HĐGD KĨ THUẬT LỚP 5-VNEN

15 4.1K 5
HĐGD KĨ THUẬT LỚP 5-VNEN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 Ngày dạy: 5, 6 - 12, 13 / 2 /2015 Tuần 22+23 LẮP XE CẦN CẨU ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU : Sau khi tham gia HĐGD này, HS: - Nêu được đặc điểm, các bộ phận và tác dụng của xe cần cẩu. - Biết cách lắp xe cần cẩu và lắp được xe cần cẩu. - Vận dụng cách lắp xe cần cẩu đã học để lắp ghép đồ chơi bằng bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. -Hứng thú lắp ghép mô hình kĩ thuật. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên chuẩn bị - Tài liệu hướng dẫn GV các HĐGD lớp 5-VNEN - SGK Kĩ thuật 5 - Mẫu xe cần cẩu đã ráp hoàn chỉnh . - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 5. - Phiếu giao việc 2. Học sinh chuẩn bị - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 5. - SGK Kĩ thuật 5, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát một bài hát hoặc tổ chức chơi trò chơi gắn với nội dung của bài học trong khoảng 1-2 phút. 1. Giới thiệu bài - HS vận dụng kinh nghiệm cá nhân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi: Khi cần nâng một vật nặng lên cao để di chuyển nó từ chỗ này sang chỗ khác, ví dụ như nâng thùng hàng lên xe, nâng tấm bê tông từ mặt đất lên tầng nhà đang xây…, người ta đã làm thế nào? - Một số HS nêu một số cách nâng vật nặng lên cao theo hiểu biết của bản thân. - GV nhận xét, khái quát các câu trả lời và dẫn dắt vào bài mới. - Nhóm trưởng hoặc đại diện nhóm đến góc học tập lấy các bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 5 cho nhóm mình. 2. Hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá đặc điểm của xe cần cẩu Quan sát, nêu tên các bộ phận, tác dụng của từng bộ phận và ứng dụng của xe cần cẩu: - Các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận để trả lời câu hỏi: + Xe cần cẩu có những bộ phận nào? GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 + Nêu tác dụng của từng bộ phận xe cần cẩu. + Xe cần cẩu được sử dụng để làm những công việc gì trong thực tế? - HS quan sát các hình trong bài 16, suy nghĩ và vận dụng kinh nghiệm để trả lời 3 câu hỏi trên. - Chia sẻ, thảo luận trong nhóm về tác dụng của từng bộ phận xe cần cẩu và ứng dụng của xe cần cẩu. - Thống nhất trong nhóm về 3 câu trả lời. Thư kí nhóm ghi kết quả thảo luận của nhóm. - Giơ thẻ báo với Gv nhóm mình đã hoàn thành nhiệm vụ. Trình bày kết quả hoạt dộng của nhóm với GV khi GV đến vị trí của nhóm. Có thể hỏi thêm GV về những thắc mắc và yêu cầu GV giải thích những nội dung chưa hiểu rõ. Trình bày kết quả thảo luận kết luận: - HS xung phong báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. - HS ghi nhớ kết luận của GV: Xe cần cẩu có 5 bộ phận là giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời và trục bánh xe. Giá đỡ cẩu có tác dụng giữ cố định cần cẩu và di chuyển cần cẩu từ chỗ này sang chỗ khác khi cần thiết. Cần cẩu cùng với ròng rọc, dây tời và tay quay có tác dụng nâng hàng lên, xuống. Xe cần cẩu được dùng để nâng hàng, nâng các vật nặng ở bến xe, bến tàu, bến cảng, công trình xây dựng, siêu thị,… - HS và nhóm HS đối chiếu kết quả làm việc của cá nhân, nhóm với kết luận của GV để tự đánh giá kết quả hoạt động. 3. Hoạt động xây dựng kiến thức cơ bản Chọn các chi tiết dụng cụ. Quan sát quy trình trong SGK và lắp xe cần cẩu theo khả năng và kinh nghiệm của bản thân: - Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ: + chọn các chi tiết và dụng cụ theo bảng ở trang 47 SGK. Xếp các chi tiết đã Chọn vào nắp hộp theo từng loại: + Quan sát quy trình lắp xe cần cẩu trong SGK. Lấy các chi tiết đã chọn và sử dụng cờ-lê, tua-vít để lắp các bộ phận và ráp thành xe cần cẩu. - HS trong nhóm cùng nhau chọn chi tiết, dụng cụ để lắp xe cần cẩu. - Trao đổi, chia sẻ trong nhóm về cách lắp xe cần cẩu. HS lưu ý: Khi lắp từng bộ phận, HS có thể lắp bộ phận nào trước cũng được, không nhất thiết là phải lắp theo trình tự như trong SGK. - HS cùng nhau lắp các bộ phận và ráp thành xe cần cẩu theo cách hiểu, khả năng của các em. - GV đến các nhóm quan sát và yêu cầu HS thử lắp 1- 2 chi tiết. GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 HS lắp các bộ phận của xe cần cẩu theo khả năng, kinh nghiệm của bản thân: - 4-5 HS xung phong lên bảng chọn các chi tiết và lắp các bộ phận của xe cần cẩu. Sau khi lắp, HS có thể nêu thắc mắc hoặc yêu cầu GV hướng dẫn thao tác khó. - HS khác và giáo viên quan sát, nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả lắp xe cần cẩu của những HS thực hiện trên bảng. HS quan sát GV hướng dẫn thao tác: Trong hoạt động này, GV sẽ tập trung hướng dẫn những thao tác mới, khó, HS còn lúng túng, chưa lắp được hoặc lắp chưa đúng, còn những thao tác đa số HS đã thực hiện chưa đúng, còn những thao tác đa số HS đã thực hiện đúng, GV sẽ nhắc lại, thực hiện nhanh, không hướng đẫn cụ thể. - HS ghi nhớ những điểm GV lưu ý hướng dẫn lắp xe cần cẩu: + Lắp xe cần cẩu được thực hiện qua 3 bước: Bước 1. Chọn chi tiết và dụng cụ lắp xe cần cẩu; Bước 2. Lắp các bộ phận của xe cần cẩu; Bước 3. Lắp ráp thành xe cần cẩu. + Quan sát hình trong SGK để lắp cho đúng vị trí trên các thanh. + Khi lắp, cần đưa vít từ ngoài vào để mặt vít có rãnh ở phía bên ngoài, còn phần lắp ốc ở phía bên trong. + Những chỗ có 2 chi tiết thì lắp bằng vít ngắn hoặc vít vừa, chỗ có 3 chi tiết trở lên thì lắp bằng vít dài. + Chỉnh sửa các thanh, tấm cho cân đối rồi mới vặn chặt ốc vào vít. Khi vặn, một tay dùng cờ-lê giữ ốc, một tay đưa đầu tua-vít vào rãnh của vít và xoay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi mối ghép chặt vào nhau. + Lắp vòng hãm cách bánh xe khoảng 1- 2mm để bánh xe chuyển động dễ dàng. - HS đối chiếu cách lắp của GV với cách lắp của bản thân để tự đánh giá kết quả hoạt động. 4. Hoạt động tăng cường, củng cố Áp dụng trực tiếp: HS lắp thử một bộ phận lúc trước chưa lắp được hoặc lắp chưa đúng. B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. GV nêu các yêu cầu cần đạt của bài thực hành - Lắp xe cần cẩu chắc chắn, không xộc xệch. - Xe chuyển động được. - Khi quay tay quay, dây tời quấn vào, nhả ra dễ dàng. - Mặt vít có rãnh quay ra phía bên ngoài. GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 2. HS thực hành - HS trao đổi nhóm, nhắc lại các bước và các bộ phận cần lắp khi lắp xe cần cẩu. - Thực hành lắp xe cần cẩu. Trong quá trình thực hành, HS có thể xem lại hướng trong SGK hoặc hỏi bạn trong nhóm những chỗ chưa biết cách lắp. HS trong nhóm giúp đỡ, trao đổi, hướng dẫn cho nhau để cả nhóm cùng lắp được xe cần cẩu. Những HS khéo tay, lắp xong trước có thể hỗ trợ các bạn khác trong nhóm. - Trong quá trình lắp nếu chỗ nào cả nhóm cùng vướng mắc không thể giải quyết được thì giơ thẻ nhờ giáo viên hỗ trợ. - Giơ thẻ báo với giáo viên các thành viên trong nhóm đã lắp xong xe cần cẩu. Trình bày cách lắp hoặc kết quả lắp xe cần cẩu với GV khi đến vị trí của mình. 3. Đánh giá kết quả lắp xe cần cẩu - Từng cá nhân trong nhóm dựa vào yêu cầu cần đạt của sản phẩm và kết quả lắp xe cần cẩu để tự đánh giá kết quả lắp xe cần cẩu của bản thân. - Các thành viên trong nhóm nhận xét, đánh giá kết quả lắp xe cần cẩu của bạn hoặc nhóm bạn. Cả nhóm bình xét những xe cần cẩu đẹp, đạt các yêu cầu để tham gia trưng bày sản phẩm trước lớp. Trưng bày sản phẩm: Những HS có sản phẩm được bình chọn sẽ tham gia trưng bày sản phẩm. HS tự nhận xét, đánh giá: HS lên bảng và dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành để nêu nhận xét, đánh giá các sản phẩm được trưng bày. GV nhận xét, đánh giá: GV tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá để đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả thực hành lắp xe cần cẩu của các cá nhân, nhóm. Tuyên dương, khen ngợi những HS, nhóm HS lắp được xe cần cẩu đẹp, chuyển động được và sáng tạo. HS mang xe cần cẩu lắp được về nhà làm đồ chơi. Sau khi chơi xong, HS cần tháo các chi tiết, xếp ngăn nắp vào hộp để giờ sau học bài khác. Chú ý tháo theo trình tự: bộ phận, chi tiết nào lắp sau thì tháo trước. C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Thực hành cùng gia đình: HS về nhà thực hiện những công việc sau: 1. Giới thiệu với mọi người xe cần cẩu đã lắp được, Thử cẩu một số vật nhỏ bằng xe cần cẩu. 2. Hướng dẫn em nhỏ trong nhà lắp xe cần cẩu theo cách đã học. GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 3. Thử lắp một mô hình khác có chức năng tương tự như xe cần cẩu  ĐÁNH GIÁ Kết thúc tiết học, HS tự đánh giá về kết quả của mình (đánh dấu x vào 1 trong 2 mức độ): Hoàn thành Chưa hoàn thành IV. RÚT KINH NGHIỆM, CHIA SẺ ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Ngày dạy: 5, 6 - 12, 13-19, 20 / 3 /2015 Tuần 24+25+ 26 LẮP XE BEN ( 3 tiết) GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 I. MỤC TIÊU : Sau khi tham gia HĐGD này, HS: - Nêu được đặc điểm, các bộ phận và tác dụng của xe ben. - Biết cách lắp xe ben và lắp được xe ben.( Với học sinh khéo tay: lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được). - Vận dụng cách lắp xe ben đã học để lắp ghép đồ chơi bằng bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. -Hứng thú lắp ghép mô hình kĩ thuật. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 2. Giáo viên chuẩn bị - Tài liệu hướng dẫn GV các HĐGD lớp 5-VNEN - SGK Kĩ thuật 5 - Mẫu xe ben đã ráp hoàn chỉnh . - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 5. - Phiếu giao việc 2. Học sinh chuẩn bị - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 5. - SGK Kĩ thuật 5, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát một bài hát hoặc tổ chức chơi trò chơi gắn với nội dung của bài học trong khoảng 1-2 phút. 1. Giới thiệu bài - HS vận dụng kinh nghiệm cá nhân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi liên quan đến xe ben. - GV nhận xét, khái quát các câu trả lời và dẫn dắt vào bài mới. - Nhóm trưởng hoặc đại diện nhóm đến góc học tập lấy các bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 5 cho nhóm mình. 2. Hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá đặc điểm của xe ben. Quan sát, nêu tên các bộ phận, tác dụng của từng bộ phận và ứng dụng của xe ben: - Các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận để trả lời câu hỏi: + Xe ben có những bộ phận nào? + Nêu tác dụng của từng bộ phận xe ben. ( Xe ben được sử dụng để làm những công việc gì trong thực tế? Xe ben được dùng để vận chuyển cát, sỏi, đất,… cho các công trình xây dựng, làm đường,…) - HS quan sát các hình trong bài, suy nghĩ và vận dụng kinh nghiệm để trả lời 3 câu hỏi trên. GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 - Chia sẻ, thảo luận trong nhóm về tác dụng của từng bộ phận xe ben và ứng dụng của xe ben. - Thống nhất trong nhóm về 3 câu trả lời. Thư kí nhóm ghi kết quả thảo luận của nhóm. - Giơ thẻ báo với Gv nhóm mình đã hoàn thành nhiệm vụ. Trình bày kết quả hoạt dộng của nhóm với GV khi GV đến vị trí của nhóm. Có thể hỏi thêm GV về những thắc mắc và yêu cầu GV giải thích những nội dung chưa hiểu rõ. Trình bày kết quả thảo luận kết luận: - HS xung phong báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. HS ghi nhớ kết luận của GV: Để lắp xe ben cần 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin. Xe ben được dùng để vận chuyển cát, sỏi, đất,… cho các công trình xây dựng, làm đường,… - HS và nhóm HS đối chiếu kết quả làm việc của cá nhân, nhóm với kết luận của GV để tự đánh giá kết quả hoạt động. 3. Hoạt động xây dựng kiến thức cơ bản Chọn các chi tiết dụng cụ. Quan sát quy trình tring SGK và lắp xe ben theo khả năng và kinh nghiệm của bản thân: - Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ: + Chọn các chi tiết và dụng cụ theo bảng ở SGK. Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại: + Quan sát quy trình lắp xe ben trong SGK. Lấy các chi tiết đã chọn và sử dụng cờ-lê, tua-vít để lắp các bộ phận và ráp thành xe ben. - HS trong nhóm cùng nhau chọn chi tiết, dụng cụ để lắp xe ben. - Trao đổi, chia sẻ trong nhóm về cách lắp xe ben. HS lưu ý: Khi lắp từng bộ phận, HS có thể lắp bộ phận nào trước cũng được, không nhất thiết là phải lắp theo trình tự như trong SGK. - HS cùng nhau lắp các bộ phận và ráp thành xe ben theo cách hiểu, khả năng của các em. - GV đến các nhóm quan sát và yêu cầu HS thử lắp 1- 2 chi tiết. HS lắp các bộ phận của xe ben theo khả năng, kinh nghiệm của bản thân: - 4-5 HS xung phong lên bảng chọn các chi tiết và lắp các bộ phận của xe ben. Sau khi lắp, HS có thể nêu thắc mắc hoặc yêu cầu GV hướng dẫn thao tác khó. - HS khác và giáo viên quan sát, nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả lắp xe ben của những HS thực hiện trên bảng. GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 HS quan sát GV hướng dẫn thao tác: Trong hoạt động này, GV sẽ tập trung hướng dẫn những thao tác mới, khó, HS còn lúng túng, chưa lắp được hoặc lắp chưa đúng, còn những thao tác đa số HS đã thực hiện chưa đúng, còn những thao tác đa số HS đã thực hiện đúng, GV sẽ nhắc lại, thực hiện nhanh, không hướng đẫn cụ thể. -HS ghi nhớ những điểm GV lưu ý hướng dẫn lắp xe ben: + Lắp xe ben được thực hiện qua 3 bước: Bước 1. Chọn chi tiết và dụng cụ lắp xe ben; Bước 2. Lắp các bộ phận của xe ben; Bước 3. Lắp ráp thành xe ben. + Quan sát hình trong SGK để lắp cho đúng vị trí trên các thanh. + Khi lắp, cần đưa vít từ ngoài vào để mặt vít có rãnh ở phía bên ngoài, còn phần lắp ốc ở phía bên trong. + Những chỗ có 2 chi tiết thì lắp bằng vít ngắn hoặc vít vừa, chỗ có 3 chi tiết trở lên thì lắp bằng vít dài. + Chỉnh sửa các thanh, tấm cho cân đối rồi mới vặn chặt ốc vào vít. Khi vặn, một tay dùng cờ-lê giữ ốc, một tay đưa đầu tua-vít vào rãnh của vít và xoay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi mối ghép chặt vào nhau. + Lắp vòng hãm cách bánh xe khoảng 1- 2mm để bánh xe chuyển động dễ dàng. -HS đối chiếu cách lắp của GV với cách lắp của bản thân để tự đánh giá kết quả hoạt động. 4. Hoạt động tăng cường, củng cố Áp dụng trực tiếp: HS lắp thử một bộ phận lúc trước chưa lắp được hoặc lắp chưa đúng. B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. GV nêu các yêu cầu cần đạt của bài thực hành - Lắp xe ben chắc chắn, không xộc xệch. - Xe chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được . 2. HS thực hành - HS trao đổi nhóm, nhắc lại các bước và các bộ phận cần lắp khi lắp xe ben. - Thực hành lắp xe ben. Trong quá trình thực hành, HS có thể xem lại hướng trong SGK hoặc hỏi bạn trong nhóm những chỗ chưa biết cách lắp. HS trong nhóm giúp đỡ, trao đổi, hướng dẫn cho nhau để cả nhóm cùng lắp được xe ben. Những HS khéo tay, lắp xong trước có thể hỗ trợ các bạn khác trong nhóm. GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 - Trong quá trình lắp nếu chỗ nào cả nhóm cùng vướng mắc không thể giải quyết được thì giơ thẻ nhờ giáo viên hỗ trợ. - Giơ thẻ báo với giáo viên các thành viên trong nhóm đã lắp xong xe ben. Trình bày cách lắp hoặc kết quả lắp xe ben với GV khi đến vị trí của mình. 3. Đánh giá kết quả lắp xe cần cẩu - Từng cá nhân trong nhóm dựa vào yêu cầu cần đạt của sản phẩm và kết quả lắp xe ben để tự đánh giá kết quả lắp xe ben của bản thân. - Các thành viên trong nhóm nhận xét, đánh giá kết quả lắp xe ben của bạn hoặc nhóm bạn. Cả nhóm bình xét những xe ben đẹp, đạt các yêu cầu để tham gia trưng bày sản phẩm trước lớp. Trưng bày sản phẩm: Những HS có sản phẩm được bình chọn sẽ tham gia trưng bày sản phẩm. HS tự nhận xét, đánh giá: HS lên bảng và dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành để nêu nhận xét, đánh giá các sản phẩm được trưng bày. GV nhận xét, đánh giá: GV tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá để đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả thực hành lắp xe cần cẩu của các cá nhân, nhóm. Tuyên dương, khen ngợi những HS, nhóm HS lắp được xe ben đẹp, chuyển động được và sáng tạo. HS mang xe ben lắp được về nhà làm đồ chơi. Sau khi chơi xong, HS cần tháo các chi tiết, xếp ngăn nắp vào hộp để giờ sau học bài khác. Chú ý tháo theo trình tự: bộ phận, chi tiết nào lắp sau thì tháo trước. C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Thực hành cùng gia đình: HS về nhà thực hiện những công việc sau: 1. Giới thiệu với mọi người xe ben đã lắp được, Thử cẩu một số vật nhỏ bằng xe ben. 2. Hướng dẫn em nhỏ trong nhà lắp xe cần cẩu theo cách đã học. 3. Thử lắp một mô hình khác có chức năng tương tự như xe ben.  ĐÁNH GIÁ Kết thúc tiết học, HS tự đánh giá về kết quả của mình (đánh dấu x vào 1 trong 2 mức độ): Hoàn thành Chưa hoàn thành IV. RÚT KINH NGHIỆM, CHIA SẺ GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Ngày dạy: 26,27/3 - 2, 3 và 9, 10/4 /2015 Tuần 27+28+ 29 GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh [...]... đồ chơi bằng bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật -Hứng thú lắp ghép mô hình kĩ thuật II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1 Giáo viên chuẩn bị - Tài liệu hướng dẫn GV các HĐGD lớp 5-VNEN - SGK Kĩ thuật 5 - Mẫu xe ben đã ráp hoàn chỉnh - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 5 - Phiếu giao việc 2 Học sinh chuẩn bị - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 5 - SGK Kĩ thuật 5, vở ghi III TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát một bài hát hoặc tổ chức... dục Kĩ Thuật lớp 5 LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG ( 3 tiết) I MỤC TIÊU : Sau khi tham gia HĐGD này, HS: - Nêu được đặc điểm, các bộ phận và tác dụng của máy bay trực thăng - Biết cách lắp máy bay trực thăng và lắp được máy bay trực thăng (Với học sinh khéo tay: lắp được máy bay trực thăng tương đối chắc chắn, - Vận dụng cách lắp máy bay trực thăng đã học để lắp ghép đồ chơi bằng bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. .. nhân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi liên quan đến xe ben - GV nhận xét, khái quát các câu trả lời và dẫn dắt vào bài mới - Nhóm trưởng hoặc đại diện nhóm đến góc học tập lấy các bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 5 cho nhóm mình 2 Hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá đặc điểm của máy bay trực thăng Quan sát, nêu tên các bộ phận, tác dụng của từng bộ phận và ứng dụng của máy bay trực thăng: - Các nhóm... dụng của từng bộ phận máy bay trực thăng - HS quan sát các hình trong bài, suy nghĩ và vận dụng kinh nghiệm để trả lời 2 câu hỏi trên GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 - Chia sẻ, thảo luận trong nhóm về tác dụng của từng bộ phận máy bay trực thăng và ứng dụng của máy bay trực thăng - Thống nhất trong nhóm về 3 câu trả lời Thư kí nhóm ghi kết quả thảo luận... - GV đến các nhóm quan sát và yêu cầu HS thử lắp 1- 2 chi tiết HS lắp các bộ phận của xe ben theo khả năng, kinh nghiệm của bản thân: GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 - 4-5 HS xung phong lên bảng chọn các chi tiết và lắp các bộ phận của máy bay trực thăng Sau khi lắp, HS có thể nêu thắc mắc hoặc yêu cầu GV hướng dẫn thao tác khó - HS khác và giáo viên quan... thăng chắc chắn, không xộc xệch 2 HS thực hành - HS trao đổi nhóm, nhắc lại các bước và các bộ phận cần lắp khi lắp máy bay trực thăng GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 - Thực hành lắp máy bay trực thăng Trong quá trình thực hành, HS có thể xem lại hướng trong SGK hoặc hỏi bạn trong nhóm những chỗ chưa biết cách lắp HS trong nhóm giúp đỡ, trao đổi, hướng dẫn... Hướng dẫn em nhỏ trong nhà lắp máy bay trực thăng theo cách đã học 3 Thử lắp một mô hình khác có chức năng tương tự như xe ben  ĐÁNH GIÁ GV: Trần Thị Dương Trường Tiểu học Tân Sinh Hoạt động giáo dục Kĩ Thuật lớp 5 Kết thúc tiết học, HS tự đánh giá về kết quả của mình (đánh dấu x vào 1 trong 2 mức độ): Hoàn thành Chưa hoàn thành IV RÚT KINH NGHIỆM, CHIA SẺ ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………... - Các thành viên trong nhóm nhận xét, đánh giá kết quả lắp máy bay trực thăng của bạn hoặc nhóm bạn Cả nhóm bình xét những máy bay trực thăng đẹp, đạt các yêu cầu để tham gia trưng bày sản phẩm trước lớp Trưng bày sản phẩm: Những HS có sản phẩm được bình chọn sẽ tham gia trưng bày sản phẩm HS tự nhận xét, đánh giá: HS lên bảng và dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành để nêu nhận xét, đánh giá các . bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. -Hứng thú lắp ghép mô hình kĩ thuật. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên chuẩn bị - Tài liệu hướng dẫn GV các HĐGD lớp 5-VNEN - SGK Kĩ thuật 5 - Mẫu xe cần. bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. -Hứng thú lắp ghép mô hình kĩ thuật. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 2. Giáo viên chuẩn bị - Tài liệu hướng dẫn GV các HĐGD lớp 5-VNEN - SGK Kĩ thuật 5 - Mẫu xe ben. bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. -Hứng thú lắp ghép mô hình kĩ thuật. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên chuẩn bị - Tài liệu hướng dẫn GV các HĐGD lớp 5-VNEN - SGK Kĩ thuật 5 - Mẫu xe ben

Ngày đăng: 14/04/2015, 22:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan