Thực trạng ASXH và Công tác xã hội với người nghèo tại Sở Lao động Thương binh Xã hội Đăk Lăk

65 2.8K 144
Thực trạng ASXH và Công tác xã hội với người nghèo tại Sở Lao động Thương binh  Xã hội Đăk Lăk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong thời gian 12 tuần thực tập, có thể được xem là một quãng thời gian không thể nói là ngắn cũng không phải là dài nhưng nó thực sự là một khoảng thời gian đáng để em ghi nhớ và biết ơn trong thời gian em tiến hành thực tập cuối khóa của mình. Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở II), cùng toàn thể các thầy cô trong Khoa Công tác Xã hội đã đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình thực tập mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Thanh Hải và Cô Lê Hồng Ngọc Bích đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức làm việc tại Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk đã tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị đang làm việc tại Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 1 Báo cáo tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Tình trạng đói nghèo cao luôn là nguyên nhân gây bất ổn về kinh tế - xã hội – chính trị của một quốc gia, làm cản trở quá trình phát triển và mức độ tổn thất của nền kinh tế quốc gia sẽ gia tăng theo thời gian nếu vấn đề nghèo đói không được giải quyết sớm và có chính sách dài hạn, hợp lý trong công tác xóa đói giảm nghèo. Vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng việc triển khai thực hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói hiện nay. Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo một cách hệ thống, có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo giảm cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết để từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển. Mặt khác, xét thấy bản thân mình khi ngồi trên ghế nhà trường vẫn còn mơ hồ về những chính sách mà nhà nước ta dành cho người nghèo. Cũng như muốn có được cái nhìn thực tiễn về việc áp dụng các chính sách cho người nghèo hiện nay ở địa phương được Đảng bộ và chính quyền thực hiện như thế nào. Bên cạnh đó bản thân là một sinh viên trong ngành Công tác xã hội muốn vận dụng những kiến thức, kỹ năng của bản thân mình vào tiến trình Công tác xã hội với người nghèo ở địa phương thực tập nhằm giúp thân chủ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Chính vì lẽ đó nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề tôi xin gửi đến thầy cô và các bạn có sự quan tâm đến công tác chính sách cho người nghèo ở nước ta đề tài: “Thực SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 2 Báo cáo tốt nghiệp trạng về công tác An sinh xã hội và Công tác xã hội với người nghèo tại tỉnh Đăk Lăk” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài 2.1. Mục tiêu Tìm hiểu thực trạng an sinh xã hội và quá trình thực hiện hỗ trợ đối với người nghèo tại tỉnh Đăk Lăk 2.2. Nhiệm vụ Thu thập thông tin để tìm hiểu thực trạng việc thực hiện các chính sách đối và quy trình xét duyệt, tiếp cận quản lý hồ sơ với người nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Tìm hiểu kết quả thực hiện các chính sách đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk Thực hiện hỗ trợ đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk bằng tiến trình Công tác xã hội cá nhân. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng Chủ thể: Các chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo Khách thể: Người nghèo 3.2 Phạm vi Phạm vi nội dung: Trong phạm vi đề tài này tôi tập trung phân tích các chính sách an sinh xã hội và cách tiếp cận đối với người nghèo. Qua đó sẽ thực hành một trường hợp điển cứu trong Công tác xã hội với người nghèo tại tỉnh Đăk Lăk. Phạm vi khách thể: Người nghèo tại địa phương Phạm vi không gian: Tỉnh Đăk Lăk Thời gian: Từ ngày 29 tháng 12 năm 2014 đến ngày 20 tháng 03 năm 2015 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Về mặt lý luận Cung cấp cho người đọc những chính sách an sinh xã hội của nhà nước mà người nghèo đang được thụ hưởng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Tiến trình Công tác xã hội với người nghèo 4.2. Về mặt thực tiễn SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 3 Báo cáo tốt nghiệp Đề tài được tiến hành thực hiện cụ thể ở một địa phương cũng như là một đối tượng cụ thể chính vì lẽ đó mà sẽ có sự chính xác, chân thực nhất về công tác An sinh xã hội và Công tác xã hội với người nghèo. 5. Phương pháp thực hiện 5.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu Trong đề tài này tôi có sử dụng phương pháp sưu tầm tài liệu để phân tích. Ngoài ra, tôi sưu tầm thêm tư liệu đáng tin cậy để sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài, giúp đề tài chính xác và phong phú hơn. 5.2. Phương pháp thống kê Trong đề tài này, phương pháp thống kê được sử dụng trong việc thống kê những số liệu cụ thể về thực trạng người nghèo. Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng trong việc tìm kiếm các số liệu thống kê chính xác nhất, để có thể đưa ra được những giả thuyết đúng với thực tế, mang tính khoa học. 5.3. Phương pháp phân tích tài liệu Kết hợp với việc phân tích các nguồn số liệu tin cậy, trong đó chủ yếu là số liệu của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk qua các năm về vấn đề của người nghèo, về mức sống để có thể đưa ra những nhận định phù hợp với vấn đề công tác với người nghèo của nước ta hiện nay. 5.4. Các kỹ năng trong công tác xã hội Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp như trên, trong quá trình thực hiện Công tác xã hội cá nhân còn sử dụng một số các kỹ năng trong Công tác xã hội như quan sát, giao tiếp, thu thập thông tin, tạo lập mối quan hệ,… nhằm có thể thực hiện tốt nhất tiến trình Công tác xã hội cá nhân với người nghèo. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung báo cáo chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của tỉnh Đăk Lăk Chương 2: Thực trạng về công tác An sinh xã hội với người nghèo Chương 3: Công tác xã hội cá nhân với người nghèo. SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 4 Báo cáo tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk 1.1. Đặc điểm tình hình nơi thực tập Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 1.306.201 ha, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Bình Phước; phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km. Độ cao trung bình 400 – 800 m so với mặt nước biển. Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, Đắk Lắk có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước và Bình Dương. Hình 1: Sơ đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 5 Báo cáo tốt nghiệp Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800 m khí hậu nóng ẩm và trên 800 m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. 1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Về kinh tế Đắck Lắk nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, với khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai khá đa dạng, phong phú, với hơn 8 nhóm đất khác nhau, đặc biệt có hơn 700.000 ha đất đỏ bazan có khả năng phát triển thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn như cà phê, cao su, các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Đất: Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen.Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan); Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt: Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ thống sông Ba, hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ khá dày đặc. Nguồn nước ngầm: Tập trung chủ yếu trong các thành tạo Bazan & Trầm tích Neogen đệ tứ, tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Tổng trữ lượng ước tính: Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 - SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 6 Báo cáo tốt nghiệp 0,5, pH = 7-9. Loại hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua - Magie, Can xi hay Natri. Lâm nghiệp: Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Rừng Đắk Lắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đắk Lắk phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng: cây gỗ, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng Đắk Lắk có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yok Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Khoáng sản: Đắk Lắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như sét cao lanh (ở M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana, M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Du lịch: Với đặc điểm địa lý của một vùng đất cao nguyên quy tụ 47 dân tộc và tài nguyên du lịch đa dạng, Đắk Lắk được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, cụm thác Gia Long – Dray Sap, cụm du lịch Buôn Đôn, thác Krông Kma, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo…Toàn tỉnh có 23 di tích lịch sử cách mạng, 02 di tích lịch sử văn hoá, 13 di tích kiến trúc nghệ thuật, 8 di tích khảo cổ, 71 di tích thắng cảnh, 25 danh lam thắng cảnh. Có 9 di tích được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận di tích quốc gia, Bảo tàng Đắk Lắk có hơn 8.000 hiện vật văn hoá lịch sử. SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 7 Báo cáo tốt nghiệp * Về xã hội Dân số: Dân số toàn tỉnh hiện có khoảng 1,8 triệu người (tăng gần 08 lần so với năm 1975). Dân số tăng cơ học nhanh vào giai đoạn 1978 - 1990 và có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Giao thông: Giao thông Đắk Lắk hiện tại có 03 loại hình chính: đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Mạng đường Quốc lộ: có tổng chiều dài 576,5 km gồm các tuyến Quốc lộ 26, 27, 29, 14, 14C. Tổng các cầu trên các đường Quốc lộ là 114 cầu với chiều dài 4.198,6 m. Đắk Lắk có khoảng 544 km đường sông do các sông Sêrêpôk, Krông Nô, Krông Na… tạo thành. Tổng số phương tiện thủy nội địa đang hoạt động trên địa bàn một số huyện, thành phố hiện nay là 834 phương tiện. Hệ thống bến thủy nội địa gồm có 04 bến xếp cát là Quỳnh Ngọc, Giang Sơn, Lang Thái và Cư Pâm. Các bến đò ngang sông gồm có: Buôn Trấp, Bình Hòa, Quảng Điền, Krông Nô và Buôn Jul. Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã có các chuyến bay tới thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh và ngược lại. Từ năm 2010, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã được đầu tư, nâng cấp, cải tạo đường hạ cất cánh có chiều dài 3.000m, rộng 45m với các trang thiết bị phụ trợ, đèn đêm. Tháng 12/2011 đã đưa vào sử dụng nhà ga mới với tổng diện tích sàn 7.200m 2 , công suất 1 triệu hành khách/năm. Thị trường hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột trong mấy năm qua tăng trưởng khá cao, luôn ở mức trên 40%/năm. Điện năng: Mạng lưới cung cấp điện của Đắk Lắk ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay, hệ thống điện Đắk Lắk gồm các nhà máy thủy điện (NMTĐ) công suất lớn đấu nối vào lưới điện quốc gia như: NMTĐ Buôn Kuốp; NMTĐ Buôn Tua Sarh; NMTĐ Sêrêpốk 3, NMTĐ Sêrêpốk 4, NMTĐ Krông H’Năng, NMTĐ Sêrêpốk 4A với tổng công suất 794 MW. Năm 2013 đạt tổng sản lượng điện 2.677 triệu KWh. Ngoài SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 8 Báo cáo tốt nghiệp các nguồn thủy điện lớn, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn có 14 thủy điện vừa và nhỏ đấu nối vào lưới điện 35,22kV với tổng công suất 84,09 MW, năm 2013 có tổng sản lượng điện đạt 396 triệu KWh. Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh gồm: đường dây 500kV, 220kV, 110kV, 35kV, 22kV, 10kV, 0,4kV. Toàn tỉnh có 02 trạm biến áp 220kV; 9 trạm biến áp 110kV; 01 trạm biến áp 35kV; 407.640 công tơ 1 pha và 28.312 công tơ 3 pha. Bưu chính viễn thông: Trong những năm qua, hệ thống bưu chính, viễn thông của Đắk Lắk đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Hiện nay, có 184/184 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 100%; mạng di động đã phủ sóng 15/15 huyện, thị xã, thành phố. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, đến hết năm 2013, tổng thuê bao điện thoại là 1.577.976 thuê bao (Cố định là 96.840 thuê bao, Di động là 1.481.136 thuê bao) đạt mật độ 87,83 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao Internet 42.524 thuê bao, đạt mật độ là 13,38 máy/100 dân; tỷ lệ người sử dụng 46,82%. Văn hóa: Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cùng với nét độc đáo trong văn hóa, Đắk Lắk còn là vùng đất của những lễ hội khá đặc trưng đã được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Lễ hội đua voi; Lễ hội văn hóa Cồng Chiêng; Lễ cúng bến nước; Lễ bỏ mả…của đồng bào các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này. Đặc biệt gần đây Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã được Chính phủ công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia được tổ chức 02 năm một lần vào tháng 3. Giáo dục: Ngành giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư thích đáng và đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Năm 2000 Đắk Lắk đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận tỉnh đã hoàn thành chương trình quốc gia xoá mù SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 9 Báo cáo tốt nghiệp chữ và phổ cập tiểu học. Với hệ thống các trường đào tạo hiện có, trong những năm qua đã đào tạo, bồi dưỡng và cơ bản cung cấp đủ đội ngũ cán bộ, giáo viên phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Y tế: Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường. Năm 2006, toàn tỉnh có 2.847 giường bệnh; 3.341 cán bộ y tế, đạt tỷ lệ 16,4 giường bệnh và 19,2 cán bộ y tế trên 1 vạn dân; từng bước đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuyến tỉnh có 1 bệnh viện đa khoa 500 giường, 1 bệnh viện chuyên khoa 100 giường, 1 khu điều trị phong, 30 giường cùng 7 cơ sở y tế khác (da liễu, sốt rét, tâm thần ). Tuyến huyện có 14 bệnh viện đa khoa, 14 đội vệ sinh phòng dịch sốt rét, 14 UBDS KHHGĐ. Các đơn vị cơ sở có 169 trạm y tế, phòng khám đa khoa trên tổng số 184 xã, phường, thị trấn. 1.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 1.1.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 10 [...]... tượng và đưa về cơ quan cấp xã xem xét Hồ sơ đủ căn cứ, điều kiện xét công nhận được cấp xã lập danh sách đề nghị và gửi hồ sơ lên Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội để tập hợp, lập danh sách Sau bước thẩm định, Phòng Lao động hội – Thương binh & Xã hội gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện về Sở Lao động – Thương binh & Xã hội để kiểm tra, đối chiếu trình Giám đốc Sở xem xét và quyết định công. .. dân huyện, thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công với xã hội Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp Phối hợp với các ngành, đoàn thể xấy dựng... SỞ GIÁM ĐỐC Sở Lao động - Thương binh & Xã Hội PhòngKế hoạch tổng hợp Phòng Bảo trợ xã hội Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Phòng Lao động Tiền lương BHXH Phòng Việc làm An toàn lao động Phòng Thanh tra LĐXH Phòng Dạy nghề Phòng Người có công Phòng Chống TNXH Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Văn Phòng SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 11 Báo cáo tốt nghiệp Nhận xét: Sở Lao động - Thương binh. .. tiếp của Giám đốc Sở đạt kết quả cao SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 12 Báo cáo tốt nghiệp 1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn * Lãnh đạo Sở Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và trước pháp luật... Việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; giảm nghèo; bảo trợ xã hội; về các chính sách an sinh xã hội, trong đó có nhiệm vụ nuôi dưỡng người già cô đơn, tàn tật không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, người tâm thần mãn tính; bảo vệ và chăm sóc trẻ em;... hoạt động của Sở Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách niệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. .. phòng, chống tệ nạn xã hội Tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai nghiện đối với người nghiện ma túy,; quản lý , tư vấn cho đối tượng bán dâm; phục hồi chức năng người tâm thần và rối nhiễu tâm trí (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) ; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định... quả thực hiện nhiệm ụ công tác chung của ngành SVTH: Phạm Thị Chung Lớp: ĐH11CT Trang 17 Báo cáo tốt nghiệp Chương 2: Thực trạng về công tác An sinh xã hội đối với người nghèo 2.1 Quy mô, cơ cấu đối tượng Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2014 cụ thể như sau: a) Về hộ nghèo - Hộ nghèo giảm từ 50.334 hộ xuống còn 41.593 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,26% xuống còn 10,02% So với năm 2013, hộ nghèo. .. bộ, công chức trong biên chế theo quy định hiện hành của Nhà nước Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước Được đi nghỉ mát, du lịch hàng năm Hưởng lương khi kết thúc công tác 1.1.3 Các cơ quan, đối tác tài trợ Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk Lăk chủ yếu nhận kinh phí từ Ngân sách nhà nước để phục vụ cho các mục tiêu và công việc liên quan, thiết lập quan hệ với. .. chính sách giảm nghèo và kiểm tra công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện, thị xã, thành phố và tại một số xã, phường, thôn, buôn Kinh phí thực hiện nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát là 440 triệu đồng (trong đó ngân sách địa phương là 90 triệu đồng) Tồn tại, hạn chế: Kinh phí còn ít so với nhu cầu nên công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực và kiểm tra giám . Đăk Lăk. Tìm hiểu kết quả thực hiện các chính sách đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk Thực hiện hỗ trợ đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk bằng tiến trình Công tác xã hội. người nghèo. Qua đó sẽ thực hành một trường hợp điển cứu trong Công tác xã hội với người nghèo tại tỉnh Đăk Lăk. Phạm vi khách thể: Người nghèo tại địa phương Phạm vi không gian: Tỉnh Đăk Lăk Thời. hội và Công tác xã hội với người nghèo tại tỉnh Đăk Lăk làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài 2.1. Mục tiêu Tìm hiểu thực trạng an sinh xã hội và quá trình thực hiện

Ngày đăng: 15/04/2015, 22:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài

  • 2.1. Mục tiêu

  • Tìm hiểu thực trạng an sinh xã hội và quá trình thực hiện hỗ trợ đối với người nghèo tại tỉnh Đăk Lăk

  • 2.2. Nhiệm vụ

  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    • 3.1 Đối tượng

    • 3.2 Phạm vi

    • 4. Ý nghĩa của đề tài

      • 4.1. Về mặt lý luận

      • 4.2. Về mặt thực tiễn

      • 5. Phương pháp thực hiện

        • 5.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu

        • 5.2. Phương pháp thống kê

        • 5.3. Phương pháp phân tích tài liệu

        • 5.4. Các kỹ năng trong công tác xã hội

        • 6. Kết cấu đề tài

        • PHẦN NỘI DUNG

        • Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đăk

          • 1.1. Đặc điểm tình hình nơi thực tập

          • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

            • 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

            • 1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan