Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình

81 1.4K 9
Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã nhuận trạch huyện lương sơn tỉnh hòa bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việc sử dụng hóa chất độc hại, kim loại nặng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và ô nhiễm vi sinh vật trong sản xuất rau đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe của cộng đồng. Tình trạng ngộ độc thực phẩm nói chung và tình trạng ngộ độc do ăn phải rau không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng đã trở thành nỗi lo cho chung cho cả xã hội và người tiêu dùng. Đứng trước tình trạng đó nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích người nông dân sản xuất nông sản theo mô hình sản xuất sạch. Tuy nhiên việc tổ chức và quản lý rau hữu cơ (RHC) từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ còn nảy sinh nhiều bất cập. Người tiêu dùng không phân biệt được sự khác nhau giữa rau hữu cơ và rau thường, người sản xuất thì sản xuất với chi phí cao nhưng giá bán không cao nên không mặn mà sản xuất. Thậm trí chạy theo lợi nhuận mà vi phạm quy trình, thiếu nhẵn mác, và thậm trí trộn rau thường vào để bán v.v…Sở dĩ có tình trạng như vậy là do chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa những tác nhân tham gia sản xuất như người nông dân, nhà nước, các doanh nghiệp, và nhà khoa học. Một số tỉnh cũng đã áp dụng mô hình trồng rau hữu cơ như Hà Nội, Hưng Yên… nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn. Nhưng đến với huyện Lương Sơn, Hòa chúng ta sẽ thấy được những thửa ruộng bạt ngàn màu xanh của rau sạch. Đó là kết quả của một dự án phát triển mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới do Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha thực hiện. 1 HTX kiểu mới có sự liên kết “4 nhà” - nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và Nhà nước. Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng nhà chế biến, cung cấp thiết bị quản lý truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm; đầu tư hệ thống lưới che chắn cây trồng tránh rủi ro về thời tiết, tư vấn thiết lập mô hình quản lý chất lượng sản phẩm hữu cơ, thông tin tuyên truyền quảng bá hình ảnh về HTX và các sản phẩm kinh doanh của HTX. Mô hình này được thực hiện thí điểm trước khi được nhân rộng ra các khu vực ở tỉnh Hòa Bình và một số tỉnh thành khác, trong cả nước. Kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập của nông dân và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Để đánh giá được những hiệu quả đó tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã Nhuận Trạch huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu mối liên kết giữa bốn nhà, nhà khoa học, nhà nước, người nông dân và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ RHC tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình để từ đó làm cơ sở nhân rộng quy mô sản xuất trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ RHC. - Phân tích thực trạng mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã Nhuận Trạch - Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết “ bốn nhà” tại địa phương 2 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường mối liên kết “ bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ RHC tại địa phương 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ liên kết giữa “ bốn nhà” trong quá trình sản xuất và tiêu thụ RHC đó chính là nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, và doanh nghiệp 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng mối liên kết của bốn nhà nhà nông, nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học trong quá trình sản xuất và tiêu thụ RHC tại xã Nhuận Trạch huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Từ đó xác định được những thuận lợi và khó khăn trong liên kết sản xuất và tiêu thụ RHC. Đưa ra được những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường mối liên kết “ bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ RHC - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - Phạm vi về thời gian : từ ngày 1 tháng 2- ngày 5 tháng 6 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất và tiêu thụ - Khái niệm về sản xuất: 3 Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào( tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuât Q = F (X 1 , X 2 , …X n ) Trong đó Q là biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định X 1 , X 2 , X n là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất. Có hai phương thức sản xuất là: • Sản xuất mang tính tự cung tự cấp quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể tham gia sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường. • Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ 2. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ phục vụ đời sống con người. - Khái niệm về tiêu thụ: Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như nghiên cứu thị trường, xác 4 định nhu cầu khách hàng, đặt hàng tổ chức sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng…nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất Theo nghĩa hẹp: • Tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền bán hàng hoặc được quyền thu tiền • Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa. Qua quá trình tiêu thụ thì hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và vòng chu chuyển vốn được hình thành. • Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất. Tóm lại tiêu thụ sản phẩm là hoạt động chuyển hàng hóa từ trạng thái hiện vật sang trạng thái bằng giá trị nhằm hình thành dòng chu chuyển cảu mỗi nhà sản xuất kinh doanh thông qua thị trường tiêu thụ sản xuất hàng hóa. 2.1.1.2 Khái niệm về rau - Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Rau có thể được tiêu dùng dưới dạng tươi hoặc đã qua chế biến. Theo phân loại sản phẩm thì rau xanh là sản phẩm của nông nghiệp, còn rau đã qua chế biến là sản phẩm công nghiệp. Như vậy rau xanh không có nghĩa là rau màu xanh mà là sản phẩm rau tươi ( Tạ Thu Cúc 2006 [1] ). Do yêu cầu của an toàn rau bao gồm rau thường, rau an toàn và rau hữu cơ. - Rau thường: Là rau được sản xuất theo phương pháp truyền thống không theo quy trình sản xuất của ngành. Với nông nghiệp Việt Nam hiện nay thì rau thường là loại phổ biến, nên khi nói rau thì được hiểu là rau thường 5 - Rau hữu cơ (RHC) Khái niệm về RHC được hình thành trên thế giới vào khoảng những năm 1940. Khi những người tiên phong tìm ra phương pháp canh tác mới gọi là “ canh tác hữu cơ” nhằm cải tiến phương pháp canh tác truyền thống. Đây là thời điểm trước khi phát minh ra các hóa chất tổng hợp sử dụng trong nông nghiệp như phân bón hóa học và thuốc trừ sâu Đến những năm 1970 cuộc “ cách mạng xanh” trong nông nghiệp bắt đầu bộc lộ những mặt trái do sử dụng quá nhiều chất trong công tác làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của người tiêu dung. Người tiêu dung càng nhận thức rõ hơn lợi ích của nông nghiệp hữu cơ. Ở nước ta loại cây trồng theo phương pháp canh tác hữu cơ đầu tiên là cây chè vào đầu những năm 1990. Tiếp theo đó là một số loại cây trồng vật nuôi khác như cá hữu cơ, lúa hữu cơ, cam hữu cơ, rau hữu cơ… Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức về RHC tuy nhiên có thể hiểu RHC là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý của nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ là một hình thái của nền nông nghiệp trong đó không dùng phân hóa học, thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng, giống biến đổi gen ( IOFAM,1992, dẫn theo Nguyễn Thị Thu Trang [5] ). Các sản phẩm hữu cơ ở đây chủ yếu là các loại phân bón hữu cơ (phân ủ). Phân hữu cơ là phân đã được ủ hoại mục từ những phế phẩm như rơm, rạ, phân chuồng. Cây trồng được tưới hoàn toàn bằng nước sạch, ứng dụng biện pháp quản lý sâu hại tổng hợp( IPM) trong phòng chống sâu bệnh. Tại Châu Âu, nông nghiệp hữu cơ rất phát triển do người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến sự an toàn tuyệt đối của sản phẩm cho sức khỏe mà họ còn muốn góp phần gián tiếp bảo vệ môi trường ( Nguyễn Thu Trang, 2008 [5] ). Tại Việt Nam trước thực trạng rau không an toàn, môi trường ô nhiễm do người dân tự do sử dụng các loại hóa chất thì việc áp dụng biện 6 pháp canh tác hữu cơ sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe của chính người sản xuất, chấm dứt tình trạng ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước do không còn sử dụng hóa chất và đặc biệt là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng 2.1.1.3 Phân biệt các loại rau Hiện nay giữa rất nhiều những kênh cung cấp rau với chất lượng rau khác nhau, việc phân biệt khái niệm các loại rau là rất quan trọng. Trước hết người tiêu dùng cần phải phân biệt được RHC và rau được gọi là an toàn. Hai loại sản phẩm trên thường bị lẫn lộn ngay cả trong những báo cáo của các chuyên gia và trên các phương tiện thong tin đại chúng. Nhưng những đặc điểm của chúng là khác nhau cho dù cả hai đều an toàn hơn những rau sản xuất bình thường khác. Trong sản xuất an toàn ở Việt Nam hóa chất có thể được sử dụng nhưng so với sản xuất rau thường khối lượng đó rất ít, giới hạn sử dụng này là do việc áp dụng liều lượng phân bón thích hợp cho giai đoạn phát triển của cây, lượng thuốc trừ sâu thích hợp với tình hình bệnh, khoảng thời gian sử dụng các sản phẩm trên và thời gian thu hoạch. Điều này đòi hỏi người sản xuất phải quan sát thường xuyên và cẩn thận sự sinh trưởng của cây. RHC là loại rau mà khu trồng được cách ly với những khu vực sản xuất bên ngoài và trong quá trình sản chăm sóc dùng nguồn nước sạch, phân bón hữu cơ và phân vi sinh, không dùng phân hóa học. Sự khác biệt chính giữa sản xuất hữu cơ và sản xuất rau được gọi là an toàn lien quan tới việc sử dụng các hóa chất. Trong sản xuất hữu cơ không có hóa chất nào được sử dụng để bón hoặc diệt trừ sâu bọ, chỉ có sản phẩm tự nhiên như phân xanh được dùng để bón và hỗn hợp gừng tỏi được dùng để bảo vệ thực vật. 7 Nhưng trong sản xuất rau thường, người nông dân thường sử dụng thuốc trừ sâu, đôi khi sử dụng cả những loại thuốc trừ sâu độc hại mà Tổ chức Nông Lương Thế Giới không cho phép Tiêu chí Rau thường Rau an toàn Rau hữu cơ Phân bón hóa học Sử dụng không có liều lượng Mức độ cho phép Tuyệt đối không sử dụng Thuốc trừ sâu Sử dụng không có liều lượng Liều lượng cho phép Tuyệt đối không sử dụng Chất kích thích sinh trưởng Sử dụng không có liều lượng Được dùng Tuyệt đối không sử dụng Việc phân biệt là rất quan trọng vì người tiêu dùng thường suy nghĩ sản xuất rau an toàn không cần sử dụng một loại hóa chất nào cả, chất luuwongj của các loại rau là như nhau. Chính vì vậy đã không thúc đẩy phát triển các phương thức canh tác tiên tiến. 2.1.1.4 Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. - Đặc điểm về sản xuất RHC: Canh tác hữu cơ là một trong những cách tiếp cận đến nông nghiệp bền vững. Có rất nhiều kỹ thuật được sử dụng trong công tác hữu cơ như trồng xen, luân canh, canh tác hỗn hợp, che phủ kết hợp trồng trọt với chăn nuôi. Quy trình canh tác nông nghiệp hữu cơ nói chung và quá trình kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ nói riêng phải luôn đảm bảo các yếu tố cơ bản sau: • Yếu tố môi trường: Môi trường phải đảm bảo là một môi trường sạch (không khí, nước, đất…) được cách ly hoàn toàn với các vùng khác có thể hình thành các kỹ thuật nhà lồng, nhà lưới. 8 • Yếu tố giá thể: Giá thể sạch, hiện nay có các loại giá thể có thể dùng trong công tác nghiên cứu là: Đất sạch đã được cách ly( dùng trong sản xuất hữu cơ có quy mô lớn), giá thể mụn xơ dừa, than bùn, bã mía ( dùng trong sản xuất hữu cơ quy mô nhỏ) • Yếu tố nước: Nước dùng trong công tác hữu cơ là nước sạch, nguồn nước sử dụng phải được kiểm nghiệm là không có hóa chất nhiễm bẩn…Phương pháp tưới có thể sử dụng phương pháp tưới truyền thống hoặc là phương pháp tưới nhỏ giọt. • Hạt giống: Giống kháng bệnh, không biến đổi gen, không xử lý hạt giống. Nhìn chung khâu giống trong sản xuất hữu cơ mang nhiều tính truyền thống. • Phân bón: Trong sản xuất hữu cơ việc sử dụng phân bón luôn được giám sát rất chặt chẽ để đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và hiệu quả cao. Các loại phân hóa học không được sử dụng chỉ được sử dụng các loại phân xanh, phân hữu cơ có nguồn gốc từ sản xuất sinh học ( phân chuồng trước khi sử dụng phải được đem ử hoại mục) • Không được phép sưr dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, các biện pháp BVTV tốt nhất là cách ly, các biện pháp luân canh, xen canh, dùng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học. • Quy trình sản xuất nghiêm ngặt, yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất và đặc điểm sản phẩm nên gây ra cho người sản xuất cung ứng khó chủ động được hoàn toàn về chất lượng và số lượng rau ra thị trường. • Tiêu dùng rau hữu cơ còn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập quán, thói quen người tiêu dùng, giá thành sản xuất cao, sản xuất rau hữu cơ có nhiều ưu điểm nhưng hiện nay vấn đề sản xuất và tiêu thụ RHC vẫn chưa được phổ biến trong xã hội. 9 - Đặc điểm tiêu thu RHC: 2.1.2 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ RHC. 2.1.2.1 Khái niệm về liên kết và liên kết kinh tế. - Theo từ điển ngôn ngữ học (1992) thì “ liên kết “ là kết nhau lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ. - Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa thì “ Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung để bảo vệ lợi ích cho nhau”. - Theo từ điển kinh tế học hiện đại (David.W.pearce): Liên kết kinh tế chỉ tình huống mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Nó đi kèm với phát triển bền vững. - ( Tác giả Trần Văn Hiếu, 2005 dẫn theo Nguyễn Minh Thương ,2011 [9] ) cho rằng “ Liên kết kinh tế là quá trình thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế đối với hình thức tự nguyện nhằm thức đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chiều dọc 10 [...]... trong môi liên kết thì tình trạng chồng chéo về cơ chế chính sách sẽ được hạn chế tối đa thay vào đó là một chính sách đồng bộ trong sản xuất và tiêu thụ Với sự có mặt của nhà khoa học, kỹ thuật tiến bộ sẽ được cập nhật và áp dụng vào trong sản xuất Còn với các doanh nghiệp và người dân thông qua liên kết giúp cho họ yên tâm hơn trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, ổn định yếu tố đầu vào và. .. dựng mô hình liên kết “4 nhà” (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học) trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX và mô hình này được đẩy mạnh sau khi có Quyết định số 80/TTg của Chính phủ, ban hành ngày 24-6-2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng Khi thực hiện mô hình liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo,... trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa Trong mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ RHC tại xã nhuận Trạch thì nhà nước ở đây chính là chính quyền xã, HTX nông nghiệp Nhà 11 nước ở đây có vai trò xác nhận hợp đồng tạo điều kiện cho sản xuất RHC, khuyến khích nông viên, tham gia tập huấn kỹ... tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người sản xuất (Hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định, bền vững Thông qua đó các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm đầu ra với người sản xuất để tạo ra mối tiêu thụ ổn định Và ngoài ra nhà nước cũng có vai trò quan trọng trong. .. học (cơ quan khuyến nông, cơ quan nghiên cứu, viện/ trường, trạm/ trại) có điều kiện nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến lúa gạo, từng bước đưa nông dân vào tiến trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế của hạt gạo An Giang Theo một số nhà khoa học, qua thực tiễn triển khai thực hiện cho thấy, vai trò liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở An Giang còn... người sản xuất và người kinh doanh lên phương án và hạch toán sản xuất, kinh doanh ngay từ ban đầu để biết được chi phí và lợi nhuận một cách chủ động Với trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của liên kết “nhiều nhà” chắc chắn sẽ hạn chế rủi ro và thất bại trong sản xuất Thực tế chứng minh những nơi có sự liên kết tốt, cả doanh nghiệp và nông dân đều phấn khởi khi mà vụ mùa nào cũng có lợi nhuận cao và ổn... nghiệp đem lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho cả nông dân và nhà doanh nghiệp, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa hấu tại HTX sản xuất dưa hấu VietGAP (ấp 1, xã 32 Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) là một minh chứng, vai trò của "4 nhà" trong mô hình này có thể tóm tắt như sau: - Nhà nông: Nhà nông ở đây bao gồm các hộ tham gia mô hình liên kết sản xuất dưa hấu Vào cuối năm 2010,... hợp lý của hợp tác xã Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do hợp tác xã tiêu thụ, hợp tác xã đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho hợp tác xã Về phần mình, hợp tác xã định tỷ lệ hoa hồng thấp Các hợp tác xã tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ ở chợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc... theo kế hoạch trước 28 Thông thường các hợp tác xã nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp hợp tác xã tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp hợp tác xã toàn quốc Đôi khi liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tỉnh hoặc hợp tác xã nông nghiệp cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất Nhìn chung các liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tỉnh và Trung ương không phải là cấp quản lý thuần... đầu tư vật tư ban đầu cho nhà sản xuất (nông dân) Giúp đỡ bao tiêu sản phảm và tiêu thụ đầu ra với giá ổn định cho người sản xuất an tâm và có lợi nhuận đảm bảo đời sống và phát triển kinh tế “Một nhà” là chỗ dựa, là hậu thuẫn, là mốc đầu trong liên hoàn với “các nhà” khác: Người nông dân dựa vào vốn, chính sách, pháp luật của Nhà nước (nhà quản lý) để sản xuất đúng hướng và có hiệu quả Nhà quản lý cung . thống hóa cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ RHC. - Phân tích thực trạng mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại xã Nhuận Trạch - Đánh giá thực trạng và các nhân. trong quá trình sản xuất và tiêu thụ RHC tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình để từ đó làm cơ sở nhân rộng quy mô sản xuất trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể -. pháp chủ yếu nhằm tăng cường mối liên kết “ bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ RHC - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - Phạm vi về thời gian

Ngày đăng: 15/04/2015, 10:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan