Thương vụ vận tải đại học giao thông vận tải

29 392 0
Thương vụ vận tải đại học giao thông vận tải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans.Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận.

Mục lục I Cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 1. Khái niệm về người giao nhận Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ đó. Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá …” 2. Khái niệm nghiệp vụ giao nhận Giao nhận vận tải (hay freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận (freight forwarder) ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ. Theo quan điểm chuyên ngành, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) đưa khái niệm về lĩnh vực này như sau: “giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay những chứng từ liên quan đến hàng hóa.” 3. Phạm vi các dịch vụ giao nhận Trừ một số trường hợp bản thân người gửi hàng/người nhận hàng muốn tự mình tham gia bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, còn thông thường, người giao nhận thay mặt anh ta lo liệu quá trình vận chuyển hàng hoá qua các công đoạn. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua những người kí 1 hợp đồng phụ hay những đại lý mà họ thuê, người giao nhận cũng sử dụng những đại lý của họ ở nước ngoài. Những dịch vụ này bao gồm : a. Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu). Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng người giao nhận sẽ: + Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp + Lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc . + Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như :giấy chứng nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận … + Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của chinh phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩucũng như ở bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những chứng từ cần thiết. + Đóng gói hàng hoá (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hoá và những luật lệ áp dụng nếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước gửi hàng đến. + Lo liệu việc lưu kho hàng hoá nếu cần. + Cân đo hàng hoá. + Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng yêu cầu thì mua bảo hiểm cho hàng. + Vận chuyển hàng hoá đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủ tục chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở. + Lo việc giao dịch ngoại hối (nếu có). + Thanh toán phí và những phí khác bao gồm cả tiền cước. + Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng. + Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần). + Giám sát việc vận chuyển hàng hoá trên đường đưa tới người nhận hàng thông qua nhưng mối liên hệ người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài. + Ghi nhận những tổn thất của hàng hoá nếu có. + Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở về những tổn thất của hàng hoá (nếu có). b. Thay mặt người nhận hàng(người nhập khẩu). Theo những chỉ dẫn giao hàng của người nhập khẩu người giao nhận sẽ: + Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hoá từ khi người nhận hàng lo liệu vận tải hàng. + Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá. + Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước(nếu cần). + Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí thức và những chi phí khác cho hảI quan và những nhà đương cục khác. 2 + Thu xếp việc lưu kho quá cảnh (nếu cần). + Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng + Nếu cần giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về những tổn thất của hàng hoá nếu có. Giúp người giao nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần. c. Những dịch vụ khác Ngoài những dịch vụ đã nêu ở trên, người giao nhận cũng có thể làm một số những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt khác như gom hàng (tập hợp những lô hàng lẻ lại) có liên quan đến hàng công trình: công trình chìa khoá trao tay (cung cấp thiết bị, xưởng … sẵn sàng vận hành) …vv Người giao nhận cũng có thể thông báo khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, những thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những điều khoản thích hợp cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương và tóm lạI tất cả những vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh của anh ta. 4. cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật quốc tế, Việt nam - Các Công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hoá - Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK II. Thực trạng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương - Vietrans 1. Tổng quan về công ty 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương- VIETRANS là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thương Mại, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế tự chủ tài chình. Là tổ chức giao nhận đầu tiện được thành lập ở Việt Nam theo quyết định số 554/BNT ngày 13/08/1970 của Bộ Thương Mại, lúc đó Công ty đã lấy tên là Cục kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương, cho tới hiện nay, tên chính thức của công ty là “ Công ty Giao nhận KHo vận Ngoại thương” và tên giao dịch là “ Vietnam National Foreign Trade Forwarding and Warehousing Corporation” , tên viết tắt VIETRANS Trước năm 1986 vì chính sách Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương nên VIETANS là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận ngoại thương và phục vụ tất cả các công ty kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu trong cả 3 nước nhưng hoạt động chủ yếu chỉ giới hạn ở các kho, cảng và cửa khẩu. Hoạt động giao nhân ngoại thương được tập trung vào một đầu mối để tiếp nối quá trình lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu trong và ngoài nước do Bộ ngoại thương chỉ đạo. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng, nhờ vậy mà cơ sở vật chất kỹ thuật của VIETRANS ngày càng được nhà nước đầu tư tăng thêm nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng. Tuy nhiên có những lúc do khối lượng hàng hóa quá lớn., kho VIETRANS chỉ dành riêng để chứa bảo quản hàng xuất khẩu, trong khi đó hàng nhập khẩu và cảng đã phải chủ động thu xếp kho bãi tại cảng để bảo quản an toàn hàng hóa trong thời gian chờ chuyển chủ động giải phóng tàu nhanh. Sau đại hội Đảng lần thứ VI, tình hình kinh tế nước ta đã có nhiều biến chuyển mới và việc buôn bán trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các ngước ngày càng phát triền. Những mối liên hệ quốc tế được mở rộng, VIETRAN thấy cần phải mở rộng phạm vi hoạt động và đã vươn lên trở thành một công ty giao nhận quốc tết có quan hệ đại lý rộng khắp thế giới , song song là tiến hành cung cấp mọi dịch vụ giao nhận kho vận đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. VIETRANS đã tham gia nhiều tổ chức nhiều hội khác nhau và chính thức trở thành hội viên của FIATA từ năm 1089 Thời kỳ từ năm 1989 đến nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế kể cả trong lĩnh vực ngoại thương. Trong bối cảnh đó, VIETRANS đã mất thế độc quyền và phải bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt với các tổ chức kinh tế khác hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận. Từ những biến đổi to lớn về chơ chế, môi trường kinh tế xã hội của thời kỳ chuyển đổi mô hình kinh tế đã đem lại cho VIETRANS những thuận lợi và cơ hội mới nhưng cũng đặt ra những khó khăn và thách thức lớn cho bước đường phát triển. Để thích ứng với môi trường hoạt động kinh doanh mới, VIETRANS đã tiền hành đổi mới toàn diện từ định hướng chiến lược, phương thức hoạt động đến quy mô, hình thức và các tổ chức hoạt động, điều hành. Công ty không chỉ chú trọng đặc biệt tới tăng cường cơ sở vật chất mà còn chú ý đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín Công ty. Hơn 40 năm qua, VIETRANS đã có nhiều thay đổi về mô hình tổ chức hoạt động cũng như tên gọi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ. Cho tới nay, VIETRANS đã trở thành một Công ty giao nhận quốc tế, và là một trong những sáng lập viên của hiệp hội giao nhân Việt Nam (VIFAS) là một đại lý hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA và còn là thành viên của phòng Thương mại và Công nghiệp VIệt Nam 4 Hiện nay VIETRANS có 6 chi nhánh ở các tỉnh và thành phố đó là - VIETRANS Hải Phòng - VIETRANS Nghệ An - VIETRANS Đà Nẵng - VIETRANS Nha Trang - VIETRANS Quy Nhơn - VIETRANS Sài Gòn Hai liên doanh: - TNT- VIETRANS express worldwide Ltd. Được thành lập năm 1995 với express worldwide Ltd( Hà Lan) với số vốn 700.000 USD hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển nhanh quốc tế - Lotus joint Venture Company Ltd ( Sài Gòn) được thành lập năm 1991 với hãng tàu biển đen- Blasco (Ucrania) và công ty Stevedoring Service America- SSA (Mỹ) với tổng số vốn là 19.6 triệu USD để xây dựng và khai thác cầu cảng vận chuyển hàng hóa thông qua tàu, container… VIETRANS có văn phòng địa diện ở nước ngoài như : Vladivostock, Odessa… cùng hơn 50 đại lý trên toàn thế giới 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 1.2.1 Chức năng VIETRANS là một Công ty làm chức năng dịch vụ quốc tế về vận chuyển, giao nhận, xuất nhập khẩu hàng hóa, tư vấn đại lý… cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lĩnh vực này Theo điều lệ, Công ty có những chức năng sau: Nhận ủy thác dịch vụ về kho vận , giao nhận và cho thuê kho bãi, lưu cước các phương tiện vận tải( tàu biển, ô tô, máy bay, sà lan, container…) bằng các hợp đồng trọn gói (door to door” và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa nói trên như: gom hàng, chia lẻ hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu và làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa và giao nhận hàng hóa đó cho người chuyên chở để tiếp chuyển tới nơi quy định. Tổ chức phối hợp với các tổ chức khách ở trong và ngoài nước nhằm tổ chức chuyên chở, giao nhân hàng háo xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, các mặt hàng hội chợ triển lãm, tài liệu, chứng từ có liên quan, hoặc các loại chứng từ chuyển phát nhanh…. Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá trên cơ sở giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại cấp cho Công ty. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về các vấn đề giao nhận, vận tải hoặc kho hàng và các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Thực hiện kinh doanh vận tải công cộng phù họp với các quy định hiện hành của nhà nước. 5 Tiến hành các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hoá quá cảnh qua lãnh thô Việt Nam và ngược lại bằng các phương tiện chuyên chở của mình hoặc thông qua các phương tiện chuyên chở của người khác. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực vận chuyển, giao nhận và thuê tàu Kinh doanh du lịch, cho thuê văn phòng, nhà ở Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm các công tác phục vụ cho tàu biên của nước ngoài vào cảng Việt Nam. 1.2.2 Nhiệm vụ VIETRANS có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Bảo đảm việc bảo toàn và bô sung vốn trên cơ sớ tự’ tạo nguồn vốn, bảo đảm tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vón, làm trọn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Xây dựng kế hoạch và tô chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh của Công ty theo quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng của Công ty. Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện công tác giao nhận, chuyên chớ hàng hoá bằng các phương tiện tiên tiến, họp lý, an toàn trên các luồng vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyên tải, lưu kho, lưu bãi, giao nhận hàng hoá và bảo đảm việc bảo quản hàng hoá được an toàn trong phạm vi trách nhiệm của Công ty. Hoạt động mua sắm, xây dựng bồ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấp các phương tiện kỳ thuật, cơ sở vật chất của Công ty. Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ kho vận, giao nhận, kiến nghị cải tiến biểu cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo quy chế hiện hành để có các biện pháp thích hợp bảo đảm quyền lợi của các bên khi ký kết họp đồng nhằm thu hút khách hàng, đảm bảo công việc được thực hiện một cách tốt nhất để củng cổ và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường giao nhận trong và ngoài nước. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ chính sách các Bộ và quyền lợi của người lao động theo cơ chế tự chủ, gắn việc trả công với hiệu quả lao động bàng các hình thức khoán, chăm lo đời sống, đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên của công ty đế đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao. 1.3 Cơ cấu các mặt hàng và lĩnh vực kỉnh doanh của Công ty VIETRANS là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh giao nhận với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như: giao nhận thu gom, chia lẻ hàng hoá, xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác Trong thời kỳ mở cửa, hoạt động của Công ty càng rộng: cụ thể là khối ASEAN, khu vực Đông Bắc á, khu vực EƯ, Châu Mỹ Bảng sau sẽ cho chúng ta thấy rõ cơ cấu sản lượng hàng hoá ớ VIETRANS được 6 thực hiện theo khu vực thị trường Với thị trường trong nước, VIETRANS đã có chi nhánh ở hầu hết các tỉnh, thành phố chính trong cả nước. Trong các chi nhánh đó (không kê văn phòng tông công ty ở Hà nội), có chi nhánh của công ty ở thành phổ Hồ Chí Minh là làm ăn có hiệu quả nhất, bởi vì chi nhánh này được đặt ở vị trí thuận lợi về thương mại, sau đó là hai chi nhánh ở Hải Phòng và Đà Nằng. Trên thị trường quốc tế phạm vi kinh doanh của công ty được mở rộng ra nhiều khu vực khác nhau: Mông Cô, Ấn Độ, Đức, Bỉ, Hà Lan, Anh Tuy nhiên khu vực Đông bắc Á lại là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng hàng hoá quốc tế giao nhận của Công ty, đặc biệt là hàng nhập khấu. Đối với thị trường châu Âu thì hàng xuất khấu của Việt Nam vào thị trường này trong những năm gần đây rất lớn do EU đã giành cho Việt Nam nhiều ưu đãi: họ cho ta hưởng MFN, GSP cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên của ASEAN nên sản lượng hàng hoá giao nhận của Công ty với thị trường EƯ chiếm một tỷ trọng đáng kể và tăng dần trong những năm qua. Tại đây, Công ty đã từng bước thiết lập các quan hệ bạn hàng với nhiều tuyến, luồng hàng được xây dựng một cách hoàn chỉnh và có nhiều kinh nghiệm. Còn về khối ASEAN , kim ngạch thị trường của Việt Nam sang thị trường này tăng nhanh. Đây là khu vục buôn bán hấp dẫn đối với Việt Nam. Do vậy, VIETRANS đã nhanh chóng nắm bắt được tình hình này tích cực tham gia vào việc giao nhận vận chuyên hàng hoá giữa Việt Nam và khu vực. Nhưng cũng chính vì lý do đó mà các Công ty xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực giao nhận đều tích cực hoạt động trong lĩnh vực này và tạo nên sự cạnh tranh gay gắt do đó công ty cần có những chính sách thích hợp để phát triền. Tuy nhiên, theo phân tích của VIETRANS thì Trung Quốc sẽ là thị trường tiềm năng của công ty trong khối các nước châu Á. Trong mấy năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã không ngừng được củng cố và phát triến, kim ngạch trao đối buôn bán hai chiều tăng nhanh chóng. Khoảng cách địa lý giữa hai nước rất gần nên thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá giữa hai nước bằng các tuyến đường, giảm rủi ro trong quá trình vận chuyên, tăng nhanh vòng quay của vôn 2. Thực trạng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương - VIETRANS 2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty 7 2.1.1 Phạm vi trách nhiệm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại VIETRANS  Thay mặt người gửi hàng, người xuất khẩu Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận có thể làm các dịch vụ sau: - Người giao nhận sẽ tư vấn cho chủ hàng lựa chọn tuyến đường và chọn phương thức vận tải thích hợp nhất cho chủ hàng, rồi cùng nghiên cứu các điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của chính chủ áp dụng cho việc giao nhận ở nước xuất khẩu và các nước quá cảnh khác. - Ký kết các hợp đồng vận tải hay lưu cước với người chuyên chở hàng hóa. - Nhận hàng và cung cấp các chứng từ thích hợp cho chủ hàng hay người chuyên chở. Người giao nhận có thể đảm nhận cả việc đóng gói hàng hóa hay lưu kho hàng hóa (nếu cần). - Cân đo hàng hóa, làm thủ tục kiểm dịch cho hàng hóa. - Vận chuyển hàng hóa đến cảng và làm các thủ tục khai báo hải quan, hoàn tất các thủ tục chứng từ liên quan đến giao nhận cho người chuyên chở. Sau đó thanh toán các chi phí liên quan đến xuất nhập hàng hóa, kể cả trả tiền cước phí. - Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng. - Thu xếp việc chuyển tải (nếu cần) và ghi nhận nhung tổn thất trong quá trình vận chuyển và giúp người gửi hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa (nấu có).  Thay mặt người gửi hàng, người nhập khẩu Theo chỉ dẫn của người nhận hàng, người giao nhận có thể làm các dịch vụ sau: - Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa trong quá trình người chuyên chở lo liệu việc vận chuyển hàng hóa. Sau đó là nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến vận chuyển hàng hóa. - Thực hiện việc khai báo hải quan và các thủ tục liên quan đến việc nhấp khẩu hàng hóa, thanh toán các khoản chi phí cho hải quan và cơ quan đương cục khác. Tiếp theo là người giao nhận phải giao hàng cho người nhận hàng. - Nếu hàng hóa có vấn đề hỏng hóc thì người giao nhận phải giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở hàng hóa (nếu cần). 2.1.2 Một số đặc thù của hoạt động giao nhận hàng biển tại công ty VIETRANS a. Hoạt động giao nhận mang tính chất thời vụ Đây không chỉ là đặc thì hoạt động của VIETRANS mà của hầu hất doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tính thời vụ trong hoạt động nhận xuất phát từ tính thời vụ của các mặ hàng xuất khẩu. Chẳng hạn như vào thời điểm đầu năm, hoạt động giao nhận thường giảm sút do khối lượng hàng vận chuyển giảm sút. Trong các tháng tiếp theo, các doanh nghiệp sản xuất bắt đầu lên kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhưng thời điểm này họ cũng chỉ nhập 8 khẩu 1 số máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất. Hoạt động giao nhận ở thời điểm này khá hạn chế. Chỉ đến tháng 4 khi ma các nhà máy cho ra sản phâm, hoạt động mới trở nên nhộn nhịp.Nhu cầu vận chuyển hàng ở thời điểm này là rất lớn cả đối với hàng xuất khẩu lẫn hàng nhập khẩu. Nhưng đến khoảng tháng 9, 10 lại là mùa hàng xuống vì đây là thời điểm các nước châu Âu, người dân thường dành thời gia đi du lịch. Và cũng vào thời gian này, hàng phục vụ cho lễ giáng sinh và tết mới được lên kế hoạch sản xuất. Chỉ đến gần cuối năm, khi mà nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng mạnh, ở châu âu là giang sinh, năm mới, ở châu á là tết cổ truyền thì những người làm giao nhận mới thực sự bận rộn. Lương hàng hóa cuối năm rất phông phú cả về chủng loại và khối lượng. Nhu cầu giao hận tăng gấp nhiều lần so với những tháng trước. Từ đó ta thấy nắm được đặc thù của haotj động của ngành mình là rất quan trọng nó giúp cho công ty có được kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm nhất. b. Phương tiện phục vụ cho hạt động vận tải biển Một đặc diểm nổi bật của VIETRANS đó là công ty hoàn toàn không có đội tàu hay container của riêng mình đẻ phục vụ vho giao nhận vận tải biển. Đây là một bất lợi của VIETRANS so vơi các doanh nghiệp giao nhận khác vì điều này dễ khiến công ty rơi vào tình trạng bị động. Chẳng hạn như GEMATRANS hay VICONSHIP đồng thời là người chuyên chở và người giao nhận nên các cppng ty này có thể chủ động về thiết bị cho khách hàng trong mọi trường hợp, từ đó tạo nên uy tín trên thị trường. Tuy vậy, bù lại công ty có các thiết bị làm hàng như đội xe tải, xe nâng, cần cẩu khá hiện đại. Đặc biệt hệ thống kho bãi của VIETRANS được đánh giá là quy mô nhất. Công ty có một hệ thống kinh doanh kho rải khắp chiều dài đất nước, phương tiện trang thiết bị được đầu tư mua sắm mới rất nhiều.Vì vậy mà khối lượng hàng hóa giao nhận ngày càng tăng. 2.1.3 Nội dung và trình tự công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương VIETRANS a. Giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển Đối với một lô hàng xuất khẩu, quy trình giao nhận được tiến hành theo các bước sau: 1. Nhận hàng từ người gửi hàng (người xuất khẩu) Giữa VIETRANS và người gửi hàng sẽ có thoả thuận về phương thức và địa điểm nhận hàng. Về phương thức, người gửi hàng có thể trực tiếp mang hàng đến hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển nội địa của công ty. Công ty có một đội xe tải hoạt động rất hiệu quả, không chỉ sử dụng cho mục đích vận chuyển quốc tế bằng 9 đường bộ mà còn rất tiện dụng cho vận chuyển nội địa trước khi vào chặng vận tải chính. Về địa điểm, hàng hóa có thể được vận chuyển trực tiếp ra cảng hoặc mang về kho của công ty ở Văn Điển hoặc Yên Viên nếu chủ hàng ở Hà Nội. Việc nhận hàng từ người gửi hàng cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt vì sau khi người giao nhận nhận hàng, trách nhiệm về hàng hóa sẽ thuộc về người giao nhận. Nếu hàng là hàng nguyên container thì người giao nhận còn được giảm nhẹ trách nhiệm. Còn đối với những lô hàng lẻ, những dịch vụ mà VIETRANS thực hiện có thể là tái chế lại hàng hóa, hoặc đóng gói hàng hóa cho phù hợp với phương thức vận chuyển, tuyến đường vận chuyển. Hàng hóa đòi hỏi phải phù hợp với hợp đồng mua bán ngoại thương. Sau khi đã kiểm nhận chính xác, VIETRANS có trách nhiệm bảo quản hàng hóa chờ giao cho người chuyên chở. 2. Thuê người chuyên chở hàng hóa Dù hàng hóa được xuất khẩu theo điều kiện FOB hay CIF thì người giao nhận cũng thường được ủy thác thuê tàu để chuyên chở hàng hóa. Người ủy thác tuỳ từng trường hợp có thể là người gửi hàng (shipper) hay người nhận hàng (consignee). Nếu VIETRANS được ủy thác thuê tàu, đối với tuyến đường cũ, thường xuyên có hàng đi, công ty phải liên hệ với hãng tàu mà công ty đã làm giá trước đó để xin chỗ, lưu cước hoặc xin container nếu là hàng đóng trong container. Còn đối với tuyến đường mới chưa có giá hoặc giá cũ đã hết hạn thì phải xin giá ở nhiều hãng tàu khác nhau, sau đó chọn một giá tốt để chào cho khách hàng. Người giao nhận thường được ủy thác thuê tàu vì người giao nhận có lợi thế là luôn có lượng hàng lớn và ổn định nên thường được hãng tàu cho hưởng những ưu đãi về giá cả, dịch vụ mà khách hàng nhỏ lẻ không có được. 3. Tổ chức giao hàng lên tàu  Trước khi tàu đến cảng bốc hàng Hành trình của một con tàu thường là chở hàng đến cảng, dỡ hàng ra, lưu lại cảng từ 1 - 3 ngày, xếp hàng mới lên rồi khởi hành. Đối với một số cảng của Việt Nam nh cảng Hải Phòng, thời gian mét con tàu lưu lại chỉ là 1 ngày. Do đó, trước khi tàu cập cảng, hãng tàu sẽ gửi Thông báo thời gian dự kiến tàu vào cảng (ETA - Estimated Time of Arrival) cho người giao nhận. Thời gian này phụ thuộc vào tuyến đường, thoả thuận giữa hãng tàu và người giao nhận. Đối với VIETRANS, nếu tuyến đường xa, ETA được gửi trước từ 24h - 48h, còn đường gần, ETA phải được gửi trước 48h - 72h. Khi biết được thời gian dự kiến tàu đến cảng, nhân viên giao nhận của VIETRANS sẽ phải làm một số công việc sau: - Xin kiểm nghiệm, kiểm dịch cho hàng hóa để lấy giấy chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch, nhất là đối với hàng nông sản thực phẩm. 10 [...]... thuê phương tiện vận tải đường bộ chưa được chú trọng đúng mức, Công ty chỉ dựa vào giá cước chuyên chở của các hãng vận tải để thuê phương tiện vận tải đường bộ mà chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của các yếu tố khác như dịch vụ cung cấp, thời gian vận tải, mức độ an toàn trong quá trình vận tải để đưa ra quyết định chung f.Thanh toán cước phí: Mọi cước phí trong quá trình giao nhận Cty phải... hưởng của VIETRANS: giá cả của các dịch vụ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của dịch vụ và cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hàng Đối với dịch vụ làm vận tải và làm đại lý hải quan gá cả cũng ảnh hưởng không nhỏ Giá đầu tư vào các dịch vụ giao nhận chính là chi phí để thanh toán cho dịch vụ làm thủ tục hải quan và chi phí để chi trả cho quá trình làm dịch vụ vận tải khi giá đầu ra là cố định thì giá... người giao nhận phải phối hợp với các bên có liên quan nh cảng, hải quan, phòng cháy chữa cháy… để lên kế hoạch phòng ngõa - Khai hải quan hàng nhập khẩu Được sự ủy thác của chủ hàng người giao nhận sẽ mang vận đơn gốc hoặc bản sao vận đơn (nếu là vận đơn Surrendered hoặc vận đơn Express Cargo Bill) đến hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng 3 Tổ chức nhận hàng từ tàu và giao cho... Việt Sau đó khi nhận được thông báo tàu đến và thông báo nhận hàng (Notice of Arrival và Shiping Advice), cán bộ giao nhận của Công ty sẽ lấy giới thiệu từ Ban giám đốc Công ty đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng, đại lý hãng tàu (hoặc hãng tàu) sẽ trao cho cán bộ giao nhận của Công ty 3 bản lệnh giao hàng D/O (Delivery Order) khi cán bộ giao nhận của Công ty xuất trình 21 - 1 2 vận đơn gốc (Bill of Lading... từ tàu Cảng, Cty sẽ tiến hành thuê phương tiện vận tải nội địa để vận tải hàng hoá đến cho chủ hàng Nhìn chung việc vận chuyển hàng hoá đến cho chủ hàng NK tương đối đơn giản, vì tại thành phố Đà Nẵng có một hệ thống vận tải đường bộ tương đối đa dạng và hiện đại với sự có mặt của nhiều Công ty chuyên chở Container đường bộ có uy tín và có đội ngũ xe hiện đại như Vietfract, Viconship, Gematrans, Minh... MR) để đổi lấy vận đơn Để thuận tiện cho việc lấy được tiền hàng, vận đơn phải sạch, đã xếp hàng lên tàu và cước trả trước (nếu người xuất khẩu phải trả tiền cước) Nếu là hàng lẻ, người giao nhận trên cơ sở chi tiết làm vận đơn nhận từ chủ hàng tiến hành lập vận đơn gom hàng Sau đó, người giao nhận tập hợp vận đơn cùng một số chứng từ khác nh hoá đơn thương mại, hợp đồng mua bán ngoại thương, Packing... sẽ nhận phí giao nhận uỷ thác từ khách hàng g Giao trả Container rỗng cho đại lý hãng tàu: Nếu quá trình dỡ hàng tại bãi Cảng thì việc giao trả Container rỗng cũng ngay tại bãi Cảng và như vậy Cty không phải tốn thêm chi phí vận chuyển Container rỗng đến bãi Container của đại lý hãng tàu để giao trả Ngay khi hàng hoá được rút hết khỏi Container, cán bộ giao nhận của Cty sẽ lập văn bản giao trả Container... gói dịch vụ của Công ty đặc biệt là dịch vụ giao nhận hàng hóa qua đường biển Sáu là: Địa lý của Việt Nam có nhiều sông ngòi biển cả nên có rất nhiều thuận lợi cho việc vận chuyên hàng hoá từ các nước về Việt Nam Và Việt Nam là nơi cập cảng của nhiều tàu thuyền trong quá trình vận chuyển giữa các quốc gia, tạo ra mối giao lưu thông thương hàng hoá 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân về hoạt động giao nhận... mối đe dọa cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và vận tải của công ty giao nhận kho vận tải ngoại thương + Nguyên nhân từ môi trường kinh tế xã hội Lạm phát tăng: sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí khai thác tàu Tỷ giá tăng là làm ảnh hưởng đến sự hát triển của VIETRANS: VIETRANS là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải và xuất nhập khẩu chính vì thế mà tỷ giá đồng ngoại... giao nhận một lô hàng nhập khẩu, người giao nhận phải tiến hành các bước sau: 1 Trước khi tàu cập cảng Người giao nhận phải được người nhận hàng hoặc đại lý của mình cung cấp các thông tin cần thiết về lô hàng Cụ thể - Thông tin về tàu: tên tàu, quốc tịch, thời gian dự kiến tàu đến cảng dỡ hàng - Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) để biết tình hình hàng hóa Chủ hàng phải giao cho người giao nhận vận . đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá …” 2. Khái niệm nghiệp vụ giao nhận Giao nhận vận tải (hay freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng. Bộ Thương Mại, lúc đó Công ty đã lấy tên là Cục kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương, cho tới hiện nay, tên chính thức của công ty là “ Công ty Giao nhận KHo vận Ngoại thương . Phương tiện phục vụ cho hạt động vận tải biển Một đặc diểm nổi bật của VIETRANS đó là công ty hoàn toàn không có đội tàu hay container của riêng mình đẻ phục vụ vho giao nhận vận tải biển. Đây

Ngày đăng: 15/04/2015, 07:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I Cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

    • 1. Khái niệm về người giao nhận

    • 2. Khái niệm nghiệp vụ giao nhận

    • 3. Phạm vi các dịch vụ giao nhận

    • 4. cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận

    • II. Thực trạng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương - Vietrans

      • 1. Tổng quan về công ty

        • 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

        • 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

          • 1.2.1 Chức năng

          • 1.2.2 Nhiệm vụ

          • 1.3 Cơ cấu các mặt hàng và lĩnh vực kỉnh doanh của Công ty

          • 2. Thực trạng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương - VIETRANS

            • 2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty

              • 2.1.1 Phạm vi trách nhiệm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại VIETRANS

              • 2.1.2 Một số đặc thù của hoạt động giao nhận hàng biển tại công ty VIETRANS

              • 2.1.3 Nội dung và trình tự công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương VIETRANS

              • 2.2 Quy trình nhận hàng nhập khẩu container tại Vietrans Đà Nẵng

              • 2.3Đánh giá chung về hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty VIETRANS

                • 2.3.1 Ưu điếm về hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biến tại Công ty

                • 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân về hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại VIETRANS

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan