tiểu luận Phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí

17 3.1K 5
tiểu luận Phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề bài: 1. Hãy phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí. 2. Qua sự kiện “Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học tại chức, dân lập” được đăng tải. Hãy phân tích cách xử lý thông tin đa chiều, linh hoạt tạo sự kiện và định hướng dư luận của báo chí qua tác phẩm cụ thể. 1 1. Phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí: Sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí là 2 khái niệm tưởng chừng như tương đương nhưng thực chất chúng rất khác nhau. a, Sự kiện Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: “Sự kiện là sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống thực tiễn”. Sự kiện khách quan xảy ra theo quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Nó là một lát cắt, một trạng thái, một phần của cuộc sống hiện thực đang vận động không ngừng. Sự kiện mang tính cụ thể ( được xác định rõ về không gian, thời gian, bối cảnh tự nhiên và xã hội, những nhân chứng có liên quan,…). - Sự kiện báo chí cần có những tiêu chí sau: + Mới, lạ, hấp dẫn, độc đáo, chứa đựng những điều mà con người tò mò muốn biết + Có liên quan đến quyền lợi của mỗi con người + Có khả năng chứng minh, lí giải về một phần tiến trình vận động mang tính quy luật của tự nhiên và xã hội: Mỗi sự kiện là một dấu mốc thời gian về tiến trình vận động của một dân tộc, một đất nước. Sau một thời gian dài thống kê lại tất cả các sự kiện theo một vệt chủ đề sẽ nhìn thấy một tiến trình vận động của sự kiện theo một quy luật khách quan. + Cụ thể, xác thực: Một sự kiện báo chí về sự việc gì? Xảy ra ở đâu?, xảy ra vào thời gian nào?, có liên quan đến ai?, tại ao sự kiện ấy lại xảy ra?. Tất cả các thông tin ấy phải có thật, cụ thể, xác thực và có thể kiểm chứng. + Mang tính thời điểm: tính thời điểm của tác phẩm báo chí bị quy định bởi tính chất “nóng- nguội” của sự kiện vào thời điểm mà nó xảy ra. Sự kiện chỉ có ý nghĩa khi xem xét nó vào thời điểm hoặc trong giai đoạn lịch sử mà nó xảy ra. 2 b, Vấn đề Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: “Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết” Vấn đề khác với sự kiện ở chỗ nó có thể tồn tại trong một thời gian dài - Tiêu chí của vấn đề: + Gồm nhiều sự kiện có cùng bản chất hợp thành + Chứa đựng những mâu thuẫn ở cả bề rộng và bề sâu, cần được giải quyết + Mang tính thời đại, giai đoạn lịch sử 2. Qua sự kiện “Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học tại chức, dân lập” được đăng tải. Hãy phân tích cách xử lý thông tin đa chiều, linh hoạt tạo sự kiện và định hướng dư luận của báo chí qua tác phẩm cụ thể. Tuyển dụng công chức: Bằng cấp hay năng lực quan trọng? Chắc hẳn khi chỉ đọc câu hỏi này ai cũng dễ gạt phắt đi bởi câu trả lời đã nằm trong chính câu hỏi. Câu hỏi thật sự đơn giản đối với các cơ quan tuyển dụng. Tất nhiên bất kể một cơ quan nào, tổ chức nào đều mong muốn tuyển dụng vào cơ quan mình những công chức có năng lực thật giỏi để góp phần tiến bộ, phát triển cơ quan. Tuy nhiên câu hỏi này thực sự dễ mà lại khó trả lời cho thật chính xác. Với những gì diễn ra hiện nay trong thực trạng của việc thi tuyển công chức của nước ta thì quả thật vấn đề giữa bằng cấp hay năng lực quan trọng là vấn đề không hề đơn giản. Sự kiện Nam Định “chờ” sinh viên tại chức và dân lập trong kỳ thi tuyển công chức năm 2011, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Cuối năm 2010, việc Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng đưa ra quy định không tuyển những viên chức nhà nước từ nguồn sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo tại chức đã gây xôn xao dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Sự việc đó chưa được giải quyết triệt để thì nay UBND tỉnh Nam Định lại đưa ra thông báo chủ trương không tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục hay tại chức. Sự kiện này thực sự đã gây sự chú ý đặc biệt của 3 dư luận xã hội. Ngay sau khi nhận được phản ánh từ báo chí các cơ quan chức năng đã vào cuộc để giải quyết sự việc này. Theo đó, với quyết định không tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục hay tại chức của UBND tỉnh Nam Định thực sư là làm trái luật. Vậy tại sao ngay từ cuối năm ngoái khi Đà Nẵng “mở màn” cho việc này các cơ quan chức năng của ta không gắt gao đưa ra những xử lý kịp thời mà lại để cho sự việc trên tiếp tục diễn ra ở Nam Định. Thử hỏi rồi đây sẽ là tỉnh thành nào tiếp theo sử dụng “phương thức” tuyển dụng này cho địa phương mình? Việc từ chối với những người tốt nghiệp ngoài công lập và tư thục của hai địa phương trên phải chăng chính là biểu hiện của sự bất lực trong khâu thi tuyển công chức của các địa phương ở nước ta hiện nay? Phải chăng hễ “chạm” vào vấn đề nào đó “nan giải” thì giải pháp đưa ra lại là “cấm” hay “từ chối”? Việc “từ chối” bằng dân lập và tại chức của hai địa phương trên chính là những biểu hiện khá rõ về sự yếu kém trong khâu tuyển công chức của các địa phương này. Với những lý lẽ rằng để đảm bảo cho chất lượng của công chức vào các cơ quan nhà nước được nâng cao hơn có phải là lý do chính đáng cho việc từ chối với bằng dân lập và tại chức? Thực chất câu trả lời cho câu hỏi này chính là: Làm như vậy chỉ càng làm giảm đi tính công bằng xã hội, phân biệt rõ rệt giữa hệ đào tạo từ xa, tại chức, ngoài công lập với hệ đào tạo chính quy và công lập. Luật giáo dục năm 2005 của nước ta tại Mục 4 có quy định về giáo dục đại học. Trong đó không có bất kỳ quy định nào phân biệt các hệ đào tạo đại học mà mọi sinh viên đào tạo theo hệ chính quy tập trung, công lập, dân lập hay tư thục đều bình đẳng như nhau, đều gọi chung là giáo dục hệ đại học. Theo đó “nói không” với tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục hay tại chức là hoàn toàn sai luật. Không những làm trái với quy định luật pháp mà các địa phương này thực sự không trả lời được câu hỏi: Bằng cấp hay năng lực quan trọng? Bởi nếu thực sự cần những nhân viên, cán bộ có năng lực vào cơ quan mình chỉ cần đưa ra những cuộc thi 4 tuyển thực sự gắt gao để thẩm tra năng lực những người đó chứ không chỉ đơn thuần nhìn vào tấm bằng của họ để đánh giá. Nếu loại bỏ bằng tại chức và dân lập đương nhiên đã đồng nghĩa với việc chấp nhận nhìn vào tấm bằng. Như vậy hẳn tấm bằng trong xã hội ta sẽ được coi trọng, sẽ thật danh giá lắm chứ? Để trả lời những băn khoăn ấy,một loạt các tác phẩm báo chí đã ra đời xung quanh sự kiện Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học dân lập, tại chức được đăng tải trên các phương tiện thông đại chúng, báo, đài, … với những cái nhìn và sự phân tích, mổ xẻ nhiều chiều, đa diện về sự kiện này. Là một kênh thông tin quan trọng, báo chí đã làm tốt nhiệm vụ quan trọng của mình là truyền tải thông tin về sự kiện này một cách nhanh chóng đến đông đảo bạn đọc. Báo tiền phong nhày 17.10 là cơ quan đầu tiên thông tin về sự kiện này với bài viết: “Nam Định không tuyển SV dân lập, tại chức vào công chức” của tác giả Trần Duy Hưng với nội dung như sau: Tại kỳ thi công chức năm 2011 của tỉnh Nam định, ông ng văn tuấn, chủ tịch ubnd tỉnh cho biết “Tỉnh Nam Định không chủ trương tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục hay tại chức” “Theo Sở Nội vụ Nam Định, đợt thi tuyển dụng công chức năm nay có 256 người tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy tham gia, tỉnh sẽ tuyển chọn 141 chỉ tiêu công chức thuộc 29 lĩnh vực chuyên ngành bổ sung cho đội ngũ công chức cấp huyện và tỉnh. Có 5 trường hợp tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục, tại chức không được dự thi vì lý do nêu trên, trong đó có một người tốt nghiệp ngành Kế toán, trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh của tỉnh Nam Định. Trước đó, tỉnh đã tuyển thẳng 22 người tốt nghiệp trình độ thạc sỹ, sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi (trong đó có 13 thạc sỹ), 1 người tốt nghiệp đại học loại khá là con liệt sỹ…” 5 Bài báo này đã gây lên một làn sóng phản ứng mạnh mẽ trong dư luận, kéo theo sự vào cuộc của nhiều cơ quan báo đài và dư luận trong cả nứơc với nhiều ý kiến trái chiều. Nhằm thông tin đầy đủ hơn về sự kiện này và với mục đích định hướng dư luận, các báo khác như Dân trí, Vietnamnet, Giáo dục, Vtc đã nhanh chóng vào cuộc để cùng mổ xẻ và đưa ra những nhận định của mình về sự kiện nóng hổi này. Với nhan đề: “Tại sao Nam định nổ súng vào dân lập, tại chức?” trên báo Dân trí, bài báo trích lời của đốc Sở Nội vụ Nam Định- ông Trần Tất Tiệp: "Nam Định không tuyển công chức đối với SV tốt nghiệp trường dân lập và hệ tại chức vì xuất phát từ thực tế chất lượng cán bộ tốt nghiệp những hệ đào tạo này không đảm bảo”. Rồi ông dẫn các văn bản, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh chứng minh cho việc làm này là không vi phạm quy định, ngược lại, còn nhận được sự đồng thuận cao. Ông khẳng định: “Sản phẩm tốt nghiệp ĐH dân lập, tại chức thì chất lượng kém hơn công lập. Lãnh đạo 23 cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng thừa nhận điều này. "Tỉnh làm như vậy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Đồng thời, tạo cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp ĐH chính quy là có thể đăng ký thi tuyển công chức ngay - ông Tiệp giải thích thêm. “Nếu không thì sẽ chẳng thu hút được người tài học xong về địa phương công tác. Người dân phần đông ủng hộ việc làm này của tỉnh. Hơn nữa, trong kỳ thi tuyển không phải thi chuyên môn mà là thi kiến thức về quản lí Nhà nước ở các lĩnh vực nên sẽ lựa chọn được người có năng lực, đúng chuyên môn”. Trả lời câu hỏi "có công bằng không khi loại thí sinh ra khỏi cuộc thi chỉ vì gắn mác dân lập, tại chức trong khi họ cùng do một hệ thống đào tạo?" ông Tiệp quả quyết hệ này không thể đảm bảo chất lượng. Trước sự việc này, ông Nguyễn Đăng Khoa, Chánh Văn Phòng Hiệp Hội các trường Đại Học, Cao Đẳng ngồi công lập Việt Nam cho rằng: Chủ trương tuyển dụng người của tỉnh Nam Định như vậy là quá phân biệt đối xử. 6 Luật giáo dục quy định, sinh viên tốt nghiệp dự ở trường công hay dân lập, tư thục bằng cấp đều như nhau, hoàn toàn không có chuyện phân biệt. Việc làm của tỉnh Nam Định là đi ngược với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Tôi thấy đây là sự phân biệt đối xử thô bạo, trái với thực tế, trái với luật. Về phía Bộ Giáo dục - Đào tạo, ông Ngô Kim Khôi, Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, theo nguyên tắc thì không cơ sở tuyển dụng nào được phân biệt bằng cấp, vì trường nào cũng có người giỏi - người kém. Trước đây, Thành Phố Đà Nẵng không tuyển sinh viên tại chức đã là điều không nên, tỉnh Nam Định cũng đừng tiếp tục quan điểm này vì mọi sinh viên tốt nghiệp cấp bằng đều có quyền đuợc đối xử như nhau. Ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, muốn phát triển được đều phải dựa và nguồn lực kinh tế - xã hội. Muốn cho nguồn lực này phát triển mạnh và bền vững trước hết phải chú trọng đến việc phát triển đội ngũ trí thức thực sự. Trong Hiến pháp ở nước ta cũng đã coi trọng giáo dục, tại điều 35 Hiến pháp 1992 có quy định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, việc phân biệt giữa các hệ đào tạo chính là việc đi ngược lại với “quốc sách” của Nhà nước. Sau khi tốt nghiệp lại bị từ chối được thi tuyển vào công chức thì những sinh viên hệ tại chức hay dân lập sẽ đặt ra câu hỏi: vậy hệ đào tạo này mở ra để làm gì? Hay việc học lấy kiến thức là chính còn công việc không quan trọng (tức là chỉ cần được học tập lấy tri thức, còn công việc không quan trọng)? Hay đã đến lúc những hệ đào tạo này ở nước ta đã không còn phù hợp? Với nhan đề “ Chê sinh viên, Nam Định thích nuớc sơn hơn là thích gỗ”! báo Giáo dục Việt Nam ngày 19.10 cũng nhận định rằng nếu như tỉnh Nam Định làm như thế thì vô hình chung là khuyến khích xã hội chạy theo bằng cấp chứ không phải là học để làm chủ kiến thức, tri thức. Bài báo trích lời của Giáo Sư Trần Xuân Nhĩ, phó Chủ tịch thứ nhất Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam cho rằng, tuyển dụng như tỉnh Nam Định là trái quy định. “Hiện nay Nhà nước đang đặt ra mục tiêu đào tạo các nguồn 7 nhân lực từ công lập hay ngoài công lập không khác gì nhau, nếu có khác chỉ ở chỗ sinh viên công lập được nhà nước bao cấp không phải đúng tiền hoặc đúng cũng rất ít. Ngược lại, sinh viên ngoài công lập phải đúng đầy đ ủ. Hơn nữa, không thể đối xử không công bằng như thế vì tất cả chương trình đào tạo, kiểm định đều do nhà nước soạn thảo, không có cớ gì phân biệt công lập hay ngoài công lập. Việc phân biệt như thế là không đúng với chủ trương và đường lối của Nhà nước” - GS Trần Xuân Nhĩ thẳng thắn. Như vậy việc phân biệt bằng cấp như trên sẽ có thể dẫn tới thui chột tài năng vì trong các trường dân lập hay tư thục cũng có những sinh viên thực s giỏi. Đồng quan điểm với bài báo này, trê báo D ân trí cóài: “T ừ chối dân lập, tại chứ vào công chức: có quá lệ thuộc bằg cấp? ” bài báo tập hợp những phản hồi của độc giả về xung quanh vấn đề nóng này. Đa số nội dung của các phản hồi đều không đồng tìnhvới vi ệc làm này của lãnh đạo tỉnh Nam Định vì “Nếu như vậy có phải là quá bất công đối với những sinh viên học dân lập không? Không hẳn những sinh viên học dân lập là kém cũng như không có kĩ năng chuyên môn. Thậm chí có một số sinh viên lựa chọn học dân lập để cho mình được hưởng sự giáo dục tốt hơn. Hiện tại cơ sở vật chất của các trường dân lập khá tốt. Sự lựa chọn trường học của một số sinh viên như trên nhẽ nào là sai lầm? Nếu mọi tỉnh đếu như tỉnh Nam Định thì nhưng sinh viên dân lập sẽ đi đâu đâu? Đã có rất nhiều bài báo phân tích rằng những sinh viên học hệ đào tạo tại chức, từ xa hay dân lập không phải tất cả đều không giỏi. Trong số họ vẫn có những người thực sự giỏi, thực sự có năng lực làm việc. Có thể do hoàn cảnh, điều kiện nên không thể học chính quy, công lập mà thôi. Nhưng như vậy không thể đánh đồng hết các sinh viên là như nhau. Cũng không hẳn cứ sinh viên chính quy, sinh viên của các trường công lập đều là sinh viên giỏi. Và đương nhiên chúng ta đều tán đồng rằng không thể phân biệt sinh viên giữa các hệ đào tạo mà hãy coi trọng năng lực của chính họ trong c 8 g việc. Ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, muốn phát triển được đều phải dựa và nguồn lực kinh tế - xã hội. Muốn cho nguồn lực này phát triển mạnh và bền vững trước hết phải chú trọng đến việc phát triển đội ngũ trí thức thực sự. Trong Hiến pháp ở nước ta cũng đã coi trọng giáo dục, tại điều 35 Hiến pháp 1992 có quy định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, việc phân biệt giữa các hệ đào tạo chính là việc đi ngược lại với “quốc sách” của Nhà nước. Sau khi tốt nghiệp lại bị từ chối được thi tuyển vào công chức thì những sinh viên hệ tại chức hay dân lập sẽ đặt ra câu hỏi: vậy hệ đào tạo này mở ra để làm gì? Hay việc học lấy kiến thức là chính còn công việc không quan trọng (tức là chỉ cần được học tập lấy tri thức, còn công việc không quan trọng)? Hay đã đến lúc những hệ đào tạo này ở nước ta đã không còn hù hợp? Với bài báo: “Sự thực kì thi tuyển công chức ở Nam Định qua lời kể của một hí sinh” . Sự việc Nam Định “chờ” sinh viên tại chức và dân lập trong kỳ thi tuyển công chức năm 2011, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Trong lúc có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, một thí sinh vừa dự thi kỳ thi tuyển công chức ở Nam Định trong 2 ngày 16, 17/10/2011 đã gửi đến cho tòa soạn những bức xúc, một số bằng chứng liên quan đến những sai phạm về qui chế trong kỳ thi này. Đó là bằng chứng, những lời dẫn dắt khiến bài báo và dòng sự kiện mang tính quan trọng, có chiều âu hơn. Đó là thực trạng thí sinh coi thi, sử dụng phao thi để rồi giám thị làm ngơ, thí sinh vô tư dựng “phao”. Chỉ một bài báo phản ánh như vậy cùng những hình ảnh chân thực kèm theo đã tạo nên một loạt những sự kiện, quan điểm tiếp theo và dư luận xã hội cũng bắt đầu có cái nhìn của riêng mình đối với hành động lãnh đạo tỉnh m Định. Khai thác triệt để từ phía lãnh đạo tỉnh Nam Định đã giúp cho tuyếnbài của Giaó dục Việt Nam có sự liền mạch và nhất quán hơn. Tất cả những câu trả lời xung quanh của ông Trần Tất Tiệp , giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định đã chứa đựng biết bao mầm mống của sự mâu thuẫn vấn đề. 9 Rất tinh tế trong việc khai thác thông tin, thông tin chính ông Trần Tất Tiệp cũng là người từng học tại chức và ông thừa nhận rằng ở tỉnh mình một số lãnh đạo cũng học hệ tại chức. Lý giải cho nghịch lý này, ông Gíam đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định cho hay: “Cái thời của chúng tôi nó khác”. Không hề đưa ra bất kì một lời bình luận hay một ý kiến nào những với cách viết của mình thì Giaó dục Việt Nam đã điều chỉnh tâm lý công chúng theo đúng hướng mà mình cần đi. Sự lên tiếng của lãnh đạo tỉnh Nam Định: “Chúng tôi không vi phạm luật công chức”, “Chúng tôi muốn phân luồng công chức”, ….là một trong những thông tin quan trong để những bài báo tiếp theo có thể bám vào đó và triển khai đi theo những hướng khác mà vẫn hấp dẫn, đánh trúng đ c vấn đề. Đây là một hướng đi không phải mới và cũng không phải sáng tạo để xử lý thông tin một cách tốt nhất, linh hoạt và tạo sự kiện. Đó là cách tiếp cận mà hầu hết các cơ quan báo chí cũng đi qua. Vì nguồn gốc của sự kiện nó nằm ở tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, cách khai thác cũng như lập luận vấn đề của Giaó dục Việt Nam đã tạo nên một luồng dư luận thực sự ần thiết. Nếu mới chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Những ý kiến của một số bộ ngành, những người liên quan là một trong những điều quan trong nhất tạo nên những cái nhìn mới và một phầnất lớn địn h hướng dư luận xã hội. Có hẳn một xêri bài chỉ toàn nói về ý kiên của một số nhà lãnh đạo cấp cao “phán xét” về sự kiện Nam Định từ chối thẳng thừng tuyển công chức từ hệ dân lập, ngoài công lập. Không cần tốn bất kì một lời bình mang tính chủ quan, những lời nói được đúng trong dấu ngoặc kép ấy hoàn toàn mang ý nghĩa khách quan. “Ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ cho rằng: Làm như vậy là quá “cửa quyền”, theo kiểu “phép vua, thua lệ làng”. Đây là một đánh giá không chuẩn, tư duykhông đầy đủ”. “S.Phan Huy Lê: “ Cần kiểm tra đối tượng dự tuyển, khôg kểm tra bằng” . “ PGS. Văn Như Cương: “Không nên v đũa cả nắm””. “ GSĐào Trọng Thi: “ Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục cần có ý kiến 10 [...]... chức đã khiến cho báo chí tốn không ít giấy mực Các tác phẩm báo chí được đăng tải trên các báo đã nhìn nhận sự kiện này ở nhiều khía cạnh, góc độ để nêu những bất ổn trong cách làm này của tỉnh Nam Định Nhưng mặt khác, chính những tác phẩm báo chí cũng chỉ ra cho người đọc thấy rằng, sự kiện Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học dân lập, tại chức là cách làm cần thiết và đúng đắn, là cơ... Thiện Nhân cũng khẳng đinh: “Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằ cấp dân lập”” Như vậy chẳng cần những phân tích Đây là con đường thông minh và khôn ngoan nhất để chính những người thực sự có tiếng nói trong xã hội “phán xét” và cơ quan báo chí (Báo Giaó dục Việt Nam) truyền tải đến bạn đọc những thông điệp đó Chính những lời nói dẫn chứng trên đây được cơ quan báo chí đăng lên một phần nào đó... những lập luận, phân tích sắc sảo và hợp lý Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất giúp cho độc giả có cái nhìn toàn cảnh hơn ề sự việc ở Nam Định Những bài báo của các cơ quan báo chí hầu hết đều định hướng dư luận đi theo chủ trương: “Nam Định quyết định như vậy làm chưa hợp lý” Và hầu hết độc giả cũng phản đối lại chủ trương, chính sách của tỉnh này Có rất nhiều ý kiến góp ý và cả những sự búc xúc... được vấn đề và có những định hướng cho riêng mình Đặc biệt, đối với những bài 13 báo mang tính xin ý kiến, phỏng vấn lại càng mang nhiều yêu tố khách quan hơn Điều ấy đã giúp cho độc giả dễ dàng nhận thức được vấn đề Trong bài báo “Tuyển công chức Nam Định:Trọng bằng nhưng cần…” được đăng tải trên báo Giaó dục Việt Nam là bài tổng hợp của nhiều yếu ý kiến khác nhau Và hầu hết những ý kiến này đều không... tỉnh Nam Định như vậy l không hề đúng” Để minh chứng và càng làm sâuthêm vấn đề đó, báoGiaó dục Việt Nam tiếp tục “đánh” vào bộ phận sinh viện học dân lập ở Nam Định và một bộ phận là thương binh liệt sĩ để phản bện cho sự kiện “ Nam Đinh từ chối cả con thương binh, liệtĩ vào công chức” Bài báo được giật tít một cách đặc biệt, phản ánh đúng thực trạng và thể hiện luôn quan điểm của những bộ phận thương... ở bậc đại học có dịp 16 nhìn lại mình và có những chấn chỉnh cần thiết để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ch lượng cao của đất nước Qua sự kiện Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học công chức, dân lập được đăng tải trên các báo, báo chí đã phát huy vai trò to lớn của mình trong việc cung cấp thông tin đahiều về sự kiện và định hư ớng mạnh mẽ dư luận xã hội, cải biến x 17 ... liệt sĩ vào công chức này, cơ quan báo còn có được những điểm nhấn thực sự làm nên một lý lẽ hoàn toàn có cơ s về mặt pháp lý: “ Thất vọng về cách "đền ơn" người có công của tỉnh!”, “Đa số con em thương binh, liệt sĩ đều nghèo”, “Phải chăng có động cơ xấu trong tuyển dụng?” Tất cả những thắc mắc ấy tưởng chừng như không có tác động đến dư luận xã hội nhưng thực sự nó làm nên một làn sóng dư luận đa... vấn đề này!” Không chỉ có một số giáo sư, phó giáo sư nổi tiếng lên tiếng về vấn đề này mà chính người trong cuộc cũng thấy vấn đề này có gì đó cha được hợp lý “ Ông Nguyễn Văn Xuyên, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định cho biết, việc đưa ra những quy... động đến dư luận xã hội nhưng thực sự nó làm nên một làn sóng dư luận đa chiều hơn nhưng vẫn ó sự thống nhất Cũng có những hướng đi tương tự như vậy, những bài báo xoay quanh vấn đề này trên báo Dân trí cũng tạo nên những luồng dư luận xã hội khác nhau Đồng tình có, không đồng tình cũng có Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu mà cơ quan hướng tới là quyết định của tỉnh Nam Định ma tính một chiều Lấy ý kiến từ... học, Bộ GD-ĐT: Tuyển dụng cán bộ công chức chính là cách tuyển chứ khôn phải cáchloạihồ sơ.”Vietnamnet và Tuổi trẻ cũng không bỏ qua cách làm chiến lược này Trên báo Vietnamnet có đăng tải một số bài báo như “Tuyển tại chức là nuôi cuôi “viên chức””, “Tại sao Nam Định nổ súng vào dân lập, tại chức”, “Chuyện Nam Định: Tuyển nười hay tuyển bằng”, … Mỗi bài báo đều có những lý lẽ riêng, tuy nhiên không . đa chiều, linh hoạt tạo sự kiện và định hướng dư luận của báo chí qua tác phẩm cụ thể. 1 1. Phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí: Sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí là 2 khái niệm. Đề bài: 1. Hãy phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí. 2. Qua sự kiện “Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học tại chức, dân lập” được đăng tải. Hãy phân tích. tác phẩm báo chí được đăng tải trên các báo đã nhìn nhận sự kiện này ở nhiều khía cạnh, góc độ để nêu những bất ổn trong cách làm này của tỉnh Nam Định. Nhưng mặt khác, chính những tác phẩm báo

Ngày đăng: 17/04/2015, 17:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • uyên cho biết”. Đại diện chính phủ cũng lên tiếng và có những lí lẽ riêng dành cho lãnh đạo tỉnh Nam Định: “Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng đinh: “Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằ

  • cấp dân lập””. Như vậy chẳng cần những phân tích. Đây là con đường thông minh và khôn ngoan nhất để chính những người thực sự có tiếng nói trong xã hội “phán xét” và cơ quan báo chí(Báo Giaó dục Việt Nam) truyền tải đến bạn đọc những thông điệp đó. Chính những lời nói dẫn chứng trên đây được cơ quan báo chí đăng lên một phần nào đó ngầm định rằng: “Hành động của lãnh đạo tỉnh Nam Định như vậy l

  • không hề đúng”. Để minh chứng và càng làm sâuthêm vấn đề đó, báoGiaó dục Việt Nam tiếp tục “đánh” vào bộ phận sinh viện học dân lập ở Nam Định và một bộ phận là thương binh liệt sĩ để phản bện cho sự kiện “ Nam Đinh từ chối cả con thương binh, liệtĩ vào công chức” . Bài báo được giật tít một cách đặc biệt, phản ánh đúng thực trạng và thể hiện luôn quan điểm của những bộ phận thương binh khi nghe thấy quyết định của tỉnh Nam Định: “Xương máu của chúng tôi được đền đáp thế này sao?”. Bằng việc đưa ra một số nhân vật cụ thể. Với sự búc xúc của mình họ đã nói về quan điểm, ý kiến của mình và tất cả đều phản đối quyết đinh đó. Sự phản đối này dựa trên nhiều phương diện nhưng cái quan trọng là quyết định đó không hợp tình, hợp lý, gây nhiều tranh cãi. Trong bài phỏng vấn, không chỉ thể hiện chân thực mong muốn của một số người được coi là “nạn nhân” của chủ trương không tuyển thương binh liệt sĩ vào công chức này, cơ quan báo còn có được những điểm nhấn thực sự làm nên một lý lẽ hoàn toàn có cơ s về mặt pháp lý: “ Thất vọng về cách "đền ơn" người có công của tỉnh!”, “Đa số con em thương binh, liệt sĩ đều nghèo”, “Phải chăng có động cơ xấu trong tuyển dụng?”. Tất cả những thắc mắc ấy tưởng chừng như không có tác động đến dư luận xã hội nhưng thực sự nó làm nên một làn sóng dư luận đa chiều hơn nhưng vẫn

  • ó sự thống nhất. Cũng có những hướng đi tương tự như vậy, những bài báo xoay quanh vấn đề này trên báo Dân trí cũng tạo nên những luồng dư luận xã hội khác nhau. Đồng tình có, không đồng tình cũng có. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu mà cơ quan hướng tới là quyết định của tỉnh Nam Định ma

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan