T̀ÌNH H̀ÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM

4 401 4
T̀ÌNH H̀ÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA  TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xét về nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua. Riêng năm 2013 dù kinh tế Việt Nam và thế giới rất khó khăn, nhưng Việt Nam đã thu hút 22,35 tỷ USD vốn FDI, tăng 35,9% so với năm 2012. Trong đó, có 1.530 dự án mới được cấp phép với vốn đăng ký 14,48 tỷ USD và 590 dự án từ các năm trước được cấp phép bổ sung với vốn đăng ký 7,86 tỷ USD. Trong tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam những năm gần đây (tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 3112 hàng năm) cho thấy, Trung Quốc chỉ xuất hiện trong danh sách mười quốc gia có vốn đầu tư FDI cao tại Việt Nam vào năm 2013 Theo số liệu thống kế cho thấy, các doanh nghiệp FDI có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, khoảng 20% GDP, 45% giá trị sản xuất công nghiệp, 60% tỷ trọng xuất khẩu Việt Nam và 14 tổng đầu tư xã hội hàng năm(8). Tuy nhiên, vốn FDI của Trung Quốc tại Việt Nam chỉ chiếm 3.22 %, đứng hàng thứ 9 trong 10 quốc gia có FDI cao tại Việt Nam. Đây là con số khá khiêm nhường, không đáng ngại cho nền kinh tế Việt Nam khi có xung đột xảy ra. Ngoài ra, quy mô các dự án từ Trung Quốc rất nhỏ, trung bình mỗi dự án đạt 5,2 triệu USD. Hơn nữa, lĩnh vực mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào thị trường Việt Nam đến năm 2013 tập trung chủ yếu vào ngành dệt may và bất động sản.

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM Xét về nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua. Riêng năm 2013 dù kinh tế Việt Nam và thế giới rất khó khăn, nhưng Việt Nam đã thu hút 22,35 tỷ USD vốn FDI, tăng 35,9% so với năm 2012. Trong đó, có 1.530 dự án mới được cấp phép với vốn đăng ký 14,48 tỷ USD và 590 dự án từ các năm trước được cấp phép bổ sung với vốn đăng ký 7,86 tỷ USD. Trong tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam những năm gần đây (tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12 hàng năm) cho thấy, Trung Quốc chỉ xuất hiện trong danh sách mười quốc gia có vốn đầu tư FDI cao tại Việt Nam vào năm 2013 Theo số liệu thống kế cho thấy, các doanh nghiệp FDI có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, khoảng 20% GDP, 45% giá trị sản xuất công nghiệp, 60% tỷ trọng xuất khẩu Việt Nam và 1/4 tổng đầu tư xã hội hàng năm (8) . Tuy nhiên, vốn FDI của Trung Quốc tại Việt Nam chỉ chiếm 3.22 %, đứng hàng thứ 9 trong 10 quốc gia có FDI cao tại Việt Nam. Đây là con số khá khiêm nhường, không đáng ngại cho nền kinh tế Việt Nam khi có xung đột xảy ra. Ngoài ra, quy mô các dự án từ Trung Quốc rất nhỏ, trung bình mỗi dự ánđạt 5,2 triệu USD. Hơn nữa, lĩnh vực mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào thị trường Việt Nam đến năm 2013 tập trung chủ yếu vào ngành dệt may và bất động sản. Về ngành dệt may của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, như chúng ta đã biết, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam là dệt may, da giày và thủy sản. Trong nhiều năm liền, các sản phẩm này được xuất sang thị trường Hoa Kỳ nhiều nhất. Sự hiện diện của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ triệt tiêu sức cạnh tranh còn rất yếu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, do đa phần các doanh nghiệp này vẫn là gia công và nguồn nguyên liệu nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Do vậy, việc gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới đây không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc mà không khéo những doanh nghiệp này còn thống lĩnh, bóp chết các doanh nghiệp Việt Nam nếu Việt Nam không tận dụng được cơ hội này để cải thiện chất lượng, tiến tới nội địa hóa nguyên liệu đầu vào, chú trọng công tác quản lý chuổi cung ứng của mình, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, tạo ra những thể chế phù hợp với nhịp độ phát triển của thế giới. Riêng về đầu tư bất động sản của Trung Quốc, đây không phải là lĩnh vực có thế mạnh về chuyển giao công nghệ hay tạo công ăn việc làm cho người lao động mà Việt Nam muốn nhắm đến để thu hút các nguồn vốn FDI. Bất động sản cũng không phải là lĩnh vực sinh ra ngoại tệ, trừ bất động sản đầu tư vào kết cấu hạ tầng du lịch và cho thuê. Mặt khác, dòng vốn FDI đầu tư vào bất động sản thường tăng đột biến có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế vĩ mô cũng như dễ phá vỡ quy hoạch tổng thể. Một điều đáng lo ngại ở đây là luật Việt Nam chưa quy định rõ ràng với các nhà đầu tư khi vào kinh doanh phải trình vốn mang vào. Do vậy, nhiều doanh nghiệp FDI vào Việt Nam với đồng vốn ít ỏi ban đầu, sau đó huy động vốn từ ngân hàng, dân chúng (nếu là dự án về nhà ở). Khi có sự cố họ rút về nước, bỏ lại một khối tài sản còn dở dang, gọi là thế chấp ngân hàng vay vốn đầu tư. Gần đây, Viêt Nam còn đang dự thảo giải pháp tái thế chấp bất động sản để đầu tư. Nếu giải pháp này được triển khai, liệu Việt Nam có giải quyết được tình trạng bất động sản đóng băng hay càng lúng sâu hoặc tiếp tay cho các doanh nghiệp Trung Quốc gây lũng đoạn thị trường? Tuy chúng ta chưa có số liệu điều tra cụ thể về tình hình các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư về bất động sản, nhưng qua việc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp luật pháp và sự phản đối của Việt Nam và dư luận quốc tế, chúng ta càng hiểu rõ hơn về “đối tác chiến lược” của Việt Nam từ đó nên có những động thái tích cực, giảm phụ thuộc và tăng cường khâu quản lý, chọn lựa các lĩnh vực ưu tiên thu hút nguồn vốn FDI này. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc có 1.082 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 7,94 tỷ USD. Trung Quốc hiện đứng thứ 9 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư tại Việt Nam. Quy mô các dự án đầu tư trung bình cho mỗi dự án đầu tư của Trung Quốc chưa đến 7,34 triệu USD/dự án – đây là mức thấp so với trung bình của các nhà đầu tư khác tại Việt Nam. Tính đến cuối tháng 11 năm 2014 các dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 744 dự án, tổng vốn đăng ký là 4,23 tỷ USD, chiếm 53,3% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là lĩnh vực sản xuất điện, khí nước, điều hòa với tổng số vốn đăng ký là 2,04 tỷ USD chiếm 25,8 % tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực xây dựng đứng thứ 3 với 99 dự án, tổng số vốn đăng ký là 561,1 triệu USD. Còn lại là các dự án đầu tư trong các lĩnh vực khác. Vốn đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 816 dự án, tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 50,4% tổng vốn đăng ký; tiếp theo là hình thức hợp đồng BOT với 3 dự án, tổng vốn đầu tư 2,32 tỷ USD, chiếm 29,3% tổng vốn đầu tư; hình thức liên doanh đứng thứ 3 với 221 dự án tổng số vốn đăng ký là 1,5 tỷ USD chiếm 19,1% tổng vốn đầu tư. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 32 dự án với tổng vốn đầu tư 58,6 triệu USD, chiếm 0,7% tổng vốn đầu tư; 10 dự án còn lại là công ty cổ phần. Trung Quốc hiện đã có đầu tư tại 55/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi. Trong đó, Bình Thuận là địa phương đứng đầu về vốn đầu tư, Trung Quốc chỉ đầu tư 5 dự án nhưng tổng số vốn là 2,02 tỷ USD chiếm 0,4% số dự án, nhưng chiếm đến 25,5% vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 2 là tỉnh Lào Cai có số vốn đầu tư là 803,1 triệu USD chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư; Tây Ninh đứng thứ hai với 27 dự án và tổng vốn đăng ký trên 727 triệu USD, chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư; Quảng Ninh đứng thứ 4 với vốn đầu tư đăng ký là 473 triệu USD chiếm 6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bình Dương, Hải Phòng, Hà Nội và các địa phương khác. Đối với các tỉnh khu vực biên giới phía Bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và khai khoáng. Dự án tiêu biểu của Trung Quốc tại Việt Nam: - Dự án Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 tại tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đầu tư 2,01 tỷ USD, mục tiêu của dự án là xây dựng, vận hành và chuyển giao nhà máy nhiệt điện đốt than tại Vĩnh Tân. - Dự án Công ty TNHH lốp xe Việt Luân với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD tại Khu công nghiệp Tây Ninh. - Dự án Công ty TNHH Tân Cao Thâm tại Lào Cai với tổng vốn đầu tư 337,5 triệu USD. Với mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy chế biến cao su thiên nhiên thành cao su tổng hợp. - Dự án Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt-Trung tại Lào Cai với tổng vốn đầu tư 337,5 triệu USD. Mục tiêu của dự án là khai thác mỏ sắt Quý Sá và sx thép. . TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM Xét về nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng liên. tư của Trung Quốc chưa đến 7,34 triệu USD/dự án – đây là mức thấp so với trung bình của các nhà đầu tư khác tại Việt Nam. Tính đến cuối tháng 11 năm 2014 các dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ. lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 7,94 tỷ USD. Trung Quốc hiện đứng thứ 9 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư tại Việt Nam. Quy mô các dự án đầu tư trung bình cho mỗi dự án đầu

Ngày đăng: 14/04/2015, 16:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan