Tiểu luận: Sống thử và những hệ lụy của sống thử

23 537 0
Tiểu luận: Sống thử và những hệ lụy của sống thử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Lời mở đầu 2 I. Tổng quan về sống thử 3 1. Nguồn gốc và sự phát triển 3 2.Khái niệm sống thử 4 3. Nguyên nhân và mục đích sống thử 4 3.1. Nguyên nhân 4 3.1.1. Nguyên nhân bản thân 5 3.1.2. Nguyên nhân gia đình 5 3.1.2. Nguyên nhân gia đình 5 3.1.3. Nguyên nhân xã hội 5 3.2. Mục đích sống thử 5 4. Phân tích mặt lợi và mặt hại 6 II. Thực trạng sống thử trong sinh viên 9 1. Dấu chấm hết của quá trình sống thử 9 2. Những kết thúc có hậu 11 3. Những kết cuộc bi đát 12 III. Các ý kiến tham khảo 14 1. Ý kiến của chuyên gia 14 2. Ý kiến của các bậc phụ huynh 15 2.1. Phụ huynh đồng ý cho con sống thử 15 2.1.1. Khi phụ huynh gật đầu trước việc con sống thử 15 2.1.2. Sự thật đằng sau những cái gật đầu 16 2.2. Những tâm sự của một người mẹ 17 2.2. Những tâm sự của một người mẹ 17 3. Ý kiến của các sinh viên 20 IV. Biện pháp khắc phục 22 1. Đối với người đã sống thử 22 2. Đối với người đang sống thử 22 3. Đối với người sắp sống thử 22 V. Kết luận 23 - 1 - Lời mở đầu Văn hoá Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nó một cách dễ hiểu, văn hoá là đặc điểm riêng biệt dùng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Niềm tự hào của người Việt Nam chúng ta khi được bạn bè trên thế giới biết đến, chính là quốc gia có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập như ngày nay, là cơ hội để chúng ta phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, học hỏi những cái hay, cái tốt đẹp để làm giàu thêm cho nền văn hoá nước nhà. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần ngăn chặn những cái xấu làm ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của người Việt Nam. Nghĩa là chúng ta hòa nhập chứ không hoà tan. Một trong những vấn dề đáng quan tâm hiện nay là văn hóa sống thử trong giới trẻ. Có rất nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều được đưa ra đối với vấn đề này. Bài tiểu luận của nhóm mình được thực hiên trên các quan điểm, các thống kê khách quan về việc sống thử, nhằm cung cấp cho các bạn cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng sống thử của sinh viên. Mong rằng, qua đó, các bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn hơn về vấn đề này, hay ít nhất là rút ra được một kinh nghiệm gì đó. Nếu các bạn thấy có thiếu sót điều chi hay có chỗ nào không hài lòng về bài viết, nhóm mình mong các bạn nhiệt tình đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Nhóm Little 8. - 2 - I. Tổng quan về sống thử 1. Nguồn gốc và sự phát triển Sống thử đã xuất hiện từ lâu ở các nước phương Tây, trong thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước, bắt nguồn từ cuộc cách mạng tình dục. Cuộc cách mạng tình dục đã thực sự đem lại những thay đổi quan trọng trong hành vi tình dục ở nhiều nước phát triển phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ và Anh. Chưa bao giờ tình dục được đề cập một cách công khai như ở giai đoạn này, các phương tiện truyền thông đại chúng như ấn phẩm, âm nhạc, sân khấu, báo chí đều nói đến tình dục và còn có cả sách hướng dẫn về kỹ thuật. Cuộc cách mạng tình dục cũng là sự phát triển tự nhiên của tiến trình lịch sử thời hiện đại - với sự sụp đổ của những giá trị đạo đức có nguồn gốc từ di sản tôn giáo và sự bùng phát quan niệm tự do tình dục, tự do yêu đương trên toàn thế giới. Nam nữ sống chung với nhau không kết hôn, vị thành niên được quyền có đời sống tình dục với bất kì người nào mình ưng thuận. Đến khi Việt Nam mở cửa hội nhập, văn hóa sống thử cũng du nhập theo. Sự phát triển của truyền thông đã làm mọi người dễ dàng tiếp cận văn hóa mới này. Vì nó mới lạ nên trở thành đề tài nóng hổi được bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông như báo chí, internet và thu hút hút được sự chú ý của nhiều người, nhất là giới trẻ, nghiễm nhiên nó trở thành một trào lưu.Tuy nhiên, dưới góc nhìn văn hóa phương Đông, phần lớn người Việt Nam khó chấp nhận trào lưu sống thử này. Nó bắt đầu bị xã hội lên án, phê phán và các buổi hội thảo “Sống thử nên hay không?” được tổ chức khắp nơi, được phát sóng trên truyền hình nhằm tuyên truyền lối sông lành mạnh, giáo dục về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản cho giới trẻ. Điều đó chỉ làm mất đi tính trào lưu của nó vì hiện nay không ai cảm thấy xa lạ khi nhắc đến sống thử. Qua các cuộc khảo sát trên mạng, chúng ta vẫn thấy hơn 50% số người đồng ý sống thử, chứng tỏ lối suy nghĩ của người Việt đã Tây hóa, coi sống thử là một lối sống hiện đại chứ không phải là một tệ nạn như xã hội đã lên án. Tiến sĩ Nguyễn Linh Khiếu cũng nhiều lần khẳng định như vậy, ông nói rằng: "Tôi cam đoan trong đó đến 80% số người là tử tế, nghiêm túc trong việc quyết định sống với nhau. Đó không phải là hiện tượng xấu, - 3 - chỉ có điều bây giờ nó mới bắt đầu, có nhiều va vấp, ngang tai trái mắt. Nhưng trong quá trình vận động, nó sẽ tự điều chỉnh đến khi được xã hội chấp nhận". 2.Khái niệm sống thử: "Sống thử" là việc hai người khác giới chung sống như vợ chồng trước hôn nhân. Nó khác quan hệ tình dục trước hôn nhân ở chỗ hành động quan hệ tình dục trong sống thử chỉ diễn ra với người yêu, còn quan hệ tình dục trước hôn nhân thì có thể xảy ra với nhiều đối tượng. Để tìm hiểu các bạn sinh viên trường CĐ Công Thương hiểu như thế nào về sống thử, nhóm mình đã làm một bản khảo sát 100 sinh viên trong trường gồm 50 nam và 50 nữ. Liên quan đến khái niệm, nhóm mình đã đặt câu hỏi: Câu 1. Theo bạn sống thử là: A. Hai người yêu nhau sống chung như vợ chồng nhưng chưa được pháp luật công nhận. B. Hai người đang trong giai đoạn tìm hiểu sống chung với nhau. C. Ý kiến khác. Và kết quả là: Nữ: A. 67% B. 19% C.14% Nam: A. 70% B. 22% C. 8% Các bạn chọn câu trả lời nào cũng đúng (gồm những bạn chọn đáp án C là A, B đều đúng). Theo quan điểm của mình thì câu A đúng nhất vì so với câu B, nếu chưa là người yêu của nhau mà chấp nhận sống thử thì quá dễ dãi, nó sẽ làm tình yêu mất đi sự thú vị. Và rất mừng là có hơn 2/3 số bạn có suy nghĩ giống mình. 3. Nguyên nhân và mục đích sống thử: 3.1. Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sống thử, nhìn chung có 3 nguyên nhân cơ bản sau: - 4 - 3.1 .1 . Nguyên nhân bản thân: Sinh viên thường phải sống xa nhà nên hay thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vật chất. Do đó, các bạn cần có một chỗ dựa tinh thần cũng như để chia sẻ gánh nặng kinh tế. Mặt khác, một số bạn không thích kết hôn khi sự nghiệp chưa vững vàng và càng không thể để "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy". Tư tưởng mạnh mẽ giúp các bạn cởi mở hơn trong quan niệm tình dục và không còn e dè trước dư luận xã hội. 3.1.2. Nguyên nhân gia đình: Do cha mẹ sống không hạnh phúc làm con cái mất lòng tin vào gia đình. Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến con cái làm cho con cái cảm giác rằng mình sống không điểm tựa dẫn đến bấp bênh trong tâm lý; và cách giải quyết là phải tìm một chỗ dựa tinh thần tức là tình yêu. Các bạn rơi vào trường hợp này thường rất nghe lời người yêu nên dễ dàng đồng ý nếu người yêu đề nghị sống thử. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TPHCM, cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ”. 3.1 .3 . Nguyên nhân xã hội: Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây nên nhiều bạn cho rằng việc đó là bình thường. Hơn nữa, do các bạn bị ảnh hưởng của truyền thông từ việc xem phim ảnh, tạp chí và những trang web về tình dục, “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn vì tò mò nên “sống thử để biết”. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn sống buông thả, không xem trọng hôn nhân và gia đình. 3.2. Mục đích sống thử: Mục đích là động cơ trực tiếp đi kèm sự quyết tâm để người ta làm một việc gì đó. Theo mình nghĩ con người làm gì cũng phải có mục đích, kể cả việc sống thử. Do đó, bản khảo sát của nhóm mình có câu hỏi thứ hai: Câu 2: Theo bạn, mục đích của sống thử: - 5 - A. Tiết kiệm chi phí B. Tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân C. Thỏa mãn tình dục D. Ý kiến khác. Theo mình, đáp án A không thực tế vì hai người ở cùng không thể tiết kiệm hơn một nhóm người sống chung. Như một bạn trong nhóm mình phân tích, tiết kiệm ở đây là tiết kiệm tiền xăng (bạn trai đi đón bạn gái), tiền điện thoại ( 2 người “nấu cháo” khi nhớ nhau), tóm lại là tình phí. Đúng là tình phí chiếm một khoản không nhỏ trong chi phí của những người đang yêu nên ngẫm lại nó cũng đáng để tiết kiệm. Tuy nhiên, không có bạn nữ nào chọn đáp án này và chỉ có 4% bạn nam nghĩ vậy. Đáp án B có số người chọn nhiều nhất: 56% nữ và 40% nam. Có người sống thử vì không muốn bị hôn nhân ràng buộc nhưng rất nhiều người muốn thông qua sống thử để tiến tới hôn nhân. Điều đó chứng tỏ các bạn rất nghiêm túc trong tình yêu nhưng đang là sinh viên mà nghĩ tới chuyện yên bề gia thất thì hơi sớm. Đó cũng là lí do vì sao mà tỷ lệ nam ít hơn nữ, có lẽ đối với nam trong giai đoạn này sự nghiệp quan trọng hơn. Nhiều bạn nghĩ rằng ai mà chọn đáp án C là những kẻ lợi dụng, ích kỉ.Mình cũng nghĩ vậy, đồng ý rằng đây là một trong những nhu cầu sinh lí quan trọng và cơ bản của con người, nhưng với mục đích này thì đâu nhất thiết phải sống thử. Rất mừng là chỉ có 7% bạn nữ chọn đáp án C và đáng buồn là có đến 36% bạn nam xem đây là mục đích. Còn lại có 37% bạn nữ và 20% bạn nam chọn đáp án D, có nghĩa là cà A và B, hoặc cả A, B và C đều đúng. Qua câu hỏi này, mình xin tạm kết luận là: ngày nay sinh viên không còn sống thử theo trào lưu vì hầu như ai cũng có mục đích rõ ràng chứ không đơn giản là “thử để biết”. 4. Phân tích mặt lợi và mặt hại: Tương ứng với phần này, nhóm mình có câu hỏi thứ ba: - 6 - Câu 3: Theo bạn, mặt lợi và hại của sống thử là: A. Lợi nhiều B. Hại nhiều C. Ngang nhau Và kết quả: Nữ Nam A. 2% 44% B. 76% 32% C. 22% 24% Sau đây, chúng ta cùng xem xét vấn đề. 4.1. Lợi: Nếu là một “happy ending”: • Tiết kiệm chi phí • Được quan tâm, chăm sóc • Giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống • Thỏa mãn các nhu cầu 4.2. Hại: Nếu không không phải là tình yêu đích thực: • Mất thời gian cho người “không phải một nửa đích thực” của mình. • Tổn thương tinh thần + Bị người yêu nói lời chia tay trong khi mình đã trót yêu sâu đậm + Không nỡ bỏ người yêu nên phải nén lòng dù biết sẽ không có kết quả tốt đẹp • Tổn thương thể xác + Bị người yêu sử dụng bạo lực trong thời gian chung sống + Nữ mang thai ngoài ý muốn phải đi nạo, phá thai • Dễ vướng vào các tệ nạn khác - 7 - Khi đã mất niềm tin vào tình yêu, cuộc sống nên suy nghĩ lệch lạc “ không còn gì để mất” làm cho các bạn sống buông thả => là nạn nhân bị các đối tượng xấu lôi kéo. • Bị người yêu trả đũa Không cam chịu bị nói lời chia tay nên đối phương tìm cách trả đũa, trong đó tệ hại nhất là việc tung hình ảnh, video thân mật của hai người lên mạng. Điều này làm tổn hại nhân phẩm của người trong cuộc, bị dư luận dèm pha, ảnh hưởng lâu dài về tinh thần. • Ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân tương lai Vì xã hội vẫn chưa chấp nhận việc sống thử, trong đó có thể có một nửa đích thực của mình, người ấy chưa chắc sẽ chấp nhận một người vợ/chồng tương lai đã từng sống thử, chưa kể phải thuyết phục các vị phụ huynh còn mang nặng tư tưởng phong kiến. Tùy thuộc từng trường hợp mà có các mức độ lợi, hại khác nhau. Nhìn chung, hại vẫn nhiều hơn đối với nữ nên 76% bạn nữ đã chọn đáp án B, trong khi đó 44% bạn nam chọn đáp án A vì cho rằng lợi nhiều hơn. Kết quả còn lại là: Số bạn nữ chọn đáp án A là 2% và đáp án C là 22%. Về phía nam có 32% chọn đáp án B và 24% chọn đáp án C. Sau khi để các bạn suy nghĩ và tự xem xét mức độ lợi, hại của sống thử, nhóm mình có câu hỏi thứ năm: Câu 5: Bạn có nghĩ đến hay chấp hận việc sống thử không? A. Có B. Không Tự cảm thấy rằng, phái nữ chịu nhiều thiệt thòi trong việc sống thử nên 76% bạn nữ đã nói Không. Ngược lại, 66% bạn nam nói Có. Kết quả này rất phù hợp, tương ứng với câu hỏi thứ 3, nghĩa là 76% bạn nữ cho rằng hại nhiều nên 76% bạn này đã nói không. Trong 44% bạn nam chọn hại nhiều và 24% bạn chọn lợi, hại ngang nhau thì có 66% bạn đồng ý sống thử. - 8 - II. Thực trạng sống thử trong sinh viên Câu hỏi thứ 4 của nhóm mình liên quan mật thiết đến phần này và nó có nội dung như sau: Câu 4. Bạn có quen biết ai sống thử không? A. Có B. Không Kết quả: Nữ: A: 63% B: 34% Nam: A: 82% B: 18% Qua kết quả này ta thấy rằng lượng sinh viên hiện nay sống thử khá nhiều. Vì số bạn nam chọn đáp án A nhiều hơn số bạn nữ nên mình cho rằng trong khu vực nam ở có nhiều đôi sống thử hơn. Do hầu hết bạn nam đồng ý sống thử nên có cái nhìn thoáng hơn, đồng cảm với những đôi sống thử, vì thế những đôi sống thử sẽ sống thoải mái hơn do không bị soi mói hay dị nghị trong khu vực này. 1. Dấu chấm hết của quá trình sống thử Muốn hay không thì trước lúc tốt nghiệp ra trường cũng là thời điểm của những cặp sinh viên sống thử “lật bài ngửa” với nhau. Cũng có những “tổ ấm” tiếp tục được duy trì và có cơ hội “đơn hoa kết trái” nhưng phần lớn khi kết thúc đời sinh viên, tổ ấm của họ cũng tan rã, lộ diện những bộ mặt họ “Sở”. Cũng lăn tăn gần nửa năm nay, khi bạn trai bước vào năm cuối nhưng đến cận ngày người yêu nhận bằng tốt nghiệp, Nhàn, ĐH Mở mới thấy lo lắng, hốt hoảng không biết mái ấm của hai người sẽ đi về đâu. Nhàn yêu Sơn từ đầu năm thứ hai, Sơn trên cô một khóa, yêu nhau được gần năm thì cùng nhau “góp gạo thổi cơm”. Sống với nhau như vợ chồng một thời gian dài, dù không còn lãng mạn như thuở ban đầu nhưng Nhàn vẫn đầy mãn nguyện vì “tổ ấm” của họ vẫn “cơm ngon canh ngọt” chứ không như nhiều đôi khác suốt ngày lục đục và chia tay. Nhưng giờ đây, chỉ còn hai tháng nữa là Sơn ra trường, cậu không hề nhắc đến ý định của mình nhưng Nhàn biết người yêu có kế hoạch về quê. - 9 - Cuối cùng Nhàn phải hỏi: “Anh định thế nào đây?” thì Sơn tỉnh bơ: “Anh về quê chứ còn định gì nữa. Ở đây sống bằng không khí à?”. Nhàn sắp bật khóc thì Sơn “động viên”: “Em cứ lo học hành, sang năm tốt nghiệp nếu có cơ hội thì về quê cùng anh”. Nhàn rầu rĩ: “Hóa ra là “Sở Khanh” tất. Ăn ở với người ta cả năm trời, giờ phủi tay như không. Trước đây còn hứa, anh sẽ ở Hà Nội chờ em ra trường mới tính đến công việc”. Có nhiều gã họ “Sở” vì hoàn cảnh, công việc nên không thực hiện được lời hứa của mình nhưng không ít kẻ tranh thủ thời điểm tốt nghiệp để “bùng tình”. Sau hai năm sống thử với cùng với bạn gái học Ngân hàng, Thành, ĐH Bách khoa đã muốn chia tay từ cuối năm ngoái nhưng anh cố chờ tốt nghiệp để “chạy” cho dễ. Đã thống nhất sẽ cùng ở lại Thủ đô lập nghiệp nhưng giờ Thành tuyên bố anh sẽ đi du học làm bạn gái ốm liệt giường.Thành phũ phàng: “Có lẽ vì sống thử với nhau nên tình yêu mất đi. Hơn nữa chưa bao giờ mình nghĩ sẽ cưới cô ấy làm vợ. Còn việc mình đi du học hay không thì chưa tính”. Không chỉ con trai mới là kẻ bạc tình, không ít cô gái là người chủ động rũ bỏ tình yêu, mái ấm của mình. Chưa cầm bằng tốt nghiệp, Xuân, sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội, đã khăn gói đồ đạc đi khỏi căn phòng trọ mà cô với người yêu đang chung sống kèm với lời thách đố: “Bố mẹ bắt em về quê, anh theo nổi không?” làm bạn trai cô choáng váng. Thật ra Xuân chẳng về quê như cô nói. Trong thời gian đi thực tập, cô “lọt” vào mắt anh chàng trưởng phòng một công ty môi giới bất động sản. Chàng đẹp trai lại sẵn nhà Hà Nội, còn hứa sau khi Xuân tốt nghiệp sẽ xin cho cô một công việc ngon lành. Nhìn sang bạn trai mình, Xuân chán chường nghĩ cảnh ra trường hai đứa phải sống khổ sống sở, cảnh nhà thuê nên cô chọn đường ra đi. Đau nhất là bạn trai của Xuân. Anh này quê ở Thái Bình, học Xây dựng, ra trường từ năm ngoái. Vì Xuân, anh đã từ chối nhiều cơ hội công việc ở quê. Cả năm trời, anh vắt sức làm đủ việc nhằm kiếm tiền nuôi “tổ ấm”, bố mẹ Xuân cũng không phải gửi tiền cho cô. Bây giờ thì anh “trắng tay”. - 10 - [...]... kiến của chuyên gia Các chuyên gia đều nhìn nhận sống thử là vấn đề tế nhị, nhiều người ngại đề cập Tiến sĩ Triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu cho rằng “Không nên dùng từ sống thử mà là chung sống trước hôn nhân Đối với Việt Nam, hiện tượng này còn mới nhưng ở phương Tây việc chung sống trước hôn nhân rất bình thường Đấy không phải là sống thử mà là sống thật Sống. .. trì một cuộc sống thử vô nguyên tắc, duy tình, tối tăm, mụ mị mà phải nhận lấy quả đắng thì hãy ráng chịu Đó là lời khuyên của tiến sĩ Thái 2 Ý kiến của các bậc phụ huynh 2.1 Phụ huynh đồng ý cho con sống thử 2.1.1 Khi phụ huynh gật đầu trước việc con sống thử Từ trước đến nay, phụ huynh là những thế hệ đi trước, luôn có những quan niệm chuẩn mực trong hôn nhân Nhiều cặp đôi khi quyết định sống chung... lên mạng để tìm đọc những câu chuyện sống thử và tôi đã đọc được “Sốc khi bạn gái rủ sống thử Các bạn có biết không, cảm giác của tôi sau khi đọc xong câu chuyện ấy là thứ cảm xúc hỗn tạp Vừa buồn, vừa giận, vừa thương, vừa bàng hoàng, vừa lo sợ… Không bàng hoàng sao được khi chuyện sống thử lại rơi vào đa số sinh viên Đây có thể coi là thế hệ tương lai của đất nước Những cô cậu cử nhân, kỹ sư, luật... ý nghĩa xấu, nó sẽ phát huy được những lợi ích vốn có và mau chóng được xã hội công nhận 3 Đối với người sắp sống thử - 22 - Còn những bạn chỉ mới có ý định sống thử thì hãy suy nghĩ kĩ, xem rằng có xứng đáng hay không Nếu bạn vẫn thấy nó xứng đáng thì đừng quên trang bị cho mình những kiến thức cần có trước khi bắt đầu sống thử nhé! V Kết luận Nhìn chung vấn đề sống thử không còn là một đề tài mới... đã từng sống thử không? A Có B Không Và sự thật đáng buồn là dù có đến 66% bạn nam chấp nhận sống thử nhưng chỉ có 45% bạn nam chấp nhận người vợ tương lai đã từng sống thử Về phía nữ, tuy 24% bạn không chấp nhận sống thử nhưng có đến 30% bạn chấp nhận người chồng tương lai đã từng sống thử Có phải điều đó nói lên phái nữ có tấm lòng bao dung hơn không? Sau đây, chúng ta hãy đọc ý kiến của bạn Hoài:... đang sống thử Đối với các bạn đang sống thử thì hãy sống một cách thông minh, hãy tự trang bị cho mình kiến thức giới tính và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước mọi hậu quả Một điều quan trọng, các bạn cần biết thế nào là tình dục an toàn để tránh xảy ra trường hợp mang thai ngoài ý muốn gây ảnh hưởng xấu tới bạn nữ Nếu các bạn sống đẹp, sống hạnh phúc và có khả năng tiến tới hôn nhân bền vững thì sống thử. .. chấp nhận sống thử, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có được những cảm xúc tuyệt vời đó Nếu các bạn trẻ muốn sống thử theo cách của xã hội phương Tây thì nên nhìn nhận nó từ góc nhìn văn hoá phương Đông để điều chỉnh và chọn lọc cho phù hợp, nên tiếp thu tư tưởng triết học khoẻ mạnh của phương Tây Đó là thái độ độc lập, tự chịu trách nhiệm về tình cảm và hành động của mình Trong quá trình chung sống, đôi... vợ của mình đã sống như vợ chồng với một người đàn ông trong khi cô ta đã ý thức được việc đó và cho rằng điều đó là đúng và xứng đáng - 20 - Cũng liên quan đến câu chuyện của bạn giấu tên, để biết có bao nhiêu bạn chấp nhận người vợ/chồng tương lai của mình đã từng sống thử, câu hỏi cuối cùng trong bản khảo sát của nhóm mình có nội dung là: Câu 6: Bạn có đồng ý tiến tới hôn nhân với người đã từng sống. .. ủi mình rằng những người hàng xóm quá lạc hậu trước cuộc sống hiện đại và họ chỉ đang “ghen tỵ” với con mình mà thôi Nhưng nếu cứ gật đầu đồng ý mà không cần suy xét, đến khi cuộc tình của đôi trẻ kết thúc “đường ai nấy đi”, không hiểu phụ huynh sẽ nói gì? Bởi hầu hết các cặp sống thử đều quá trẻ và chưa có dấu hiệu gì để chứng tỏ họ có thể đảm bảo một cuộc sống gia đình 2.2 Những tâm sự của một người... phúc đã từng sống thử: Tôi có quen một cặp vợ chồng hạnh phúc Hiện tại họ đã là những người thành đạt trong xã hội Trước khi tiến đến hôn nhân, họ đã sống thử 7 năm khi cả hai còn là sinh viên năm nhất Từ quê nghèo họ vào đại học, sớm tự lập, họ vừa học vừa làm và họ quen nhau trong một khu nhà trọ của sinh viên Tình yêu và sự chín chắn đã làm cho họ vượt qua tất cả Từ sự không đồng tình của hai gia

Ngày đăng: 14/04/2015, 17:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.2. Những tâm sự của một người mẹ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan