SKKN Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua môn Ngữ văn

23 2.5K 13
SKKN Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua môn Ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày nay, song song cùng những bước tiến tích cực về mọi mặt là những tồn tại đầy nhức nhối mà bất kì một người có nhân cách, lương tâm nào cũng đều phải trăn trở. Một trong những tình trạng đáng buồn của ngành giáo dục của chúng ta hiện nay là tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, tự tử, tham gia vào các tệ nạn xã hội…xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có lẽ, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do các em thiếu kĩ năng sống. Kĩ năng sống không phải là vấn đề mới mẻ nhưng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả cũng không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt là học sinh lớp 12 THPT. Đây là lứa tuổi đang ở ngưỡng cửa của một công dân trưởng thành, độ tuổi không còn là trẻ con nhưng cũng chưa thành người lớn, mọi suy nghĩ và hành động còn nông nổi, cảm tính; giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, mua chuộc, kích động… Là năm cuối cùng của cấp trung học, các em phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, phải chịu nhiều áp lực…Vì vậy, nếu thiếu những kĩ năng sống cơ bản, học sinh lớp 12 dễ mắc những sai lầm nghiêm trọng như thực tế chúng ta đã chứng kiến không ít trường hợp đau lòng: có học sinh khá- giỏi đã tự tử vì thi trượt đại học, có học sinh lớp cuối cấp tìm lẽ sống của mình ở trò chơi điện tử…Hơn nữa, đã là học sinh lớp 12 thì chỉ cần một thời gian ngắn nữa là đa số các em phải bước vào cuộc sống tự lập, phải tự mình ứng phó với vô vàn những tình huống khác nhau của cuộc sống phức tạp và ít có sự can thiệp, giúp đỡ của người thân trong gia đình. Vì thế giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh lớp 12 càng cấp thiết hơn bao giờ hết. - 1 - Môn ngữ văn trong nhà trường THPT là môn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và cho học sinh lớp 12 nói riêng. Vì những lí do trên, với tư cách là một giáo viên dạy ngữ văn, tôi đã trăn trở và thử nghiệm cách rèn luyện những kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua bộ môn mình giảng dạy nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thiết thực của việc dạy văn, đồng thời góp phần bé nhỏ vào việc khắc phục vấn đề nhức nhối của nghành giáo dục hiện nay là tình trạng thiếu kĩ năng sống của một bộ phận không nhỏ học sinh, nhất là học sinh cuối cấp Trung học. Tuy nhiên, do vấn đề kĩ năng sống là một vấn đề rộng và phức tạp nên trong phạm vi của bài viết này chúng tôi chỉ chú trọng vào một số giải pháp rèn luyện một số kĩ năng sống cơ bản mà theo chúng tôi là quan trọng đối với học sinh lớp 12. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề: 1. Định nghĩa chung về kĩ năng sống: Từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống, nhưng nhìn chung các quan niệm đều thống nhất ở chỗ thấy được bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Ở nước ta, kĩ năng sống thường được phân làm 3 nhóm: - Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS cụ thể như: tự nhận thức, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự tin… - 2 - - Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm: giao tiếp, thương lượng, bày tỏ cảm thông, hợp tác… - Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả, bao gồm: tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo… Cũng cần phải nói thêm rằng kĩ năng sống của con người không phải tự nhiên mà có được, nó phải được hình thành dần qua quá trình học tập, rèn luyện lâu dài trong cuộc sống. 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12. Ngày nay, những ai quan tâm đến giáo dục đều hiểu rằng: giáo dục thế hệ trẻ không chỉ chú trọng dạy chữ mà còn phải quan tâm đến nhiệm vụ dạy người , con người không chỉ cần có tri thức mà phải biết sống đúng, sống đẹp, sống có ích. Muốn như thế con người nhất thiết phải có kĩ năng sống. Vì người có kĩ năng sống mới luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống một cách tích cực và phù hợp; luôn lạc quan, làm chủ bản thân và làm chủ hoàn cảnh. Có thể nói: kĩ năng sống là “chiếc chìa khóa vạn năng” giúp con người từng bước khẳng định bản ngã của chính mình. Hơn thế, người có kĩ năng sống luôn có hành vi tích cực để góp phần xây dựng và làm giảm bớt các tệ nạn xã hội, làm cho cuộc sống tươi sáng và văn minh hơn. Tuổi trẻ nói chung, đối tượng học sinh lớp 12 nói riêng là những chủ nhân tương lai của đất nước, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu thiếu kĩ năng sống, các em không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Do đó đất nước khó có thể phát triển theo chiều hướng tích cực như mong muốn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, hướng tới mục tiêu: đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn - 3 - diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông cũng là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. 3. Đặc trưng của bộ môn ngữ văn lớp 12 và những ưu thế của nó trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. “Văn học là nhân học” (M.Gorki), văn học với tư cách là môn khoa học xã hội và nhân văn, nó không chỉ giúp học sinh hiểu biết về văn hóa, xã hội, lịch sử, con người mà còn giúp mỗi người tự hiểu hơn về chính mình; với tính chất là môn học công cụ, nó giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để tư duy, để học tập, để giao tiếp, để nhận thức; với đặc trưng là môn học về giáo dục thẩm mĩ, nó bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Chương trình ngữ văn lớp 12 là phần văn học hiện đại xen kẽ với các bài học về tiếng Việt và làm văn, phù hợp với ngôn ngữ cũng như kiểu tư duy, tình cảm hiện đại, rất thiết thực cho việc giáo dục những kiến thức và các kĩ năng sống của con người hiện đại. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Thực trạng chung: Tất cả những ai có trách nhiệm với tương lai đất nước, với thế hệ trẻ đều nhận thấy rằng: giáo dục kĩ năng sống cho lứa tuổi học sinh đặc biệt là học sinh cuối cấp THPT là vô cùng cấp thiết. Bộ giáo dục và đào tạo từ năm 2005 đã xác định lại mục tiêu của giáo dục Việt Nam: chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và - 4 - phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển CNH- HĐH đất nước. Thể hiện mục tiêu của giáo dục thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Chủ trương chung của Bộ giáo dục là từ năm học 2009-2010 đưa vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào tích hợp trong tất cả các môn học từ cấp mầm non cho đến lớp 12. Nhưng có lẽ đây là lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ và với nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc giảng dạy, huấn luyện kĩ năng sống vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức; chưa có sự thống nhất đồng bộ trong hệ thống giáo dục phổ thông của cả nước. 2. Thực trạng đối với giáo viên: Anh chị em giáo viên trường tôi và cả một số trường bạn, khi được hỏi tới vấn đề: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thế nào để đạt hiệu quả? Đa số chỉ cười lảng tránh hoặc thú thật: “đối phó thôi, thời gian đâu mà tích hợp”. Có người chân thành và cởi mở hơn thì tâm sự: chủ trương chung là phải tích hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhưng thực tế chẳng có gì là cụ thể, thậm chí làm cho giờ học phức tạp và rối rắm hơn. Bản thân tôi, khi mới tiếp cận với vấn đề cũng có những cảm nhận như thế. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, học sinh chẳng mấy thiết tha với môn văn nên việc “tích hợp” càng khó khăn hơn. Một điều đáng nói nữa là đa số phụ huynh, học sinh lớp 12, ngay cả phần lớn giáo viên dạy khối học này cũng đều xác định mục tiêu quan trọng nhất của việc học cho lớp 12 là “học để thi” chứ không phải là “học để làm người”. Xác định mục tiêu như thế nên kiến thức phải luôn đặt ở thế “thượng phong”, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 12 chỉ mang tính chất “tự phát” và “tùy hứng” chứ không mang tính chiến lược nên hiệu quả chưa có. 3. Thực trạng đối với học sinh: - 5 - Mỗi tháng, trường chúng tôi đều phải tổ chức những buổi họp Hội đồng kỉ luật để xử lí những vụ đánh nhau mà đôi khi vì những lí do chẳng đâu vào đâu, các em cũng “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với nhau để lại hậu quả nghiêm trọng đối với từng cá nhân học sinh, với gia đình, với nhà trường, với cả xã hội. Học sinh lớp 12 mà chỉ cần một ánh mắt, một câu nói đùa của bạn đã có thể gây ra một vụ ẩu đả ra trò. Đó chẳng phải do các em thiếu kĩ năng làm chủ cảm cảm xúc, kĩ năng ra quyết định phù hợp đó sao? Mỗi ngày, các giáo viên chủ nhiệm đều phải xử lí tại lớp mình bao nhiêu trường hợp nghỉ học để đi chơi game, bao nhiêu trường hợp vô lễ với thầy cô giáo…Xử lí nhiều, kỉ luật nhiều, thậm chí có những trường hợp kỉ luật nặng (đuổi học) nhưng tình hình vẫn không thay đổi được là bao. Trong trường có biết bao nhiêu em rơi vào tình trạng “ăn không nên đọi, nói không nên lời”, khi được thầy cô giáo chỉ định trả lời một câu hỏi thì ấp úng, lúng túng, không thể diễn đạt nổi… Vấn đề cốt lõi của cái gốc thực trạng đau lòng ấy chính là do các em thiếu những kĩ năng sống quan trọng: kĩ năng làm chủ cảm xúc, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ…Thiết nghĩ, không thể khắc phục được thực trạng đáng buồn ấy bằng kiểu “học thi” như bây giờ mà phải chú tâm thỏa đáng đến việc rèn luyện cho các em những kĩ năng sống để “làm Người” III. Những giải pháp và tổ chức thực hiện 1. Tạo tình huống có tính chất ứng dụng thực tiễn đời sống: 1.1. Vai trò của những tình huống có tính chất ưng dụng: Thực tế, kĩ năng sống không thể chỉ được giới thiệu và giảng giải bằng lí thuyết. Bởi “lí thuyết suông” có thể tạo ra sự nhàm chán hoặc suy nghĩ “văn nói láo, báo nói phét” từ phía học sinh, khiến các em mất niềm tin vào lời thầy cô giảng. Hơn nữa, chỉ lí thuyết không chắc hẳn các em sẽ rất chóng quên. - 6 - Ưu thế nổi bật nhất của việc tạo ra được những tình huống có ý nghĩa vận dụng trong quá trình dạy học văn: - Nâng cao tính thực tiễn của môn học, để văn học gắn với đời sống chứ không phải là thế giới chỉ có trong sách vở. - Nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú của học sinh trong quá trình học. - Đặc biệt là sẽ rèn luyện, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông. - Ngoài ra, giáo viên, trong vai trò của người dẫn dắt, cũng sẽ tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn, những giải pháp mới từ phía học sinh để làm phong phú bài giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứu. 1.2. Cách thức thực hiện: Chính vì vậy, nên trong mỗi bài học tôi đều cố gắng tạo ra những tình huống có vấn đề mang tính chất ứng dụng vào thực tế đời sống, rồi tổ chức cho học sinh tự giải quyết. Việc giải quyết các tình huống như thế lúc đầu mang tính chất cá nhân sau đó được thảo luận để đi đến một cách giải quyết tối ưu nhất. Ví dụ: Trong khi dạy bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS” của Cô-phi-a-nan, tôi đặt ra tình huống: Nếu em có một người bạn thân bị nhiễm HIV/ AIDS, em sẽ hành động như thế nào? Vì sao? (lưu ý: hãy trả lời bằng chính suy nghĩ thật và tình cảm thật của mình) Sau khi đưa ra tình huống, tôi tổ chức cho học sinh tự giải quyết vấn đề trên một tờ phiếu học tập, tất cả mọi người đều phải đưa ra chủ kiến của riêng mình. Tôi chọn một số ý kiến (có thể để các em xung phong, cũng có khi chỉ định bất kì), gọi một học sinh khác đọc to các ý kiến đó lên cho cả lớp cùng nghe, cùng thảo luận, để thống nhất cách giải quyết tốt nhất. Với tình huống trên, học sinh có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau, chẳng hạn: - 7 - - Tìm cách trốn tránh, xa lánh, không chơi với bạn nữa vì sợ bị lây nhiễm. Con người ta không thể cẩn thận tuyệt đối được và trong khi tiếp xúc với người bệnh không thể chắc chắn rằng mình không bao giờ bị lây nhiễm. - Vẫn giữ mối quan hệ bạn bè nhưng thận trọng và giữ một khoảng cách nhất định khi tiếp xúc với bạn ấy. Vì mặc dù biết HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường nhưng vẫn sợ, đó là bệnh nan y chưa có thuốc chữa, nhỡ may sơ ý khi cả 2 cùng bị chảy máu, mình sẽ tự hủy hoại chính mình. - Quan tâm chăm sóc, gần gũi, giúp đỡ bạn bằng tất cả những gì mình có thể để bạn không rơi vào tình trạng mặc cảm, chán nản, bi quan. Vì lúc này là lúc bạn cần mình nhất, lúc thể hiện tình bạn đẹp nhất. … Sau khi cho các em thảo luận, giáo viên định hướng chung để thống nhất cách giải quyết: Nên gần gũi, giúp đỡ bạn bằng cả tình thương và trách nhiệm nhưng tất nhiên phải cẩn thận để tự bảo vệ cho chính mình. Tìm hiểu kĩ để có kiến thức thật vững vàng về căn bệnh, cũng như chú ý, quan tâm đến diễn biến tâm lí, tình cảm của người bạn để chăm sóc bạn hiệu quả nhất và an toàn nhất. Ví dụ 2: Khi dạy “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, đến chi tiết: A Phủ đánh A Sử trong lễ hội mùa xuân vì A Sử cậy quyền thế mà phá đám cuộc chơi. Tôi sẽ đặt ra tình huống vận dụng: Giả sử, bạn là A Phủ, trong hoàn cảnh trên bạn sẽ xử sự thế nào? Học sinh cũng sẽ có nhiều cách xử trí khác nhau như: - Sẽ đánh A Sử như A Phủ đã đánh hắn để hắn bớt thói hống hách, cậy thế làm càn. - Sẽ tự kiềm chế mà bỏ đi để tránh bạo lực và để khỏi “rước vạ” vào thân. - Sẽ tổ chức một cuộc gặp gỡ để dùng lí lẽ mà thuyết phục đối phương không nên phá rối như vậy bởi vui là vui chung, nếu có thể, sẽ đi đến một thỏa thuận giữa hai bên để cuộc vui vẫn được tiếp diễn, không có gì đáng tiếc xảy ra. - 8 - - Sẽ tổ chức, lôi kéo được nhiều người đứng về phía mình, đánh kẻ cậy quyền thế như A Sử một cách có tổ chức để vẫn dạy cho hắn một bài học nhưng lại không chịu tội một mình như A Phủ. Sau cùng sẽ thống nhất phương án giải quyết: Tùy vào thái độ và mức độ phá đám của “kẻ cậy quyền” để ứng phó. Tốt nhất vẫn là ngồi lại để nói chuyện với nhau, tìm điểm yếu của hắn rồi dùng lập luận, lí lẽ để thuyết phục, buộc đối phương phải suy nghĩ lại. Tất nhiên phải có nghệ thuật để “nâng cao tầm” của đối phương để sự tự phụ của hắn được ru vỗ thì ắt xung đột bạo lực sẽ không xảy ra. Việc tổ chức giải quyết các tình huống trải nghiệm kiểu như thế này thường tạo cho học sinh tâm thế “nhập cuộc”, hứng thú, cảm thấy mình là người trong cuộc, cần phải thể hiện suy nghĩ và hành động cụ thể. Qua những tình huống đó, học sinh dần dần hình thành kĩ năng giải quyết các vấn đề và điều chỉnh hành vi theo hướng hợp lí. 2. Tổ chức những hoạt động đối thoại đa dạng trong giờ dạy học: 2.1. Tầm quan trọng của hoạt động đối thoại trong dạy học và rèn luyện kĩ năng sống: Với kinh nghiệm của một người đã nhiều năm đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy, đối thoại có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhất là học sinh lớp 12: đối thoại có tác dụng rèn cho học sinh thói quen hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, điều chỉnh vốn tri thức của bản thân trong quá trình thảo luận. Qua đối thoại,học sinh rèn luyện được kĩ năng nói, phát biểu trước tập thể, tăng cường tinh thần trách nhiệm, tự tin, kích thích sự chủ động sáng tạo của các em. Tổ chức cho học sinh đối thoại trên lớp không chỉ tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân cho mỗi HS mà còn phát huy vai trò hỗ trợ của tập thể trong - 9 - học tập khiến cho những vấn đề đưa ra đối thoại được nhìn nhận đa dạng, phong phú, toàn diện hơn. Hơn nữa, Khi HS được tự do phát biểu một cách độc lập, sáng tạo theo cảm nhận cá nhân, giáo viên sẽ có cơ sở và điều kiện để phát huy vai trò chủ thể HS trong giờ học, lớp học trở nên sinh động, và việc tiếp thu kiến thức của HS trở nên tự nhiên, sâu sắc hơn. Nhưng một nghịch lí đáng buồn là trong các nhà trường hiện nay hiện tượng lười xây dựng, phát biểu bài trở nên ngày càng phổ biến. Việc ngại hỏi, ngại nói, ngại tranh luận trong lứa tuổi học sinh, nhất là học sinh THPT đã và đang để lại những hậu quả bất lợi cho cả thầy và trò, cho chất lượng dạy-học, trong đó người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là các em; đã khá nhiều lần chúng tôi và các đồng nghiệp trao đổi, bàn tán về việc chán nản trước hiện tượng lớp học này, lớp học kia lười phát biểu, xây dựng bài. Nhiều lần thầy cô giáo ra câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3, 4 lượt nhưng các em vẫn ngồi im thin thít như tượng gỗ, và thầy cô rơi vào hoàn cảnh: “miệng liền tai, nói lấy, nghe lấy rồi tự trả lời lấy” những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc của mình. Bên cạnh đó, việc lười xây dựng phát biểu bài của các em còn nảy sinh tâm lí thụ động, chờ đợi, co cụm, ỷ lại nên học sinh khó nắm bắt và làm chủ kiến thức của bài học, lâu ngày sẽ tạo thành thói quen thiếu tự tin, hạn chế tính tư duy sáng tạo của người học, vì vậy trí nhớ giảm sút, học lực giảm, không phát huy được ưu điểm cũng như không khắc phụ được nhược điểm của mình; đồng thời việc rèn luyện kỹ năng, khả năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử của các em với cộng đồng sẽ gặp nhiều hạn chế. Điều đó sẽ làm cho giáo dục đào tạo ra một lớp người lạc hậu, kém năng động, kém sáng tạo, không giám khẳng định mình, co mình như con rùa rụt cổ, không dám mạnh dạn đứng lên phê phán , chống lại cái - 10 - [...]... dạy học đó không chỉ đem lại hứng thú cho học sinh, rèn luyện được nhiều kĩ năng sống quan trọng cho các em mà còn tạo thêm niềm say mê nghề nghiệp, niềm tin yêu học sinh của giáo viên Điều thú vị là 100% học sinh trả lời rất thích học những giờ học kiểu như thế này IV Kiểm nghiệm: Sau một năm thực hiện thí điểm các biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua môn Ngữ văn ở 2 lớp 12A2 và 12A3... nâng cao hiệu quả dạy- học văn và rèn luyện được những kĩ năng sống quan trọng cho học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng, đây cũng không phải là những giải pháp duy nhất mà trong quá trình dạy học người giáo viên còn phải biết vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp, cách thức khác tùy thuộc vào nội dung bài học và đối tượng học sinh cụ thể Hơn nữa, cần phải có sự phối hợp, quan tâm thỏa đáng hơn... của học sinh để thưởng điểm hoặc trừ điểm cho cá nhân của nhóm Tuy có nhiều ưu điểm và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần rèn luyện những kĩ năng sống cho học sinh, song cũng cần lưu ý một điều rằng: sử dụng một phương pháp dạy học không có nghĩa là đề cao và coi đó là phương pháp độc tôn, bởi lẽ không có phương pháp nào là vạn năng Hoạt động nhóm sử dụng trong dạy học môn Ngữ văn nói... XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống; đồng thời xuất phát từ yêu cầu mới của công việc giảng dạy- lấy học sinh làm trung tâm, cho nên việc thể nghiệm những biện pháp trên vào việc dạy học ngữ văn lớp 12 không nằm ngoài mục đích phục vụ mục tiêu và yêu cầu ấy Việc làm này không chỉ có tác dụng nâng - 21 - cao việc dạy – học của thầy- trò mà còn có tác dụng rèn luyện. .. quả học tập đã có những chuyển biến đáng mừng, nhiều em tiếp thu bài chủ động, có chiều sâu, phát huy cá tính sáng tạo; những kĩ năng sống quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề…được hình thành và phát triển bền vững; hứng thú dạy và học ở cả thầy và trò đều tăng lên đáng kể Kết quả khảo sát chất lượng và thăm dò ý kiến học kì II trên 100 học. .. kì II trên 100 học sinh tại 2 lớp 12A2 và 12A3 như sau: Học lực - 5% xếp loại giỏi Kĩ năng Hứng thú học tập - 70% các em có kĩ năng giao - 75% hứng thú cao - 40% xếp loại khá tiếp tốt với môn học - 20 - - 55% xếp loại trung - 75% tự nhận thức được năng - 65% tích cực tham bình lực, sở thích, sở trường của bản gia đối thoại, xây dựng - Không còn học thân, hoàn cảnh của gia đình, bài sinh yếu - kém nhu... giao; khi học theo nhóm, vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của học sinh thường được phát huy hơn, cơ hội cho học sinh tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn Đặc biệt, khi học sinh học theo nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, động cơ bên trong, thời gian dành cho việc học, trình... dạy học Ngữ văn lớp 12 nói riêng chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được phối hợp linh hoạt với các cách dạy học khác 4 Tổ chức dạy học tác phẩm văn học theo phương pháp trò chơi 4.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng của phương pháp trò chơi Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó Cùng với học tập,... trọng Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; học sinh được lôi cuốn vào quá trình học hỏi một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời loại bỏ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập Trong quá trình chơi sẽ hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi và khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng... không cắt ngang lời học sinh, không tỏ vẻ phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình; khi học sinh đưa ra những câu trả lời ngờ nghệch, không đúng, giáo viên nên nhanh chóng làm cho học sinh nhận thức được sự không đúng của thông tin đó mà không làm ảnh hưởng đến cảm xúc, lòng tự trọng của học sinh; khi học sinh trình bày, giáo viên phải nghe cẩn thận những điều học sinh nói để hiểu các . trưng của bộ môn ngữ văn lớp 12 và những ưu thế của nó trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Văn học là nhân học (M.Gorki), văn học với tư cách là môn khoa học xã hội và nhân văn, nó không. 100% học sinh trả lời rất thích học những giờ học kiểu như thế này. IV. Kiểm nghiệm: Sau một năm thực hiện thí điểm các biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua môn Ngữ văn ở 2 lớp. có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhất là học sinh lớp 12: đối thoại có tác dụng rèn cho học sinh thói quen hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự

Ngày đăng: 16/04/2015, 07:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan