TÁC ĐỘNG CỦA THẢM HỌA ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC HỖ TRỢ TÂM LÝ

4 4.4K 7
TÁC ĐỘNG CỦA THẢM HỌA ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC HỖ TRỢ TÂM LÝ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÁC ĐỘNG CỦA THẢM HỌA ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC HỖ TRỢ TÂM LÝ Trong những năm gần đây càng có nhiều thảm họa do thiên tai xảy ra( lũ lụ bão động đất sóng thần) cũng như do chính con người( chiến tranh, khủng bố các tai nạn lớn) mà tất cả người trên thế giới phải gánh chịu. Các thảm họa đã gây ra nhiều mối kinh hoàng, đau thương, tan tóc không chỉ gây tổn thất về sinh mạng, của cải vật chất mà còn gây tổn thương rất lớn về tâm thần cho các nạn nhân và cộng đồng. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân song song với việc công tác cứu nạn khác 1.Ai là nạn nhân của thảm họa Theo tổ chức y tế thế giới(WHO) có 6 loại nạn nhân chịu tác động của nhân loại: • Nạn nhân loại I: Người trực tiếp bị nạn • Nạn nhân loại II:Người thân của nạn nhân • Nạn nhân loại III: Người đến cứu hộ, cứu nạn • Nạn nhân loại IV: Các thành viên trong cộng đồng • Nạn nhân loại V: Người bị rối loạn khi nghĩ đến thảm họa • Nạn nhân loại VI: Người tình cờ liên quan đến thảm họa 2.Thảm họa có thể gây ra những rối loạn tâm thần gì? Thảm họa còn là những sang chấn tâm lý(stress) rất mạnh do có tính đột ngột, không ảnh hưởng trước được. Nó đe dọa đến tính mạng, thường ảnh hưởng cùng một lúc đến nhiều người và nạn nhân có một trải nghiệm dữ dội mang tính chất nguy hiểm ít nhiều gây ra rối loạn ý thức, phá vỡ cấu trúc tâm lý và loại trừ khả năng tự vệ Do tác động của thảm họa con người có thể bị các rối loạn tâm thần sau: -Các rối loạn sang chấn đặc trưng: tập trung quanh trạng thái khiếp sọ với các biểu hiện: • Kích động cảm xúc: cơn run tẩy, khóc lóc, cảm xúc hỗn loạn, tấn công. Nhậy cảm các kích thích về thị giác, xúc giác đặc biệt là thính giác • Phong tỏa các chức năng sinh thể: thường đưa đến mệt lả và sững sờ, có thể ngất. Vô cảm kèm suy nhược. Mất các xúc cảm hứng thú và tình dục Người bệnh thường nhớ lại và nghiềm ngẫm sang chấn một cách có ý thức. Các cơn giận dữ, các hành vi tự vệ hoặc tấn công, ác mộng về những cảm nhận sang chấn. Các rối loạn này thường có xu hướng tái diễn và kéo dài trong nhiều năm -Các rối loạn sang chấn không đặc trưng: có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như lo âu, ám ảnh, sợ, trầm cảm -Tiến triển lâu dài có thể dẫn đến biến đổi nhân cách: quay về thái độ phụ thuộc, bị động, với những yêu sách về tài chính và cảm xúc Tùy thuộc vào mức độ, tính chất của thảm họa và nhân cách, cơ địa của nạn nhân, các trạng thái phản ứng với stress này có thể gây tác hại với nhiều mức độ khác nhau.Nó có thể biến mất nhanh chóng hay để lại di chứng nặng nề tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó việc chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân trước và ngay sau khi thảm họa đóng vai trò hết sức quan trọng Những triệu chứng nêu trên là đặ điểm hội chứng căng thẳng sau một thảm họa 3.Các hoạt động hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khỏe tinh thần -Hoạt động trước thảm họa: • Tuyên truyền cho mọi người biết về thảm họa có thể xảy ra và bình tĩnh đối phó • Chuẩn bị phương án, kế hoạch và phương tiện ứng cứu có hiệu quả -Hoạt động ngay sau khi thảm họa • Khảo sát nắm tình hình, kiểm tra sức khỏe cho mọi người • Kịp thời chăm sóc, cứu chữa các nạn nhân bị thương, bị hoảng loạn về tinh thần • Giúp mọi người thoát ra khỏi sự đe dọa • Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó • Tạo "cảm giác" tình hình đã được kiểm soát càng sớm càng tốt • Phân loại ai cần giúp đỡ trước & giúp đỡ như thế nào Kinh nghiệm cho thấy, vai trò của những bác sỹ chuyên khoa tâm thần và tâm lý là rất quan trọng để hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tam thần cho nạn nhân thảm họa. Đó là người lập kế hoạch và điều phối của các nhóm hỗ trợ và chăm sóc, đồng thời là người tuyên truyền và tư vấn cho nạn nhân. Theo các chuyên gia có thể giúp đỡ những nạn nhân này/ người này bằng cách nói chuyện theo nhóm với họ về những gì đã xảy ra, phản ứng của họ như thế nào một quá trình được gọi là”trò chuyện về những gì đã xảy ra trong thảm họa”. Lợi ích của quá trình này là nó đảm bảo những cảm giác đó là tự nhiên, và những người không bị ảnh hưởng không bị đau ốm về mặt tinh thần. Những người tham gia cứu hộ, cứu nạn( nạn nhân loại III) cũng thường có những triệu chứng và những cảm giác giống với những nạn nhân và nhưng người sống sót, do vậy cũng có thể được lợi từ quá trình trò chuyện về những sự kiện đã xảy ra trong thảm họa 4.Hoạt động hỗ trợ của xã hội 4.1.Những dấu hiệu stress liên quan đến thảm họa Những người chăm sóc trẻ em càn lưu ý đến những dấu hiệu sau đây ở/ của chính bản than mình • Có cảm giác là thảm họa đang tái diễn (hồi tưởng) • Cảm thấy đau khổ khi nhớ lại thảm họa( qua những điều đã thấy, nghe, sờ, ngửi hoặc nếm) • Cảm thấy lo âu hoặc sợ hãi • Khó kiểm soát được cảm xúc • Khó tập trung hoặc suy nghĩ rõ rang • Khó ngủ • Run rẩy và đổ mồ hôi • Tim đập nhanh hoặc khó thở • Khó nhớ những phần quan trọng xảy ra trong thảm họa • Khó có cảm xúc yêu thương hoặc bất kỳ cảm xúc mạnh nào • Thấy những điều xung quanh có vẻ kỳ lạ và không thật • Cảm thấy bị cắt đứt khỏi thế giới xung quanh và những điều đang xảy ra • Mất thích thú những điều thường thích làm 4.2.Làm thế nào để người chăm sóc quản lý được stress Để giúp trẻ quản lý được stress, thì người lớn/ người chăm socstrer cần biết quản lý chính stress của chính mình trước. Dưới đây là một số lời khuyên: • Có một số người nâng đỡ/ giúp đỡ mà bạn có thể dựa vào • Mỗi ngày nên dành thời gian thư giãn và sống cho riêng mình • Dung thức ăn bổ dưỡng đều đặn • Viết những tư tưởng và cảm xúc vào nhật ký • Gặp gỡ các nhóm hỗ trợ • Hiểu tác động của stress bản thân và cách ứng xử stress • Sử dụng những chiến lược như: thiền, suy nghĩ, tắm, đi bộ, nghỉ ngơi hợp lý, nói cuyện với bạn bè • Thở sâu thường xuyên vì trong lúc bị stress, ta thường có khuynh hướng nín thở • Ý thức stress là một kinh nghiệm bình thường và có thể vượt qua được Nếu các triệu chứng không thuyên giảm với thời gian và ảnh hưởng đến uộc sống hàng ngày thì nên gặp chuyên gia tâm lý. Tác động của stress và sang chấn tâm lý có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, nhưng không được trở nên trầm trọng hoặc kéo dài quá lâu Các chương trình can thiệp và được hỗ trợ đối với thảm họa có thể giảm một cách tối đa tác động của một thảm họa lên cộng đồng . TÁC ĐỘNG CỦA THẢM HỌA ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC HỖ TRỢ TÂM LÝ Trong những năm gần đây càng có nhiều thảm họa do thiên tai xảy ra( lũ lụ bão động đất sóng thần) cũng. trò của những bác sỹ chuyên khoa tâm thần và tâm lý là rất quan trọng để hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tam thần cho nạn nhân thảm họa. Đó là người lập kế hoạch và điều phối của các nhóm hỗ trợ và. căng thẳng sau một thảm họa 3.Các hoạt động hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khỏe tinh thần -Hoạt động trước thảm họa: • Tuyên truyền cho mọi người biết về thảm họa có thể xảy ra và bình tĩnh đối

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan