Luận văn triết học quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

63 3.1K 55
Luận văn triết học quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Mở đầu 2 Chương I: Lý luận chung về nhà nước và nhà nước xã hội chủ nghĩa 5 1.1 Nguồn gốc, bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước trong lịch sử 5 1.1.1 Nguồn gốc của nhà nước 5 1.1.2 Bản chất của nhà nước 8 1.1.3 Chức năng của nhà nước 9 1.1.4 Các kiểu nhà nước trong lịch sử 12 1.2 Nhà nước xã hội chủ nghĩa – một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử phát triển của nhân loại 15 1.2.1 Tính tất yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa 15 1.2.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa 17 1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa 19 Chương II: Thực trạng và giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay 27 2.1 Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay 27 2.1.1 Thành tựu 27 2.1.2 Hạn chế 32 2.2 Một số giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam trong thời gian sắp tới 33 2.2.1 Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp, giám sát tối cao của Quốc hội đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước 33 2.2.2 Cải cách nền hành chính nhà nước 37 2.2.3 Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống bệnh quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước 42 2.2.4 Xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật 48 2.2.5 Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với các tổ chức trong bộ máy nhà nước 54 Kết luận 60 Tài liệu tham khảo 63 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong quá trình lãnh đạo và xây dựng Nhà nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuất phát từ truyền thống dân tộc và đặc điểm Việt Nam, vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về nhà nước cách mạng. Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại về nhà nước pháp quyền và kinh nghiệm xây dựng nhà nước pháp quyền của một số nước trên thế giới, từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mang đậm nét dân tộc và nhân văn, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhà nước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Hiến pháp 1992 sửa đổi đã thể chế hóa nghị quyết Đại hội Đảng nhấn mạnh “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, một đạo luật cơ bản chính thức ghi nhận Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước thực hiện việc quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn đổi mới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Những năm gần đây, Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây cũng là quá trình tạo dựng những nền tảng quan trọng cho sự đồng thuận theo tư tưởng phát triển của 2 thời kỳ mới đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhằm đạt tới mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đối với sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước nên tôi chọn đề tài “ Quan điểm Chủ nghĩa Mác –Lênin về nhà nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Liên quan đến đề tài này đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà lý luận ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. - Nguyễn Thị Doan, “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mang đậm nét dân tộc và nhân đạo”, Tạp chí Cộng sản, số 803 ( 9/2009 ). - Lê Xuân Hựu, “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, Tạp chí Cộng sản, số 61 (2004) - Nguyễn Duy Quý, “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 11 (11/2007) . - Trần Thành, “Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 4 (2003). - Nguyễn Đăng Thông, “Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1/2006). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở phân tích nghiên cứu vấn đề nhà nước và đi sâu phân tích việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta trong thời gian qua nhằm đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện bộ máy pháp quyền của nước ta hiện nay. Nhiệm vụ: Đưa ra các giải pháp góp phần xây dựng hoàn thiện bộ máy pháp quyền của nước ta theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Đối tượng: Vấn đề Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam thời gian qua và sắp tới. Về phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cụ thể sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử và lôgic - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp đối chiếu và so sánh. 6. Đóng góp của đề tài Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề nhà nước. Khóa luận đã đưa ra các giải pháp góp phần xây dựng hoàn thiện bộ máy pháp quyền của nước ta theo quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm 2 chương và 4 tiết. 4 Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước trong lịch sử 1.1.1. Nguồn gốc của Nhà nước Vấn đề Nhà nước luôn luôn là tâm điểm của những cuộc đấu tranh về mặt lý luận lẫn thực tiễn diễn ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển từ khi xã hội loài người xuất hiện giai cấp. Trong lịch sử đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về Nhà nước. Thomas Aquin (1225-1275), nhà triết học và thần học thời kì trung cổ ở châu Âu, cho rằng nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, phản ánh quyền lực mang tính siêu nhiên. Nhà nước mang “thần tính”; do vậy phục tùng nhà nước chính là phục tùng quyền lực của thượng đế. Thuyết “gia trưởng” quan niệm nhà nước như là sự phát triển của các quan hệ gia đình. Quyền lực nhà nước được ví như quyền lực của người cha đối với con cái. Vì vậy, quyền lực của nhà nước là tối thượng, tuyệt đối, vượt trên mọi lợi ích của phe nhóm, cục bộ. Nhà nước không bao hàm bản chất giai cấp. Trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến bảo thủ, hà khắc, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa tư bản đã đưa ra các học thuyết về nguồn gốc và bản chất của nhà nước để phản ánh tư tưởng về tự do bình đẳng bác ái. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà lý luận tư sản vẫn chưa đưa ra được lời giải thích căn bản về cơ sở kinh tế, xã hội của nhà nước và do vậy, chưa làm rõ được một cách khoa học về nguồn gốc hình thành và bản chất của nhà nước. Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời đã xây dựng một học thuyết mới về nhà nước. Tiền đề của học thuyết này là xem nhà nước như một hiện tượng lịch sử, xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong nhiều tác phẩm của mình, tập trung nhất là các tác phẩm Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nhà nước và cách mạng, Chủ nghĩa Mác và vấn đề nhà nước…, các nhà kinh điển đã chứng minh rằng không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có nhà nuớc. Phù hợp với tình trạng kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hoá giai cấp, tổ chức đầu tiên của xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là thị tộc, bộ lạc. Đứng đầu các thị tộc, bộ lạc là những tộc 5 trưởng do nhân dân bầu ra. Quyền lực của người đứng đầu những cơ quan quản lý xã hội dựa vào sức mạnh đạo đức và uy tín. Quyền hành và chức năng của cơ quan lãnh đạo trong thời kì đó chưa mang tính chính trị. Trong thị tộc, bộ lạc khi đó chưa hình thành một tổ chức quyền lực chính trị nào để cai quản công việc chung. Ph.Ăngghen viết: “khi ở trong bộ lạc, mọi thành viên nam giới đến tưổi thành niên đều là chiến binh thì vẫn chưa có một quyền lực công cộng tách khỏi nhân dân và có thể đứng đối lập với nhân dân” [1; tr.159]. “Do nhu cầu tồn tại của thị tộc, bộ lạc, nhân dân phải bầu ra thủ lĩnh quân sự. Ngoài những chức năng quân sự của mình ra, người thủ lĩnh quân sự còn phải có chức năng tế lễ và tư pháp nữa; những chức năng tư pháp và tế lễ không được quy định một cách chính xác, còn chức năng quân sự thì người thủ lĩnh quân sự thực hành với tư cách là đại biểu tối cao của bộ lạc, hay của liên minh bộ lạc” [10; tr.162]. Các thủ lĩnh quân sự không phải là người cai trị. Họ không có quyền, đặc lợi cá nhân, không bắt nhân dân phục vụ lợi ích riêng. Họ hoàn toàn thực hiện vai trò của mình theo ý chí và quyết định của nhân dân. Như vậy, thể chế xã hội trong thời kì cộng sản nguyên thuỷ là chế độ tự quản của nhân dân. Tuy chưa có nhà nước nhưng xã hội rất có trật tự vì nó được vận hành bằng tinh thần tự giác của cả cộng đồng. Nhận xét về xã hội đó, Ph.Ăngghen viết: “Với tất cả tính ngây thơ và giản dị của nó, chế độ thị tộc quả là một tổ chức tốt đẹp biết bao! Không có quân đội, hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc vua chúa, tổng đốc trưởng quan và quan toà, không có nhà tù, không có những nhiệm vụ xử án, thế mà mọi việc đều trôi chảy.” [1; tr.146]. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự ra đời của chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành giai cấp, chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã. Ph.Ăngghen cho rằng sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ dẫn tới nhà nước ra đời là bởi các lý do sau: Thứ nhất, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động vào cuối thời kì nguyên thuỷ mà đặc trưng là việc thay thế công cụ bằng đá sang công cụ bằng kim loại, đã mở ra khả năng tiến hành sản xuất tương đối độc lập theo nhóm nhỏ hoặc đơn vị gia đình, sở hữu chung trở thành vật cản đối với sự phát triển của sản xuất. Hơn nữa, với công cụ sản xuất đó người ta có thể làm ra lượng sản phẩm tiêu dùng nhiều hơn so với nhu cầu tối thiểu cho sự tồn tại của mình. Điều này làm cho sự bình đẳng trong 6 xã hội bị chấm dứt và hình thành những nhóm người có quyền lợi ban đầu là khác nhau, sau đó là xung đột nhau. Xã hội bắt đầu phân hoá thành kẻ giàu người nghèo, đó là cơ sở khách quan làm cho những người có chức, có quyền trong công xã nảy sinh khát vọng chiếm đoạt sản phẩm lao động của người khác. Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn đến các hệ quả là: chế độ sở hữu công cộng bị thay thế bởi chế độ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất; xã hội loài người lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện chế độ người bóc lột người. Thứ hai, do sự dư thừa tương đối sản phẩm tiêu dùng đã làm nảy sinh ở những kẻ có quyền lực lòng tham muốn chiếm đoạt để làm của riêng. Họ sử dụng mọi quyền lực có trong tay để thực hiện tham vọng đó. Đây là nguyên nhân thúc đẩy phân hoá xã hội. Giai cấp xuất hiện và sự đối kháng, mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột với giai cấp bị bóc lột ngày càng trở nên gay gắt và sâu sắc. Thứ ba, do nạn chiến tranh, cướp bóc giữa các bộ lạc, thị tộc làm cho quyền lực của các thủ lĩnh quân sự được củng cố và tăng cường. Cùng với sự ra đời của chế độ phụ quyền, người trong một gia đình có quyền thừa kế chức thủ lĩnh quân sự, điều đó làm cho của cải, địa vị xã hội của họ gia tăng và càng ngày càng được củng cố, mở rộng. Họ bóc lột nhân dân ngày càng thậm tệ, họ trở thành lực lượng đối lập với nhân dân. Thứ tư, đó chính là cơ quan tổ chức của thị tộc, bộ lạc dần dần thoát khỏi gốc rễ của nó trong nhân dân, các tổ chức đó thành cơ quan đối lập, thống trị và áp bức nhân dân. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người lần đầu tiên xuất hiện hai giai cấp đối kháng đó là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Điều này dẫn đến nguy cơ chẳng những các giai cấp này tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để bảo vệ quyền lợi của mình thì các thế lực nắm quyền về kinh tế lập ra một bộ máy bạo lực để trấn áp các thế lực chống đối khác, hướng xã hội phát triển theo quan niệm và lợi ích của giai cấp thống trị đó chính là nhà nước. Đây là một cơ quan quyền lực với một thiết chế có tiền thân từ những tổ chức phi chính trị xuất hiện ngay trong xã hội thị tộc, bộ lạc. Trong xã hội thị tộc, bộ lạc đã xuất hiện những thiết chế có chức năng bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng; giờ đây, xuất hiện giai cấp, các thiết chế đó trở thành công cụ bảo vệ lợi ích của một giai cấp. Từ chỗ là tôi tớ của xã hội nó trở thành chủ nhân, trở thành kẻ thống trị toàn xã hội. 7 Như vậy, sự ra đời của nhà nước chứng tỏ rằng mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, không thể điều hoà được. Theo Lênin: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được ” [10; tr.9]. “Giai cấp bóc lột không thể duy trì được sự bóc lột nếu không dựa vào bộ máy bạo lực, bộ phận của nó chủ yếu là những đội vũ trang đặc biệt để trấn áp giai cấp bị bóc lột. Trong điều kiện đấu tranh giai cấp trở nên gay gắt, những tổ chức này không còn phù hợp nên nó được thay thế bằng thiết chế nhà nước” [10; tr.9]. Nhà nước xuất hiện và tồn tại là một tất yếu khách quan của lịch sử không phải do ý muốn chủ quan của riêng ai hay của một giai cấp nào. Sự ra đời của nhà nước là để chống lại sự đối kháng giai cấp, để làm dịu sự đối kháng giai cấp, làm cho sự xung đột giai cấp diễn ra trong vòng trật tự; trât tự ấy là điều cần thiết để duy trì chế độ kinh tế, trong đó giai cấp này bóc lột giai cấp khác. Nhà nước “đó là sự kiến lập một trật tự, trật tự này hợp pháp hoá và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp”[10; tr.10]. Đương nhiên, cơ sở của tính tất yếu nói trên, lực lượng lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước phải là giai cấp có thế lực nhất – giai cấp thống trị về mặt kinh tế. Nói cách khác, nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác. 1.1.2 Bản chất của nhà nước Nhà nước là cơ quan thống trị của giai cấp, là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế. Lênin viết: “Theo Mác, nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của giai cấp này với một giai cấp khác, đó là một sự kiến lập ra một “trật tự” trật tự này hợp pháp hoá và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp”[11. tr10]. Như vậy, lực lượng lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước phải là giai cấp có quyền lực nhất, đó là giai cấp thống trị về kinh tế. Nói cách khác, nhà nước được giai cấp thống trị về kinh tế lập ra nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của giai cấp 8 khác. Và thông qua nhà nước giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị, do đó có thêm phương tiện mới để đàn áp, bóc lột giai cấp bị trị. Tóm lại, nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp không có và không thể có nhà nước đứng trên giai cấp, hoặc nhà nước chung của nhiều giai cấp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhà nước giữ được một mức độ độc lập nào đó với cả hai giai cấp đối diện, khi cuộc đấu tranh giữa chúng đạt tới thế cân bằng nhất định; hoặc nhà nước cũng có thể là sản phẩm của sự thoả hiệp về quyền lợi tạm thời giữa một số giai cấp để chống lại một giai cấp khác. Những trường hợp trên là có tính ngoại lệ và tạm thời. Sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và cuộc đấu tranh giai cấp nói riêng sẽ phá vỡ thế cân bằng giữa các giai cấp thù địch nhau. Khi đó quyền lực nhà nước sẽ tập trung vào tay một giai cấp. Thực tế lịch sử mang lại nhiều bằng chứng nói lên rằng, dù được che dấu dưới hình thức tinh vi như thế nào, nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị, cũng chỉ là bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác. Nhà nước là quyền lực chính trị của một giai cấp. Nhưng giai cấp nắm chính quyền nhà nước lại nhân danh xã hội để điều hành và quản lý xã hội. Do đó, nhà nước trong thực tế tồn tại như một công quyền, như một quyền lực công cộng. Vì vậy, nhà nước không những có tính giai cấp, mà còn mang tính xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội bắt nguồn từ nhiệm vụ phải giải quyết những công việc chung của xã hội. Tuy nhiên ở đây cần phân biệt những chức năng xã hội không có tính chất chính trị theo kiểu các cơ quan thị tộc, bộ lạc đảm nhiệm với chức năng xã hội do nhà nước thực hiện. Nhà nước thực hiện chức năng xã hội trong mối liên hệ mật thiết với chức năng giai cấp. Hơn nữa, chức năng xã hội còn là cơ sở cho sự thống trị giai cấp. Khi nhà nước nằm trong tay “giai cấp đại biểu cho toàn thể xã hội trong thời đại của mình”, nghĩa là trong tay giai cấp đang đóng vai trò tiến bộ và cách mạng, thì tính tích cực của chức năng xã hội biểu hiện càng rõ rệt. 1.1.3 Chức năng của nhà nước 9 Khi tiếp cận với nhà nước từ góc độ khác nhau, người ta có thể phân chia các chức năng của nhà nước thành những loại khác nhau. Tất cả chức năng khác nhau đó đều là những cái vốn có của nhà nước. Khi xem xét nhà nước từ góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng là công cụ thống trị chính trị của giai cấp và thực hiện chức năng xã hội mà giai cấp thống trị cần phải làm. Khi xem xét phạm vi tác động của quyền lực nhà nước ở tầm vĩ mô, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Nói về mối quan hệ biện chứng giữa chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội, Ph.Ăngghen viết: “ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài từng nào đó nó còn thực hiện chức năng xã hội của nó”[2; tr.253]. 1.1.3.1 Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội Chức năng thống trị chính trị của giai cấp nói lên rằng bất kì nhà nước nào cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp, nó sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, mọi biện pháp có thể có để bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó. Chức năng xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ bất kì nhà nước nào cũng phải thực hiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của cả xã hội, phải thực hiện một số công việc chung của toàn xã hội, trong một giới hạn nào đó nó phải thoả mãn một số nhu cầu của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước đều xuất phát từ nguồn gốc ra đời của nhà nước. Hai chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong xã hội có giai cấp đối kháng để giữ vững công cụ thống trị trong tay thì giai cấp thống trị nào cũng phải nhân danh xã hội mà quản lý công việc chung. Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề chung của xã hội sẽ tạo điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật tự theo quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nói cách khác, việc thực hiện chức năng xã hội theo quan điểm và giới hạn của giai cấp cầm quyền là phương thức là điều kiện để nhà nước đó thực hiện được vai trò giai cấp thống trị của mình. Điều đó được Ph. Ăngghen giải thích: “nhà nước là đại biểu chính thức của toàn xã hội chỉ trong chừng mực nó là nhà nước của bản thân giai cấp đại diện cho toàn xã hội trong thời kì tương ứng”. 10 [...]... vong của nhà nước vô sản là một quá trình rất lâu dài 1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa Mọi nhà nước đều có chức năng giai cấp và chức năng xã hội Giữa hai chức năng này luôn có mối quan hệ biện chứng Với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng xã hội là thuộc tính cơ bản nhất và quan trọng nhất Thực hiện tốt chức năng xã hội là cơ sở, là điều kiện để nhà nước xã hội chủ nghĩa. .. phương tiện để nhà nước ấy đảm bảo sự thống trị chính trị của nó Chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhằm đảm bảo quyền dân chủ cho đại đa số những người lao động, xây dựng những thiết chế, cơ sở để quyền làm chủ đó được thực hiện một cách thực sự trong thực tế 1.2.3.2 Một số nhiệm vụ cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa 21 Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện... lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội chủ yếu bằng pháp luật, chính sách, pháp chế xã hội chủ nghĩa và hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở Nhà nước xã hội chủ nghĩa quán triệt và thể chế hoá quan điểm, đường lối cách mạng, chủ trương của Đảng Cộng sản thành Hiến pháp, pháp luật, pháp chế, chính sách, kế hoạch, biện pháp để chỉ đạo thực hiện thông qua quá trình hoạt động của. .. nhân và nhân lao động, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện nhiệm vụ này là để chăm lo phát triển đời sống chung của toàn xã hội, làm cho xã hội ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Đó là một biểu hiện khác biệt khá đặc trưng về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa với nhà nước của giai cấp tư sản, điều đó chứng minh cho bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là nhà nước. .. quả những vấn đề chung của xã hội sẽ tạo điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật tự theo quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền Đề cập đến chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong khi chú trọng đến chức năng giai cấp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – L nin vẫn coi chức năng xã hội là thuộc tính cơ bản nhất và quan trọng nhất của nó Nói về vấn đề này, V.I L nin cho rằng, chuyên chính... sự phát triển và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong xã hội xã hội chủ nghĩa – xã hội không còn giai cấp đối kháng, nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn thực hiện hai chức năng cơ bản, nhưng cơ chế và mục đích thực hiện hai chức năng đó đã có sự thay đổi căn bản Cũng như mọi nhà nước khác đã từng tồn tại trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa muốn thực hiện được chức năng giai cấp của mình, trước... sự thắng lợi hay thất bại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Sự khác nhau căn bản giữa việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản chủ nghĩa là ở chỗ, nhà nước tư bản chủ nghĩa thực hiện chức năng xã hội không phải với tư cách là mục đích, mà là phương tiện để củng cố, đảm bảo sự thống trị chính trị và kinh tế của thiểu số trong xã hội là giai cấp tư sản đối... trị 15 của mình Nhưng giai cấp vô sản không thể chỉ chiếm lấy và sử dụng bộ máy nhà nước sẵn có, trái lại phải đập tan “bộ máy quân phiệt quan liêu” của nhà nước cũ, thay thế nhà nước của giai cấp bóc lột bằng một nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp vô sản C .Mác khẳng định, “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kì cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia... dụng vào vấn đề nhà nước và vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa, tất nhiên phải đưa đến chỗ thừa nhận sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản, chuyên chính của giai cấp đó Trong ý nghĩa như vậy, chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Chính vì vậy, sự ra đời và tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa là một... định bởi bản chất giai cấp của nó; bởi tính chất và trình độ phát triển của sản xuất, của kinh tế…Theo quan điểm biện chứng, lịch sử xă hội loŕi người trải qua các kiểu nhà nước sau: - Kiểu nhà nước chủ nô - Kiểu nhà nước phong kiến - Kiểu nhà nước tư sản - Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa 1.1.4.1 Kiểu nhà nước chủ nô 12 Đây là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, nhà nước chủ nô hình thành trên cơ sở . hoa văn hóa của nhân loại về nhà nước pháp quyền và kinh nghiệm xây dựng nhà nước pháp quyền của một số nước trên thế giới, từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. chương và 4 tiết. 4 Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước trong lịch sử 1.1.1. Nguồn gốc của Nhà nước Vấn đề Nhà nước. luận chung về nhà nước và nhà nước xã hội chủ nghĩa 5 1.1 Nguồn gốc, bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước trong lịch sử 5 1.1.1 Nguồn gốc của nhà nước 5 1.1.2 Bản chất của nhà nước 8 1.1.3

Ngày đăng: 14/04/2015, 10:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan