SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động NGLL ở trường THPT Ngô Gia Tự

62 2.5K 16
SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động NGLL ở trường THPT Ngô Gia Tự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 Chương 1. Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT 2 1.1. Các khái niệm cơ bản 2 1.2.Cơ sở lý luận 6 Chương 2. Thực trạng giáo dục KNS cho học sinh trường THPT Ngô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 9 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình về việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường THPT Ngô Gia Tự 9 2.2. Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh THPT Ngô Gia Tự nói riêng , học sinh THPT nói chung 9 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng KNS của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự 10 Chương 3. Một số biện pháp giáo dục KNS cho học sinh trườngTHPTNgô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 14 3.1. Biện pháp 1: 14 3.2. Biện pháp 2: 14 3.3. Biện pháp 3: 18 3.4. Biện pháp 4: 18 3.5. Biện pháp 5: 19 3.6. Biện pháp 6: 20 Chương 4. Kết quả 22 4.1. So sánh kết quả thăm dò 22 4.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì 1 năm học 2012-2013 và học kì 1 năm học 2013-2014 27 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC P1 Phụ lục 1: Bảng câu hỏi về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống P1 Phụ lục 2:Phân phối chương trình hoạt động giáo dục NGLL P3 Phụ lục 3: Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp P6 Phụ lục 4. Kết quả xếp loại hạnh kiểm P10 Phụ lục 5: Một số chủ đề giáo dục KNS cho học sinh THPT P11 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GVCN: Giáo viên chủ nhiệm GDNGLL: Giáo dục ngoài giờ lên lớp HS: Học sinh KNS: Kĩ năng sống NGLL: Ngoài giờ lên lớp THPT: Trung học phổ thông TP: Thành phố HĐNGLL: Hoạt động ngoài giờ lên lớp 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn, đã xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó, sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm, thậm chí tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em khi gặp tình huống có vấn đề, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp khiêm tốn, các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống Thậm chí, có những việc rất đơn giản nhưng các em rất lúng túng hoặc không giải quyết được. Vì sao như thế ? Có rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân không thể phủ nhận đó là thực tế trường học hiện nay nặng dạy chữ, nhẹ dạy người, chưa quan tâm đúng mức dạy học sinh học làm người như thế nào. Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Unicef tại Việt Nam. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện bằng việc khai thác nội dung của một số môn học có ưu thế như môn học giáo dục công dân, các môn khoa học xã hội Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng sống để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông theo hình thức tích hợp ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào nội dung môn học, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải giải đáp. Một trong những hướng trả lời cho các câu hỏi trên là khai thác thế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bởi giáo dục kĩ năng sống phải thông qua hoạt động vì chỉ có thông qua hoạt động mới có thể hình thành kĩ năng, nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo ở học sinh Xuất phát từ thực tế đó, trong những năm qua, trường THPT Ngô Gia Tự đã có nhiều đổi mới trong quản lý giáo dục, đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần nâng cao hiệu hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện cả đức và tài, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Chính vì lý do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự” Với vai trò người quản lý giáo dục, dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của trường, tôi mạnh dạn viết đề tài này để góp một tiếng nói nhỏ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà nói riêng, học sinh THPT trong cả nước nói chung. 4 2. Mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu Mục đích: Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho hoc sinh trung học phổ thông bằng con đường tích hợp giáo dục kĩ năng sống với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KNS, giáo dục KNS, giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL. Khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT Ngô Gia Tự.Đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Ngô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các KNS cơ bản cần giáo dục cho học sinh THPT là: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực cho học sinh THPT Ngô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục NGLL được thực hiện với chương trình hoạt động giáo dục NGLL lớp 10, lớp 11 Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp hỗ trợ 5 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Kỹ năng sống Kỹ năng sống là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối với các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy của chính mình. Có người cho rằng kỹ năng sống là khả năng tâm lý xã hội của mỗi người được thể hiện ở hành vi tích cực trong việc xử lý hiệu quả các đòi hỏi, thử thách của cuộc sống hàng ngày. Mặc dù cách biểu đạt khái niệm KNS có khác nhau nhưng điểm thống nhất trong các quan niệm về KNS là: khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. 1.1.2. Giáo dục kỹ năng sống - Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp. -Giáo dục kỹ năng sống có những tính chất cơ bản sau: + Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch và biện pháp cụ thể. + Nhà giáo dục đóng vai trò là cố vấn, nhà tổ chức và hướng dẫn, khuyến khích và động viên người học. + Người được hưởng giáo dục kỹ năng sống phải chủ động, tích cực và đòi hỏi tính tự giác rất cao. + Quá trình giáo dục kỹ năng sống có tính năng động cao, mục đích cuối cùng là hành vi lành mạnh và một phần nhỏ về lợi ích kinh tế cho cá nhân và xã hội, quá trình này không quá coi trọng vấn đề tri thức, nhưng lại rất chú trọng kỹ năng cụ thể. + Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia. 1.1.3. Kỹ năng giao tiếp - Là kỹ năng làm việc có hiệu quả với một tập thể, cá nhân; ứng xử của mỗi người khi tiếp xúc với người khác; thái độ cảm thông và ý thức hợp tác của mỗi người; khả năng bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với người khác. 6 - Nội dung cụ thể bao gồm xây dựng tình bạn, tạo sự cảm thông, ngăn chặn và làm chủ bản thân trước sự lôi kéo, cám dỗ không lành mạnh, trao đổi tranh luận giải quyết xung đột không cần bạo lực, giao tiếp hiệu quả, biết lắng nghe hợp lý. 1.1.4. Kỹ năng ra quyết định Bao gồm 3 bước: - Thu thập thông tin càng đầy đủ càng tốt. Nếu thông tin được tập hợp đầy đủ thì đảm bảo quá nửa cho việc quyết định thành công trong quyết định. - Đưa ra hệ thống các giải pháp, hướng đi để cân nhắc khách quan các khả năng có thể khi quyết định. Có suy nghĩ độc lập, sáng tạo. - Chọn giải pháp tối ưu hoặc phù hợp với điều kiện cụ thể mà bản thân tâm đắc nhất. Sau đó tập trung mọi nguồn lực để giải quyết theo hướng đã chọn, tránh việc thay đổi lớn trong quá trình thực hiện. 1.1.5. Kỹ năng xác định giá trị - Là khả năng nhận biết giá trị của điều mà mình cho là quan trọng cần giữ gìn và phát huy. Từ đó có thái độ, hành vi để bảo vệ các giá trị đó. Biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai một cách hợp lý là kỹ năng xác định giá trị. - Cách thức xác định: Tìm hiểu các khía cạnh của giá trị quan tâm. Trao đổi, kiểm nghiệm bằng cuộc sống bản thân, ghi nhận và bổ sung, cập nhật, mở rộng (nếu có) - Sử dụng: Vận dụng vào cuộc sống để có được kết quả và cập nhật thông tin tạo ra một nhóm, cộng đồng các giá trị để tạo cộng hưởng trong đời sống. 1.1.6. Kỹ năng tự nhận thức bản thân - Là kỹ năng nhận thức về bản thân, bao gồm trình độ, khă năng, điều kiện, đặc điểm tính cách, thói quen, thái độ, cách thức suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình. Từ đó, có cách ứng xử tích cực với cuộc sống. - Biết mình, biết điều kiện có thì sẽ tạo ra cho mỗi người xác định hành vi, ứng xử một cách phù hợp và vững tin với cách xử lý của mình. Làm thế nào để tự nhận thức: + Tự đánh giá + Tranh luận trao đổi, giao lưu với người khác để tự thấy mình. + Sự góp ý, đánh giá khách quan của người khác. + Làm thử, thí điểm một số hoạt động để bộc lộ mình. 1.1.7. Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo - Cách thức, phương pháp tự tư duy độc lập để tìm ra giải pháp tối ưu trong các tình huống cuộc sống. 7 Trước khi ứng xử thì phải chủ động xác định con đường, cách thức của mình dự kiến thực hiện, không nhất thiết phải theo lối mòn đã có khi mình tìm được con đường hợp lý, tốt đẹp hơn. Tạo cho cuộc sống không nhàm chán, sống có bản lĩnh và cá tính vững vàng, bền vững trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Cách tạo ra suy nghĩ sáng tạo: + Tổng hợp từ tri thức và kinh nghiệm của cuốc sống. + Dựa trên các qui luật của chuyên ngành và phương pháp tư duy để phân tích. + Liên hệ với thực tiễn, điều kiện của mình. + Chủ động đưa ra giải pháp của mình + Trao đổi với người có liên quan để xử lý Lưu ý: Trước khi hỏi phải suy nghĩ chủ động, kể cả suy nghĩ cách hỏi. 1.1.8. Kỹ năng làm chủ bản thân - Tuân theo những quy luật chung, cơ bản để tìm ra chỗ dựa vững chắc cho bản thân. Từ đó có được sự kiên định để làm chủ bản thân. - Ranh giới giữa làm chủ và không tự chủ bản thân là rất mong manh. Nếu không có tri thức tương xứng với công việc thì khó tự chủ. Đồng thời sự trung thực, tự giác là gốc của sự tự chủ. Không lừa dối chính mình là cơ sở của sự tự chủ. - Có sự độ lượng, tử tế với người khác là điều kiện cần của sự làm chủ bản thân. Đó chính là sự kiềm chế bản thân để tạo ra sự đồng thuận cộng đồng trong khuôn khổ có thể chấp nhận được. - Không biết làm chủ trong trường hợp rủi ro, có nỗi buồn thì sẽ đánh mất một phần cuộc sống. Lo âu sẽ làm người ta sinh bệnh, ai không chiến thắng lo âu thì người đó sẽ tổn thọ. 1.1.9. Kỹ năng hợp tác Kỹ năng này là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. 1.1.10. Kỹ năng quản lí thời gian Kỹ năng này là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được căng thẳng do áp lực công việc. 1.1.11. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Kỹ năng này là khả năng giúp học sinh nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình. Kỹ năng này đòi hỏi học sinh phải biết kiềm chế cảm xúc, 8 tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất. 1.1.12. Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin là 1 kỹ năng sống quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời. 1.1.13. Kỹ năng lắng nghe tích cực Kỹ năng này trang bị cho học sinh biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp 1.1.14. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông Kỹ năng này giúp học sinh biết hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, qua đó hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác; cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ. từ đó khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ. 1.1.15. Kỹ năng kiên định - Tính kiên định: Thực hiện mong muốn (hoặc từ chối) với sự xem xét khách quan, hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của các bên tham gia, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài. Kiên định là sự cân bằng, hài hoà giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc. - Hiếu thắng: Chỉ nghĩ lợi ích, nhu cầu bản thân, quên quyền và nhu cầu của người khác, luôn muốn người khác phải phục tùng mình dù rằng đó là đúng hoặc sai. - Phục tùng: Phụ thuộc, bị động, coi quyền và nhu cầu người của người nào đó là trên hết, quên hết lợi ích, nhu cầu của mình dù đó là điều bất hợp lý 1.1.16. Kỹ năng đặt mục tiêu - Mục tiêu được thể hiện bằng ngôn ngữ cụ thể, không chung chung,viển vông, lượng hoá được kết quả cụ thể để có thể kiểm định được. - Xác định các bên liên quan (chủ trì, phối hợp trong thực tiễn). - Xác định thời gian hoàn thành, các mốc thời gian trung gian. - Có nguồn lực đảm bảo. 1.1.17. Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng - Sự căng thẳng sẽ làm người ta tập trung vào công việc hoặc huỷ diệt một phần của cuộc sống. Điều đó phụ thuộc vào việc người đó có vượt qua được sự căng thẳng với ứng xử hợp lý và đem lại kết quả tích cực, hoặc bị thất bại, không vượt qua được do thiếu kỹ năng đó. - Sự căng thẳng thể hiện ở: Thể chất, tình cảm, tư duy. 9 - Giải toả sự căng thẳng: Xác định nguyên nhân, các giải pháp, đặt mục tiêu sau giải quyết căng thẳng, tập trung xử lý theo khả năng có thể đã chọn (tiếp tục vượt qua để đạt mục tiêu loại từ chối). 1.1.18. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm Kỹ năng này là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhân trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. 1.1.19. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ Kỹ năng này sẽ giúp học sinh nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình. Đồng thời giúp các em được chia sẻ, giải bày những khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ giúp học sinh không cảm thấy đơn độc, bi quan. 1.1.20. Kỹ năng thể hiện sự tự tin Giúp học sinh giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn trình bày suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề; có niềm tin về tương lai, có suy nghĩ tích cực và có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. 1.1.21. Kỹ năng tư duy phê phán Kỹ năng này là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,…xảy ra. Kỹ năng này rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gây cấn của cuộc sống, luôn phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp,…thì Kỹ năng này càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân. 1.1.22. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục NGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt đông nhân văn, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. 1.2.Cơ sở lý luận 1.2.1. Vai trò và chức năng của công tác giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống giúp cho học sinh có những kỹ năng hỗ trợ trong việc học tập, làm việc, trang bị những kiến thức cuộc sống, chuẩn bị hành trang bước vào đời, giúp học sinh tự cân bằng được cuộc sống hàng ngày, góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kỹ năng sống được hình thành và củng cố trong quá trình sống của mỗi người, giúp cho mỗi người nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống căng thẳng hàng ngày. 10 1.2.2. Nhiệm vụ công tác giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ của ngành giáo dục. Bởi dù ở thời kỳ nào, môi trường nào kỹ năng sống cũng là nhân tố quan trọng để con người vươn lên gặt hái thành công. Hơn nữa, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng chính là nội dung, mục tiêu quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường chú trọng tố chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa. Nhiều trò chơi dân gian đang có nguy cơ bị mai một dần, có được đất sống. Học sinh được quan tâm tạo điều kiện tốt nhất sao cho “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Đi đôi với việc tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh, các trường nói chung đều chú trọng nhiều hơn đến việc hướng các em tham gia các hoạt động xã hội, tìm hiểu thêm về quê hương, đất nước, con người, tham gia giúp đỡ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 1.2.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống Gồm các tri thức về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các con người với nhau; thái độ tích cực của mỗi cá nhân đối với lối sống có văn hoá của xã hội; tự nâng cao ý thức và khả năng của học sinh; góp phần phát triển, hoàn thiện thêm các khả năng ứng xử tích cực của các em trước các tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục khả năng thích ứng của con người trước những thay đổi liên tục của cuộc sống hàng ngày để họ chủ động và sáng tạo trong mọi hành động, biết suy nghĩ đúng và hành động đúng. Giáo dục năng lực tư duy sáng tạo, phê phán và năng lực tự đánh giá bản thân, tự khẳng định mình. Giáo dục cách sống với người khác mình; giáo dục về bảo vệ môi trường và sự an toàn của trái đất; giáo dục về sức khỏe và phòng chống các tệ nạn xã hội; giáo dục lối sống lạc quan yêu đời…. 1.2.4. Vai trò và chức năng của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông, là bộ phận không thể thiếu được trong kế hoạch Giáo dục - Đào tạo của nhà trường; tạo sự thống nhất giữa giáo dục và dạy học, giữa giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giữa thời gian trong năm học và thời gian hè. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp nhà trường huy động các nguồn lực để giáo dục học sinh về mọi mặt, nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là môi trường hoạt động của người học. Hoạt động chỉ tạo ra sự thay đổi ở người học khi người học tham gia tự giác tích cực và chủ động trong quá trình hoạt động. 1.2. 5. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT - Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức [...]... khiển hoạt động cho học sinh 12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ 2.1 Khái quát đặc điểm tình hình về việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường THPT Ngô Gia Tự Trường THPT Ngô Gia Tự được tọa lạc phường Cam Nghĩa– thành phố Cam Ranh có nhiều thuận lợi trong các hoạt động giáo dục của... càng tốt hơn Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được tốt hơn trong những năm qua, đặc biệt năm học 2013-2014, chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Ngô Gia Tự - Cam Ranh - Khánh Hòa Qua tổ chức các biện pháp này giúp các em có thêm kiến thức về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ bản... tổ chức hoạt động NGLL của trường THPT Ngô Gia Tự trong những năm qua đặc biệt năm học 2013-2014, tôi trình bày một số biện pháp giáo dục KNS cho học sinh trường chúng tôi thông quan hoạt động giáo dục NGLL dưới đây: 3.1 Biện pháp 1: Đổi mới quan niệm về giáo dục KNS; nâng cao nhận thức về quan điểm tích hợp trong giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động NGLL Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng... hợp vào các hoạt động này Đổi mới các hình thức hoạt động để thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL bao hàm việc đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh THPT Các dạng hoạt động chính làm cơ sở để thiết kế các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chủ đề của chương trình giáo dục NGLL là: hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động văn... qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Ngô Gia Tự - Cam Ranh Khánh Hòa” Tôi nghĩ rằng những biện pháp chúng tôi trình bày sau đây là những kinh nghiệm nhỏ phù hợp việc giáo dục kỹ năng học sinh ở trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng, ở các trường THPT nói chung 18 CHƯƠNG 3 MỘT SÓ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP... giữa hoạt động NGLL với giáo dục KNS Gắn giáo dục kĩ năng sống trong sự kết hợp với giáo dục đạo đức, trí tuệ, văn hoá để tạo nên chất lượng mới của con người - đây là cơ sở quan trọng để tăng cường giáo dục nhận thức về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tuyên truyền cho giáo viên, phụ huynh, học sinh hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua các buổi họp, sinh. .. dục KNS cho học sinh THPT) 3.5 Biện pháp 5: Tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia giáo dục KNS và tổ chức hoạt động giáo dục NGLL trong trường trung học phổ thông Vốn nhân lực là yếu tố thành công của mỗi hoạt động, bởi vậy việc xây dựng đội ngũ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng Với đặc trưng riêng, người thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài... của hoạt động giáo dục NGLL về bản chất là tích hợp nội dung giáo dục KNS vào nội dung của hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh THPT (phụ lục 2) Luôn làm mới các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL; đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Sự mới lạ... văn phối hợp với các GVCN, các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động hàng tháng, hàng tuần Ngoài ra để đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho công việc, Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ cốt cán về giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để họ cập nhật kiến thức mới, phát triển một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và qua đó chính họ được phát triển,... nhân lên cho các học sinh khác Để tạo động lực làm việc cho đội ngũ này, ngoài phân công công việc cụ thể giao trách nhiệm, động viên, khen thưởng kịp thời đối với họ Trong năm học này, nhà trường chi hỗ trợ 50.000 đồng/ giáo viên/ 1 tiết, chi trang trí, tổ chức, khen thưởng để nâng cao trách nhiệm và sự nhiệt tình của giáo viên và học sinh tham gia giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài . KNS, giáo dục KNS, giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL. Khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL ở trường. THPT Ngô Gia Tự. Đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Ngô Gia Tự thông. cho học sinh trường THPT Ngô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 9 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình về việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường THPT Ngô

Ngày đăng: 16/04/2015, 14:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan