chỉ rõ: "Hình thức - tức là cách sắp đặt các bài, cách in phải sạch sẽ, sáng sủa". Từ những kinh nghiệm thực tiễn hoạt động cách mạng và viết báo, làm báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ huấn báo chí, xuất bản cách mạng phải luôn nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; phải coi trọng ý thức bảo tồn, phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc; phải luôn trân trọng và giữ gìn, phát triển sự trong sáng của tiếng Việt. b. Vai trò báo chí, xuất bản với đời sống xã hội Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, sự ổn định chính trị - xã hội và tính tích cực sáng tạo của các tầng lớp nhân dân lao động có tầm quan trọng đặc biệt. Sau khi đã có một định hướng phát triển cơ bản đúng đắn, sự ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện thiết yếu bảo đảm cho khả năng phát huy mọi tiềm lực của đất nước, mọi thời cơ thuận lợi của thời đại nhằm tăng cường chất lượng và đẩy nhanh tốc độ xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng cũng như cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân. Mặt khác, lực 5 lượng thực hiện các nhiệm vụ lịch sử đặt ra không ai khác ngoài nhân dân. Chất lượng và nhịp điệu phát triển đất nước phần quyết định phụ thuộc vào tính tích cực sáng tạo, ý thức trách nhiệm công dân của quần chúng đông đảo. "Dân giàu, nước mạnh" - đó là quan niệm truyền thống, bài học lịch sử to lớn của dân tộc. "Lấy dân làm gốc" - đó là quan niệm cơ bản nhất quán của Đảng ta trong tổ chức nội bộ cũng như lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Phù hợp với quan điểm cơ bản Êy là chính sách bồi dưỡng sức dân, giáo dục, động viên nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm, nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt của nhân dân lao động. Các phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phức tạp Êy. Chúng bảo đảm thông tin cho nhân dân tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội và thế giới xung quanh với một phạm vi rộng lớn, tham gia vào việc hình thành dư luận xã hội đúng đắn, xây dựng thế giới quan khoa học và thái độ sống tích cực, có trách nhiệm của con người Việt Nam hiện đại. Ở mét bình diện khác, với tính chất là những phương tiện thông tin hoạt động trên quy mô toàn xã hội, báo chí tham gia vào quá trình tìm tòi, phát hiện những con đường, phương pháp hợp lý nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, vai trò thực tiễn của báo chí ngày càng nâng cao. Các phương tiện thông tin đại chúng trở thành một yếu tố trong việc quản lý các quá trình kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chất lượng và hiệu quả hoạt động báo chí ảnh hưởng đến chất lượng 6 hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước trên các lĩnh vực khác nhau. Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao vai trò, sức mạnh to lớn của báo chí. Đảng ta đã khẳng định: "Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân. Trong chiến tranh cách mạng cũng như trong xây dựng hoà bình, Đảng ta đều coi trọng thông tin báo chí và nhấn mạnh sự cần thiết phát triển hệ thống thông tin báo chí tiên tiến, tự do, phục vụ rộng rãi nhân dân lao động. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng yêu cầu: "Phát triển đi đôi với quản lý tốt mạng lưới thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, điện ảnh và các hình thức nghệ thuật khác. Sớm hoạch định một chiến lược quốc gia về thông tin; coi trọng việc nâng cao chất lượng thông tin đại chúng, tính chân thật, tính chiến đấu và tính đa dạng của thông tin; coi trọng việc phát hiện và đề cao các nhân tố mới đồng thời với việc phát hiện và phê phán các hiện tượng tiêu cực; tăng cường công tác thông tin đối ngoại". Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khi mà quy mô phát triển của báo chí ngày càng lớn, khả năng tác động của báo chí ngày càng mạnh, báo chí có vai trò và ý nghĩa xã hội ngày càng to lớn hơn. Vai trò đó của báo chí bị quy định không chỉ bởi quy mô, phạm vi, tính chất hoạt động mà còn bởi khuynh hướng nội dung của nó, đặc biệt, khi mà quá trình toàn cầu hoá thông tin báo chí đã trở thành hiện thực sinh động, các phương tiện thông tin đại chúng phá vỡ những biên giới quốc gia truyền thống, khắc phục được những khoảng không gian địa lý trên quy mô trái đất. Trong điều kiện đó, nhiệm vụ 7 đặt ra cho báo chí ngày càng nặng nề, phức tạp hơn. Các phương tiện thông tin đại chúng, một mặt cần tận dụng, xử lý tốt lượng thông tin quốc tế nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin phong phú của xã hội, một mặt cần bảo đảm cơ cấu nội dung và chất lượng thông tin để hình thành dư luận xã hội tích cực, nâng cao trình độ nhận thức, xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc, hiện đại, vạch mặt, chống lại có hiệu quả những tư tưởng phản động, những âm mưu thù địch, phá hoại nhằm bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đạt được hiệu quả thực tiễn, hoạt động báo chí phải đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi Êy. 2. Thực trạng tình hình báo chí, xuất bản hiện nay ở nước ta a. Bước phát biển của báo chí, xuất bản trong thời kỳ đôi mới đất nước. Trải qua gần 25 năm báo chí Việt nam đồng hành cùng công cuộc đổi mới đất nước, hệ thống báo chí, xuất bản cả nước đã có những phát triển vượt bậc. Nếu như trước năm 1986, trong toàn quốc mới có hơn 200 tờ báo, tạp chí và mấy trăm bản thông tin khoa học kỹ thuật; năm 1990, cả nước ta có 258 báo và tạp chí; tổng số nhà báo đã được cấp thẻ nhà báo gần 15.000 người và hàng vạn người viết nghiệp dư; hơn 750 cơ quan báo và tạp chí (tăng lên 2,36 lần); bao gồm: báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử, với trên 800 Ên phẩm các loại (tăng khoảng 3 lần) và hơn 1.000 bản tin. Số lượng báo chí phát hành hằng năm trên 600 triệu bản; bình quân theo đầu người 7,5 bản; phát hành trong ngày tới hầu hết các trung tâm tỉnh, huyện (quận), thị xã, thị trấn. Nội dung, hình thức báo chí của chúng ta hiện nay ngày càng phong phú, đa dạng, hay và đẹp ngang tầm khu vực cũng như quốc tế, đáp ứng được nhu cầu thông tin về mọi lĩnh vự của mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc và mọi vùng, miền trên đất nước Việt Nam. Nước ta 8 hiện có 55 nhà xuất bản, in khoảng 20 nghìn đầu sách một năm, với khoảng trên 240 triệu bản; bình quân theo đầu người trên 3 cuốn sách. Hệ thống phát thanh, truyền hình ở nước ta đã và đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống đài phát thanh của Việt Nam bao gồm hàng trăm đài phát sóng; tín hiệu Đài Tiếng nói Việt Nam đã được truyền dẫn qua vệ tinh, phủ sóng trên 98% địa bàn dân cư, với 6 hệ chương trình (4 đối nội và 2 đối ngoại). Hệ thống phát thanh địa phương gồm 64 đài ở các tỉnh, thành phố, 606 đài cấp huyện, trong đó có 288 đài phát sóng FM. Các đài phát thanh trung ương và địa phương đều không ngừng cải tiến phương thức thể hiện và truyền tải thông tin, tăng thời lượng, mở rộng phạm vi phủ sóng và đối tượng phục vụ, nâng cao chất lượng nội dung, hiệu quả thông tin, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân. Hệ thống truyền hình cũng phát triển mạnh mẽ, với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và liên tục đổi mới. Từ chỗ chỉ có 1 đài truyền hình trung ương, với 1 kênh (trong những năm 70) hiện nay đã tăng lên 6 kênh VTV; cả 64 tỉnh, thành phhố đều có đài truyền hình để tiếp sóng đài trung ương và phát sóng truyền hình của địa phương. Hệ thống truyền hình cáp và kỹ thuật số đang được triển khai và từng bước đi vào hoạt động. Quy mô chương trình truyền hình ngày càng mở rộng, nội dung, hình thức thể hiện không ngừng được đổi mới, ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng công chúng cả trong và ngoài nước. Đài truyền hình Việt Nam đã phủ sóng hầu hết các làng xã Việt Nam và vươn tới tất cả các châu lục trên thế giới. Hiện nay, với hơn 10 triệu máy thu hình, hơn 85% hé gia đình Việt Nam đã 9 được xem truyền hình với thời lượng đủ đáp ứng các nhu cầu thông tin của người dân. Tại tất cả các thành phố, thị xã, thông qua hệ thống truyền hình cáp, kỹ thuật số, vệ tinh, nhiều chương trình truyÒn hình của nước ngoài như CNN, BBC, TV5, RAL, OPT, DW, được phát rộng rãi phục vụ khách nước ngoài và một bộ phận công chúng. Với vệ tinh viễn thông VINASAT-1 đi vào hoạt động, toàn bộ hệ thống phát thanh, truyền hình, thông tin viễn thông sẽ có cơ sở và điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Thông tin trên mạng Internet ở nước ta đã có bước phát triển nhảy vọt. Cuối năm 1997, Việt Nam mới chính thức kết nối mạng Internet, với khoảng 1.000 thuê bao. Trong 10 năm qua, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng Internet cao nhất khu vực ASEAN. Hiện tại, có 6 nhà cung cấp dịch vụ kết nối Inter net (IXP), 20 nhà cung cấp dịch vụ (ISP), hơn 50 nhà cung cấp thông tin (ICP) và báo điện tử trên Internet, khoảng 2.500 trang tin điện tử (Website) đang hoạt động. Mọi người đều có thể truy cập Internet gián tiếp qua mạng điện thoại cố định tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, với các hình thức dịch vụ đa dạng; số lượng thuê bao và người sử dụng tăng với tốc độ lớn (năm 2000 có 100 nghìn thuê bao và 1 triệu người sử dụng; năm 2007 đạt tới 5,2 triệu thuê bao và 18,5 triệu người sử dụng, đạt trên 20% dân số). Gần 100% trường trung học và 100% trường đại học đã nối mạng Internet. Thông tin trên mạng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với bạn bè thế giới. 10 [...]... quan nhà nước chủ quản - Khi có yếu tố hợp tác nước ngoài, tiềm lực sản phẩm các sản phẩm báo chí, xuất bản ở khu vực ngoài nhà nước sẽ càng rất mạnh Trong khuôn khổ pháp luật hiện nay đối với báo chí, xuất bản, năng lực này của các doanh nghiệp hiện hướng về việc hợp tác hoặc tranh thủ các đơn vị báo chí, xuất bản đang hoạt động Nếu nền báo chí, xuất bản nhà nước mạnh, cầm trịnh tốt, thì có thể tận dụng... mạnh Các hiện tượng phao tin đồn 23 để tiến công cổ phiếu đang xuất hiện, và từ cơ chế phao tin đồn có thể chuyển sang phương cách thông qua báo chí để làm hại đối thủ Ngay ở các nước tư bản, nơi có nền báo chí, xuất bản khác với chúng ta, người ta vẫn phải có những nỗ lực để ngăn chặn sự tác động của các nhóm lợi Ých tiêu cực đến hoạt động của báo chí, xuất bản b Tiềm lực thực hiện các hoạt động báo chí... xử lý các tình huống báo chí thông tin không có lợi 33 Hiện nay Luật Báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động báo chí, xuất bản, dù đã sửa đổi, bỏ sung đáng kể, vẫn còn mang tính chung chung của luật không, nhất là các điều khoản quy định các việc báo chí không được làm Với tình hình hiện nay, rất khó thông qua luật để điều chỉnh có hiệu quả các hoạt động của báo chí, xuất bản Ví dụ:... báo đầu tiên của quân đội ta đã ra đời như báo "Tiếng súng reo", "Quân giải phóng", đến các tờ báo "Sao vàng", "Vui sống", "Quân Bạch Đàng", "Quân sự tập san" Cùng với sự trưởng thành và phát triển của hệ thống báo chí, xuất bản cả nước, hệ thống báo chí, xuất bản quân đội đã góp phần không nhỏ và sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như công cuộc đổi mới hiện nay Thực hiện. .. không, điều đó còn tuỳ thuộc vào chúng ta Vì vậy, vai trò của báo chí, xuất bản trong sự nghiệp đổi mới đất nước ngày càng tăng lên Nhiệm vụ của báo chí, xuất bản trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước phải phấn đấu hơn nữa để thật sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước đồng thời là diễn đàn của nhân dân, để nhân dân thông qua hoạt động báo chí, xuất bản thực hiện quyền làm chủ của mình Chỉ thị số... Đảng, báo chí, xuất bản đã phục vụ rất hữu hiệu công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, hình thành và từng bước phát triển lý luận của sự nghiệp đổi mới, góp phần quan trọng làm sáng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong điều kiện mới của đất nước Hai là, trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác của toàn Đảng, toàn dân ta, báo chí, xuất bản ở mọi... của Đảng với hoạt động báo chí, xuất bản đồng thời phải tăng cường "pháp trị" trong quản lý báo chí - xuất bản, mà trước hết là sự chỉ đạo, lãnh đạo,nắm giữ hoạt động báo chí, xuất bản thông qua các công cụ luật pháp Các công cụ pháp lý là công cụ chủ yếu, cơ bản của lãnh đạo chính trị đối với báo chí, xuất bản trong bối cảnh mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực ngôn luận Các quy định pháp... trong cả nước Đến nay, đã có nhiều cơ quan báo chí, xuất bản của quân đội vinh dự được trao tăng những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước Trong tình hình mới, hệ thống báo chí, xuất bản quân đội tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng và luôn sẵn sàng "nhập cuộc" vào các hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã hội khác, góp phần vì cả nước, cùng cả nước tạo lập... trò quản lý của nhà nước với hoạt động báo chí, xuất bản Xuất phát trừ vị trí, vai trò "Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân" Để báo chí, xuất 31 bản đi đúng hướng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc chúng ta phải không ngừng nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà nước với hoạt động xuất bản, báo chí Nhớ về Liên... Bộ Chính trị về công tác báo chí, xuất bản đã nêu rõ: "Báo chí phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, khắc phục các biểu hiện thương mại hoá, xa rời tôn chỉ mục đích và các biểu hiện lệch lạc khác" b Báo chí, xuất bản quân đội đồng hành cùng dân tộc 14 Hệ thống báo chí, xuất bản trong Quân đội nhân dân . được hiệu quả thực tiễn, hoạt động báo chí phải đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi Êy. 2. Thực trạng tình hình báo chí, xuất bản hiện nay ở nước ta a. Bước phát biển của báo chí, xuất bản trong. của tiểu luận, tác giả trình bày tổng quan về vai trò của báo chí, xuất bản nước ta hiện nay, đề xuất những giải 1 pháp nâng cao chất lượng của báo chí, xuất bản nói chung, báo chí, xuất bản quân. đoạn hiện nay. 2 Chương I Hoạt động báo chí, xuất bản, những vấn đề lý luận và thực tiễn 1. Vai trò của báo chí, xuất bản trong đời sống xã hội hiện đại Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí,

Ngày đăng: 17/04/2015, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan