Quy hoạch giao thông trên trục đường Trường Chinh – Vành đai 2 thành phố Hà Nội

95 1.6K 0
Quy hoạch giao thông trên trục đường Trường Chinh – Vành đai 2 thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Quá trình mở rộng địa giới hành chính của thủ đô Hà Nội đang tạo ra sự phát triển rất lớn, mở ra một bức tranh kinh tế xã hội mới cho cả thành phố, thay đổi vai trò, vị trí, chức năng của mạng lưới giao thông và các trục giao thông trong thành phố. Trong bối cảnh hiện nay khi phương tiện đi lại của người dân đô thị tăng đang gia tăng một cách nhanh chóng thì vấn đề giao thông đô thị trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Hiện nay giao thông đô thị là vấn đề được quan tâm ưu tiên giải quyết của phần lớn các đô thị trên thế giới. Trong quá trình phát triển vì nhiều lý do khác nhau, hệ thống giao thông vận tải đô thị phát triển không đồng bộ và mất cân đối giữa các bộ phận. Đó là sự mất cân đối giữa mạng lưới giao thông với hệ thống vận tải, sự đồng bộ hóa trên các tuyến đường trong toàn mạng lưới giao thông của thành phố. Sự mất cân đối và thiếu đồng bộ đi liền với việc giảm hiệu quả khai thác vận hành của hệ thống giao thông nói chung và trên các tuyến đường nói riêng Hệ thống các trục giao thông và các đường hướng tâm cũng như các đường vành đai là một trong những bộ phận quan trọng của mạng lưới giao thông vận tải. Nó đảm bảo sự liên thông, liên kết cũng như giải quyết lưu lượng giao thông quá đông tập trung vào trung tâm thành phố. Yêu cầu cơ bản của hệ thống mạng lưới đường trong đô thị là phải đồng bộ và tương thích với nhau, sắp xếp, quy hoạch hệ thống đường hợp lý phù hợp với tiêu chuẩn có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của hệ thống mạng lưới đường giao thông. Đường Trường Chinh – Vành đai 2 thành phố Hà Nội có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển của thành phố.Vốn là tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông rất lớn, trong khi đó bề rộng tuyến đường không đủ đáp ứng nhu cầu tham gia giao thông, không đảm nhận được vai trò là một đường vành đai quan trọng của Thủ đô. Việc tổ chức giao thông trên tuyến và tại nút giao thông chưa đảm bảo nhu cầu, do vậy tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra vào hầu hết các ngày trong tuần. Theo định hướng quy hoạch của thành phố Hà Nội về giao thông vận tải đô thị, để đảm bảo sự đồng bộ và đảm bảo khả năng thông qua cũng như đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, giải quyết ách tắc giao thông trên các tuyến đường đô thị, thì việc nghiên cứu quy hoạch, tổ chức, cải tạo tuyến đường nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai nhằm mục đích phục vụ sự phát triển của Thành phố là rất cần thiết. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đồ án a. Đối tượng nghiên cứu: 1 Nguyễn Văn Ba – K46 - 1 Lời mở đầu Đối tượng nghiên cứu của Đồ án là Đường Trường Chinh, tại nút giao thông Tôn Thất Tùng (kéo dài) – Trường Chinh và một số trục giao thông liên quan như một số đường ngang, đường tránh, nghiên cứu hệ thống mạng lưới giao thông vận tải Thành Phố Hà Nội. b. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đồ án là đường Trường Chinh từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đồ án là nghiên cứu hiện trạng tham gia giao thông , hiện trạng trên tuyến giao thông, cũng như tại các nút giao thông, so sánh đánh giá với các đường trong đô thị từ đó chỉ rõ được những bất cập cũng như những vấn đề cần giải quyết nhằm đảm bảo an toàn thông suốt cho tuyến đường. Dựa trên kết quả nghiên cứu đó sẽ đưa ra các giải pháp về quy hoạch cải tạo tuyến đường và cải tạo nút giao thông Sau đây là một số kết quả và cũng chính là mục đích mà đồ án sẽ đạt được của nghiên cứu này: - Xác định được vai trò tuyến đường trong mạng lưới đường đô thị - Tổ chức phân làn giao thông, cải tạo đường giao thông, hệ thống nhà chờ, điểm dừng đỗ của VTHKCC. Thiết kế, điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu tại nút giao thông Tôn Thất Tùng – Trường Chinh - Cải tạo mở rộng đường Trường Chinh nhằm đảm bảo nhu cầu tương lai 4. Phương pháp nghiên cứu a. Nghiên cứu các tài liệu số liệu sẵn có - Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2020 - QĐ 34. 2006. QĐ- BGTVT ngày 16/10/2006 - Tiêu chuẩn thiết kế đường 4054/2005 - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 104-2007 - Luật xây dựng ngày 26/11/2003, luật giao thông đường bộ - Nghiên cứu của HAIDEP và các nghiên cứu dự án trước đó về giao thông đô thị - Quy hoạch sử dụng đất của các Quận có liên quan - Các nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội, đánh giá và dự báo nhu cầu vận tải, đánh giá tác động môi trường do Viện chiến lược và phát triển, Viện KHCNGTVT. 2 Nguyễn Văn Ba – K46 - 2 Lời mở đầu - Bài giảng quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch Giao thông Đô thị ( TS Khuất Việt Hùng), “ Thiết kế nút giao thông và điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu” của PGS.TS Nguyễn Xuân Vinh - Các báo cáo nghiên cứu Quy hoạch và Dự án phát triển CSHT và dịch vụ VTHKCC ở Hà Nội. - Các văn bản pháp quy b. Khảo sát thu thập số liệu hiện trường - Xác định hiện trạng cơ sở hạ tầng tuyến giao thông: chiều dài, chiều rộng lòng đường, lề đường, hè phố - Hiện trạng quản lý giao thông tại tuyến: chiều giao thông, phân làn xe, biển báo giao thông, hình vẽ, hướng dẫn - Xác định hiện trạng lưu lượng các tuyến xe buýt, điều kiện vận hành như khoảng cách điểm dừng đỗ, tần suất chạy xe trong giờ cao điểm và bình thường. - Đếm lưu lượng giao thông tại mặt cắt và tại nút giao thông: tiến hành đếm phân tích trong các giờ cao điểm - Nghiên cứu hiện trạng quy hoạch sử dụng đất của khu vực tuyến đường đi qua c. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Thu thập số liệu: Tiến hành quay phim trên tuyến đường quan sát các chuyển động tại nút giao thông nhằm xác định các chuyển dạng xung đột và chuyển động sai của các loại phương tiện Tiến hành quay phim vào một ngày cao điểm (thứ 2 hoặc thứ 6) và một ngày bình thường trong tuần ( thứ 3, 4,5) tiến hành đếm lưu lượng trên tuyến và tại nút giao thông Tiến hành quay phim để đo vận tốc giao thông của các loại phương tiện trong dòng Sử dụng máy ảnh phụ trợ trong việc ghi lại hình ảnh Xử lý số liệu: - Sử dụng autocad, phim, hình ảnh để minh họa tuyến đường, nút, hiện trạng vận hành trên tuyến. - Tiến hành đếm các loại phương tiện trong phim ghi hình - Sử dụng các phần mềm như Microsoft Excel để xử lý các kết quả 3 Nguyễn Văn Ba – K46 - 3 Lời mở đầu - Sử dụng Microsoft office 2003 để viết đồ án tốt nghiệp 5. Nội dung. kết cấu của đồ án Ngoài phần mở đầu và kết luận đồ án bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về giao thông đô thị Chương 2: Hiện trạng trục giao thông Trường Chinh Chương 3: Quy hoạch trục giao thông Trường Chinh 4 Nguyễn Văn Ba – K46 - 4 Mục lục MỤC LỤC 5 Nguyễn Văn Ba – K46 - 5 Danh mục bảng biểu - hình vẽ DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH VẼ Danh mục b ảng biểu 6 Nguyễn Văn Ba – K46 - 6 Danh mục chữ viết tắt DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KT – XH Kinh tế - xã hội QH GTVT Quy hoạch giao thông vận tải HKCC Hành khách công cộng VTHKCC Vận tải hành khách công cộng GTVTĐT Giao thông vận tải đô thị xeqd/h Xe con quy đổi/giờ KNTH Khả năng thông hành GTVT Giao thông vận tải NĐ-CP Nghị định – Chính Phủ QĐ-BTNMT Quyết định – Bộ tài nguyên môi trường TT-BTC Thông tư – Bộ tài chính QĐ-BGTVT Quyết định – Bộ giao thông vận tải KNTQ Khả năng thông qua GPMB Giải phóng mặt bằng UBND Ủy ban nhân dân TCXD Tiêu chuẩn xây dựng 7 Nguyễn Văn Ba – K46 - 7 Danh mục chữ viết tắt MĐBHDX Mức độ bão hòa dòng xe 8 Nguyễn Văn Ba – K46 - 8 Chương I: Tổng quan về giao thông đô thị CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1.1 Tổng quan về mạng lưới giao thông đô thị Giao thông vận tải là tập hợp các công trình giao thông và phương tiện khác nhau nhằm đảm bảo sự liên hệ giữa các khu vực khác nhau của đô thị. Giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng đến đời sống sinh hoạt của thành phố hiện tại Theo sự hình thành qua nhiều thế kỷ đô thị được cấu trúc khác nhau và theo đó cấu trúc của hệ thống mạng lưới giao thông cũng rất khác nhau. Cấu trúc đó còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chức năng của đô thị khi hình thành và phát triển trong mỗi giai đoạn theo sự can thiệp của con người đối với quá trình xây dựng và mở rộng đô thị. Do vậy các loại mạng lưới giao thông đô thị rất đa dạng có thể kể đến như: - Theo hình dạng mạng lưới mặt phẳng nằm ngang: cấu trúc của mạng lưới giao thông có thể phân chia thành 6 loại: dạng bàn cờ và dạng có đường chéo, dạng xuyên tâm và xuyên tâm có đường vành đai, dạng rẻ quạt, dạng tự do, dạng hỗn hợp, dạng hữu cơ. • Dạng bàn cờ và dạng bàn cờ có đường chéo: là lưới đường được bố trí thành các ô vuông hoặc hình chữ nhật. Ưu điểm của dạng quy hoạch này là tương đối đơn giản, không gây căng thẳng giao thông ở khu vực trung tâm; đường thẳng, đường giao nhau vuông góc, dễ dàng cho công tác tổ chức, quản lý giao thông tại nút, dễ dàng phân tán xe cộ khi một đường bị tắc nghẽn, thuận tiện cho việc xây dựng các công trình kiến trúc. Nhược điểm của giao thông theo hướng chéo góc là không thuận tiện, cự ly đi lại thực tế cao hơn, làm tăng khoảng cách đi lại trung bình của các khu vực với nhau và với trung tâm thành phố Đây là dạng quy hoạch thường được sử dụng cho các đô thị nằm trên vùng địa hình bằng phẳng như New York, Đê tơ ro, Bắc Kinh…hoặc thích hợp với các đô thị ở mức trung bình hay một phần của đô thị lớn. Để khắc phục nhược điểm xe phải đi xa khi chạy theo hướng chéo góc, giảm bớt khoảng cách đi lại người ta thường bố trí them đường chéo ( hoặc tuyến xuyên tâm, hướng tâm) và hình thành nên mạng lưới dạng bàn cờ chéo. Nhưng nhược điểm của việc bổ sung các đường chéo là tạo ra giao cắt nhiều đường tại một điểm ( ngã 5, ngã 6…) gây khó khăn cho công tác tổ chức giao thông, khó xây dựng được các công trình kiến trúc. Thành phố có dạng bàn cờ chéo tiêu điểm là Detrioit ( Hoa Kỳ). • Dạng xuyên tâm và xuyên tâm có đường vành đai: là mạng lưới đường lấy trung tâm đô thị làm tâm, được hình thành gồm các tuyến đường hướng tâm ( nối các vùng bên ngoài với nhau qua 9 Nguyễn Văn Ba – K46 - 9 Chương I: Tổng quan về giao thông đô thị trung tâm và với trung tâm thành phố ) và các đường vành đai bao quanh trung tâm với các bán kính khác nhau ( nối các khu vực với nhau không qua trung tâm ). Ưu điểm của dạng này là đảm bảo sự giao lưu giữa các khu vực với nhau có thể qua hoặc không qua trung tâm thành phố đều thuận tiện với cự ly ngắn. Nhược điểm cơ bản của dạng sơ đồ này là càng vào trung tâm, lưu lượng giao thông càng tăng, gây khó khăn cho việc tổ chức quản lý giao thông. Dạng sơ đồ này thường được áp dụng cho các đô thị lớn như ở các thành phố cổ Châu Âu: Matsxcova, Luân Đôn, Beclin,… • Dạng rẻ quạt: sơ đồ này là thực chất là một nửa của sơ đồ dạng xuyên tâm có đường vành đai gồm các đường hướng tâm và các đường bán cung bao quanh khu trung tâm và khu đất của đô thị. Dạng này thường thấy ở các đô thị nằm ven hồ, ven sông lớn, thành phố cảng như thành phố Kopenhagen, Stambun,…Hà Nội thủ đô của Việt Nam cũng có dạng tổ chức mạng lưới giao thông theo dạng rẻ quạt này. • Dạng tự do: các đường phố theo dạng này không tạo nên một hình dạng hình học cơ bản nào, chúng phát triển tùy theo điều kiện địa hình, phân bổ dân cư, các khu công nghiệp, thương mại, du lịch…, của thành phố. Do kết hợ chặt chẽ với địa hình nên khối lượng đào đắp ít nhưng đường dài, cự ly đi lại tăng, vòng vèo, khó phân biệt được hướng. Trên thế giới thành phố có dạng tự do khá phổ biến như Roma, Henxinky…, hay ở Việt Nam có thành phố Buôn Mê Thuật. • Dạng hỗn hợp: dạng này là hình thức áp dụng đồng thời một số dạng quy hoạch trên. Mục đích của sự kết hợp này là để phát huy ưu điểm và loại trừ nhược điểm của từng dạng, tạo ra một hệ thống giao thông hợp lý nhất. Chẳng hạn, kết hợp dạng vòng xuyên tâm với dạng bàn cờ, trong đó khu vực trung tâm bố trí dạng bàn cờ sez giảm bớt căng thẳng ở khu vực trung tâm thành phố Thông thường mạng lưới giao thông dạng hỗn hợp thường được thiết kế cho các thành phố lớn. Dạng này cũng có thể áp dụng cho các thành phố cải tạo, mở rộng, về mặt quy hoạch để tạo một mặt bằng sinh động gắn với thiên nhiên. • Dạng hữu cơ: xu hướng “sinh vật học” hay “hữu cơ” trong cấu trúc quy hoạch đô thị bắt đầu phát triển từ năm 1940. Người ta đã thử áp dụng vào quy hoạch tổ chức giao thông phương pháp mô phỏng hình thức của giới tự nhiên sinh động để hợp nhất thành phố thành một thể thống nhất 1.1.1 Đặc điểm của hệ thống giao thông đô thị 10 Nguyễn Văn Ba – K46 - 10 [...]... quá trình tiến hành thực hiện quy hoạch cần có sự kiểm soát tác động xem có những sai sót gì và từ đó đưa ra những điều chỉnh cho quy hoạch 1.3 .2 Quy trình lập quy hoạch trục giao thông vận tải Quy hoạch trục giao thông nằm trong quy hoạch mạng lưới đường đô thị, việc quy hoạch trục giao thông mang tính chất đơn lẻ song nó phải phù hợp và thống nhất với nguyên tắc quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị... tuyến đường phù hợp với chức năng nhiệm vụ cũng như tính chất của tuyến đường - Quy hoạch lại hệ thống giao thông tĩnh, hệ thống vận tải hành khách công cộng (nếu có ) trên đường - Phân luồng giao thông, tổ chức lại giao thông trên tuyến cho các phương tiện tham gia giao thông, cho người đi bộ… Quy trình lập quy hoạch trục giao thông Bước 1: Dựa vào định hướng quy hoạch của thành phố, của Nhà nước về giao. .. kiện xây dựng 22 Nguyễn Văn Ba – K46 Kiểu dải - 22 Chương I: Tổng quan về giao thông đô thị I II III 4,00 ( 12, 00) 3,50 (9,00) 3,00 (6,00) a2, a3, b2, b3 Chủ yếu 3,00 (9,00) 2, 50 (6,50) 2, 00 (4,00) a2, a3, b2, b3 Thứ yếu 2, 50 (7,50) 2, 00 (5,00) 1,50 (3,00) a1,a2, a3, b1 Đường phố khu vực 2, 00 (6,00) 1,50 (4,00) 1,00 (2, 00) Đường phố nội bộ - Đường cao tốc đô thị Đường phố chính đô thị - a1, a2, b1 - - Nguồn:... có quy mô thứ yếu liên khu vực Đường phố 3 gom a, Đường phố khu vực b, Đường vận tải bố trí tín hiệu làn xe đạp giao thông Cao và điều khiển trung bình mô lớn 20 000  30000 Chức năng giao thông cơ động - tiếp cận trung gian Đường Giao phố thông Phục vụ giao thông có ý chính không nghĩa khu vực như trong Đường liên tục khu nhà ở lớn, các khu phố vực trong quận gom Đường nội bộ Đường cao tốc Đường phố. .. về giao thông vận tải để có được định hướng chính xác đúng đắn phù hợp với quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đô thị và trong cả nước Bước 2: Xác định vấn đề quy hoạch Tiến hành phân tích các vấn đề trên tuyến: tình trạng giao thông trên trục đường, tình trạng kỹ thuật của trục giao thông, dân cư, điều kiện sử dụng đất quanh khu vực bên đường Xác định các thiếu hụt cho quy hoạch trục giao thông, ... giao cắt giữa các đường phố trong đô thị hay là giao giữa đường bộ với đường sắt Tại nút giao thông tồn tại nhiều xung đột giao, cắt, tách nhập của các phương tiện Theo cách phân loại nút giao thông được chia thành các loại sau: - Nút giao thông không điều khiển bằng đèn tín hiệu - Nút giao thông điều khiển bằng đèn tín hiệu - Nút giao thông khác mức 1 .2. 3 Các yêu cầu của mạng lưới giao thông và trục. .. phố cải tạo, đường phố nội bộ có thể dùng trị số tĩnh không giới hạn 4,50m - Trường hợp giao thông xe đạp (hoặc bộ hành) được tách riêng khỏi phần xe chạy của đường ôtô, tĩnh không tối thiểu của đường xe đạp và đường bộ hành là hình chữ nhật cao 2, 5m, rộng 1,5m l Nút giao thông: Nút giao thông là công trình giao thông để đảm bảo sự liên thông giữa các tuyến/ đoạn đường khác nhau về hướng Nút giao thông. .. 0,50 0,50 0 ,25 – – – – Nguồn: “Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 104 – 20 07” Kết cấu và độ dốc của lề đường phố được thiết kế như phần xe chạy Đối với đường khác lấy theo tiêu chuẩn thiết kế đường hiện hành của ngành giao thông Phần phân cách Phần phân cách bao gồm 2 loại: + Phần cách giữa: dùng để phân tách các hướng giao thông ngược chiều 21 Nguyễn Văn Ba – K46 - 21 Chương I: Tổng quan về giao thông đô thị... hành có nhu cầu vượt qua đường, tốc độ xe thiết kế - lưu lượng giao thông trên đường, yêu cầu kiểm soát ra vào của đường phố, khả năng thông hành của đường, của nút giao thông tại chỗ định bố trí đường bộ hành và các điều kiện khác như vị trí trường học, công sở, trung tâm thương mại, văn hoá, giải trí Bảng 1.9: Lựa chọn hình thức bố trí bộ hành qua đường theo lưu lượng giao thông Lưu lượng giao thông. .. dựng các phương án quy hoạch Thẩm định tác động Đánh giá tổng thể Bước 1: Định hướng quy hoạch Bước 2: Phân tích vấn đề quy hoạch Bước 3: Xác định phương án quy hoạch Bước 4: So sánh và ra quy t định Bước 5: Thực hiện và kiểm soát tác động QUÁ TRÌNH LẬP QUY HOẠCH 32 Nguyễn Văn Ba – K46 - 32 Chương I: Tổng quan về giao thông đô thị ( Nguồn: Bài giảng Quy hoạch giao thông vận tải – Ts Khuất Việt Hùng . nút giao thông Tôn Thất Tùng (kéo dài) – Trường Chinh và một số trục giao thông liên quan như một số đường ngang, đường tránh, nghiên cứu hệ thống mạng lưới giao thông vận tải Thành Phố Hà Nội. b xếp, quy hoạch hệ thống đường hợp lý phù hợp với tiêu chuẩn có ý nghĩa quan trọng quy t định đến hiệu quả hoạt động của hệ thống mạng lưới đường giao thông. Đường Trường Chinh – Vành đai 2 thành. KHCNGTVT. 2 Nguyễn Văn Ba – K46 - 2 Lời mở đầu - Bài giảng quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch Giao thông Đô thị ( TS Khuất Việt Hùng), “ Thiết kế nút giao thông và điều khiển giao thông bằng

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bề rộng của phần xe chạy : B

  • Số làn xe : n

  • Bề rộng một làn xe

  • Các làn xe phụ (làn phụ).

  • Cấu tạo lề đường.

  • Kết cấu và độ dốc của lề đường phố được thiết kế như phần xe chạy. Đối với đường khác lấy theo tiêu chuẩn thiết kế đường hiện hành của ngành giao thông.

  • Cấu tạo dải phân cách:

  • Hè đường là bộ phận tính từ mép ngoài bó vỉa tới chỉ giới đường đỏ. Hè đường có thể có nhiều chức năng như: bố trí đường đi bộ, bố trí cây xanh, cột điện, biển báo… Bộ phận quan trọng nhất cấu thành hè đường là phần hè đi bộ và bó vỉa. Hè đường chỉ được cấu tạo ở tuyếnphố, mà không có trên đường ôtô thông thường.

  • Bề rộng hè đường:

  • - Đối với các đoạn hè đường bị xén để mở rộng mặt đường (điểm dừng đỗ xe buýt...), bề rộng hè đường còn lại không được nhỏ hơn 2m, và phải tính toán đủ để đáp ứng nhu cầu bộ hành.

  • - Hè đi bộ là phần bề rộng hè đường phục vụ người đi bộ, còn được gọi là phần đường đi bộ trên hè. Hè đi bộ là một bộ phận không thể thiếu trên mặt cắt ngang phố trong đô thị.

  • - Đối với các khu nhà ở, khu công nghiệp, khu văn hoá thể thao trong đô thị có nhu cầu về bộ hành lớn, cần có tính toán cụ thể để bố trí hè đi bộ hoặc đường đi bộ; đối với đường phố chính có giao thông tốc độ cao cần cách ly giao thông chạy suốt và giao thông địa phương bằng dải phân cách cứng, hè đi bộ chỉ bố trí nằm tiếp giáp với phần đường dành cho giao thông địa phương hoặc cách ly hè đi bộ bằng dải đệm (dải trồng cây, rào chắn...) với đường có giao thông tốc độ cao.

  • - Hè đi bộ - đường đi bộ cần được phủ mặt bằng vật liệu cứng liền khối hoặc lắp ghép đảm bảo cho bộ hành đi lại thuận lợi và thoát nước tốt.

  • - Bề rộng hè đi bộ - đường đi bộ được xác định theo giao thông bộ hành.

  • Độ dốc dọc của hè đi bộ và đường đi bộ:

  • - Độ dốc ngang của hè đi bộ và đường đi bộ từ 1% – 3 % tuỳ thuộc bề rộng và vật liệu làm hè.

  • - Dải trồng cây có thể được bố trí trên hè đường, trên dải phân cách hoặc trên dải đất dành riêng ở 2 bên đường. Ở phạm vi bề rộng dải trồng cây thường kết hợp để bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật (cột điện, trạm biến áp nhỏ, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, công trình ngầm…). Khi kết hợp thiết kế bố trí các công trình này, không được làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện giao thông xe cộ và đi bộ.

  • - Kích thước dải trồng cây: Kích thước chính của dải trồng cây trên trắc ngang lấy theo bảng 1.8 tuỳ theo chiều rộng và công dụng của dải đất dành lại, có xét tới chiều rộng tối thiểu để trồng các loại cây khác nhau.

  • - Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào việc phân loại cây hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường. Chú ý trồng cây ở khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố, tránh trồng giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều rộng hè phố dưới 5m.

  • - Quy định chung.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan