Những đặc điểm xã hội của cá nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình xã tân lập hiện nay (qua điều tra xã hội học tại xã tân lập mộc châu sơn la)

29 705 0
Những đặc điểm xã hội của cá nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình xã tân lập hiện nay (qua điều tra xã hội học tại xã tân lập   mộc châu   sơn la)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Văn Sơn k48 xhh Báo cáo thực tập ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa xã hội học BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI CỦA CÁ NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH XÃ TÂN LẬP HIỆN NAY (Qua điều tra xã hội học tại xã Tân Lập - Mộc Châu - Sơn La) Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Hinh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Sơn Líp : K48 – XHH Hà Nội 2007 MỤC LỤC 1 Nguyễn Văn Sơn k48 xhh Báo cáo thực tập Trang Phần mở đầu LỜI CẢM ƠN 2 Nguyễn Văn Sơn k48 xhh Báo cáo thực tập Để hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã được sự giúp đỡ tận tình của cácThầy, Cô giáo trong khoa XHH trong quá trình đi thực tế tại xã Tân Lập - Huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La. Đặc biệt là thầy Hoàn Hinh giáo viên hướng dẫn trực tiếp. Vì hạn chế về thời gian và trình độ nên việc nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn sinh viên khoa XHH. Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn chính: G.V. Hoàng Hinh đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập này. Hà Nội ngày 24 tháng 9 năm 2007 Nguyễn Văn Sơn 3 Nguyễn Văn Sơn k48 xhh Báo cáo thực tập Phần mở đầu 1. 1.Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói thu nhập là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người nghiên cứu, cho dù đó là quốc gia giàu mạnh hay nghèo đói cho đến những địa phương nhỏ. Bởi vì, nó chính là một trong những chỉ báo quan trọng có ý nghĩa kinh tế để đánh giá mức sống, sự phát triển nguồn nhân lực (HDI) của mỗi khu vực địa lý cũng như khía cạnh nào đó là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội khác. Thu nhập cao hay thấp luôn là chỉ báo quan trọng nhất khi đánh giá về sự giàu nghèo. Khái niệm về tình trạng giàu nghèo dựa trên thu nhập, mức sống đang ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Việt Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển, số dân nông thôn chiếm khoảng 76% dân số cả nước, do đó quan điểm về CNH - HĐH của Đảng và Nhà nước ta còng là Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Là một nước nông nghiệp đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người rất thấp, xấp xỉ 350 USD/người/năm. Do thu nhập giữa các hộ gia đình nông thôn và thành thị có sự chênh lệch, thậm chí ngay trong số các hộ gia đình nông thôn với nhau có khoảng cách thu nhập chênh lệch đáng kể. Mô tả và nghiên cứu về mức thu nhập ở Việt Nam đã và đang được nhiều tổ chức chính phủ và tư nhân quan tâm. Đã có những tài liệu về điều tra mức sống UNDP và SIDA Thuỵ Điển tài trợ điều tra của Tổng cục Thống kê, báo cáo của Ngân hàng thế giới và nhiều ban nghiên cứu thực địa và kinh nghiệm liên quan của chính phủ, các tổ chức Liên Hợp Quốc và các nhà tài trợ khác Muốn tăng tỷ trọng GDP của cả nước và dần dần giảm bớt tình trạng nghèo đói cần phải có một sự quan tâm thích đáng đến vấn đề thu nhập, đặc biệt là đối với người nông dân. “không phải tất cả đói nghèo đều do mất mùa hay đau ốm gây lên. Đói nghèo còn có thể xuất hiện do thiếu lương thực và thu nhập ngay ở năm bình ổn” (Liên Hợp Quốc – Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam). 4 Nguyễn Văn Sơn k48 xhh Báo cáo thực tập Trong những năm qua để đạt được mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” Đảng và nhà nước đã có rât nhiều chính sách hỗi trợ cho nông thôn: Đầu tư vốn, khuyến nông v.v Tuy nhiên sự khởi sắc diễn ra không đáng kể, thậm chí có nhiều nghiên cứu đã kết luận: Trên thực tế mức sống của một số nhóm dân cư có thể đã có mức thu nhập dưới mức nghèo đói bình thường. Vì thế vấn đề thu nhập của các hộ gia đình nông thôn miền núi đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, đời sống kinh tế - chính trị, văn hoá có sự tăng trưởng vượt bậc, như vậy quá trình đổi mới đã chứng minh cho thế lực của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng ngày càng lớn mạnh. đặc biệt các địa phương trong cả nước được quan tâm hơn trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người để phát triển kinh tế địa phương. Sơn La mấy năm trước nằm trong danh sách những tỉnh đặc biệt khó khăn , thì nay đã từng bước thay đổi do nhà nước chính thức phê duyệt xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La. đây là bước ngoặc trong quá trình đổi mới đã chứng minh cho thế lực để đảy nhanh tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tân Lập là một xã nằm trong huyện Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La có 8.593 nhân khẩu. Với nền kinh tế đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cho thị trường. Theo báo cáo năm 2005 tổng sản lượng lương thực có hạt toàn xã tăng 2,4 lần đạt trên 4.457 nghìn tÊn / năm. Theo số liệu cho thấy hiện trạng nhà ở chủ yếu là nhà gỗ mái p rô xi măng chiếm tới 89%. Khi đi sâu vào tìm hiểu thực tế nguồn thu nhập của người dân mới chủ yếu từ nông nghiệp. Trong số được hỏi có 97,2% số người được hỏi cho biết nguồn thu nhập chính chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra còn thu nhập từ một số nguồn khác như từ dịch vụ, buôn bán và các nghề khác tuy có nhiều nguồn thu từ các công việc khác nhau nhưng mức thu 5 Nguyễn Văn Sơn k48 xhh Báo cáo thực tập nhập và đời sống của người dân ở đây vẫn rất thấp. Độ chênh lệch hay sự phân cực về thu nhập giữa hộ giàu và hộ nghèo là rất lớn. Các hộ sản xuất nông nghiệp có mức thu nhập thấp hơn nhiều so với các nhóm hộ sản xuất phi nông nghiệp, và độ chênh lệch thu nhập giữa các hộ làm nông nghiệp với nhau cũng có mức thu nhập trênh lệch khá rõ. Do vậy, tôi chọn đề tài “Những đặc điểm xã hội của cá nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình Tân Lập hiện nay" làm đề tài nghiên cứu. 2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn - ý nghĩa khoa học: Đề tài đã ứng dụng một số lý thuyết của khoa học xã hội nói chung vào nghiên cứu thực tiễn để làm rõ đặc điểm xã hội của cá nhân tới thu nhập của hộ gia đình. Và kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm tăng thêm tính đa dạng trong nghiên cứu thực nghiệm cho ngành XHH, kinh tế học - ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu chỉ ra được thực trạng mức thu nhập của các hộ gia đình ở xã Tân Lập một cách cụ thể nhất. Đồng thời nghiên cứu còn phân tích sự vận động và biến đổi của nó trong quá trình CNH- HĐH. Câu hỏi đặt ra ở đây là ảnh hưởng thu nhập người dân ở đây như thế nào? Quá trình CNH-HĐH tác động như thế nào đến thu nhập của các hộ gia đình ở xã Tân Lập hiện nay? 3. Đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Những đặc điểm xã hội cá nhân chủ hộ hoặc đại diện cho hộ là lao động chính có đóng góp cho thu nhập của hộ ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình xã Tân Lập hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu. Những người dân đang sống và lao động ở xã Tân lập - Mộc Châu - Sơn La hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu: 6 Nguyễn Văn Sơn k48 xhh Báo cáo thực tập Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm xã hội cá nhân là chủ hộ hoặc đại diện của hộ là lao động chính có đóng góp chủ yếu cho thu nhập trong các hộ gia đình ở địa bàn xã Tân Lập - Mộc Châu - Sơn La. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 12/5/2007 đến ngày 19/5/2007 4. Mục tiêu nghiên cứu. Báo cáo thực tập này hướng vào thực hiện một số mục tiêu sau: - Mô tả về thực trạng thu nhập của các hộ gia đình đồng thời chỉ rõ sự phân hoá về mức độ thu nhập của các hộ gia đình ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu hiện nay. - Chỉ ra và phân tích một số đặc điểm xã hội của cá nhân có ảnh hưởng đến thu nhập như: nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác, sức khoẻ, dân trí, đảng phái, tôn giáo, tình trạng hôn nhân Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó so với mức thu nhập của các hộ gia đình xã Tân Lập. - Đưa ra một số ý kiến, giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao mức thu nhập và giảm bớt sự phân hoá giữa các hộ gia đình ở. Tân Lập 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài Do đặc thù của đÒ tài nghiên cứu báo cáo dựa trên cơ sở của việc phân tích cấu trúc và sử dụng các quy luật của xã hội học kinh tế để phân tích và nghiên cứu. Lý thuyết Cấu trúc coi đối tượng như một hệ thống có cấu trúc, đề tài dựa vào đó lấy hộ gia đình và cá nhân thành viên là chủ thể thu nhập, từ đó xét rộng ra cơ cấu các mối liên hệ vững chắc các thành tố trong hệ thống xã hội: Nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác. Đây là những yếu tố của cấu trúc tăng thu nhập của các hộ gia đình cũng như quy định mức thu nhập của các chủ thể. Từ cơ cấu đó chỉ ra được các nguyên nhân của mức thu nhập cao hay thấp. Các yếu tố, nguyên nhân này được xem như những biến số độc lập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7 Nguyễn Văn Sơn k48 xhh Báo cáo thực tập Trong nghiên cứu này có dử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu: 1) Phương pháp chọn mẫu: lấy 254 Bảng hỏi được làm sẵn để thu thập thông tin, trình bầy rõ về kích thước cỡ mẫu, sự phân bố tại các điểm điều tra 2) Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn trên 200 hé gia đình theo bảng hỏi được soạn thảo sẵn. 3) Phương pháp phỏng vấn sâu 3 người do cá nhân thực hiện nhằm khai thác thông tin sâu định tính giúp cho báo cáo có tính thuyết phục và có chiều sâu. 4) Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như các số liệu thực tế thu thập được sử lý và phân tích nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho đề tài. 5) Phương pháp quan sát: Quan sát đời sống của các hộ gia đình qua tiện nghi sinh hoạt, nhà ở, lao động sản xuất. 6. Giả thuyết và khung lý thuyết. 6.1 Giả thuyết nghiên cứu - Có sự khác biệt về mức thu nhập giữa các hộ gia đình, sự khác biệt đó cũng được thể hiện như tháp phân tầng về thu nhập của Miền núi. Trong đó có một tỷ lệ những hộ rất giàu và rất nghèo tương đối xấp xỉ nhau. Mức chênh lệch về thu nhập giữa hai loại hộ này rất lớn, làm nên sự phân hoá giàu nghèo giữa các hộ gia đình. - Mức thu nhập của các hộ gia đình ở đây chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố sau: * Nghề nghiệp và việc làm: Những hộ gia đình có nhiều nghề phụ, nhiều nguồn thu nhập có thu nhập cao hơn những hộ gia đình có nguồn thu từ làm ruộng và chăn nuôi. * Giới tính: Mức thu nhập ở đây được đo bằng đơn vị hộ Gia đình. Do đó việc phân biệt Nam – Nữ rất khó định vị, tuy nhiên thực tế Nữ giới chỉ có nguồn 8 Nguyễn Văn Sơn k48 xhh Báo cáo thực tập thu nhập từ làm ruộng và chăn nuôi. Bởi vậy có đóng góp rất thấp thu nhập gia đình so với Nam giới. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo lương thực đủ ăn. * Học vấn: Do mặt bằng dân trí ở đây nhìn chung là thấp và ngang nhau, do đó mức chênh lệnh không cao, nhưng một quy luật chung những người có trình độ học vấn cao thì mức thu nhập cũng cao hơn những người Ýt học, nhận thức kém. * Tuổi tác: Tuổi tác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập. Thanh niên tuổi từ 18 đến 25 có đóng góp nhiều. Tuy nhiên họ không phải là những người giàu có. Ngược lại những người ở độ tuổi 36- 49 lại có mức thu nhập cao nhất. - Ngoài ra một số nhân tố khác nhu ruộng đất, vốn kỹ thuật cũng góp phần là những nguyên nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình xã Tân Lập mà trong khuôn khổ hạn hẹp báo cáo chỉ đề cập một cách sơ lược. 9 Nguyn Vn Sn k48 xhh Bỏo cỏo thc tp 6.2 Khung lý thuyt. 10 Điều kiện kinh tế xã hội Giới tính KhácTuổiHọc vấn Nghề nghiệp và việc làm Mức thu nhập [...]... vốn, nhân lực, trình độ kỹ thu t Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực và thời gian, trong khuôn khổ bản báo cáo này tôi chỉ đề cập đến một số yếu tố có sự tác động ảnh hưởng rõ nhất đến mức thu nhập của các hộ gia đình người nông dân xã Tân Lập 3 Một số đặc điểm xã hội của cá nhân (chủ hộ) ảnh hưởng đến mức thu nhập của các hộ gia đình ở xã Tân Lập hiện nay 3.1 Nghề nghiệp và việc làm ảnh hưởng đến mức thu. .. đội ngũ cán bộ xã nhiệt tình, trách nhiệm, gắn bó với cơ sở, luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng" ( Trích : Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005 - 2012) 2 Vài nét về tình hình thu nhập của các hộ gia đình ở xã Tân Lập hiện nay Qua điều tra nghiên cứu khảo sát ở xã Tân Lập chúng tôi they tổng mức thu nhập của các hộ gia đình (đơn vị triệu đồng/1 năm) với các mức và... tượng chính của xã hội học là các mối quan hệ xã hội, trong xã hội tồn tại 4 mối quan hệ lớn: con người – tự nhiên, con người – xã hội, con người – con người, chủ thể – khách thể Tất cả các mối quan hệ đó xét cho đến cùng cũng bắt đầu xuất phát từ cá nhân Mối quan hệ giữa các cá nhân trong hoạt động xã hội, trong giao tiếp, trong lao động sản xuất mà kiến tạo nên tất cả các mối quan hệ xã hội rộng lớn... nhóm xã hội tạo nên thu nhập Vậy cơ cấu của nhóm xã hội đó là các yÕu tố xã hôi như nghề nghiệp giới tính, tuổi tác, học vấn 1.4 Khái niệm gia đình Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các... là Mọi hiện tượng trong xã hội không tồn tại độc lập mà luôn tương tác lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau Chính vì thế khi nghiên cứu các hiện tương xã hội hay vấn đề xã hội cần đặt nó trong môi trường xác định, trong sự tương tác giữa hiện tượng hoặc vấn đề đó với các hiện tượng hoặc vấn đề xã hội khác Chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu nhìn hiện tượng xã hội trong một quá trình: Mọi hiện tượng xã hội không... tế xã hội của địa phương, qua đó thấy được kinh tế xã hội ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình ở đây Ngoài cơ sở lý luận chung, chúng tôi sử dụng một sè lý thuyết: Vị thế - Vai trò, Cấu trúc - Chức năng, hành động xã hội và tương tác xã hội để lý giải vai trò cần nghiên cứu 11 Nguyễn Văn Sơn k48 xhh 1.2 Báo cáo thực tập Một số khái niệm liên quan * Cá nhân: Về mặt xã hội học chúng... số nhân tố cụ thÓ mang tính đặc trưng đối với địa bàn xã Tân Lập huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La 4 Kết luận và khuyến nghị 4.1 kết luận: Qua khảo sát và nghiên cứu 254 mẫu các hộ gia đình ở xã Tân Lập huyện Mộc Châu Sơn La cho thấy xã Tân Lập chủ yếu làm nghề nông và có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp là chính , đây là một xã nghèo, tuy rằng có tháp phân tầng, thu nhập tương đồng với tình hình chung của. .. hiểu mức thu nhập là các khoản thu nhập được định mức quy đổi ra tiền tệ hoặc sản phẩm nhằm so sánh lẫn nhau, mức thu nhập thường được đánh giá là cao hoặc thấp 1.3 Cơ cấu thu nhập Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể Như vậy có thể hiểu cơ cấu thu nhập trên bình diện theo các loại tổ chức thành phần Tuy nhiên ở đây xét chủ thể của thu nhập là các hộ gia đinh, các... không đề cập đến con người nói chung trừu tượng với mặt bản chất, nguồn gốc của nó như trong triết học, mà chúng ta đề cập đến con người với tư cách là các cá thể riêng biệt, độc lập - đó là cá nhân Cá nhân là khái niệm cơ bản, đầu tiên quan trọng nhất của xá hội học bởi vì xét cho đến tận cùng thì sẽ không có xã hội loài người nếu như không có con người thể hiện ra với tư cách là cá thể độc lập Đối tượng... tồn tại một cách bất biến mà luôn vận động có sự hình thành, phát triển và tiêu vong Do đó khi nghiên cứu một hiện tượng hoặc vấn đề xã hội nào thì cần đặt nó trong một quá trình và đặt nó trong mét giai đoạn cụ thể Vậy khi nghiên cứu về đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình ở Xã Tân Lập - Huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La thì cần phải xem xét trên quân điểm lịch sử cụ thể Chú ý đến điều kiện kinh tế xã hội . ảnh hưởng đến mức thu nhập của các hộ gia đình ở xã Tân Lập hiện nay. 3.1. Nghề nghiệp và việc làm ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình. Một đặc trưng nổi bật của xã Tân Lập là thu n nông. nghiên cứu. Những đặc điểm xã hội cá nhân chủ hộ hoặc đại diện cho hộ là lao động chính có đóng góp cho thu nhập của hộ ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình xã Tân Lập hiện nay. 3.2. Khách. Sơn k48 xhh Báo cáo thực tập ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa xã hội học BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI CỦA CÁ NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

  • Khoa xã hội học

  • Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Sơn

    • Phần mở đầu

      • Phần nội dung chính

        • Nguồn: Từ kết quả cuộc khảo sát XHH

        • 4. Kết luận và khuyến nghị

        • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan