PHÒNG CHỐNG GIUN sán TRONG TRƯỜNG học

4 1.2K 13
PHÒNG CHỐNG GIUN sán TRONG TRƯỜNG học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. BỆNH GIUN SÁN 1. Đại cương về giun sán Giun sán là những sinh vật đa bào, chúng thường ký sinh trong ống tiêu hóa, một số khác ký sinh ở gan, phổi, cơ. Giun sinh sản theo phương thức đơn tính, con đực và con cái riêng biệt. Sán đa số sinh sản lưỡng tính, một vài loài sinh sản theo cách phôi tử ( sán lá ấu trùng có khả năng sinh sản) hay cách đa phôi (từ một mầm trứng thành nhiều ấu trùng). Sự xâm nhập của giun sán vào cơ thể người chủ yếu qua đường tiêu hóa: giun đũa, giun tóc, giun kim, sán lá gan, sán lá phổi, sán dãi heo, sán dải cá,…Qua đường da: giun móc, giun lươn. Qua vết đốt của muỗi: giun chỉ. Mầm bệnh giun sán được thải ra khỏi cơ thể người chủ yếu bằng đường tiêu hóa, trừ sán máng Schistosoma haematobium thải trứng qua nước tiểu. 2. Bệnh giun sán Bệnh giun sán ở nước ta rất phổ biến và mang tính chất xã hội nặng nề. Tỷ lệ người mắc nhiều nơi lên đến 90%. Các điều kiện dễ lây bệnh lan rộng: Khí hậu nóng ẩm quanh năm thích hợp cho sự phát triển của giun sán. Tính phong phú của động vật và thực vật ở môi trường sống cũng thuận lợi cho giun sán phát triển. Mức độ phát triển kinh tế thấp, lạc hậu thuận tiện cho sự ô nhiễm phân. Tập quán sinh hoạt nhiều nơi còn mất vệ sinh (đi tiêu bừa bãi,…) hay việc dùng phân tưới bón hoa màu giúp cho mầm bệnh phát triển lan rộng. Kiến thức vệ sinh, nhất là vệ sinh ăn uống vệ sinh thực phẩm trong cộng đồng chưa cao, đặc biệt là trẻ em. Tác hại của bệnh giun sán rất lớn. Trẻ em mắc giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to bè, hay đau bụng, chậm lớn, học lực kém…Theo số liệu của Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Khoa Hà Nội, tổn hại do giun gây ra hàng năm như sau: Giun đũa tiêu thụ 28.616 tấn gạo, 31,8 tấn thịt. Số máu bị mất do giun móc là 27.798.400 lít, do giun tóc là 1.461.460 lít. Một người có thể cùng lúc bị nhiễm 2 loại giun sán và có thể bị tái nhiễm. Ở người trưởng thành mắc bệnh giun sán, thường có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy xen kẽ táo bón và có trường hợp gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật ( nhiễm giun đũa, sán lá gan) viêm toàn bộ các cơ dẫn đến hiện tượng liệt cơ, teo cơ, đình trệ các chức năng của cơ có thể đưa đến tử vong do liệt kê hô hấp (giun xoắn). 3. Giun đũa (Ascaris Lumbricoides) Giun trưởng thành thân tròn, hình ống, màu trắng sứa hay hồng nhạt miệng có 3 môi bao quanh. 3.1 Chu trình phát triển: Giun trưởng thành đực và cái sống ở ruột non, ăn các chất chứa trong ruột nhất là glycogen. Con cái đẻ 200000 trứng mỗi ngày. Khi mới sinh trứng chưa có phôi, theo phân ra ngoài gặp đất ẩm hay nước, trứng phân đoạn cho ra phôi trong thời gian khoảng 3 tuần. Khi người nuốt trứng có phôi, dịch tiêu hóa sẽ tác dụng lên vỏ trứng và phóng thích ra ấu trùng, ấu trùng đến ruột non xuyên qua thành ruột đi vào huyết quản màng ruột rồi được đưa đến gan, đến phổi. Ở phổi ấu trùng phá vỡ mao quản vào phế nang. Tại đây ấu trùng lớn dần sau đó lên cuống phổi, khí quản, hầu, thực quản rồi xuống ruột non và lớn dần thành giun trưởng thành. Từ khi nuốt đến khi giun cái đẻ trứng khoảng 2 – 2,5 tháng giun trưởng thành sống khoảng 12 – 18 tháng. Trứng giun theo phân ra ngoài với một số lượng lớn và có khả năng chịu được sự tác động của môi trường: nhiệt độ lạnh, đất ẩm, xốp, mát có thể sống được 6 năm. Người mắc bệnh là do ăn phải rau sống có lẫn trứng có phôi hay uống nước không nấu chín có chứa trứng giun.

PHÒNG CHỐNG GIUN SÁN TRONG TRƯỜNG HỌC I. BỆNH GIUN SÁN 1. Đại cương về giun sán Giun sán là những sinh vật đa bào, chúng thường ký sinh trong ống tiêu hóa, một số khác ký sinh ở gan, phổi, cơ. Giun sinh sản theo phương thức đơn tính, con đực và con cái riêng biệt. Sán đa số sinh sản lưỡng tính, một vài loài sinh sản theo cách phôi tử ( sán lá - ấu trùng có khả năng sinh sản) hay cách đa phôi (từ một mầm trứng thành nhiều ấu trùng). Sự xâm nhập của giun sán vào cơ thể người chủ yếu qua đường tiêu hóa: giun đũa, giun tóc, giun kim, sán lá gan, sán lá phổi, sán dãi heo, sán dải cá,…Qua đường da: giun móc, giun lươn. Qua vết đốt của muỗi: giun chỉ. Mầm bệnh giun sán được thải ra khỏi cơ thể người chủ yếu bằng đường tiêu hóa, trừ sán máng Schistosoma haematobium thải trứng qua nước tiểu. 2. Bệnh giun sán Bệnh giun sán ở nước ta rất phổ biến và mang tính chất xã hội nặng nề. Tỷ lệ người mắc nhiều nơi lên đến 90%. Các điều kiện dễ lây bệnh lan rộng: - Khí hậu nóng ẩm quanh năm thích hợp cho sự phát triển của giun sán. - Tính phong phú của động vật và thực vật ở môi trường sống cũng thuận lợi cho giun sán phát triển. - Mức độ phát triển kinh tế thấp, lạc hậu thuận tiện cho sự ô nhiễm phân. - Tập quán sinh hoạt nhiều nơi còn mất vệ sinh (đi tiêu bừa bãi,…) hay việc dùng phân tưới bón hoa màu giúp cho mầm bệnh phát triển lan rộng. - Kiến thức vệ sinh, nhất là vệ sinh ăn uống - vệ sinh thực phẩm trong cộng đồng chưa cao, đặc biệt là trẻ em. Tác hại của bệnh giun sán rất lớn. Trẻ em mắc giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to bè, hay đau bụng, chậm lớn, học lực kém…Theo số liệu của Bộ môn Ký sinh trùng - Trường Đại học Y Khoa Hà Nội, tổn hại do giun gây ra hàng năm như sau: - Giun đũa tiêu thụ 28.616 tấn gạo, 31,8 tấn thịt. - Số máu bị mất do giun móc là 27.798.400 lít, do giun tóc là 1.461.460 lít. - Một người có thể cùng lúc bị nhiễm 2 loại giun sán và có thể bị tái nhiễm. Ở người trưởng thành mắc bệnh giun sán, thường có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy xen kẽ táo bón và có trường hợp gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật ( nhiễm giun đũa, sán lá gan) viêm toàn bộ các cơ dẫn đến hiện tượng liệt cơ, teo cơ, đình trệ các chức năng của cơ có thể đưa đến tử vong do liệt kê hô hấp (giun xoắn). 3. Giun đũa (Ascaris Lumbricoides) Giun trưởng thành thân tròn, hình ống, màu trắng sứa hay hồng nhạt miệng có 3 môi bao quanh. 3.1 Chu trình phát triển: Giun trưởng thành đực và cái sống ở ruột non, ăn các chất chứa trong ruột nhất là glycogen. Con cái đẻ 200000 trứng mỗi ngày. Khi mới sinh trứng chưa có phôi, theo phân ra ngoài gặp đất ẩm hay nước, trứng phân đoạn cho ra phôi trong thời gian khoảng 3 tuần. Khi người nuốt trứng có phôi, dịch tiêu hóa sẽ tác dụng lên vỏ trứng và phóng thích ra ấu trùng, ấu trùng đến ruột non xuyên qua thành ruột đi vào huyết quản màng ruột rồi được đưa đến gan, đến phổi. Ở phổi ấu trùng phá vỡ mao quản vào phế nang. Tại đây ấu trùng lớn dần sau đó lên cuống phổi, khí quản, hầu, thực quản rồi xuống ruột non và lớn dần thành giun trưởng thành. Từ khi nuốt đến khi giun cái đẻ trứng khoảng 2 – 2,5 tháng giun trưởng thành sống khoảng 12 – 18 tháng. Trứng giun theo phân ra ngoài với một số lượng lớn và có khả năng chịu được sự tác động của môi trường: nhiệt độ lạnh, đất ẩm, xốp, mát có thể sống được 6 năm. Người mắc bệnh là do ăn phải rau sống có lẫn trứng có phôi hay uống nước không nấu chín có chứa trứng giun. 3.2 Triệu chứng bệnh: có 2 giai đoạn 3.2.1 Giai đoạn ấu trùng di chuyển đến phổi: Các biểu hiện: - Ho, đàm có vết máu (do các viti huyết quản phổi bị vỡ) - Sốt - Hoặc ho khan, đau ngực (H/c Loeffler) - Bạch cầu ái toan tăng cao: 20 – 40%. - X Quang: hình ảnh thâm nhiễm phổi. - Các triệu chứng trên sẽ hết sau 1 tuần. Nếu ấu trùng lạc chỗ đến các cơ quan như não, tủy sống, mắt, thận, mô dưới da… Mức độ nặng nhẹ tùy theo nơi cư trú của ấu trùng: - Ở não, mắt: tác động như một bướu lành. - Ở mô dưới da tác động như cục u nhỏ, không hại. 3.2.2 Giai đoạn ở ruột: Trường hợp bị nhiễm giun đũa ít, triệu chứng không rõ ràng: buồn nôn, đau bụng, ăn không tiêu, có khi dị ứng như nổi mề đay. Trường hợp nhiễm nhiều giun: Đau bụng thường xuyên ói ra giun, giun có thể quấn thành búi gây tắc ruột phải mổ cấp cứu. Giun tới gan chui vào ống dẫn mật, làm tắc ống dẫn mật, viêm túi mật, giun chui vào ruột thừa làm viêm ruột thừa. Có trường hợp giun lên miệng rồi chui sang thanh quản xuống khí quản vào phổi làm bệnh nhân chết vì ngộp thở. Ở trẻ em thường suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn tạo điều kiện cho những bệnh khác xâm nhập. 3.3 Điều trị: Piperazine (Citrate de piperazine) - Trẻ em < 2 tuổi : 50 mg/kg CN/ ngày. - Từ 2 – 12 tuổi : 75 mg/kg Cn/ngày x 2 – 3 ngày (tối đa 2,5g/ngày) - Trẻ >12 tuổi và người lớn: 75 mg/kg CN/ngày x 2 – 3 ngày (tối đa: 3,5g/ngày) Levamisol (Solaskol, Decaris, Vinacor…) - Liều duy nhất ở trẻ em: 3 – 5 mg/kg CN. - Người lớn: 150 mg Mebendazol: - Thuốc chống giun sán phổ rộng. Tác dụng lên giun tóc, giun đũa, giun kim, giun móc. - Không nên dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu, người bị bệnh gan. - Giun kim: liều duy nhất 100mg, lập lại sau 2 tuần cho trẻ > 2 tuổi và người lớn. - Giun móc, đũa, tóc: 100 mg buổi sáng và 100 mg buổi tối x 3ngày. - Hoặc dùng liều duy nhất 500mg. 3.4 Phòng bệnh: Vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, uống nước lọc. Rửa rau dưới vòi nước cho trôi trứng, không đi tiêu bừa bãi. Không dùng phân tươi bón rau. 4. Giun kim (Enterobius vermicularis) Giun trưởng thành có hình thể nhỏ như chiếc kim khâu, màu trắng đục, sống trong ruột già và thường đẻ trứng ở hậu môn về đêm khoảng 21 – 22 giờ. 4.1 Chu trình phát triển: Giun trưởng thành sống ở ruột, giai đoạn đầu có thể ở ruột non, sau chuyển xuống sống ở ruột già, đầu bám vào màng nhày ruột. Sau khi giao hợp con cái với tử cung đầy trứng di chuyển về phía trực tràng tới hậu môn, rồi ra vùng quanh hậu môn đẻ trứng tại đó. Số lượng trứng đẻ thay đổi từ 4000 – 16000 trứng. Sau khi đẻ giun cái teo lại và chết. Trứng sinh ra có phôi thai ngay, nên vài giờ sau là có thể truyền bệnh giun kim. Khi người nuốt phải trứng vào ruột, trứng tới phần cuối ruột non rồi ruột già và phát triển thành giun trưởng thành. Giun trưởng thành sống tối đa 2 tháng: Người bị bệnh là do nuốt trứng thường xuyên ( nhất là trẻ em do tay gãi vùng hậu môn rồi đưa lên miệng) Hít phải không khí có trứng giun (trứng giun kim thường lơ lửng trong không khí) Vệ sinh cá nhân kém, trứng có thể từ hậu môn và ấu trùng chui trở lại ruột già (tự nhiễm) Trứng và ấu trùng có thể khuếch tán ở mọi chỗ, chăn, chiếu, ghế ngồi,…vì thế trong gia đình hay trong tập thể có người bị nhiễm sẽ có nhiều người bị bệnh. 4.2 Triệu chứng: Rối loạn tiêu hóa: - Chán ăn. - Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy - Ngứa hậu môn thường vào buổi tối và giờ đi ngủ. - Ruột có thể trong tình trạng viêm kéo dài do đó phân thường lỏng. Viêm ruột thừa thường gặp ở trẻ em khoảng 14%. Rối loạn thần kinh: - Mất ngủ, bứt rứt - Trẻ em hay khóc về đêm, đái dầm, co giật, run tay, ù tai chóng mặt Rối loạn sinh dục: ở nữ bệnh giun kim có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, viêm âm đạo, huyết trắng. Biến chứng khác: - Giun kim có thể bất thường vào phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung và gây bệnh ở các cơ quan này. - Tạo u nhỏ ở một số cơ quan như buồng trứng, ruột non. 4.3 Điều trị: Trị cả nhà hay tập thể. Vệ sinh cá nhân. Thuốc: có thể dùng Fluvermal 100mg liều duy nhất. 4.4 Phòng bệnh: Giữ vệ sinh cá nhân. Trẻ em: rửa tay, cắt móng tay, không cho trẻ mút tay. Trẻ nhỏ không cho mặc quần thủng đít. Quần áo ngủ, áo lót phải nấu kỹ và giặt sạch sẽ. II. NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN SÁN 1. Công tác tuyên truyền giáo dục: Làm cho mọi người hiểu rõ tại sao lại mắc bệnh, bệnh lây ra sao, tác hại và sự nguy hiểm của bệnh, cách phòng chống và điều trị. 2. Công tác vệ sinh môi trường: Phương pháp xử lý phân. Thanh khiết môi trường Ngăn chặn và từ bỏ thói quen dùng phân tươi bón rau màu. 3. Phát động và suy trì phong trào vệ sinh: Thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh. Đầu tư kinh phí của chính quyền địa phương cho công tác tuyên truyền, vận động mọi tổ chức quần chúng, trường học tham gia. 4. Công tác điều trị: Yêu cầu 6 tháng phải tẩy giun 1 lần, lập lại trong vòng 2 đến 3 năm. III. CHIẾN DỊCH TẨY GIUN TRONG NHÀ TRƯỜNG: 1. Mục tiêu: Tẩy giun góp phần nâng cao sức khỏe cho học sinh, tác động đến nhận thức và hành vi có lợi về mặt sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. 2. Nội dung chính của chiến dịch: Tổ chức tẩy giun hàng loạt cho học sinh Phát động các đợt tuyên truyền giáo dục học sinh về bảo vệ sức khỏe và vệ sinh môi trường. Xây dựng công trình vệ sinh sạch sẽ trong nhà trường. 3. Các bước tiến hành: Bước 1: Mở chiến dịch tuyên truyền giáo dục tập trung vào phòng chống giun sán và các bệnh do giun sán gây ra. - Tổ chức cho học sinh quan sát trứng giun dưới kính hiển vi. - Chuẩn bị tài liệu giảng dạy. - Mỗi lớp học tổ chức 1 ban cán sự chịu trách nhiệm phân phát các túi hoặc lọ đựng phân để xét nghiệm lập danh sách kết quả dương tính. Bước 2: Tổ chức lấy mẫu phân để xét nghiệm. - Là công việc vất vả khó khăn. Cán bộ y tế cùng ban giám hiệu phải bàn bạc kỹ càng, thống nhất về thời gian địa điểm. - Học sinh phải được hướng dẫn rõ ràng cách thức lấy phân đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường, gây mùi hôi thối. Bước 3: Tổ chức tẩy giun: - Kiểm tra, xác định các trường hợp chống chỉ định. - Thông báo cho phụ huynh. - Các thuốc tẩy giun nên cho uống ở trường vào đầu giờ học. Bước 4: Giáo dục vệ sinh. . PHÒNG CHỐNG GIUN SÁN TRONG TRƯỜNG HỌC I. BỆNH GIUN SÁN 1. Đại cương về giun sán Giun sán là những sinh vật đa bào, chúng thường ký sinh trong ống tiêu hóa, một số khác. trùng). Sự xâm nhập của giun sán vào cơ thể người chủ yếu qua đường tiêu hóa: giun đũa, giun tóc, giun kim, sán lá gan, sán lá phổi, sán dãi heo, sán dải cá,…Qua đường da: giun móc, giun lươn. Qua vết. muỗi: giun chỉ. Mầm bệnh giun sán được thải ra khỏi cơ thể người chủ yếu bằng đường tiêu hóa, trừ sán máng Schistosoma haematobium thải trứng qua nước tiểu. 2. Bệnh giun sán Bệnh giun sán ở nước

Ngày đăng: 16/04/2015, 09:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan