công tác kế toán Nguyên liệu,Vật liệu và công cụ, Dụng cụ của chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 1 taị Hà Nội

63 221 0
công tác kế toán Nguyên liệu,Vật liệu và công cụ, Dụng cụ của chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 1 taị Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp LỜI NÓI ĐẦU Với mục đích đào tạo ra những sinh viên có kiến thức toàn diện sau khi ra trường có thể đóng góp kiến thức đó học và tiếp thu được ở nhà trường, để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước… cũng như doanh nghiệp. Trong những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xó hội chủ nghĩa, cú sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước như hiện nay, đũi hỏi cỏc doanh nghiệp phải làm hoàn thiện hạch toán độc lập tự chủ.Hoạt động của các doanh nghiệp đó và đang phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tính phức tạp của nó đũi hỏi mỗi doanh nghiệp phải cú chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm đứng vững và thắng thế trên thị trường. Yêu cầu cấp bách đặt ra cần đổi mới hệ thống công cụ quản lý trong đó sinh viên kế toán được đào tạo rất quan trọng, nó có vai trũ tớch cực đối với việc quản lý vĩ mô. Hiểu rừ được mục đích của việc thực tập dành cho ngành kế toán doanh nghiệp sau khi sinh viên đó được trang bị các kiến thức về kỹ thuật công nghiệp, và các môn học về chuyên ngành kế toán.Em đó đi sâu và tỡm hiểu về cụng tỏc kế toỏn của cụng ty. Sau một thời gian thực tập tại chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 1 tại Hà Nội, nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu đối với công tác quản lý doanh nghiệp núi chung và đối với công ty nói riêng cùng với sự hướng dẫn nhiệt tỡnh của cụ giỏo Lấ THỊ DIỆP thỡ em đó đi sâu về nghiên cứu chuyên đề “kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ” tại chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 1 tại Hà Nội. Với kết cấu chuyên đề gồm 3 phần chính: Phần I: Các vấn đề chung về kế toán NL,VL và CC,DC của chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 1 tại Hà Nội. Phần II: Thực tế công tác kế toán NL,VL và CC, DC của chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 1 taị Hà Nội Phần III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán NL,VL và CC,DC của chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 1 tại Hà Nội. PHẦN I SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 1 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NL,VL VÀ CC,DC 1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu Bất cứ doanh nghiệp nào,muốn sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động, Đối tượng lao động, Sức lao động. Theo C.Mác tất cả mọi vật thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích có thể tác động vào đối tượng lao đông, như vậy nếu đối tượng lao động được con người tác động vào thì đối tượng đó trở thành nguyên vật liệu. Đồng thời C.Mác cũng chỉ ra rằng bất cứ một loại nguyên vật liệu nào cũng là đối tượng lao động,nhưng không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu. Ví dụ như cây trên rừng không phải là nguyên vật liệu nhưng cây đã qua chế biến thành gỗ thì lại là nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. 1.2 Đặc điểm kinh doanh xây dựng có ảnh hưởng tới hạch toán nguyên vật liệu tai các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dưng Doanh nghiêp nào cũng có đặc thù riêng và có ảnh hưởng đến công tác kế toán trong doanh nghiệp đó. Xây dựng có đặc trưng riêng biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác, bởi sản phẩm của xây dựng là các công trình, hạng mục công trình có kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài,giá trị công trình lớn. Vây khi tiến hành xây dựng nhất thiết phải có dự toán chi phí và dự toán chi phí đó làm cơ sở cho các khoản mục chi phí. Hơn nữa sản phẩm của ngành xây dựng thường cố định tai nơi sản xuất, trong khi đó các yếu tố để tiến hành sản xuất thì vận động từ nơi này sang nơi khác.Trong quá trình di chuyển các yếu tố đó thường gây ra hao hụt mất mát do điều kiện khách quan và chủ quan của doanh nghiệp. 1.3. Vai trò của NL,VL và CC, DC trong sản xuất kinh doanh Nguyên vật liệu là đối tượng lao động,một yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình sản xuất và là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm . Xét về mặt hiện vật thì nguyên vật liệu chỉ tham ra vào một chu kỳ sản xuất va khi tham ra vào một chu kỳ sản xuất nguyên vật liệu được tiêu dùng toàn bộ và thay đổi hình thái hiện vật ban đầu, còn giá chị nguyên vật liệu đươc chuyển dịch toàn bộ một lần giá trị sản phẩm mơi tạo ra. Xét về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một bộ phận của sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp xây dựng nguyên vật liệu thường có đặc thù là cồng kềnh, khối lượng lớn, gây ra nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển, bảo quản như: Sắt, thép, xi măng, cát…Do những đặc điểm trên thì nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị của nó thuộc vốn lưu động dự trữ của doanh nghiệp,chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản xuất của doanh nghiệp. SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 2 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp Vậy việc quản lý quá trình mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ;sử dụng cũng như các phương pháp hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp tác động đến chỉ tiêu sản lượng, chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu giá thành và chỉ tiêu lợi nhuận. 2. Phân loại nguyên vật liệu và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 2.1. Phân loại nguyên vật liệu + Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau: Nguyên liệu,vật liệu chính: Là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể sản phẩm. Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên vật liệu chính không giống nhau: ở doanh nghiệp cơ khí nguyên vật liệu là: sắt, thép,…; doanh nghiệp sản xuất đường nguyên vật liệu chính là cây mía còn doanh nghiêp sản xuất bánh kẹo nguyên vật liệu chính la đường,nha,bột,…,Có thể sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên vật liệu cho doanh nghiệp khác…Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích gia công chế biến được coi là nguyên vật liệu chính,ví dụ: doanh nghiệp dệt mua sợi về để dệt vải. Vật liệu phụ: Là những loại vât liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ có thể làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho các công cụ dụng cụ hoạt động được bình thường như: thuốc nhuộm, thuốc tẩy, dầu nhờn, cúc áo, chỉ may, xà phòng, … Nguyên liệu: là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinhh doanh gồm: xăng, dầu, than, củi, khí ga,… Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng thay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,… Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm những vật liệu,thiết bi, công cụ, khí cụ. Vật kết cấu dùng trong công tác xây dựng cơ bản. Vật liệu khác:Là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên thường là nhứng vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sạn cố định. Ngoài ra tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của doanh nghiệp ma trong từng loại nguyên vật liệu trên chia thành từng nhóm, từng thứ. Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu là cơ sở để tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. + Căn cứ vào nguồn hình thành: Nguyên vật liệu được chia thành hai nguồn: Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận góp vốn liên doanh, nhận biếu tặng,… SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 3 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất. Cách phân loại này là căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu, là cơ sở xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho. + Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu có thể chia nguyên vật liệu thành: Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm: Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp . Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: + Nhượng bán ; + Đem góp vốn liên doanh; + Đem khuyên góp, tặng. 2.2. Nguyên tắc đánh giá và phương pháp tính giá nguyên vật liệu 2.2.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá vật tư là việc xác định giá trị của vật tư ở thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định của chuẩn mực số 02 thì hàng tồn kho( vật tư hàng hoá) hiện có trong doanh nghiệp phải được phản ánh trên sổ kế toán và báo cáo tài chính theo giá gốc(trị giá vốn thực tế). Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc của vật tư, hàng hoá thì phải phản ánh trên báo cáo tài chính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Nó được xác định bằng giá bán ước tính của vật tư hàng hoá trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường- chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm- chi phí cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Trị giá vốn thực tế(giá gốc) của vật tư, hàng hoá là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được hàng tồn kho đó ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm và yêu cầu quản lý có thể tính trị giá vốn ở các thời điểm khác nhau. 2.2.2. Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu Theo quy định của hệ thống kế toán hiện hành thì phương pháp đánh giá nguyên vật liệu là theo giá vốn thực tế. Giá vốn của nguyên vật liệu nhập kho. Trị giá vốn thựctế nhập kho được xác định là toàn bộ chi phí bỏ ra và để có được hàng tồn kho ở thời điểm nhập kho.Tuỳ thuộc vào nguồn nhập mà có thể xác định trị giá vốn nhập. + Đối với nguyên vật liệu mua ngoại: SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 4 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp Trong đó: (1)giá mua được ghi trên hoá đơn hoặc hợp động kinh tế đã được xác định. - Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua thực tế ghi trên hoá đơn không bao gồm thuế GTGT. - Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc hàng mua về dùng cho các hoạt động phúc lợi, dùng cho hoạt động thuộc nguồn kinh phí, dự án, kinh phí sự nghiệp thì giá mua là tổng giá thanh toán. (2) Thuế không được hoàn lại gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu. (3) Chi phí thu mua gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí bảo hành, tiền thuê kho bãi … (4) Các khoản giảm trừ gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và hàng mua bị trả lại. + Đối với nguyên vật liệu tự gia công chế biến: trị giá thực tế của nguyên vật liệu là trị giá vốn thực tế của vật tư xuất gia công cộng với chi phí gia công chế biến. + Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: + Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: Giá thực tế của nguyên vật liệu là giá trị vốn góp do các bên thoả thuận cộng với các chi phí khác nhập kho ( nếu có). + Đối với nguyên vật liệu được nhà nước cấp, cấp trên cấp: Trị giá vốn thực tế của vật tư nhập kho là giá ghi sổ ở đơn vị cấp trên cộng các chi phí vận chuyển bốc dỡ ( nếu có ). + Đối với nguyên vật liệu được biếu tặng viện trợ: trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá của vật tư, hàng hoá tương đương trên thị trường. + Đối với phế liệu thu hồi: thì giá thực tế nguyên vật liệu là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá bán thu hồi. Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. + Tính theo đơn giá bình quân của nguyên vật liệu luân chuyển trong kỳ: SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 5 Trị giá vốn thực tế NVL Trị giá mua thực tế(1) Thuế không hoàn lại(2) Chi phí mua(3) Cáckhoản giảm trừ(4) = + + - Trị giá vốn thực tế NVL thuê ngoài = Trị giá vốn NVL xuất chế biến + Chi phí liên quan gia công chế biến Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp - Nội dung:Theo phương pháp này thì trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho được căn cứ vào số lượng vật tư xuất kho và đơn giá bình quân của nguyên vật liệu luân chuyển trong kỳ. - Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, dễ làm. - Nhược điểm: Không phản ánh kịp thời tình hình biến động giá cả vật tư, hàng hoá, chỉ tính đựơc vào cuối tháng và chỉ tính riêng cho từng hàng tồn kho riêng biệt. - Điều kiện áp dụng: Với doanh nghiệp trang bị phương tiện kỹ thuật đầy đủ và các doanh nghiệp có không quá nhiều loại vật tư, hàng hoá. + Tính theo phương pháp nhập trước xuất trước - Nội dung: Theo phương pháp này kế toán phải theo dõi được đơn giá của từng lần nhập và giả thiết số nguyên vật liệu nào nhập kho trước thì được xuất kho trước. Như vậy, hàng tồn kho cuối kỳ được nhập kho ở thời điểm gần cuối kỳ. Với giả định như vậy, kế toán sử dụng đơn giá của những lần nhập đầu tiên trong kỳ đê tính trị giá vốn thực tế của những lần xuất đầu tiên trong kỳ. - Ưu điểm: Cho phép xác định trị giá vốn thực tế xuất kho cho từng lẫn xuất, vật tư, hàng hoá tồn kho cuối kỳ được xác đình theo đơn giá của những lần nhập sau cùng nên giá trị hàng tồn kho là phù hợp với thực tế. - Nhược điểm: Khối lượng tính toán phức tạp, sử dụng đơn giá ở quá khứ để xác định trị giá vốn của vật tư xuất kho ở hiện tại nên không phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Điều kiện áp dụng: Đối với doanh nghiệp ít chủng loại vật tư hàng hoá. Khối lượng mỗi lần nhập xuất lớn. Giá cả tương đối ổn định. +Phương pháp nhập sau xuất trước. - Nội dung: Theo phương pháp này, người ta giả thiết số nguyên vật liệu nào nhập kho sau(gần với lần xuất nhất) thì xuất kho trước. Với giả thiết đó, khi tính trị giá vốn của lô hàng xuất kho, kế toán sử dụng đơn giá của những lần nhập sau cùng để tính tới lần xuất đó. Hàng tồn kho đầu kỳ được quan niệm như lần xuất kho cuối kỳ và được xác định theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên trong kỳ. SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 6 Trị giá thực tế NVL xuất kho Số lượng NVL xuất kho đơn giá bình quân của NVL = + Đơn giá bình quân Trị giá mua thực tế củaNVL tồn đầu kỳ + Trị giá mua thực tế của NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL nhập trong kỳ = Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp - Ưu điểm: Phương pháp này đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, phản ánh được giá của vật tư, hàng hoá. - Nhược điểm: Hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo đơn giá của hàng nhập kho trong kỳ nên chỉ tiêu hàng tồn kho không phù hợp với thực tế. - Điêù kiện áp dụng: áp dụng trong điều kiện giá cả tương đối ổn định. Doanh nghiệp tổ chức tốt được khâu hạch toấn ban đầu để theo dõi được đơn giá thực tế của từng lần nhập. Theo quy định của chuẩn mực hàng tồn kho số 02, trường hợp doanh nghiệp tính giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh được số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập sau xuất trước được trình bày trong bảng cân đối kế toán với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo một trong các phương pháp: Nhập trước xuất trước, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được hoặc tính theo giá hiện hành tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính nếu trị giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ xấc định theo phương pháp đó là nhỏ nhất trong các phương pháp còn lại. ` + Tính theo đơn thực tế đích danh: - Nội dung: Theo phương pháp này căn cứ số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của nguyên vật liệu xuất kho để tính. - Ưu điểm: Phương pháp này thấy ngay được trị giá vốn của vật tư nhập kho. Đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán. - Nhược điểm: Đối với doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá thì việc theo dõi đơn giá và số lượng nhập của từng lần nhập rất phức tạp, dễ nhầm lẫn giữa lô hàng này và lô hàng khác. - Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp tổ chức tốt khâu hạch toán ban đầu, chủng loại vật tư ít, ổn định và có thể nhận diện được. 3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu Ghi chép phản ánh số liệu hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu cả về giá trị lẫn hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mua nguyên vật liệu, kế toán sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất. Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp hàng tồn kho cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh. 4. Nội dung kế toán nguyên vật liệu. 4.1. Chứng từ kế toán sử dụng: Các hoạt động nhập, xuất kho nguyên vật liệu xảy ra thường xuyên trong doanh nghiệp sản xuất. Để quản lý chặt chẽ và theo dõi tình hình biến động và hiện có của SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 7 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp nguyên vật liệu, kế toán toán phải lập các chứng từ cần thiết một cách kịp thời và đầy đủ đúng chế độ ghi chép ban đầu đã được Nhà nước ban hành. Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành đối với doanh nghiệp xây lắp theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì chứng từ đó gồm: - Phiếu nhập kho ( Mẫu số 01- VT) - Phiếu xuất kho ( Mẫu số 02 – VT) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( Mẫu số 03- VT-3LL ) - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá( Mẫu 08- VT) - Hoá đơn kiờm phiếu xuất kho (Mẫu 02 – BH) Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn: - Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mãu 04 – VT) - Biên bản kiểm nghiệm ( Mẫu 05 – VT) - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu 07 – VT ) Mọi chứng từ kế toán về nguyên vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian do kế toán trưởng quy định, phục vụ cho việc phản ánh ghi chép, tổng hợp kịp thời các bộ phận có liên quan. 4.2. Các phương pháp kế toán chi tiết NL,VL và CC,DC + Phương pháp ghi thẻ song song: - ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm nguyên vật liệu theo chỉ tiêu có số lượng căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất. Sau khi ghi vào thẻ kho các chứng từ kế toán được sắp xếp lại một cách hợp lý để giao cho kế toán. - ở phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu sử dụng thẻ kế toán chi tiết vật liệu để phản ánh tình hình biến động của vật liệu ở từng kho theo thứ tự từng danh điểm vật liệu căn cứ vào các chứng từ xuất, nhập vật liệu, mỗi chứng từ được ghi vào một dòng. Thẻ vật liệu có nội dung như thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả mặt giá trị và hiện vật. Hàng ngày hay định kỳ 3- 5 ngày nhân viên kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chép của thủ kho sau đó ký xác nhận vào thẻ kho và nhận chứng từ nhập, xuất về phòng kế toán. Căn cứ vào chứng từ nhập, xuất đã kiểm tra và tính thành tiền kế toán lần lượt ghi các nghiệp vụ xuất, nhập kho vào các thẻ kế toán vật liệu liên quan giống như trình tự thẻ kho của thủ kho. Cuối tháng tiến hành cộng sổ chi tiết và kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ (thẻ) chi tiết với thẻ kho, sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết để lập bảng kê nhập, xuất, tồn kho từng thứ, nhóm, loại nguyên vật liệu Bảng kê này được xem như một báo cáo nguyên vật liệu cuối tháng. SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 8 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp Phương pháp này dược áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất , tồn ít, phát sinh không thường xuyên, trình độ nhân viên kế toán chưa cao. Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song: Sơ đồ:1 Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng + Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: - ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu về mặt số lượng của từng danh điểm vật liệu giống như phương pháp ghi thẻ song song. - ở phòng kế toán: kế toán không mở sổ chi tiết nguyên vật liệu mà mở một quyển “sổ đối chiếu luân chuyển” để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ danh điểm vật liệu tồn kho cả về số lượng và giá trị. Sổ đối chiếu luân chuyển không ghi theo từng chứng từ nhập xuất mà chỉ ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp những chứng từ phát sinh của từng thứ vật liệu , mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng đối chiếu số lượng vật liệu trên cơ sở đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và đối chiếu kế toán tổng hợp. Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có không nhiều nghiệp vụ nhập, xuất không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết nguyên vật liệu từng bộ phận. SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 9 Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ kế toán chi tiết Bảng kê tổng hợp nhập – xuất - tồn Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Sơ đồ: 2 Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng + Phương pháp sổ số dư: - Tại kho: ngoài việc sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu về số lượng thì còn sử dụng sổ số dư để ghi số lượng vật tư tồn kho và sử dụng cho cả năm. Hàng tháng vào ngày cuối tháng của từng thứ vật liệu thể hiện trên thẻ kho để ghi. Sau khi song thì chuyển số dư về phòng kế toán. - Tại phòng kế toán: Cuối tháng khi nhận được sổ số dư được thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn cuối tháng do thủ kho tính, ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán để tính ra giá trị từ đó ghi vào cột số tiền trên sổ số dư và trên bảng kê tổng hợp nhập, xuất (cột số tiền) và số liệu kế toán tổng hợp. Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có khối lượng công việc nhập, xuất nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và với điều kiện doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán nhập xuất vật liệu và xây dựng được hệ thống danh điểm nguyên vật liệu. SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 10 Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Bảng kê xuất Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê nhập Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn [...]... 13 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp Sơ đồ: 4 Kế toán tổng hợp biến động nguyên vật liệu theo phương pháp KTTX TK 11 1 ,11 2, 14 1, 3 31 TK 13 3 (1) (1) TK 15 2 TK 6 21, 627, 6 41, 642 (8) TK 15 1 TK 2 41 (2) (9) TK 6 21, 627, 6 41, 642 TK 12 8, 222 (3) (10 ) TK 15 4 TK 338 (1) (4) (11 ) TK 632 TK 12 8, 222 (5) (12 ) TK 13 8(8) TK 15 4 (6) (13 ) TK 412 TK 411 (7) (14 a) (14 b) TK 13 8 (1) TK 711 (15 ) (17 ) TK 13 3 (1) TK 13 1... tự kế toán NVL tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 611 TK 15 1, 15 2, 15 3, 15 6 (9) (1) TK 11 1, 11 2, 14 1, 3 31 TK 15 2, 15 3, 15 6 TK 6 21 (2) (10 a) TK 13 3 TK 333(3) TK 632 (4) (10 b) (3) TK 411 TK 13 8(8) (5) TK 412 (11 ) (6) (12 ) TK 13 8, 334 TK 11 1, 11 2, 3 31 TK 12 8, 222 (7) TK 13 3 (1) (13 ) TK 711 (8) Ghi chú: SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 16 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp (1) Giá trị nguyên vật liệu. .. thường kế toán ghi: Nợ TK 13 88, TK 334, TK 11 1 Có TK 13 81 – Trị giá vốn thực tế hàng hoá vật tư thiếu CHƯƠNG 2: SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 18 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU,CC,DC 2 .1 Tình hình và đặc điểm chung của tại chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà I tại Hà Nội 2 .1. 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Chi nhánh Công ty cổ phần. .. thức kế toán Nhật ký chung Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ:7 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần Sông Đà 1 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp và kiểm soát Kế toán lương, BHXH,BHYT , KPCĐ,TSCĐ, vật tư hàng Kế toán( nghiệp vụ kinh tế) tại công trường 1 Kế toán( nghiệp vụ kinh tế) tại công trường 2 Kế toán quản trị các công trình Kế toán tài chính,ngân hàng, thuế Kế toán( ... 2.2 .1 Đặc điểm nguyên vật liệu ở công ty cổ phần sông đà 1 SV: Tống Thị Toan Lớp: KTDN 26 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Diệp Chi nhánh Công ty cổ phần sông đà 1 hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng, xây lắp các công trình nên vật liệu sử dụng trong công ty có số lượng lớn và phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau Để xây dựng các công trình công ty phải sử dụng một khối lượng lớn nguyên. .. Người giao Người nhận - Nguyên vật liệu của chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 1 ngoài việc xuất cho công trình là chủ yếu, trong một số trường hợp công ty còn xuất nguyên vật liệu sử dụng nội bộ và xuất do di chuyển nội bộ +Trường hợp xuất do sử dụng nội bộ: Vật tư sử dụng nội bộ ở Công ty cổ phần Sông Đà 1 là việc đơn vị thực hiện chuyển vật tư từ công trường này xuất sang công trường khác Do đặc... Cộng 1. 250.300 Tổng số tiền( Bằng chữ ): một triệu hai trăm năm mươi nghìn ba trăm đồng Thủ trưởng Kế toán Phụ trách Người nhận Thủ kho đơn vị trưởng cung tiêu + Trường hợp xuất kho nguyên vật liệu do di chuyển nội bộ: Đã nêu ở mục nhập nguyên vật liệu do di chuyển nội bộ 2.2.4.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 1 Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 1 là một công ty. .. phần Sông Đà I tại Hà Nội thành lập theo quyết định1446/QĐ-BXD Ngày 04 tháng 12 năm 200 7của Bộ trưởng Bộ xây dựng, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại, hợp nhất Xí nghiệp Sông Đà I.3, Xí nghiệp Sông Đà I.4 và Đội xử lý nền móng trực thuộc Công ty - Tên gọi của chi nhánh: Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà tại Hà Nội - Tên gọi quốc tế: Song Da I Joint Stock Company - Trụ sở chi nhánh :Toà nhà Sông Đà Cầu... kiệm nguyên vật liệu là một biện pháp tích cực để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 2.2.2 Phân loại nguyên vật liệu ở công ty: Với đặc điểm là một công ty chuyên về thi công xây dựng Do đó, nguyên vật liệu sử dụng trong công ty rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 1 sử dụng tổng hợp các loại nguyên vật liệu và phần. .. nhằm nâng cao chất lượng công trình và bảo vệ môi trường - Đảm bảo chất lượng các công trình đã thi công theo cam kết với đối tác 2 .1. 3 Công tác, tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán tại Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà I tại Hà Nội 2 .1. 3 .1 Đặc điểm quy trình sản xuất thi công của công ty Đối với bất kỳ một công trình xây dựng nào để hoàn thành đưa vào sử dụng phải trải qua 3 giai . KTDN 16 TK 15 1, 15 2, 15 3, 15 6 TK 11 1, 11 2, 14 1, 3 31 TK 333(3) TK 13 3 TK 611 TK 15 2, 15 3, 15 6 TK 6 21 TK 632 TK 411 TK 13 8(8) TK 13 8, 334 TK 412 TK 12 8, 222 TK 13 3 (1) TK 11 1, 11 2, 3 31 TK 711 (1) (9) (10 a)(2) (4) (10 b) (11 )(5) (6) (12 ) (7) (8) (13 ) (3) Báo. công ty cổ phần Sông Đà 1 tại Hà Nội. Phần II: Thực tế công tác kế toán NL,VL và CC, DC của chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 1 taị Hà Nội Phần III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán NL,VL. liệu và công cụ, dụng cụ tại chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 1 tại Hà Nội. Với kết cấu chuyên đề gồm 3 phần chính: Phần I: Các vấn đề chung về kế toán NL,VL và CC,DC của chi nhánh công ty

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan