SKKN Tích cực hóa hoạt động của HS ở môn Đạo đức lớp 1

10 309 1
SKKN Tích cực hóa hoạt động của HS ở môn Đạo đức lớp 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ở MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1" 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh trí tuệ, đòi hỏi phải đổi mới giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học được quan tâm nhiều và không ngừng đẩy mạnh. Trong những năm gần đây, xu thế chung trong giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS trong quá trình dạy học. Để mỗi HS đều cần và có thể đạt được trình độ học vấn toàn diện, đồng thời phát triển khả năng của mình về một môn học nào đó, trở thành những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được một mục tiêu chung của cấp học, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước, cần chuẩn bị ngay từ bậc Tiểu học. Môn Đạo đức bậc Tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn Giáo dục công dân ở các cấp học trên. Là những bước đầu của việc hình thành nhân cách. Hình thành nên con người trong chế độ Xã hội chủ nghĩa. Môn Đạo đức giáo dục, hình thành cho HS cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ khi đứng trước các tình huống trong cuộc sống. Đặc biệt nhất là hình thành kĩ năng và hành vi đạo đức cho HS. Môn Đạo đức là môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học, nhất là với HS lớp Một. Được phân công giảng dạy ở khối Một, tôi nhận thấy việc dạy Đạo Đức ở bậc tiểu học nói chung và ở khối Một nói riêng là hết sức cần thiết. Năm học 2009 – 2010 là năm học đầu tôi được phân công dạy lớp một, số HS yêu thích và tích cực trong học tập môn Đạo đức là rất thấp, kết quả học tập chưa cao. Học sinh còn thụ động trong các giờ học. Khả năng phân tích tình huống của HS còn hạn chế. Đứng trước các tình huống giả định trong bài học và một số tình huống trong cuộc sống, HS chưa thể hiện được thái độ đúng, chưa tìm được cách ứng xử phù hợp nhất. Đa số các em thiếu kĩ năng thực hành các chuẩn mực đạo đức. Qua một học kì giảng dạy ở khối lớp Một tôi rút ra được một số kinh nghiệm dạy để HS học tốt môn học Đạo đức, tôi đã áp dụng từ HKII năm học 2009 – 2010 và đạt kết quả khả quan hơn (trình bày ở phần sau). Trong năm học này tôi vẫn áp dụng các kinh nghiệm đã có vào việc dạy môn Đạo đức. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 2 Dạy học môn Đạo đức cần xuất phát từ quyền trẻ em, từ lợi ích của trẻ em, đến giáo dục trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy môn Đạo trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. HS lĩnh hội kiến thức một cách tự nguyện, thực hiện chuẩn hành vi một cách tự giác, tránh được sự gò ép, áp đặt trước đây. Dạy học môn Đạo đức chỉ đạt được hiệu quả khi khơi dậy được ở HS niềm hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình nhận thức. Dạy học môn Đạo đức phải là quá trình GV tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức của Học sinh trên cơ sở đó các em tự khám phá chiếm lĩnh tri thức mới, kĩ năng mới. Đối với HS lớp Một, nhận thức còn cảm tính, trực tiếp, cụ thể và hiếu động, vì vậy nội dung giáo dục cần chuyển tải đến HS một cách nhẹ nhàng, gần gũi sinh động và hấp dẫn thông qua các hoạt động. (Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 1, Tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục – 2007) Nội dung dạy môn Đạo đức lớp Một được trình bày theo năm mối quan hệ : 1.Quan hệ của HS với bản thân. 2.Quan hệ của HS với gia đình 3.Quan hệ của HS với nhà trường 4.Quan hệ của HS cộng đồng và xã hội 5.Quan hệ của HS môi trường tự nhiên. Nội dung chương trình có sự kết hợp giữa bổn phận, trách nhiệm của HS đối với quyền trẻ em. Trọng tâm là dạy học sinh cách ứng xử phù hợp với với các quyền trẻ em và các chuẩn mực đạo đức trong các mỗi quan hệ trên. Môn Đạo đức lớp 1 nhằm hình thành cho HS một số kĩ năng cơ bản : - Kĩ năng giao tiếp. - Kĩ năng tự nhận thức. - Kĩ năng xác định giá trị. - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng giải quyết vấn đề - Kĩ năng đạt mục tiêu… (Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 1 chương trình Tiểu học mới – Nhà xuất bản giáo dục – 2002) 3 Từ các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và nội dung của chương trình Đạo dức lớp Một, tôi xác định quá trình dạy học môn Đạo đức là quá trình HS tự hoạt động, với sự hướng dẫn của GV để tự khám chiếm lĩnh nội dung bài học. Nội dung bài cần chuyển tải đến HS một cách nhẹ nhàng, không gò bó. HS được tiếp cận theo chiều hướng đi từ quyền đến nhiệm vụ, bổn phận của HS, nhằm hình thành các kĩ năng cần thiết cho HS. Các kĩ năng đó thể hiện cụ thể qua năm mối quan hệ : Quan hệ của HS với bản thân : + Phấn khởi tự hào đã trở thành học sinh lớp Một. + Biết giữ gìn thân thể, mặc áo quần phù hợp, sạch sẽ ; giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. *Các bài : Em là học sinh lớp Một Gọn gàng, sạch sẽ. Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Quan hệ của HS với gia đình + Yêu quý những người thân trong gia đình, + Lễ phép vâng lời người trên, nhường nhịn em nhỏ. *Các bài : Gia đình em Lễ phép với anh chị, nhường nhị em nhỏ. Quan hệ của HS với nhà trường + Thực hiện tốt nội quy nhà trường. Yêu quý thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp. + Lễ phép vâng lời thầy cô giáo. + Đoàn kết, gắn bó với bạn bè. *Các bài : Đi học đề và đúng giờ. Trật tự trong trường học. Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo. Em và các bạn. Quan hệ của HS cộng đồng và xã hội + Yêu quê hương, đất nước. Biết tên nước Việt Nam, Quốc kì, Quốc huy, ngày Quốc khánh. Biết hát Quốc ca. Nghiêm trang khi chào cờ. 4 + Đi bộ đúng quy định. + Mạnh dạn tự tin khi giao tiếp. Biết chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi. *Các bài : Nghiêm trang khi chào cờ. Đi bộ đúng quy định. Cảm ơn và xin lỗi. Chào hỏi và tạm biệt. Quan hệ của HS môi trường tự nhiên. + Gần gũi, yêu thiên nhiên. Biết bảo vệ cây và hoa. *Các bài : Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Việc dạy môn Đạo Đức như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, phát huy được tính chủ động, tích cực của HS, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Để học sinh tích cực, chủ động trong trong học tập người giáo viên cần chú ý đến thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học. - Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức rất đa dạng : học theo lớp, theo nhóm, cá nhân, học ở trong lớp, sân trường, vườn trường hoặc ở một địa điểm thích hợp với nội dung bài học. Hình thức tổ chức cần gắn liền với thực tiễn, thực hành nhằm nâng cao chất lượng bài học. Chương trình Đạo Đức được đề cập dưới những hình thức hoạt động học như:  Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.  Quan sát tranh và nhận xét đánh giá hành vi của nhân vật trong tranh.  Xây dựng phần kết của câu chuyện theo kết cục mở.  Thảo luận phân tích tình huống, tranh tình huống.  Vẽ tranh và tô màu tranh.  Đóng vai.  Chơi trò chơi có liên quan đến chủ đề bài học.  Xử lí tình huống.  Điền từ phù hợp vào chỗ trống. 5  Hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề của bài …. - Trong dạy học, đồ dùng dạy học được coi là công cụ để thực hiện phương pháp. Bài Đạo đức được thiết kế trên cơ sở tổ chức các hoạt động cho học sinh, do đó cần có những thiết bị nhất định thì mới đảm bảo hiệu quả hoạt động. - Các phương pháp tôi đã áp dụng trong việc dạy học môn Đạo đức, giúp học sinh tích cực trong hoạt động tập ở môn Đạo đức : Phương pháp đóng vai : Khi sử dụng phương pháp này tôi đưa ra tình huống giả định. Tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử. Khi soạn bài tôi cần lựa chọn để tình huống đưa ra phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ HS và hoàn cảnh lớp học. Tình huống phải để mở để học sinh tự giải quyết. Tôi định hướng để học sinh hiểu rõ vai của mình và ứng xử phù hợp, không bị lạc đề. Khi xử dụng phương pháp này tôi đã lưy ý một số vấn đề như : Gây hứng thú và sự chú ý của học sinh; Tạo điều kiện để học sinh phát huy óc sáng tạo; Tôi khích lệ để học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn theo chuẩn mực hành vi đạo đức. Sau khi HS đóng vai xong, việc cần thiết phải làm là cho học sinh thảo luận nhóm, nhận xét cách ứng xử. Điều không thể thiếu là tôi cần chốt lại cách ứng xử cần thiết trong cuộc sống cho học sinh nắm bắt. Phương pháp này tôi sử dụng trong các bài : Bài 4 : Gia đình em - Hoạt động 3 (Tiết 1). Bài 5 : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ - Hoạt động 2 (Tiết 2) Bài : Thực hành kĩ năng giữa kì I - Hoạt động 2 Bài 7 : Đi học đều và đúng giờ - Hoạt động 2 (Tiết 1) ; Hoạt động 1 (Tiết 2). Bài 9 : Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo – Hoạt động 1 (Tiết 1) Bài 10 : Em và các bạn – Hoạt động 1 (Tiết 2). Bài 12 : Cảm ơn và xin lỗi – Hoạt động 2 (Tiết 1). Bài 13 : Chào hỏi và tạm biệt – Hoạt động 2 (Tiết 2). Bài 14 : Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng – Hoạt động 2 (Tiết 2). Phương pháp Trò chơi : Tôi đưa ra trò chơi cho HS tham gia. Tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, qua đó HS phát hiện và chiếm lĩnh những chuẩn mực hành vi đạo 6 đức. Nội dung Trò chơi minh hoạ một cách sinh động các mẫu hành vi đạo đức. Tôi hướng tới việc hình thành cho HS năng lực quan sát, nhận xét, đánh giá hành vi của người khác. Tôi hướng dẫn để HS tập luyện những kĩ năng giúp các em thể hiện hành vi một cách đúng đắn. Khi đưa ra trò chơi tôi cần xác định được : Qua trò chơi việc tập luyện hành vi đạo đức được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán, lôi cuốn HS vào cuộc một cách hứng thú, có tinh thần trách nhiệm, giải toả được căng thẳng mệt mỏi cho HS. Các trò chơi tôi đã áp dụng trong các bài học như : Trò chơi : Vòng tròn giới thiệu tên. Bài 1 Hoạt động 1 (Tiết 1) Trò chơi : Tặng hoa. Bài 10 – Hoạt động 1 (Tiết 1) Trò chơi : Qua đường. Bài 11 – Hoạt động 3 (Tiết 1) Trò chơi ; “Ghép hoa” Bài 12 – Hoạt động Củng cố. Trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” Bài 13 – Hoạt động 1 (Tiết 1) Sau mỗi Trò chơi tôi cho HS thảo luận để đưa ra được ý nghĩa giáo dục của trò chơi. Tôi chốt lại ý đúng để HS nắm. Phương pháp kể chuyện: Tôi lựa chọn và bắt đầu bằng một câu chuyện kể đạo đức. Nội dung truyện nói về cách ứng xử của nhân vật trong một tình huống cụ thể. Tôi lưu ý lựa chọn câu chuyện về nhân vật có tấm gương tốt. Truyện cần sát với chủ đề bài học. Vì đối tượng là HS lớp Một nên tôi lựa những câu chuyện có độ dài vừa phải để tránh việc quá tải với HS, tránh sự nhàm chán, tránh việc HS nghe xong mà không nhớ nổi nội dung. Ngôn ngữ trong truyện cần trong sáng dễ hiểu. Giọng kể cần dí dỏm, tự nhiên, biểu cảm. Khi kể tôi kết hợp với điệu bộ, sử dụng thêm tranh minh hoạ. Tuỳ theo nội dung câu chguyện mà đưa ra kết thúc đóng hoặc mở (yêu cầu HS đưa ra phần kết). Ngoài hình thức GV kể chuyện thì tôi còn áp dụng phương pháp này với các hình thức HS kể chuyện trong nhóm, kể chuyện theo tranh, HS kể chuyện bản thân, kể chuyện được chứng kiến … Phương pháp này tôi áp dụng trong các bài : Bài 1: Hoạt động 1 (Tiết 2) Bài 6 : Hoạt động 2 (Tiết 2) Bài 9: Hoạt động 1 (Tiết 2) Bài : Giới thiệu Lịch sử vua Hùng. Hoạt động 1 – (Tiết 1 ; Hoạt động 1 – (Tiết 2) 7 Sau khi kể xong tôi hướng dẫn cho HS phân tích, khái quát thành chuẩn mực hành vi đạo đức mà các em cần nắm và thực hiện. Phương pháp thảo luận nhóm : Tôi đưa ra một vấn đề về đạo đức, lôi kéo sự tham gia chủ động, tích cực của HS vào quá trình học tập. Tạo điều kiện cho HS chia sẻ kinh nghiệm, bày tỏ ý kiến để giải quyết vấn đề mà tôi đưa ra. Khi sử dụng phương pháp này tôi chú ý đến nội dung, hình thức tổ chức nhóm, thời gian cho HS thảo luận. Nội dung thảo luận là những câu hỏi, những tình huống, hay tranh vẽ…Ngoài ra hình thức thảo luận nhóm tôi còn sử dụng sau mỗi tiểu phẩm, mỗi lần HS đóng vai, sau khi HS đưa ra cách ứng xử ở mỗi tình huống. Phương pháp này tôi áp dụng trong các bài : Bài 2 : Hoạt động 2 – (Tiết 2). Bài 3 : Hoạt động 1, Hoạt động 3 – (Tiết 1) Bài 4 : Hoạt động 1 – (Tiết 1). Bài 5 : Hoạt động 1 – (Tiết 1) ; Hoạt động 2 – (Tiết 2) Bài 6 : Hoạt động 1 – (Tiết 1) ; Hoạt động 3 (Tiết 2) Bài 7 : Hoạt động 1 ; Hoạt động 2 (Tiết 1) ; Hoạt động 1 – (Tiết 2) Bài 12 : Hoạt động 2 – (Tiết 1) Bài 13 : Hoạt động 1 – (Tiết 2) Bài 14 : Hoạt động 1- (Tiết 2) Phương pháp đàm thoại : Phương pháp này tôi đã sử dụng rộng rãi trong các giờ lên lớp nhằm giúp HS nắm được kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống. Khi sử dụng phương này, tôi phải sử dụng ngôn ngữ đơn giản, trong sáng, dễ hiểu. Khi diễn đạt cần rõ ràng. Khi đặt câu hỏi cần ngắn gọn dễ hiểu, câu hỏi phải vừa sức. Phải chú ý lấy tri thức và khái niệm mà HS đã biết làm xuất điểm. Khi HS trả lời tôi để cho HS chủ động, tự nhiên phát biểu theo cách hiểu của các em, tôi chú ý uốn nắn câu trả lời để đạt được mục tiêu của bài học. Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như : Phương pháp nêu gương ; Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp thực hành luyện tập, Phương pháp phân tích tiểu phẩm, Phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ … Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu, khuyết điểm, không có phương pháp nào là vạn năng. Vì vậy trong mỗi giờ học tôi căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học để xác định mức độ sử dụng và phối hợp sử dụng các phương pháp cho thật sự hiệu quả. 8 Tóm lại việc dạy Đạo đức ở bậc tiểu học và đặc biệt là ở khối Một là : - Ở lứa tuổi HS Tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy luận. Việc dạy Đạo đức ở bậc Tiểu học giúp HS phát triển được năng lực tư duy, khả năng phân tích tình huống, và kĩ năng thực hành chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử phù hợp với các quyền của trẻ em, đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn Giáo dục công dân sau này. Dạy Đạo Đức ở Tiểu học phải đảm bảo được các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cần thiết. - Nhiệm vụ cơ bản dạy học môn Đạo đức hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập, để thông qua đó các em có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học, xác định đúng các chuẩn mực hành vi đạo đức, hình thành kĩ năng thực hiện các chuẩn mực đó. Đứng trước các hành vi về đạo đức các em có thái độ đúng, phù hợp để ứng xử. Từ đó hình thành nên nhân cách con người. Vì thế phạm vi kiến thức môn học không nhiều nhưng cái gặt hái của môn học lại là nhân cách của con người được hình thành. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Tôi đã bắt đầu thực hiện các kinh nghiệm trên từ HKII năm học 2009 - 2010. Kết quả học tập của HS về học môn Đạo đức khả quan hơn nhiều so với trước. - Với cách dạy và học trên, học sinh chăm chú say mê học Đạo đức, các em không ngại khi khi tham gia sắm vai, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, kể chuyện, tham gia vào trò chơi, các hoạt đọng tập thể… - Học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, học sinh được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. - Học sinh có những tiến bộ rõ rệt về kiến thức, kĩ năng, thái độ về chuẩn hành vi đạo đức. Từ đó học sinh có hứng thú học Đạo đức, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động để tìm ra cách giải quyết hay và đúng với chuẩn hành vi đạo đức . - Kết quả học tập của học sinh cao hơn. - Chất lượng bài soạn của bản thân tôi có hiệu quả hơn so với trước kia. Tôi đang thực hiện trong năm học này, đồng thời sẽ đúc kết thêm kinh nghiệm để thực hiện ở những năm học tới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở môn học này. Kết quả thống kê : Kết quả học tập Tỉ lệ HS Tỉ lệ Tỉ lệ HS 9 Thời điểm Hoàn thành tốt A + Hoàn thành A Chưa hoàn thành. B HKI 2009 – 2010 20% 73,3% 6.7% HKII 2009 – 2010 56,7% 43,3% / Những tháng đầu của năm học: 2010 – 2011 60% 40% IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Giáo viên cần chuẩn bị tốt về kiến thức, phương pháp lên lớp. Chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học, sử dụng khoa học, hợp lí, có hiệu quả. - Khi soạn bài cần quan tâm đến từng đối tượng học sinh. Hệ thống câu hỏi, tình huống, câu chuyện… phù hợp với nội dung bài học, trình độ HS. - Sau mỗi tiết học học cần đưa ra cho HS hoạt động nối tiếp, chỉ ra cho HS các hoạt động cần phải thực hiện, vận dụng bài học trong thực tiễn, và chuẩn bị cho giờ Đạo đức tiếp sau. - Sau mỗi tiết dạy cần đánh giá rút kinh nghiệm ngay để có cơ sở thực hiện hiệu quả hơn trong những tiết dạy sau. - Việc đánh giá kết quả học tập của HS phải dựa trên tất cả các mặt : kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi ứng xử. Kết hợp với gia đình HS, tập thể lớp, Tổng phụ trách Đội, cộng đồng nơi HS ở để đánh giá. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 1, Tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục – 2007 2. Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 1 chương trình Tiểu học mới – Nhà xuất bản giáo dục – 2002 10 . (Tiết 1) ; Hoạt động 2 – (Tiết 2) Bài 6 : Hoạt động 1 – (Tiết 1) ; Hoạt động 3 (Tiết 2) Bài 7 : Hoạt động 1 ; Hoạt động 2 (Tiết 1) ; Hoạt động 1 – (Tiết 2) Bài 12 : Hoạt động 2 – (Tiết 1) Bài 13 . thiệu tên. Bài 1 Hoạt động 1 (Tiết 1) Trò chơi : Tặng hoa. Bài 10 – Hoạt động 1 (Tiết 1) Trò chơi : Qua đường. Bài 11 – Hoạt động 3 (Tiết 1) Trò chơi ; “Ghép hoa” Bài 12 – Hoạt động Củng cố. Trò. trong các bài : Bài 1: Hoạt động 1 (Tiết 2) Bài 6 : Hoạt động 2 (Tiết 2) Bài 9: Hoạt động 1 (Tiết 2) Bài : Giới thiệu Lịch sử vua Hùng. Hoạt động 1 – (Tiết 1 ; Hoạt động 1 – (Tiết 2) 7 Sau

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan