Báo cáo thực tâp sư phạm thể chất.

8 1.2K 11
Báo cáo thực tâp sư phạm thể chất.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&DT YÊN MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LAO VÀ CHẢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. ******************** BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM THỂ CHẤT PHẦN I: SƠ YẾU LÍ LỊCH Họ và tên: HOÀNG VĂN TOÁN Ngày tháng năm sinh: 23/11/1990 Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm thể chất Lớp: K – 3B Hệ đào tạo: Trung cấp chính quy Khoá đào tạo: 2009 – 2011 Thực tập giảng dạy lớp: 6 + 7 + 9 Thực tập chủ nhiệm lớp: 7A Đề tài nghiên cứu khoa học: “Giải pháp khắc phục tình trạng học sinh đi học thất thường”. Thời gian thực tập: Từ ngày 14/02/2011 đến ngày 25/04/2011. *Công tác được phân công: - Công tác chủ nhiệm lớp. - Tìm hiểu thực tế địa phương,nhà trường và lớp chủ nhiệm. - Soạn kế hoạch cá nhân. - Giám sát hoạt động ngoài giờ của học sinh. - Tham gia các hoạt động của trường – lớp – đoàn - đội. - Soạn kế hoạch thực tập giảng dạy. PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ QUA CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Thâm nhập thực tế: * Ý thức, tinh thần, thái độ thâm nhập thực tế: - Với cương vị là một sinh viên, bản thân là người dân tộc nên tôi luôn có ý thức, tinh thần cao trong việc tìm hiểu thực tế địa phương. Chỉ trong thời gian thực tập một tuần đầu tiên tôi đã cơ bản nắm được những khó khăn, thuận lợi của địa phương có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hộ, giáo dục. + Thuận lợi: Địa bàn có diện tích rộng, nguồn nhân lực dồi dào. Đội ngũ cán bộ, Đảng viên chủ chốt vững mạnh. Có sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ban ngành, của ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo sát sao đến những cán bộ giáo viên, công nhân viên chức trong nhà trường làm việc, công tác đặt hiệu quả cao, học sinh chăm ngoan – tích cực học tập,rèn luyện. Nhất là đối với TD – TT đội ngũ cán bộ giáo viên giàu kinh nghiệm, luôn nhiệt tình. Học sinh yêu thích và tích cực tập luyện. + Khó khăn: Phân bố địa lí phức tạp, dân cư thưa thớt không tập chung, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế gây khó khăn trong công việc quản lí hành chính, mặt bằng xã hội, thu hoạch kinh tế người dân còn thấp, phân bố dân cư không đồng đều nên việc đi lại của người dân trong xã và đặc biệt là việc đi lại của học sinh tới trường gặp rất nhiều khó khăn. * Những thành tích cụ thể: Tuy còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn, sát sao của cán bộ quản lí, ban lãnh đạo nhà trường và sự phối hợp nhịp nhàng của đội ngũ cán bộ giáo viên. Trong những năm qua nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tích cao: - Chính trị – xã hội: + Nhà trường luôn thực hiện đúng các nghị quyết của Đại hội,của Đảng đề ra. Chấp hành nghiêm chỉnh theo hiến pháp và pháp luật của nhà nước. + Chi bộ nhà trường đã đặt được danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh”. + Nhà trường đặt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trong 3 năm liền: Năm học 2007 – 2008 Năm học 2008 – 2009 Năm học 2009 – 2010 - Công tác chuyên môn: + Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường: 85%. + Đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 15%. + Đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 5%. + Tỉ lệ học sinh chuyển lớp đạt từ 95% trở lên. + Học sinh đỗ tốt nghiệp THCS đạt từ 90% trở lên + Hàng năm đều có học sinh dự thi Học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện. - Thể dục – thể thao: Tham gia và đạt được một số giải các phong trào TDTT do ngành,cụm phát động chào mừng các ngày lễ lớn. - Văn hoá - văn nghệ: + Đặt giải nhất toàn đoàn cuộc thi tuyên truyền về các tệ nạn xã hội. + Đặt các giải A về văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong do ngành tổ chức. * Bài học kinh nghiệm: Qua tìm hiểu thực tế địa phương tôi nhận thức được rõ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển trường THCS Lao Và Chải. Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường tôi cảm thấy mình cần cố gắng tìm hiểu, trau dồi kiến thức, rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm, tu dưỡng nhân cách sống, phát huy tối đa tính tích cực trong học tập và rèn luyện tạo tiền đề cho công tác giảng dạy, giáo dục sau này. 2. Thực tập giảng dạy: * Ý thức, tinh thần, thái độ trong công tác giảng dạy: - Là một sinh viên trong trường Sư phạm, bản thân tôi luôn có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện. “Dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, con đường dạy học sẽ đồng hành với đường đời của mỗi giáo viên. Vì vậy tôi đã tích cực xây dựng kế hoạch theo dõi và ghi chép đầy đủ, chi tiết tiến trình, nội dung của tiết học được dự giờ và giảng dạy. Tích cực vận động, động viên học sinh tham gia học tập và rèn luyện ngoại khoá. Lấy đó làm vốn tri thức, bài học kinh nghiệm thiết yếu phục vụ cho con đường hành nghề trong tương lai. * Những công việc cụ thể và kết quả cụ thể: - Trước khi dự giờ tôi xây dựng kế hoạch dự giờ. Chú ý quan sát, nghe giáo viên trình bày về mục đích, yêu cầu, phương pháp và phương tiện sẽ sử dụng trong tiết học, những nội dung bài giảng, hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong tiết học. Từ đó tôi đi sâu tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp giảng dạy hoặc dự giờ. + Trong quá trình dự giờ: Tôi chú ý quan sát, ghi chép đầy đủ tiến trình, nội dung bài giảng, hoạt động của giáo viên, học sinh và ghi rõ thời gian thực hiện từng nội dung giảng dạy của giáo viên. Từ đó tôi tự rút kinh nghiệm và vận dụng cho bản thân những kiến thức, tác phong cần thiết như: Chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp. Tiến trình bài giảng gồm có: (ổn định tổ chức lớp; kiểm tra bài cũ; phổ biến nội dung bài giảng; khởi động; học bài mới; trò chơi bổ trợ nội dung bài giảng; đánh giá nhận xét tiết học; hướng dẫn tự học ở nhà cho học sinh; kết thúc bài giảng). + Trước khi lên lớp giảng dạy: Tôi soạn giáo án môn Thể Dục (theo những kiến thức tôi đã học và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn) và tìm hiểu sâu nội dung bài giảng, tìm tòi và đưa những trò chơi phù hợp với nội dung bài dạy, chuẩn bị sách giáo khoa và những phương tiện liên quan đến tiết học. + Trong quá trình lên lớp giảng dạy, tôi thực hiện theo tiến trình sau: . Phần mở đầu: Nhận lớp, kiểm tra bài cũ, phổ biến nội dung bài day, khởi động. . Phần cơ bản: Ôn bài cũ, học bài mới và tổ chưc trò chơi. . Phần kết thúc: Thả lỏng, củng cố lại nội dung bài dạy, đánh giá nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà, xuống lớp. Trong quá trình giảng dạy tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để tạo tâm lí thoải mái, hứng thú với bài học. Xen kẽ giữa lí thuyết với thực hành để học sinh nắm được bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra còn cần phân phối thời gian hợp lí cho từng nội dung bài giảng. * Kết quả cụ thể: - Qua đó tôi nắm bắt được cách soạn kế hoạch, đưa ra mục đích, yêu cầu, những thuận lợi khó khăn của từng giáo viên khi chuẩn bị lên lớp, tiến trình bài giảng, tâm lí học sinh trước và trong giờ học. - Lên lớp dạy học sinh tôi biết và hiểu sâu hơn về tiến trình một bài dạy, phương pháp dạy học, cách dẫn dắt vào bài mới, phối hợp thời gian phù hợp với nội dung bài giảng - Qua những tiết giảng dạy trên lớp tôi hiểu được tâm lí, sự nhiệt huyết của mỗi giáo viên khi đứng trước lớp giảng dạy. Nhờ đó tôi có tác phong, lời nói chững chạc, vững vàng hơn. Giúp tôi tự tin hơn trong và ngoài giờ lên lớp. - Học sinh đã tích cực tập luyện, hiểu bài và yêu yêu thích môn thể dục. * Trình độ nắm các nguyên tắc và phương pháp lên lớp: - Qua những tiết dự giờ và trực tiếp giảng dạy học sinh tôi cơ bản đã nắm được các nguyên tắc khi khi đứng trước lớp giảng dạy: lời nói, tác phong, thái độ như một người giáo viên thực thụ. - Hiểu được tâm lí học sinh đối với môn học để có những phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung. - Yêu cầu học sinh trong giờ học phải phát huy tối đa tính tự giác, tính tích cực và nghiêm túc trong tập luyện. * Bài học kinh nghiệm qua công tắc giảng dạy: - Sau những tiết dự giờ và giảng dạy bản thân tôi cần rút kinh nghiệm từ khâu chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy - học phải đầy đủ rõ ràng, thẩm mỹ, cách dẫn dắt học sinh vào bài giảng, giới thiệu nội dung bài độc đáo, thường xuyên thay đổi để tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh vào bài học. - Tiến trình lên lớp phải nắm vững kiến thức, nội dung và phương pháp giảng dạy, hiểu được tâm lí học sinh học sinh để xử lí linh hoạt các tình huống sư phạm xảy ra, luôn bao quát lớp, có tác phong sư phạm. Hệ thống câu hỏi của giáo viên phải phù hợp và sát với nội dung bài giảng, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. 3. Thực tập chủ nhiệm: * Ý thức, tinh thần, thái độ với công tác chủ nhiệm: - Đối với công tác giáo dục nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng. Bản thân tôi luôn hăng hái tham gia nhiệt tình các phong trào của trường, của lớp để đúc kết cho mình những kinh nghiệm cần thiết trong cuộc sống và đặc biệt là trong giáo dục. - Nhận lớp chủ nhiệm tôi luôn theo dõi các hoạt động của các em từ giờ truy bài, giờ học chính khoá, ngoại khoá và cuộc sống nội trú của các em. * Khả năng và phương pháp công tác chủ nhiệm: - Ngay sau khi được phân công làm công tác chủ nhiệm tôi chủ động lên lớp gặp gỡ học sinh để trò chuyện, chia sẻ nhằm rút ngắn khoảng cách giữa thầy – trò. Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của từng cá nhân học sinh để theo dõi, động viên các em trong sinh hoạt, học tập và rèn luyện. - Đến trường sớm để theo dõi, giám sát và nhắc nhở học sinh trong giờ truy bài. - Đề ra các kỉ luật, kỉ cương trong lớp: Trong lớp không nói chuyện riêng, không làm việc riêng, chú ý nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài. Không nói tục, chửi bậy, luôn lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi, tôn trọng và đoàn kết nội bộ. Giữ vệ sinh trong và ngoài lớp, vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Trung thực trong kiểm tra và thi cử,…Tham gia đày đủ, nhiệt tình các buổi sinh hoạt tập thể, thể dục giữa giờ. - Trong buổi sinh hoạt lớp tôi đưa ra những tấm gương chăm ngoan – học giỏi để khen thưởng khích lệ. Đồng thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời với những học sinh chậm tiến bộ. Kể những câu chuyện, tấm gương “Người tốt – việc tốt”. Từ đó các em có ý thức trong học tập, trong sinh hoạt tập thể, giờ chào cờ, thể dục giữa giờ và các hoạt động khác. - Có kế hoạch Lao động của nhà trường tôi luôn theo dõi, giám sát và nhắc nhở học sinh tham gia đầy đủ, nhiệt tình và đảm bảo an toàn Lao động. - Quan tâm, đôn đốc và nhắc nhở kịp thời những học sinh cá biệt. - Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt lớp ngoại khoá cho các em đề ra các chỉ tiêu phấn đấu, không khí thi đua sôi nổi trong và ngoài lớp. Giúp các em có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện đạo đức. - Để hình thành cho các em tình cảm với trường, lớp và thầy cô giáo, bạn bè. Kết hợp xen kẽ trò chơi để các em ý thức và hứng thú hơn trong các buổi sinh hoạt lớp và sinh hoạt tập thể. - Sau 8 tuần làm công tác chủ nhiệm gần gũi, quan tâm, nhắc nhở học sinh. Đến nay đã có sự chuyển biến rõ rệt: Đã học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; Đi học đều, không có học sinh bỏ giờ bỏ tiết; phát huy tốt tính tự giác, tích cực; Đoàn kết nội bộ; Tham gia đầy đủ, nhiệt tình các hoạt động của trường - lớp - đoàn - đội. Qua đó tôi cảm thấy gần gũi, thân thiện và yêu mến học sinh hơn. * Bài học kinh nghiệm từ công tác chủ nhiệm: - Với cương vị là một sinh viên trong trường sư phạm và là người thầy trong tương lai trực tiếp giảng dạy, giáo dục thế hệ sau. Vì thế tôi luôn chú ý trong mọi hành động, cử chỉ của mình để làm tấm gương cho học sinh. Lời nói, hành động phải có ý nghĩa giáo dục. 4. Nghiên cứu khoa học. * Tinh thần thái độ trong nghiên cứu: - Sau khi nhận được sự phân công công tác chủ nhiệm ở lớp tôi đã chủ động, tích cực tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện của từng cá nhân học sinh trong lớp. Qua đó, tôi nắm được trong lớp có một số em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và rèn luyện. + Cụ thể: 1. SÙNG MÍ CHO. . Đặc điểm: Hay nghỉ học và thường xuyên đến lớp muộn, ý thức tổ chức kém. Gia đình ít quan tâm. 2. VỪ MÍ XÁ. . Đặc điểm: Đi học thất thường, hay bỏ tiết. Các hoạt động khắc tham gia chưa đầy đủ, chưa nhiệt tình. Gia đình ít quan tâm. 3. SÍNH MÍ TRƠ. . Ý thức kỉ luật chưa cao, hay trốn học, bỏ tiết. Chấp hành chưa nghiêm chỉnh nội quy của trường lớp đề ra. Gia đình quan tâm không đúng mực. * Phương pháp nghiên cứu: - Thường xuyên quan tâm, theo dõi, giám sát và nhắc nhở kịp thời khi các em có hành vi sai lệch. - Thường xuyên trò chuyện, trao đổi với các em về cuộc sống cá nhân, gia đình, những ước mơ và nguyện vọng của các em. - Trực tiếp đến nhà từng học sinh để nhắc nhở, động viên. Đồng thời trao đổi những biện pháp giáo dục với phụ huynh học sinh. Yêu cầu phụ huynh cần quan tâm con cái hơn trong thời gian tới. - Phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn và Ban Giám Hiệu nhà trường để có những biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả hơn. - Phối kết hợp với các cấp uỷ chính quyền địa phương, thôn bản để có những biện pháp giáo dục hiệu quả. * Kết quả nghiên cứu: - Qua 08 tuần tích cực quan tâm, tìm hiểu, đi vận động không ngần ngại đưa ra những biện pháp giáo dục đối với những học sinh cá biệt. Đến nay đã có những tiến bộ rõ rệt về ý thức và kết quả học tập. Cụ thể: 1. SÙNG MÍ CHO - Đã có tiến bộ nhiều: + Gia đình đã quan tâm, tạo diều kiện thuận lợi hơn. + Đạo đức: Chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường, của lớp đề ra. Đoàn kết nội bộ và lễ phép với thầy cô - người lớn tuổi. Tham gia tương đối đầy đủ các hoạt động của nhà trường, của lớp. Tham gia đầy đủ nhiệt tình, tự giác các buổi Lao động – vệ sinh. + Học tập: Đi học đều hơn, đã có sự chuẩn bị bài, học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. Tuy nhiên kết quả học tập vẫn còn thấp. + Cần cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập và rèn luyện. 2. VỪ MÍ XÁ. - Có sự tiến bộ chậm: + Gia đình đã có sự quan tâm, theo dõi và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nhiều hơn. + Đạo đức: Có sự tiến bộ chậm. Đã thực hiện tương đối tốt các nội quy, quy chế của trường, lớp đề ra. Tham gia đầy đủ các buổi Lao động, sinh hoạt tập thể. Tuy nhiên chưa có tính tự giác, chưa nhiệt tình với công việc được giao. + Cần cố gắng nhiều hơn nữa. 3. SÍNH MÍ TRƠ - Có sự tiến bộ rõ rệt: + Gia đình đã quan tâm và phối kết hợp chặt chẽ với Giáo viên chủ nhiệm, Ban Giám Hiệu nhà trường để giáo dục học sinh. + Học tập: Đã đi học đều, học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Đã đạt được kết quả cao hơn trong học tập. + Cần phát huy và cố gắng hơn nữa trong học tập và rèn luyện. 5. Ý thức thực hiện nội quy thực tập: Trong thời gian thực tập tại trường tôi luôn thực hiện tốt các nội quy, quy chế của nhà trường đề ra. Chấp hành tốt các nghị quyết Đai hội của Đảng và pháp luật của nhà nước. Luôn tự giác, nhiệt tình và đã hoàn thành các công việc được phân công. Luôn tích cực tham gia các phong trào Văn hoá - văn nghệ, Thể dục – thể thao do nhà trường, nghành Giáo dục và cụm tổ chức. PHẦN III ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHẤN ĐẤU. 1. Một số thu hoạch lớn qua đợt thực tập: - Qua tìm hiểu thực tiễn địa phương: Tôi nắm bắt được những khó khăn, thuận lợi cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội – giáo dục của địa phương. - Qua thực tập giảng dậy: Tôi nắm được kế hoạch giảng dạy, tiến trình nội dung và phương pháp giảng dạy, phương tiện sử dụng trong bài dạy. - Qua thực tập công tác chủ nhiệm: Tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh đối với cá nhân trong cuộc sống và công tác giáo dục sau này. 2. Những mặt mạnh – mặt yếu: * Mặt mạnh: - Được thực tập tại quê hương nên tôi nhanh chóng nắm bắt được những khó khăn thuận lợi của địa phương và quá tình hình thành – phát triển của trường THCS Lao Và Chải. - Là một sinh viên người dân tộc nên thấu hiểu được tâm lí, nguyện vọng của học sinh và có những biện pháp giáo dục hợp lí. - Qua học tập và rèn luyện tại trường Sư phạm tôi đã có được những kiến thức cơ bản nhất định về phương pháp giáo dục nói chung và môn Thể Dục nói riêng. - Nhờ sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự nhiệt tình - nhiệt huyết của giáo viên hướng dẫn và sự hoà hợp, cởi mở của cán bộ giáo viên trong nhà trường thực tập nên tôi đã hiểu rõ hơn về công tác giáo dục và hoàn thành tương đối tốt trong đợt thực tập. * Mặt yếu: - Đa số các em học sinh là người dân tộc.Vì vậy còn nhận thức chậm, gia đình và bản thân các em chưa nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục. - Là giáo sinh thực tập nên tôi còn rất hạn chế về kiến thức, kĩ năng và phương pháp, kinh nghiệm giáo dục. - Lần đầu tiên với vai trò là người thầy đứng trên bục giảng trực tiếp truyền đạt kiến thức, kĩ năng cho học sinh nên tôi chưa thật sự tự tin, vững vàng. 3. Tự đánh giá. - Qua đợt thực tập công tác giảng dạy tôi đã phát huy và vận dụng hết khả năng của mình để đặt được kết quả cao nhất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bài học, kinh nghiệm tôi cần cố gắng hơn nữa để áp dụng vào công tác giáo dục sau này. - Qua 08 tuần làm công tác chủ nhiệm lớp tôi đã hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ được giao. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa đạt được hiệu qủa cao nhất. Cần phải học hỏi và trau dồi kinh nghiệm nhiều trong công tác chủ nhiệm nói riêng và công tác giáo dục nói chung. 4. Phương hướng phấn đấu. - Đạt ra cho bản thân một số kế hoạch về học tập và rèn luyện trước. - Thường xuyên, tự giác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. - Luôn tự giác rèn luyện tu dưỡng đạo đức, nhân cách sống của bản thân. - Tích cực học hỏi và trau dồi kiến thức để phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục sau này. - Bên cạnh đó tôi còn biết được các hoạt đọng của nhà trường, bên lề các hoạt động văn nghệ, thể thao, làm đồ ding học tập,…Đặc biệt là các hoạt động lớn để chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 và ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Lao Và Chải, ngày 23/04/2011. Giáo sinh thực tập . ******************** BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM THỂ CHẤT PHẦN I: SƠ YẾU LÍ LỊCH Họ và tên: HOÀNG VĂN TOÁN Ngày tháng năm sinh: 23/11/1990 Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm thể chất Lớp: K – 3B Hệ. huống sư phạm xảy ra, luôn bao quát lớp, có tác phong sư phạm. Hệ thống câu hỏi của giáo viên phải phù hợp và sát với nội dung bài giảng, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. 3. Thực. huy và cố gắng hơn nữa trong học tập và rèn luyện. 5. Ý thức thực hiện nội quy thực tập: Trong thời gian thực tập tại trường tôi luôn thực hiện tốt các nội quy, quy chế của nhà trường đề ra. Chấp

Ngày đăng: 17/04/2015, 09:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan