Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh nghệ an

27 907 0
Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu về luận án Luận án này xuất phát từ đánh giá thực trạng hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của các tác nhân trong chuỗi từ đó đề xuất chiến lược và hệ thống các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An. Luận án đã tiến hành tổng quan cơ sở lý luận, thực tiễn vận dụng các phương pháp phân tích đưa ra các khái niệm có liên quan, phân tích kỹ đặc điểm sản xuất, tiêu thụ thịt lợn để lựa chọn các phương pháp thu thập số liệu, phân tích và tính toán các chỉ tiêu. Trên cơ sở đánh giá thực trạng rà soát những vướng mắc, bất cập trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi tác nhân trong chuỗi, luận án đã đề xuất bốn chiến lược và nhóm các giải pháp có tính khả thi, thực tiễn để nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. 4. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án Xuất phát từ các quan điểm tiếp cận, các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu luận án đã có những đóng gớp mới về mặt lý luận và học thuật sau: Luận án làm sáng tỏ và luận giải một số vấn đề lý luận về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt lợn. Dựa trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà khoa học trên thế giới, một số tổ chức quốc tế và một số học giả của Việt Nam, Luận án đã đúc rút các kinh nghiệm thực tiễn, đề xuất quan niệm về chuỗi giá trị thịt lợn. Luận án đánh giá được những yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn. Luận án kết luận phát triển chuỗi giá trị thịt lợn là phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, bên cạnh đó phải bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế và liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân, xử lý được vấn đề ô nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dựa trên những định hướng, quan điểm cơ bản, Luận án đã đề xuất các chiến lược và giải pháp khả thi nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn đến năm 2020.

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ TÂN NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 62 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2015 2 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS TS. Phạm Văn Hùng 2. TS. Nguyễn Mạnh Hải Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Hùng Trường Cao đẳng Nghề cơ giới Ninh Bình Phản biện 3: TS. Đào Duy Tâm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Luận án sẽ được đánh giá trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trọng công cuộc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở các tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển như Nghệ An. Phát triển chăn nuôi là cách duy nhất giúp người nghèo ở nông thôn thoát khỏi đói nghèo (Tuong, 2005). Chăn nuôi là một trong những ngành mang lại thu nhập chủ yếu cho nông hộ (Eprecht, 2005). Đóng góp của chăn nuôi vào giá trị sản xuất chiếm 24,4 % tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2007; 27% năm 2010 và 30,28% năm 2013. Đối với tỉnh Nghệ An tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 41,5 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nghệ An, 2013). Nghệ An là một trong những tỉnh có số đầu lợn lớn nhất cả nước, năm 2011, đàn lợn của Nghệ An với hơn 1,3 triệu con, chiếm 4,5% tổng đàn lợn của toàn quốc và 21% vùng Bắc Trung bộ và DHMT (Tổng cục Thống kê, 2013). Tuy nhiên, sự tăng trưởng của chăn nuôi lợn chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó là sản xuất giống chưa tốt, giá thức ăn cao, giá bán ra bấp bênh, quá trình lưu thông, tiêu thụ lợn thịt chưa ổn định, sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo (Sở nông nghiệp &PTNT Nghệ An, 2013). Do vậy để chăn nuôi lợn phát triển thì cần có sự hỗ trợ cũng như hợp tác của các tác nhân khác trong chuỗi từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau: (1) Lý luận về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt lợn như thế nào? Với sản phẩm thịt lợn trong địa bàn tỉnh Nghệ An, nghiên cứu chuỗi giá trị nên theo hướng nào? (2) Những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị thịt lợn của tỉnh Nghệ An, quan hệ của những tác nhân này? (3) Cơ chế giao dịch, cơ cấu giá trị gia tăng và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi như thế nào?. Liên kết giữa các tác nhân được truyền tải như thế nào trong chuỗi? (4) Những hạn chế, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An? ( 5) Chiến lược và giải pháp nào cần thiết để nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An?. 2. Mục tiêu nghiên cứu a) Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất chiến lược và giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn cho địa bàn tỉnh Nghệ An. 4 b) Mục tiêu cụ thể - Luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị thịt lợn; - Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An; - Đề xuất chiến lược nâng cấp và hệ thống các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn trong địa bàn tỉnh Nghệ An. 3. Phạm vi nghiên cứu a) V không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phần lớn lượng sản phẩm lợn thịt sản xuất ra được tiêu thụ ở trong tỉnh (khoảng trên 70%), do vậy đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn trong tỉnh Nghệ An. b) V thời gian: Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng sản xuất thịt lợn ở địa phương, hộ chăn nuôi lợn được thu thập trong giai đoạn 2 năm 2011 – 2012, trong đó tập trung tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ lợn thịt năm 2012. Các giải pháp, đề xuất tháo gỡ khó khăn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ để phát triển chuỗi giá trị đến năm 2020. c) V nội dung: - Nghiên cứu chủ yếu các hoạt động dọc theo chuỗi bao gồm các tác nhân nhà sản xuất, thương lái (thu gom), giết mổ, chế biến (giò, chả), buôn bán và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn tỉnh. - Trong kênh tiêu thụ nội tỉnh đề tài không tính toán các chỉ tiêu kinh tế (giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần, tỷ suất lợi nhuận/chi phí ) cho tác nhân là hộ chế biến (giò, chả), thực tế tác nhân này tham gia một phần rất nhỏ trong chuỗi giá trị thịt lợn, và thị trường tiêu thụ chủ yếu nội tỉnh có giá trị thành phẩm nhỏ, chủ yếu là hộ bán lẻ không thường xuyên tại các chợ địa phương. 4. Những đóng góp mới của luận án - Về lý luận: Làm sáng tỏ và luận giải một số vấn đề lý luận về chuỗi giá trị thịt lợn (CGTTL). Dựa trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà khoa học trên thế giới, một số tổ chức quốc tế và một số học giả của Việt Nam, Luận án đã đúc rút các kinh nghiệm thực tiễn, đề xuất quan niệm về chuỗi giá trị thịt lợn. Xây dựng được khung phân tích, hướng nghiên cứu cho chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An và tổng hợp đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn. - Về thực tiễn: Xây dựng bản đồ chuỗi giá trị thịt lợn ở tỉnh Nghệ An, xác định được bốn kênh tiêu thụ chính của chuỗi. Sản lượng thịt lợn được tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh chiếm 30% và 5 mang lại tổng giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần cao hơn ở thị trường trong tỉnh. Đánh giá được những yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn. Luận án kết luận phát triển chuỗi giá trị thịt lợn là phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, bên cạnh đó phải bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế và liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân, xử lý được vấn đề ô nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dựa trên những định hướng, quan điểm cơ bản, Luận án đã đề xuất các chiến lược và giải pháp khả thi nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 2015-2020 và quy hoạch phát triển chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị thịt lợn 1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị thịt lợn Chuỗi giá trị thịt lợn là tập hợp các hoạt động từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, gồm các tác nhân: (i) Người sản xuất (hộ gia đình, trang trại…); (ii) Người thu gom (thương lái); (iii) Người giết mổ; (iv) Người bán buôn, bán lẻ; (v) Người tiêu dùng. 1.1.2. Nội dung chính trong nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn bao gồm những nội dung: (i) lập bản đồ chuỗi giá trị thịt lợn (ii) Mô tả chuỗi (iii) Phân tích kết quả các hoạt động trong chuỗi giá trị thịt lợn (iv) Nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn. 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn (1) Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên; (2) Nhóm các yếu tố đầu vào; (3) Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội; (4) Nhóm yếu tố về thị trường; (5) Thông tin tiêu dùng; (6) Cơ chế, chính sách; (7) Các yếu tố khác. 1.2. Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị thịt lợn Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn của một số nước trên thế giới cho thấy: - Mỹ: Nghiên cứu về ngành chăn nuôi lợn của Mỹ thấy nổi bật lên là công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo chất lượng VSATTP và việc Mỹ đối phó khi có dịch xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi. - Nhật Bản: Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn của Nhật cho thấy nổi bật lên là kiểm soát an toàn thực phẩm:Việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi ở Nhật Bản được hình xuất phát từ các nhà chăn nuôi lợn. Tất cả các nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn phải đăng ký là hội viên của hiệp hội chăn nuôi và họ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của hiệp hội, chính sách của nhà nước. Sáu bài học kinh nghiệm về phân tích chuỗi giá trị thịt lợn cho Việt Nam đã được tổng kết đó là (1) Chính sách phát triển chuỗi giá trị thịt lợn của Mỹ và Nhật bản hướng vào lợi thế so sánh của từng vùng, (2) Đổi mới hệ thống quản lý và chính sách, (3) Tăng 6 cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng, (4) Coi trọng hỗ trợ phát triển công nghiệp giết mổ, (5) Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp và điều tiết sản xuất và tiêu thụ thịt lợn có hiệu quả, (6) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu Luận án giới thiệu khái quát tỉnh Nghệ An về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh. Đồng thời cũng nêu lên những lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nghệ An trong phát triển chuỗi giá trị thịt lợn. 2.2. Phương pháp tiếp cận Các phương pháp tiếp cận được áp dụng bao gồm: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận thể chế, tiếp cận chuỗi giá trị và tiếp cận có sự tham gia.Với các cách tiếp cận này, tất cả các thông tin được thu thập từ các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lợn thịt và các yếu tố khác có liên quan đều có sự tham gia chia sẻ, trao đổi của chính đối tượng thu thập, nhờ đó tính xác thực, độ tin cậy của thông tin thu thập được nâng cao. Dựa trên kết quả tổng quan, đặc điểm địa bàn nghiên cứu, phương pháp tiếp cận. Khung phân tích được xác định như sơ đồ 2.1. Thông tin tiêu dùng và sự phân phối lợi nhuận Đặc điểm CGT thịt lợn Cách tiếp cận Chỉ tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Mô tả, lượng hóa CGT thịt lợn Hiệu quả của chuỗi Chiến lược nâng cấp chuỗi Phản ứng của chuỗi Năng lưc (năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận) Mức độ liên kết Tác động của rủi ro Điều kiện tự nhiên và nhóm các yếu tố đầu vào Nhu cầu thị trường và sự biến động của giá thịt lợn Thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng Nhân tố ảnh hưởng Yếu tố đầu vào Sơ đồ 2.1. Khung phân tích chuỗi giá trị thịt lợn 7 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Lựa chọn điểm khảo sát Đề tài lựa TP. Vinh, Hưng Nguyên, Đô Lương, Diễn Châu để nghiên cứu đại diện cho toàn tỉnh dựa trên các tiêu chí: Đây là những huyện có số hộ chăn nuôi lợn, quy mô đàn lợn thuộc nhóm cao của tỉnh Nghệ An. Các huyện này đại diện cho các vùng của tỉnh theo vị trí địa lí, vùng gần thành phố, bán sơn địa và thuần nông. Mỗi huyện đề tài lựa chọn 2 xã đại diện để khảo sát chuyên sâu: Huyện Đô Lương chọn Lam Sơn và Thịnh Sơn; Huyện Hưng Nguyên chọn xã Hưng Mỹ và xã Hưng Xá; Huyện Diễn Châu chọn xã Diễn Thọ và xã Diễn Đồng; Thành phố Vinh chọn xã Hưng Chính và Trường Thi. 2.3.2. Nguồn và phương pháp thu thập số liệu Tổng quan sát 238 mẫu điều tra đại diện cho 6 tác nhân. Điều tra 7 xã một thị trấn đại diện theo tiêu chí tỷ lệ hộ nuôi lợn cao và hộ chăn nuôi lợn thịt theo các tiêu chí quy mô chăn nuôi, hình thức liên kết trong chăn nuôi và theo quy mô nuôi lợn với tổng số hộ chăn nuôi và tiêu dùng thịt lợn là 140 hộ, khảo sát chuyên sâu 20 hộ thu gom (thương lái) bán buôn lợn hơi, 20 hộ giết mổ, 7 lò mổ, 6 hộ chế biến, 25 hộ bán lẻ tại 3 huyện Đô Lương, Hưng Nguyên và Diễn Châu và T.Phố Hà Nội, 20 hộ tiêu dùng tại T.P Vinh kết hợp với điều tra tiêu dùng ở tất cả các hộ chăn nuôi (140 hộ). 2.3.3. Phương pháp phân tích Phân tích kinh tế chuỗi gồm phân tích chi phí trung gian, doanh thu, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi. - Giá trị gia tăng (VA - Value Added): [Giá trị gia tăng] = [tổng giá bán sản phẩm] – [giá trị hàng hóa trung gian] (ví dụ chi phí đầu vào: mua nguyên vật liệu, dịch vụ v.v.). - Doanh thu (TR- total revenue): ii pqTR *   Trong đó: qi - Khối lượng thịt lợn tiêu thu loại i; pi - Giá bình quân của thịt lợn loại i; n: Số loại thịt lợn - Tổng chi phí (TR -total cost): Tổng chi phí của mỗi tác nhân sẽ bằng chi phí đầu vào cộng với chi phí tài chính tăng thêm - Giá trị gia tăng thuần hay lợi nhuận: NVA = VA –(W + T + FF +…) - Tổng lợi nhuận và tổng thu nhập chuỗi: Tổng lợi nhuận bằng lợi nhuận đơn vị nhân với lượng bán ra của mỗi tác nhân rồi tổng hợp lại. Tổng thu nhập chuỗi bằng giá bán đơn vị nhân với lượng bán ra của mỗi tác nhân rồi tổng hợp lại. 8 CHƯƠNG 3. CHUỐI GIÁ TRỊ THỊT LỢN TỈNH NGHỆ AN 3.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ thịt lợn tỉnh Nghệ An 3.1.1. Tổng quan tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh Số lượng lợn giai đoạn từ 2008 đến 2013 giảm dần, mức độ giảm bình quân 2,83%/năm, tốc độ giảm mạnh giai đoạn 2009-2011, số lượng lợn từ năm 2009 đến năm 2011 giảm còn 1.067.083 nghìn con, so với năm 2008 (giảm 104.219 nghìn con, tương đương 8,89%), sự giảm này một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh và do ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung, ảnh hưởng của lạm phát và giá cả vật tư hàng hóa leo thang nên đầu tư vào chăn nuôi của người dân có phần giảm sút. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng dần qua các năm, từ năm 2008 đến năm 2013 tăng trung bình là 3,99%/năm (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Số lượng lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2008-2013 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TĐPT (%) Số lượng lợn (nghìn con) 1.171.302 1.218.302 1.169.501 1.067.083 1.063.046 1.014.930 97,17 SL thịt hơi xuất chuồng (nghìn tấn) 111.301 119.792 130.191 135.216 136.646 135.397 103,99 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2013) Kết quả qua khảo sát cho thấy mức tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người ở tỉnh Nghệ An năm 2012 khoảng 20,63kg/năm (tương đương với khoảng 27 kg thịt lợn hơi), với dân số 2.929.107 người thì sản lượng thịt lợn hơi tiêu thụ tại Nghệ An khoảng 79.056 tấn, tức là chiếm khoảng 70% tổng sản lượng thịt lợn hơi sản xuất ra, tiêu thụ bên ngoài địa bàn tỉnh khoảng 30%. Trên thực tế ở những địa phương giáp ranh với tỉnh bên cạnh cũng có sự trao đổi sản phẩm thịt lợn hàng hóa nhưng không nhiều. 3.1.2. Chế biến và tiêu thụ 3.1.2.1. Chế biến: Toàn tỉnh hiện có 30 lò giết mổ tập trung, công suất giết mổ đối với lợn khoảng 150-200 con/ngày; một số lò mổ có công suất nhỏ 5- 20 con/ngày hoặc chỉ mổ theo thời vụ. Những lò giết mổ lợn cung ứng nội tỉnh và tập trung cho thành phố Vinh và các thị trấn. 3.1.2.2. Tiêu thụ - Thu gom: Lợn của tỉnh Nghệ An được chu chuyển qua trung gian là thương lái tại địa phương, phương tiện đi lại là xe môtô hoặc dắt bộ. Ngoài ra còn những thương lái ngoài tỉnh đến mua, chủ yếu những thương lái này đến từ thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thanh Hóa…thường kết hợp với thương lái tại địa phương để mua 9 lợn hoặc mua trực tiếp từ người chăn nuôi. - Tiêu thụ cuối cùng: Thịt lợn được phân phối đến người tiêu dùng thông qua người bán buôn, bán lẻ tại các chợ trong tỉnh Nghệ An và ở các tỉnh khác. 3.2. Thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An 3.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn Lợn thịt từ chăn nuôi đi vào thị trường không chỉ qua một luồng mà đi qua nhiều luồng với nhiều thành viên trung gian, các thành viên này cùng tham gia và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường (sơ đồ 3.1). Sơ đồ 3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An 3.2.2. Hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn 3.2.2.1. Người nuôi lợn Trong tổng số 140 hộ điều tra có 6,43 % số chủ hộ có trình độ cấp I, 62,87 % số chủ hộ có trình độ cấp II và 30,7 % chủ hộ có trình độ cấp III. Bình quân nhân khẩu/hộ là 4,53. Bình quân lao động nông nghiệp/hộ là 1,96 lao động. Qua khảo sát có 57,14% số hộ nuôi lợn nuôi giống lợn lai, 38,58% số hộ nuôi giống lợn nội, và số ít hộ nuôi lợn ngoại (4,28% ). Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, 70% người nuôi lợn mua con giống từ những nông dân khác tại chợ, 20% mua từ các trung tâm chăn nuôi và HTX, và 10% người nuôi lợn tự gây con giống để nuôi. * Chi phí sản xuất của người nuôi lợn Chi phí đầu vào: Bao gồm những chi phí để mua những sản phẩm cho sản xuất Lò giết mổ trong tỉnh Người tiêu dùng Người chăn nuôi 59,5% Bán lẻ ngoài tỉnh Lò mổ ngoài tỉnh Thương lái ngoài tỉnh 31,5 % Thương lái trong tỉnh Bán lẻ trong tỉnh Người chế biến Hộ giết mổ Tiêu thụ ngoại tỉnh Tiêu thụ nội tỉnh 17% 21,5% 7% 2% 58,0% 58,0% 1,5% 1,5% 2% 2% 7 % 7% 14,5%, 31,5% Cung cấp đầu vào 31,5 % 10 Trong đó chủ yếu là chi phí mua con giống, còn lại là các chi phí như chi phí thức ăn, thuốc thú y. Ngoài ra còn những khoản chi phí liên quan đến hoạt động nuôi và bán lợn của nông dân như: chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng chuồng trại, sửa chữa chuồng trại, chi phí lãi vay, chi phí vận chuyển, chi phí khác. Bảng 3.2. Chi phí sản xuất của người nuôi lợn Khoản mục Số tiền (đồng) BQ/đầu lợn móc hàm BQ/kg móc hàm Tỷ trọng (%) Mua con giống 408.000 7.791 17,91 Chi phí thức ăn 1.726.774 34.814 80,05 Thuốc thú y 14.433 291 0,67 Chi phí sửa chữa chuồng trại 12.697 256 0,58 Chi phí lãi vay 5.059 102 0,23 Chi phí vận chuyển 5.257 106 0,24 Chi phí khác (điện, nước…) 6.249 126 0,28 Tổng chi phí 2.178.472 43.486 100 Năm 2012, tổng chi phí sản xuất của người nuôi lợn là 43.486 đồng/kg . Chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 80,05%, tiếp đến là chi phí con giống 17,91%, còn lại là các chi phí khác. Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt (Tính bình quân cho 1 hộ) Chỉ tiêu ĐVT Phương thức chăn nuôi Chung CN (1) BCN (2) TT (3) Hộ chăn nuôi Hộ 18 73 49 140 Số con XC BQ/lứa con 28,72 14,85 7,55 14,08 Trọng lượng XC BQ/con Kg/con 78,65 68,47 66,96 69,30 Thời gian nuôi BQ/lứa Ngày 101,86 108,00 110,34 106,73 Số lứa nuôi/năm Lứa 3,80 3,50 2,80 3,26 BQ số năm chăn nuôi lợn Năm 10,00 15,27 15,36 13,50 Người nuôi lợn bán theo hình thức bán móc theo con, trọng lượng xuất chuồng đối với lợn trung bình 69,30 kg/con, giá bán trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/con (khoảng 3,3 triệu đồng/con theo giá móc hàm). Các hộ đều bán cho người thu gom (thương lái trong và ngoài tỉnh) chiếm 38,5% sản lượng của chuỗi giá trị, hộ giết mổ địa phương chiếm 59,5% sản lượng của chuỗi giá trị và lò mổ chiếm 2% sản lượng của chuỗi giá trị Nhìn chung, quy mô chăn nuôi của các hộ nuôi lợn còn nhỏ lẻ, hoạt động nuôi lợn khá đơn giản, không cần nhiều vốn đầu tư, không đòi hỏi kỹ năng, tay nghề, trình [...]... chuỗi giá trị thịt lợn thịt ở tỉnh Nghệ An bao gồm: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, qua phân tích đặc điểm địa bàn và thực trạng tỉnh Nghệ An ta thấy cả hệ thống kênh tiêu thụ từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng diễn ra tự phát Điều đó có nghĩa là trên địa bàn đòi hỏi bức bách phải có hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt hợp lý Qua phân tích SWOT chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An Bảng 4.1 Phân... và theo chiều sâu, phải quan tâm đầy đủ đến cả các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp lên chuỗi 2) Về thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An: i) Trong chuỗi giá trị thịt lợn có nhiều tác nhân tham gia, số lượng thành viên của tác nhân hộ chăn nuôi và hộ bán lẻ thịt lợn chiếm số lượng lớn nhất ii) Những năm gần đây, sản phẩm chính của ngành hàng lợn thịt ở Nghệ An hoàn toàn được tiêu thụ... nước, địa phương cao (50%), chất lượng lợn chưa được ổn định (50%) (iv) Người bán sỉ, bán lẻ: hầu hết phục vụ cho những đối tượng có thu nhập cao (40%), sản phẩm thịt lợn chưa có thương hiệu, uy tín nên khó cạnh tranh (20%) 3.2.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị lợn Nghệ An 3.2.3.1 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần Nghiên cứu chọn 4 kênh thị trường để phân tích kinh tế của chuỗi giá trị. .. tra giám sát sản xuất theo quy trình chât lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (6) Tăng cường hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng các lò giết mổ, ưu tiên các chương trình phát triển chuỗi giá trị thịt lợn 24 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 1) Về cơ sở lý luận và thực tiễn: Chuỗi giá trị thịt lợn có tính chất đặc thù, có nhiều tác nhân trung gian, đặc biệt trong vấn đề tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn Chuỗi giá trị. .. hình thành giá cả lợn hơi, lợn thịt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và người tiêu dùng và hộ chăn nuôi lợn sẽ chịu thiệt thòi CHƯƠNG 4 CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỐI GIÁ TRỊ THỊT LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 4.1 Quan điểm và phương hướng phát triển của ngành chăn nuôi 4.1.1 Quan điểm Căn cứ vào định hướng phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung, định hướng phát triển của ngành chăn nuôi lợn nói riêng... phát triển ngành chăn nuôi lợn đến năm 2020 26 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Phạm Thị Tân và Phạm Văn Hùng (2013) Nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Tạp chí Khoa học và phát triển, 11(5): 767-776 2 Phạm Thị Tân và Phạm Văn Hùng (2014) Phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam: Nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn, Tạp chí Kinh tế dự... thành 9.632 đồng/kg Giá trị lợi nhuân/chi phí trong kênh hàng này tăng lên 8,7% Giá bán ở kênh thị trường ngoài tỉnh (kênh 3 và 4 - bảng 3.11) trung bình giá bán ở tác nhân cuối cùng của chuỗi khoảng 96,322 đồng/kg, gấp 1,3 lần giá bán thịt lợn ở tại tỉnh Nghệ An (kênh 1 và 2, bảng 3.10) Bảng 3.10 Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ở kênh thị trường trong tỉnh Khoản mục Người... các tác nhân trong chuỗi Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường nội tỉnh là 22.559 đồng/kg (kênh 1) gấp 1,02 lần tổng giá trị gia tăng kênh 2 (21.629đ/kg) Tại thị trường nội tỉnh người bán lẻ tạo nên giá trị gia tăng cao nhất so với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị, dao động từ 6.873 đến 9.623 đồng/kg Tại kênh 1 hộ chăn nuôi là tác nhân tạo nên giá trị gia tăng đứng thứ 2 của chuỗi (đạt 6.762... cấp chuỗi giá trị thịt lợn hướng đến việc tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt là người chăn nuôi (tác nhân đầu tiên trong chuỗi) , cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng (tác nhân cuối cùng trong chuỗi) bằng cách nâng cao chất lượng thịt lợn 4.3 Căn cứ khoa học đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi Những căn cứ đề làm cơ sở đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thịt. .. thua thiệt, họ không có quyền định giá đầu ra, trong khi đó hộ giết mổ và bán buôn có thể tăng giá đầu ra của mình để giành được nhiều lợi ích Trên thực tế hiện tượng người nuôi lợn phải bán lợn thịt hơi với giá thấp và mua thịt lợn về tiêu dùng với giá rất cao, thoát hoàn toàn ra khỏi giá thành thực tế Đặc biệt là khi giá thịt lợn tăng vọt, người giết mổ và bán buôn thịt lợi thu được lãi lớn nhưng ít . về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt lợn như thế nào? Với sản phẩm thịt lợn trong địa bàn tỉnh Nghệ An, nghiên cứu chuỗi giá trị nên theo hướng nào? (2) Những tác nhân nào tham gia chuỗi giá. quan niệm về chuỗi giá trị thịt lợn. Xây dựng được khung phân tích, hướng nghiên cứu cho chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An và tổng hợp đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá. hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An; - Đề xuất chiến lược nâng cấp và hệ thống các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn trong địa bàn tỉnh Nghệ An. 3. Phạm vi nghiên cứu a) V

Ngày đăng: 15/04/2015, 08:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan