SKKN Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 ở trường trung học cơ sở Phong Thạnh Đông

21 2K 7
SKKN Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 ở trường trung học cơ sở Phong Thạnh Đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHONG THẠNH ĐÔNG” I. Đặt vấn đề: 1. Lí do: Môn Địa lí lớp 9 có nội dung học về Địa lí dân cư, tự nhiên, kinh tế- xã hội Việt Nam nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về vị trí, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư-lao động, kinh tế xã hội của 7 vùng kinh tế ở nước ta; Kinh tế biển – đảo của Việt Nam và địa lí tỉnh, thành phố nơi em đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để truyền thụ kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách hiệu quả tốt nhất…Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình Địa lí 9 hiện nay đòi hỏi kĩ năng vẽ biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với sách giáo khoa lớp 9 trước đó như: biểu đồ tròn, cột đơn, cột đôi, cột chồng, đường biểu diễn, miền… ( Trong chương trình có 44 bài : có 11 bài thực hành thì trong đó có 6 bài yêu cầu vẽ biểu đồ và 2 bài có liên quan đến biểu đồ; có 14 bài tập yêu cầu vẽ biểu đồ) trong khí đó thời lượng là 1,5 tiết/tuần ( Học kì I 2 tiết/tuần, học kì II là 1 tiết/tuần như vậy thời lượng là quá ít so với chương trình của môn Địa lí lớp 9). Vì vậy, việc rèn luyện những kĩ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kĩ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp trên hay áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống của các em. Có rất nhiều kĩ năng cơ bản cần phải rèn luyện cho học sinh trong quá trình dạy môn Địa lý 9. Một trong những kỹ năng quan trọng đó là “Kĩ năng vẽ biểu đồ ”. Đây là kĩ năng rất cơ bản, cần thiết khi học Địa lý nói chung và Địa lí 9 nói riêng, nó giúp học sinh có thể dựa vào biểu đồ nêu được về đặc điểm của một đối tượng địa lí: cơ cấu, tình hình phát triển… Đây cũng là nội dung được làm nhiều trong các tiết thực hành, các bài tập. 1 Trong thực tế, đa số học sinh chưa thành thạo kĩ năng nhận biết dạng, vẽ đúng và nhận xét biểu đồ, phần lớn học sinh lúng túng nhất trong cách nhận dạng và vẽ biểu đồ. Với kinh nghiệm của bản thân tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm về vấn đề: “PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHONG THẠNH ĐÔNG”. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin đưa ra một số phương pháp để rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ cho học sinh lớp 9 đạt kết quả cao hơn, cụ thể mà bản thân đã áp dụng thành công trong việc giảng dạy trong của những năm học vừa qua. 2. Tổng quan thông tin a. Mục đích Nhằm rèn luyện cho học sinh có kĩ năng thành thạo trong việc xác định dạng biểu đồ, cách vẽ và cách nhận xét biểu đồ của môn Địa lí lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Phong Thạnh Đông. Nhằm đánh giá thực trạng giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh ở trường THCS nói chung và của trường THCS Phong Thạnh Đông nói riêng. Từ đó tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện nay nhất là nâng cao chất lượng của các tiết thực hành mà rất nhiều giáo viên hiện nay vẫn ít quan tâm. b. Đối tượng Là Giáo viên và Học sinh Trường THCS nói chung và Trường THCS Phong Thạnh Đông nói riêng c. Phạm vi Tìm những phương pháp thiết thực và hiệu quả để rèn cho học sinh có kĩ năng thành thạo về biểu đồ. d. Phương pháp Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ cho học sinh lớp 9 để dần hoàn thiện kĩ năng cho học sinh sau khi hoàn thành chương trình lớp 9. 2 đ. Thực trạng: Thống kê vào đầu năm học 2013-2014: Lớp Tổng số học sinh Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 91 42 10 32 92 41 5 36 Tổng 83 15 68 Qua khảo sát học sinh đạt yêu cầu về biểu đồ là 18,1%; chưa đạt là 81,9%. Kết quả rất thấp do chương trình địa lí lớp 6,7,8 rất ít vẽ biểu đồ. 3. Tính mới về khoa học của sáng kiến kinh nghiệm. Để rèn luyện cho học sinh có kĩ năng thành thạo về vẽ biểu đồ thì đây không phải là vấn đề mới mà được giáo viên các trường đều phải thực hiện nhưng làm như thế nào để cho học sinh có được kĩ năng đó là vần đề khó mà không phải giáo viên nào cũng làm được, thậm chí có nhiều giáo viên vẫn chưa thành thạo về biểu đồ. Vậy để rèn cho học sinh có kĩ năng đó thì phải làm sao đạt kết quả tốt mà khi học sinh học hết lớp 9 có được kĩ năng biểu đồ cơ bản nhất thì là một câu hỏi khó. Do đó tôi xin đưa ra một số phương pháp để rèn luyện kĩ năng biểu đồ cho học sinh cùng trao đổi với quý đồng nghiệp để cùng nhau thực hiện ngày càng hiệu quả hơn. II. Nội dung: 1. Thực trạng: Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng ( như quá trình phát triển kinh tế qua các năm…), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng ( như so sánh sản lượng về độ lớn gữa các đại lượng(như so sánh về sản lượng lương thực của các vùng…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể ( ví dụ cơ cấu ngành của nền kinh tế).Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ ( thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu). Sau đó, căn cứ vào chủ đề đã được xác định lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất. Phần lớn là học sinh chưa làm được vào đầu năm học. Những số liệu, khi được thể hiện thành biểu đồ, bao giờ cũng có tính trực quan làm cho học sinh tiếp thu tri thức được dễ dàng, tạo nên hứng thú học tập. Trong dạy 3 học Địa lí , việc yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ là một nội dung không thể thiếu được khi làm các bài tập và bài thực hành. Có vẽ được biểu đồ thì các em hình thành được các kĩ năng, hiểu rõ được được công dụng của từng loại biểu đồ và từ đó nắm vững cách phân tích , khai thác những tri thức Địa lí. Trong chương trình Địa lí lớp 9 thì số lượng biểu đồ, được đưa vào với nội dung rất lớn. Mục đích là từ số liệu thống kê, biểu đồ học sinh đưa ra được kiến thức cần lĩnh hội .Và phải từ bảng số liệu học sinh nhận dạng được các loại biểu đồ và chọn dạng biểu đồ thích hợp để vẽ với nội dung kiến thức. Một số lỗi thường gặp của học sinh khi tiến hành vẽ biểu đồ: - Thiếu tên biểu đồ hoặc ghi tên không đúng và thiếu. - Thiếu phần chú giải hoặc phần chú giải thường kẻ bằng tay và viết tắt. - Đối với biểu đồ hình tròn: chia tỉ lệ không đúng; số ghi trong biểu đồ không ngay ngắn, rõ ràng và viết chữ vào trong biểu đồ. - Đối với biểu đồ cột: Vẽ hệ trục tọa độ không cân đối, thiếu tính thẩm mĩ; cột đầu tiên vẽ sát trục; trên các cột không ghi giá trị; chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác; thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên hai đầu trục. - Đối với biểu đồ đường- đồ thị: Vẽ hệ trục tọa độ không cân đối, thiếu tính thẩm mĩ; cột đầu tiên không vẽ sát trục; chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác; thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên hai đầu trục. - Đối với biểu đồ miền: Vẽ khung hình chữ nhật không cân đối, chưa thẩm mĩ; chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác; thiếu đơn vị trên hai đầu trục… Một số hạn chế của giáo viên: - Một số giáo viên ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh như: làm thay học sinh trong các tiết thực hành, không đánh giá kết quả của học sinh sau mỗi bài thực hành, dặn học sinh làm bài tập biểu đồ nhưng thiếu thời gian hướng dẫn, không có biểu đồ mẫu cho học sinh quan sát… - Một số giáo viên còn hạn chế về kĩ năng biểu đồ nên hướng dẫn học sinh còn rất khó khăn nhất là những giáo viên không chuyên, dạy chéo môn. 4 - Thời lượng dành cho thực hành vẽ biểu đồ ít, không đảm bảo nên giáo viên chưa dành được nhiều thời gian để hướng dẫn kĩ cho các em… 2. Kết quả đạt được: Với những phương pháp đã thực hiện nêu trên trong quá trình giảng dạy Địa lý 9 đã có sự tiến bộ như sau: - Đến cuối năm việc làm bài tập vẽ biểu đồ Địa lí và thức hành vẽ biểu đồ, đa số học sinh đã xác định và vẽ đúng yêu cầu của đề bài, biểu đồ có tính trực quan , tính chính xác, tính khoa học và tính thẫm mĩ cao. - Học sinh hứng thú hơn với môn học Địa lí, đặc biệt với các bài tập thực hành vẽ biểu đồ. Chất lượng bộ môn được nâng cao. - Thông qua việc rèn kĩ năng vẽ biểu đồ Địa lí còn giúp giáo viên kiểm tra được kiến thức, kỹ năng của học sinh. Từ đó thấy được những khó khăn, sai lầm thường gặp của học sinh trong việc làm bài tập vẽ biểu đồ địa lí của học sinh để khắc phục kịp thời mà bản thân người giáo viên cũng rèn cho mình được kĩ năng về biểu đồ mà không phải lúng túng trước những câu hỏi của học sinh hay trước các bài dạy trên lớp. Số liệu điều tra trước khi thực hiện ở trường THCS Phong Thạnh Đông ( vào đầu năm học 2013-2014): Lớp Tổng số học sinh Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 91 42 10 32 92 41 5 36 Tổng 83 15 68 Kết quả khi thực hiện ở trường THCS Phong Thạnh Đông ( vào đầu cuối năm học 2013-2014. Kết quả thi HKII) Lớp Tổng số học sinh Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 91 39 38 1 92 38 30 8 Tổng 77 68 9 Sau khi thi KHII thì chất lượng được nâng cao: đạt yếu cầu là 88,3%, chưa đạt là 11,7% 5 - Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng Tỉnh năm học 2013-2014 đạt 01 học sinh. 3. Phương pháp thực hiện: Giáo viên cần hệ thống lại chương trình có những dạng biểu đồ gì và vẽ mẫu các dạng biểu đồ đó trên nữa mặt giấy Rôki trắng (tôi đã vẽ các biểu đồ mẫu như: cột đơn, cột đôi, kết hợp cột-đường, cột chồng, đường biểu diễn, tròn, miền, thanh ngang) để cho học sinh quan sát, nhận dạng khi làm bài tập về nhà hay thực hành để hạn chế thời gian mà học sinh cũng trực quan, dễ biết, dễ hiểu và dễ vẽ. Mỗi tiết thực hành thì giáo viên cần đặt ra một số yêu cầu trước khi thực hiện như: xác định dạng biểu đồ cần vẽ và tại sao? Ngoài ra ta còn có thể vẽ dạng nào khác được? Sau đó cho học sinh qua sát dạng biểu đồ mẫu do giáo viên chuẩn bị, giáo viên lưu ý những điểm cơ bản khi vẽ biểu đồ như tên biểu đồ, đơn vị cần thể hiện, chú ý tỉ lệ phải chính xác, chú thích phải khoa học và thẩm mĩ cao…cho một đến hai học sinh lên bảng vẽ mẫu, cả lớp thực hiện, học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của bạn. Sau mỗi tiết thực hành hay bài tập giáo viên đều phải nhận xét và cho điểm, cần ghi rõ những hạn chế của học sinh để các em rút kinh nghiệm khi vẽ biểu đồ và có tuyên dương những học sinh làm tốt. Còn những em học sinh chưa đạt thì giáo viên cũng phải theo dõi sự tiến bộ của các em hoặc có hướng dẫn cụ thể vào những khoảng thời gian thích hợp cà thời gian ngoài tiết học. Rèn luyện một số kĩ năng biểu đồ cho học sinh: 3.1. Kĩ năng nhận dạng biểu đồ: Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để vẽ biểu hiện nhiều đối tượng khác nhau. Nếu đề yêu cầu vẽ cụ thể biểu đồ gì thì chỉ cần đọc kỹ, gạch dưới để tránh lạc đề và thực hiện đúng yêu cầu. Đối với đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể là vẽ biểu đồ gì mà chỉ yêu cầu vẽ dạng thích hợp nhất thì cần phải phân tích đề thật kỹ trước khi thực hiện. Đây là dạng đề khó nên học sinh muốn làm được cần có phương pháp phân tích để nhận dạng thích hợp. Để nhận được dạng biểu đồ học sinh cần đọc kỹ đề và dựa vào một số cụm từ gợi ý, một số yếu tố cơ bản từ đề bài để xác định đúng dạng cần vẽ. 6 Ví dụ: * Kĩ năng nhận dạng biểu đồ hình tròn: - Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của một tổng thể và qui mô của đối tượng cần trình bày. Chỉ được thực hiện khi giá trị tính của các đại lượng được tính bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%. - Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Cơ cấu, qui mô, tỉ trọng, tỉ lệ. Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam. * Kĩ năng nhận dạng biểu đồ hình cột: - Dạng biểu đồ này sử dụng để chỉ khác biệt về qui mô khối lượng của một hay một số đối tượng địa lý hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. - Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Tình hình, so sánh, sản lượng, số lượng. Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích… của 1 số tỉnh (vùng, nước) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, than…) của một số địa phương qua một số năm. * Kĩ năng nhận dạng biểu đồ đường - đồ thị: - Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển, sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian. - Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển, nhịp điệu phát triển, nhịp điệu tăng trưởng, tình hình tăng trưởng, tình hình phát triển, quá trình tăng trưởng, quá trình phát triển. * Kĩ năng nhận dạng biểu đồ miền: - Biểu đồ miền là biểu đồ biến thể của cột chồng. Loại biểu này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau. - Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Cơ cấu và có nhiều mốc thời gian ( từ 4 mốc thời gian trở lên )… 7 3.2. Kĩ năng vẽ biểu đồ: * Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn: Các bước tiến hành: - Bước 1: Xử lý số liệu (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu thô như; tỉ đồng, triệu người… thì ta phải chuyển sang số liệu tinh là: % ). - Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn. Bán kính cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ cho biểu đồ. - Bước 3: Chia hình tròn thành các hình quạt theo đúng tỉ lệ và thứ tự của các thành phần theo trong đề ra. Lưu ý: Toàn bộ hình tròn là 360 0 tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ 1% ứng với 3,6 0 trên hình tròn. Khi vẽ các hình quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều quay của kim đồng hồ. - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ; ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ phải ngay ngắn, rõ ràng không nghiêng ngã; lập bảng chú giải theo thứ tự của hình vẽ nên ghi ở bên dưới biểu đồ hoặc ghi bên cạnh không được ghi bên trên, sau đó ghi tên biểu đồ. Ví dụ: Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha) Năm Các nhóm cây 1990 2002 Tổng số Cây lương thực Cây công nghiệp Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 9040,0 6474,6 1199,3 1366,1 12831,4 8320,3 2337,3 2173,8 Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24mm - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách xử lý số liệu quy về tỉ lệ %: Năm Các nhóm cây 1990 2002 Tổng số 100% 100% 8 Cây lương thực 71,6% 64,8% Cây công nghiệp 13,3% 18,2% Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1% 17% - Bước 2: Giáo viên hướng dẫn tính góc tâm: 100%= 360 0 1%= =3,6 0 1%= 3,6 0 Năm 1990: 71,6%x 3,6 0 = 257,8 0 Năm 2002: 64,8% x 3,6 0 = 233,3 0 13,3%x 3,6 0 = 47,9 0 18,2% x 3,6 0 = 65,5 0 15,1% x 3,6 0 = 54,3 0 17% x 3,6 0 = 61,2 0 - Bước 3: Xác định bán kính của hình tròn năm 1990 có bán kính là 20mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24mm - Bước 4: Vẽ biểu đồ: Năm 1990 Năm 2002 Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm 1990 và 2002 - Bước 5: Nhận xét biểu đồ: Diện tích cây lương thực giảm; diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và cây khác tăng điều đó chứng tỏ nước ta đã phá thế độc canh cây lúa mà thay vào đó là phát triển cơ cấu đa canh. - Bước 6: kiểm tra biểu đồ, nhận xét. * Kĩ năng vẽ biểu đồ cột: 9 [...]... tin 02 3 Tính mới về khoa học của sáng kiến 03 kinh nghiệm II Nội dung: 03 1 Thực trạng 03 2 Kết quả đạt được 05 3 Phương pháp thực hiện III Kết luận và kiến nghị 06 15 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁ RAI 17 Đơn vị: Trường trung học cơ sở Phong Thạnh Đông Sáng kiến kinh nghiệm: PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHONG THẠNH ĐÔNG Họ và tên người thực hiện:Phạm... luyện dần thì học sinh không thể có được kĩ năng về biểu đồ do đó phải có sự hướng dẫn kĩ, hướng dẫn dần và có trực quan Người giáo viên cũng phải có kĩ năng về biểu đồ vững vàng là phải biết nhận dạng, vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ cơ bản nhất Để rèn kĩ năng biểu đồ cho học sinh thì giáo viên cũng cần chọn những bài tập phù hợp với từng dạng biểu đồ và có độ khó nâng cao dần cho học sinh thực hành... cần vẽ Ví dụ: Cho bảng số liệu 16.1: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 199 1- 2002 (%) Tổng số 199 1 100,0 199 3 100,0 199 5 100,0 199 7 100,0 199 9 2001 2002 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm, ngư nghiệp 40,5 29, 9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp- xây dựng 23,8 28 ,9 28,2 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 199 1- 2002 38,6 38,5 14 Ví dụ ở biểu đồ. .. trong quá trình dạy học nhưng sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp để những kinh nghiệm của bản thân được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn cao hơn Người viết Phạm Minh Thủ 16 MỤC LỤC Sáng kiến kinh nghiệm: PHƯƠNG Trang PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHONG THẠNH ĐÔNG I Đặt vấn đề... vào năm 199 1 và liên tục tăng đến 2002 bằng với dịch vụ Nhóm dịch vụ có biến động nhưng chiếm tỉ trọng khá cao điều đó đã chứng tỏ nước ta đã và đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa đất nước - Bước 6: Kiểm tra lại biểu đồ và nhận xét III Kết luận và kiến nghị: Trong vẽ biểu đồ Địa lí, việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ là rất quan trọng vì nếu không có sự rèn luyện. .. giáo viên phải nhận xét cụ thể và đánh giá cho học sinh biết được những sai sót, hạn chế để khắc phục Các cấp có thẩm quyền khi trang bị đồ dùng dạy học thì cần trang bị thêm các dạng biểu đồ cở lớn để làm phương tiện trực quan khi dạy về biểu đồ Cho phép các trường trang bị cho học sinh tập bản đồ của các khối lớp khi học địa lí Tổ trưởng, ban giám hiệu các trường và phòng giáo dục cũng cần quan tâm... tra lại biểu đồ và nhận xét * Ngoài ra còn một số dạng biểu đồ cột thường gặp: Biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ cột đơn gộp nhóm còn gọi là biểu đồ cột đôi, cột ba (loại này gồm 2 loại: cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng), biểu đồ thanh ngang… Lưu ý: Trong biểu đồ cột thì các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau Tuỳ theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng... thức: ./10 điểm 2 Căn cứ kết quả đánh giá, xét duyệt của Hội đồng khoa học cấp trường, Hiệu trưởng trường THCS Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai thống nhất công nhận SKKN của đ/c: Phạm Minh Thủ Chức vụ Chủ tịch công đoàn ; Tổ trưởng tổ chuyên môn; Giáo viên được xếp loại: Phong Thạnh đông, ngày… tháng HIỆU TRƯỞNG PHÒNG GD& ĐT 19 năm 20 GIÁ RAI PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN... thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng 12 - Bước 5: Nhận xét biểu đồ: Dân số tăng từ 199 5 đến 2002; Sản lượng lương thực cũng tăng từ 199 5 đến 2002; Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng từ 199 5 đến 2000, từ 2000 đến 2002 giảm chứng tỏ dân số tăng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng lương thực - Bước 6: kiểm tra lại biểu đồ và nhận xét * Lưu ý: - Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung đơn... ý đến tỉ lệ (cần đúng với tỉ lệ cho trước ) Thời điểm năm đầu tiên nằm dưới chân trục đứng - Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi số liệu vào biểu đồ, chú giải, ghi tên biểu đồ. ) Ví dụ: Dựa vào bảng 22.1 Năm 199 5 Tiêu chí Dân số 100 Sản lượng lương thực 100 Bình quân lương thực theo đầu người 100 199 8 2000 2002 103,5 117,7 113,8 105,6 128,6 121,8 108,2 131,1 121,2 Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân . “PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHONG THẠNH ĐÔNG”. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin đưa ra một số phương pháp để rèn luyện kĩ. ĐỀ TÀI: “PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHONG THẠNH ĐÔNG” I. Đặt vấn đề: 1. Lí do: Môn Địa lí lớp 9 có nội dung học về Địa lí dân. đích Nhằm rèn luyện cho học sinh có kĩ năng thành thạo trong việc xác định dạng biểu đồ, cách vẽ và cách nhận xét biểu đồ của môn Địa lí lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Phong Thạnh Đông. Nhằm

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan