ĐẠI CƯƠNG về TAI nạn THƯƠNG TÍCH

6 2.6K 55
ĐẠI CƯƠNG về TAI nạn THƯƠNG TÍCH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI CƯƠNG VỀ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Mục tiêu: 1. Trình bày được khái niệm và phân loại tai nạn thương tích 2. Mô tả được tình hình tai nạn thương tích 3. Trình bày chiến lược phòng chống tại nạn thương tích Nội dung: 1. Khái niệm, phân loại 1.1. Khái niệm: Tai nạn thương tích là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thươngthương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân. Có hai loại tai nạn: Tai nạn không chủ định thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối. Loại Tai nạn có chủ định như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành...thường có nguyên nhân và có thể phòng tránh được. Còn Thương tích thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng ( có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta dùng chung thuật ngữ Tai nạn thương tích. Theo Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích (TNTT) ở nước ta hiện nay lên tới 11%, chỉ sau các bệnh tim mạch (18%) và bệnh truyền nhiễm (15%). 1.2. Phân loại tai nạn thương tích Có các loại tai nạn thương tích khác nhau (WHO) 1.2.1. Chấn thương nặng: Đây là một thương tích dẫn đến tử vong do rủi ro hoặc do các biến chứng phát sinh từ rủi ro này. Độ dài của thời gian giữa các rủi ro và sau đó chết một không ảnh hưởng đến sự phân loại thương tích gây tử vong. 1.2.2. Thương tật: Đây là những thương tích được xác định bởi cơ quan y tế có thẩm quyền về khả năng mất sức khỏe vĩnh viễn hoặc một phần sức khỏe ảnh hưởng đến đối tượng không thể hoạt động nghề nghiệp nhất định. Ngoài ra, những mất mát, hoặc thiệt hại của việc hoạt động cả hai tay, hoặc cả hai chân, hoặc cả hai mắt, hoặc kết hợp bất kỳ của các bộ phận cơ thể như là kết quả của một rủi ro duy nhất sẽ được xem xét như là một thương tật toàn bộ vĩnh viễn. 1.2.3.Tàn tật: Là những tai nạn thương tích không dẫn đến tử vong, được giám định bởi cơ quan y tế có thẩm quyền, đối tượng mất vĩnh viễn bất kỳ khả năng hoạt động của một phần cơ thể: ngón tay cái hoặc chân cái..(trừ các trường hợp: Răng, 4 ngón chântay nhỏ hơn, thoát vị, tóc, móng chân, móng tay, da va mô dưới da) 1.2.4. Ảnh hưởng công việc: Là tai nạn thương tích không dẫn đến tử vong hay thương tật vĩnh viễn, nhưng mất khả năng làm việc trên hoặc bằng 5 ngày (Không bao gồm cả những ngày điều rị tai nạn thương tích) 1.2.5. Thương tích cần trợ giúp ban đầu: Là tai nạn thương tích chỉ cần hỗ trợ ban đầu, không cần điều trị, không ảnh hưởng đến công việc

ĐẠI CƯƠNG VỀ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Mục tiêu: 1. Trình bày được khái niệm và phân loại tai nạn thương tích 2. Mô tả được tình hình tai nạn thương tích 3. Trình bày chiến lược phòng chống tại nạn thương tích Nội dung: 1. Khái niệm, phân loại 1.1. Khái niệm: Tai nạn thương tích là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương/thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân. Có hai loại tai nạn:" Tai nạn không chủ định" thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối. Loại "Tai nạn có chủ định" như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành thường có nguyên nhân và có thể phòng tránh được. Còn "Thương tích" thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng ( có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ ) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta dùng chung thuật ngữ "Tai nạn thương tích". Theo Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích (TNTT) ở nước ta hiện nay lên tới 11%, chỉ sau các bệnh tim mạch (18%) và bệnh truyền nhiễm (15%). 1.2. Phân loại tai nạn thương tích Có các loại tai nạn thương tích khác nhau (WHO) 1.2.1. Chấn thương nặng: Đây là một thương tích dẫn đến tử vong do rủi ro hoặc do các biến chứng phát sinh từ rủi ro này. Độ dài của thời gian giữa các rủi ro và sau đó chết một không ảnh hưởng đến sự phân loại thương tích gây tử vong. 1.2.2. Thương tật: Đây là những thương tích được xác định bởi cơ quan y tế có thẩm quyền về khả năng mất sức khỏe vĩnh viễn hoặc một phần sức khỏe ảnh hưởng đến đối tượng không thể hoạt động nghề nghiệp nhất định. Ngoài ra, những mất mát, hoặc thiệt hại của việc hoạt động cả hai tay, hoặc cả hai chân, hoặc cả hai mắt, hoặc kết hợp bất kỳ của các bộ phận cơ thể như là kết quả của một rủi ro duy nhất sẽ được xem xét như là một thương tật toàn bộ vĩnh viễn. 1.2.3.Tàn tật: Là những tai nạn thương tích không dẫn đến tử vong, được giám định bởi cơ quan y tế có thẩm quyền, đối tượng mất vĩnh viễn bất kỳ khả năng hoạt động của một phần cơ thể: ngón tay cái hoặc chân cái (trừ các trường hợp: Răng, 4 ngón chân/tay nhỏ hơn, thoát vị, tóc, móng chân, móng tay, da va mô dưới da) 1.2.4. Ảnh hưởng công việc: Là tai nạn thương tích không dẫn đến tử vong hay thương tật vĩnh viễn, nhưng mất khả năng làm việc trên hoặc bằng 5 ngày (Không bao gồm cả những ngày điều rị tai nạn thương tích) 1.2.5. Thương tích cần trợ giúp ban đầu: Là tai nạn thương tích chỉ cần hỗ trợ ban đầu, không cần điều trị, không ảnh hưởng đến công việc 1.2.6. Tổn thương nhẹ: Không cần trợ giúp, không ảnh hưởng gì lớn 2. Tình hình tai nạn thương tích trên thế giới và ở Việt Nam 2.1. Trên thế giới Hàng năm trên thế giới, tai nạn thương tích (TNTT) làm ít nhất 5,5 triệu người chết và gần 100 triệu người tàn tật vĩnh viễn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2002, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 người chết do các loại thương tích. TNTT có thể xảy ra ở mọi nơi, ở mọi lứa tuổi với nhiều mức độ khác nhau, nên hiện nó đã trở thành mối quan tâm của toàn thế giới. 2.2. Tai nạn thương tích ở Việt Nam Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do TNTT lên tới 11%, khiến cho TNTT vượt lên đứng hàng thứ ba trong số các nguyên nhân gây tử vong, chỉ sau các bệnh tim mạch (18%) và bệnh truyền nhiễm (15%). Theo số liệu năm 2007, mỗi ngày tại Việt Nam có hơn 3.000 người bị TNTT, hơn 100 người tử vong và TNTT tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn thương tích trẻ em. Kết quả thống kê số liệu tử vong do tai nạn thương tích năm 2005-2007 cho thấy, xu hướng tử vong do tai nạn thương tích ngày càng gia tăng, năm 2005 có 31052 trường hợp tử vong do tai nạn thương tích, năm 2006 con số này là 32157 (tăng 3,5%) và năm 2007 là 38482 (tăng 19,7%). Khi phân tích theo vùng sinh thái, thấy số trường hợp tử vong do tai nạn tai nạn thương tích năm cao nhất tại Đồng bằng sông Hồng trung bình mỗi năm có 6616 trường hợp (chiếm 19,5% tổng số tử vong do tai nạn thương tích trên toàn quốc), vùng Đông Nam Bộ là 5539 trường hợp (chiếm 16,3%) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 5208 trường hợp (chiếm 15,3%). Bảng 1: Tổng số tử vong và tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích toàn quốc và theo vùng sinh thái năm 2005-2007 Vùng sinh thái Tổng số chết Số chết do TNTT Tỷ lệ % 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Toàn quốc 263.724 273.383 318.386 31.052 32.157 38.482 11,8 11,8 12,1 Đồng bằng sông Hồng 72.976 75.108 85.758 6.203 6.234 7.412 8,5 8,3 8,6 Đông Bắc 38.526 40.222 41.631 4.880 4.865 5.475 12,7 12,1 13,2 Tây Bắc 6.191 6.454 8.348 1.063 1.169 1.440 17,2 18,1 17,2 Bắc Trung Bộ 42.969 44.486 45.132 4.958 5.133 5.791 11,5 11,5 12,8 Duyên hải Nam Trung Bộ 15.511 16.028 26.502 2.187 2.292 3.756 14,1 14,3 14,2 Vùng Tây Nguyên 9.126 9.776 11.766 1.783 2.109 2.697 19,5 21,6 22,9 Đông Nam Bộ 39088 40341 50337 5297 5316 6006 13,6 13,2 11,9 Đồng bằng sông Cửu Long 39336 40967 48912 4681 5039 5905 11,9 12,3 12,1 (Nguồn: Thống kê tử vong do tai nạn thương tích theo sổ tử vong A6-YTCS của 64 tỉnh/thành phố) Tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích cao nhất trong nhóm tuổi từ 20-59 và có xu hướng tăng, năm 2005 là 35,2/100.000 dân, năm 2006 là 36,3/100.000 dân và năm 2007 là 37,3/100.000 dân. Nhóm 15-19 tuổi trung bình khoảng 36/100.000, nhóm 5-14 là 14/100.000 và nhóm tuổi từ 0-4 khoảng 23/100.000. Bảng 2: Tử vong do tai nạn thương tích theo nhóm tuổi năm 2005 - 2007 Đơn vị: /100,000 dân Nhóm tuổi 2005 2006 2007 Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ 0-4 25,3 28,8 21,1 26,2 30,7 20,9 23,4 29,7 17,0 5-14 15,5 19,2 11,3 15,5 19,1 11,4 14,0 18,6 9,5 15-19 35,2 50,6 19,2 36,3 52,7 19,2 37,3 57,8 17,2 20-59 59,0 95,2 22,9 61,2 99,7 22,7 64,4 108,6 22,5 60+ 73,4 102,6 51,6 74,3 102,4 53,4 76,8 96,4 60,1 (Nguồn: Thống kê tử vong do tai nạn thương tích theo sổ tử vong A6-YTCS của 64 tỉnh/thành phố) Bảng 3: Tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích theo nguyên nhân năm 2005-2008 Đơn vị: /100.000 dân Nguyên nhân 2005 2006 2007 2008 Tổng 45,0 46,1 46,55 43,89 Tai nạn giao thông 19,9 21,2 21,68 18,53 Đuối nước 8,6 8,7 8,19 7,74 Tự tử 5,0 5,0 4,64 4,91 Ngộ độc 2,1 1,9 2,18 2,30 Tai nạn lao động 2,3 2,4 2,15 1,93 Ngã 1,3 1,2 1,78 1,60 Bạo lực, xung đột 1,0 1,0 0,97 0,82 Bỏng 0,5 0,3 0,37 0,37 Súc vật cắn 0,3 0,3 0,38 0,35 Khác (điện giật, sét đánh, thiên tai, 4,0 4,1 4,23 5,34 Nguồn: Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế. 2009 4. Chiến lược phòng chống tai nạn thương tích ở Việt Nam Năm 2001 Thủ tướng Chính phủ phê đã duyệt Chính sách Quốc gia Phòng, chống TNTT giai đoạn 2002-2010 với mục tiêu: Từng bước hạn chế TNTT trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần đảm bảo sự bền vững của quốc gia trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội… Tiếp đó, ngày 17/01/2006, Bộ Y tế đã có Quyết định số 170/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn Xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. Theo điều tra thống kê, TNTT trong giai đoạn 2001-2006 đã có chiều hướng giảm đáng kể, nhưng số ca tử vong do TNTT vẫn còn cao. Năm 2008, Bộ Y tế đã phê duyệt Chương trình hành động Phòng chống TNTT tại cộng đồng đến năm 2010, với mục tiêu chung là “Nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn, thương tích nhằm giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích trong cộng đồng”, với các nhóm nội dung cụ thể gồm: tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng về phòng, chống TNTT trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xây dựng hệ thống giám sát TNTT; xây dựng mạng lưới và nâng cao năng lực sơ cứu, cấp cứu của các tuyến; nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống TNTT các tuyến; triển khai các mô hình an toàn tại cộng đồng. Cho đến nay, đã có 53 tỉnh, thành phố có kế hoạch phòng chống TNTT và xây dựng cộng đồng an toàn. Nhiều tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp quận, huyện, xã, phường và thành viên chỉ đạo là những người đại diện cho các cơ quan, tổ chức có chức năng nhiệm vụ liên quan đến phòng chống TNTT thuộc nhiều ban ngành (Lao động thương bình & Xã hội; Giao thông vận tải, Công an, Giáo dục, Văn hóa - Thể thao- Du lịch), có sự tham gia của các tổ chức xã hội (Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nông dân…). Với vai trò chủ nhiệm Chương trình phòng chống TNTT quốc gia, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động và phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành khác triển khai công tác phòng chống TNTT như phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ Giao thông Vận tải thực hiện Tháng An toàn Giao thông; phối hợp cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm tổ chức Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ; điều tra, nghiên cứu nguyên nhân, các loại hình tai nạn lao động và các biện pháp phòng chống; xây dựng mô hình an toàn nơi làm việc. Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình sức khỏe học đường. Bộ Y tế cùng Bộ Công an đã tổ chức phổ biển kiến thức và thực hành thông tin, vận chuyển, sơ cấp cứu; thu thập, báo cáo, trao đổi số liệu tai nạn giao thông và bạo lực. Việc xã hội hóa công tác phòng, chống TNTT cũng được Bộ Y tế phối hợp cùng nhiều Ban, Ngành triển khai, tạo ra sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và của toàn dân đối với việc phòng, chống TNTT. Theo Báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình Quốc gia Phòng chống TNTT giai đoạn 2002-2010, tỷ lệ tai nạn thương tích tại một số tỉnh, thành phố đã giảm đáng kể, hầu hết các tỉnh, thành phố đều có mạng lưới sơ cấp cứu nói chung và TNTT nói riêng. Chất lượng sơ cấp cứu TNTT được tăng cường qua đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật sơ cấp cứu cho cán bộ các cấp. Năng lực của các cán bộ làm công tác phòng chống TNTT cũng được nâng cao. Đến cuối năm 2010, cả nước đã có 10 xã phường được công nhận đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn quốc tế và 42 xã phường được công nhận đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn Việt Nam tại 13 tỉnh, trong đó 6 tỉnh (Hải Dương, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Đồng Tháp, Cần Thơ) đã tập trung vào việc xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, so với mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia thì chưa đạt 50% tỉnh, thành phố triển khai mô hình cộng đồng an toàn, vì trong quá trình triển khai Ngành Y tế cũng gặp một số khó khăn nhất định về công tác chỉ đạo, kinh phí, giám sát và về đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống TNTT. Trong giai đoạn 2011-2020, Ngành Y tế tiếp tục phấn đấu đưa Chương trình Quốc gia Phòng chống TNTT trở thành Chương trình Mục tiêu Quốc gia và lập các kế hoạch hành động cụ thể cho tất cả các ban ngành và kế hoạch cụ thể đối với từng loại hình TNTT, để đạt mục tiêu giảm đáng kể số lượng tử vong do TNTT gây ra. . ĐẠI CƯƠNG VỀ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Mục tiêu: 1. Trình bày được khái niệm và phân loại tai nạn thương tích 2. Mô tả được tình hình tai nạn thương tích 3. Trình bày chiến lược phòng chống tại nạn. vào tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn thương tích trẻ em. Kết quả thống kê số liệu tử vong do tai nạn thương tích năm 2005-2007 cho thấy, xu hướng tử vong do tai nạn thương tích. bệnh truyền nhiễm (15%). 1.2. Phân loại tai nạn thương tích Có các loại tai nạn thương tích khác nhau (WHO) 1.2.1. Chấn thương nặng: Đây là một thương tích dẫn đến tử vong do rủi ro hoặc do

Ngày đăng: 15/04/2015, 09:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan