Đề cương ôn thi Ngữ văn 9 vào 10 chuẩn

28 2.9K 7
Đề cương ôn thi Ngữ văn 9 vào 10 chuẩn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC. 1. PHẦN I : NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN.  Phần Văn bản Trang 2  Phần Tiếng Việt Trang 7  Phần Tập làm văn Trang 8 2. PHẦN II : MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO Trang 10 3. PHẦN III: GỢI Ý LÀM BÀI.  Đề 1 Trang 16  Đề 2 Trang 17  Đề 3 Trang 19  Đề 4 Trang 20  Đề 5 Trang 21  Đề 6 Trang 22  Đề 7 Trang 23  Đề 8 Trang 24  Đề 9 Trang 25  Đề 10 Trang 25  Đề 11 Trang 26  Đề 12 Trang 27 Nguyễn Thị Đoan Trang Page 1 PHẦN MỘT NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG CT NGỮ VĂN 9 A. PHẦN VĂN BẢN. I. VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI ( TK X – TK XIX )  Yêu cầu chung: - Nắm chắc nét chính về tác giả, tác phẩm; những nét chính về nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm. - Thuộc thơ (đoạn trích); xác định định được giá trị nhân đạo – hiện thực của từng đoạn trích ( Truyện Kiều). STT Văn bản Tác giả Thể loại Thời gian Những nét chính về nội dung và nghệ thuật 1 Chuyện người con gái Nam Xương ( trích Truyền kì mạn lục ) Nguyễn Dữ Truyền kì Thế kỉ 16 Kể về số phận bi thương của Vũ Nương : đẹp người, đẹp nết nhưng bị chồng nghi oan đến mức phải tự vẫn để minh oan. Nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự-trữ tình. 2 Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh ( trích Vũ trung tùy bút ) Phạm Đình Hổ Tùy bút Đầu TK 19 Phê phán lối sống xa hoa, hưởng lạc của vua chúa, sự tác oai tác quái của quan lại Ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động. 3 Hoàng Lê nhất thống chí (trích hồi thứ 14 ) Ngô Gia Văn Phái Tiểu thuyết lịch sử Cuối tk 18 –đầu tk 19 Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ cùng chiến thắng thần tốc đánh tan 20 vạn quân Thanh ; sự thảm bại của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống . Trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sống động. 4 Truyện Kiều ( Đoạn trường tân thanh ) Các đoạn trích - Chị em Thúy Kiều - Cảnh ngày xuân - Mã Giám Sinh mua Kiều - Kiều ở lầu Nguyễn Du Truyện thơ Nôm Đầu Tk 19 Bức tranh hiện thực sinh động về xã hội đương thời; tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ. Nghệ thuật tự sự bậc thầy; ngôn ngữ chau chuốt, tinh tế; … …………………………… - Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về số phận của Thúy Vân, Thúy Kiều. Sử dụng bút pháp ước lệ - Cảnh đẹp ngày xuân và không khí lễ hội náo nhiệt của ngày thanh minh. Nghệ thuật tả cảnh giàu chất tạo hình. - Phê phán, vạch trần bản chất đê tiện, xấu xa của Mã Giám Sinh; lên án thế lực tàn bạo. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ. - Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng Nguyễn Thị Đoan Trang Page 2 Ngưng Bích thủy chung, hiếu thảo của Kiều. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm; bút pháp vịnh cảnh ngụ tình . 5 Truyện Lục Vân Tiên Các đoạn trích - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. - Lục Vân Tiên gặp nạn. Nguyễn Đình Chiểu Truyện thơ Nôm – lục bát Giữa TK 19 Truyện viết nhằm răn dạy đạo lý làm người : + Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người (tình bạn bè, tình cảm gia đình,…) + Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, ca ngợi những người anh hùng trọng nghĩa khinh tài. + Thể hiện khát vọng về một xã hội công bằng, tốt đẹp của nhân dân. Giá trị nghệ thuật : + Xây dựng hình tượng nhân vật qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ của họ. + Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, đậm chất Nam bộ. Nội dung : Ca ngợi và khẳng định đạo lí coi trọng tình nghĩa giữa con người với con người; đề cao tinh thần nghĩa hiệp; ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ. Nghệ thuật : khắc họa tính cách nhân vật qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ phù hợp với từng đối tượng. ……………………………………… Nội dung : sự đối lập giữa cái thiện (đại diện là ông ngư) và cái ác ( đại diện là Trịnh Hâm); khẳng định một chân lí : thiện thắng ác, chính nghĩa thắng phi nghĩa. Nghệ thuật : đoạn trích giàu cảm xúc, khoáng đạt; ngôn ngữ bình dị, dân dã; xây dựng tình huống đối lập. II. VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ( từ 1945 đến 1975 đến nay ) 1. THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI  Yêu cầu chung: - Nắm chắc tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm + những nét chính về nội dung, nghệ thuật + chủ đề. - Thuộc thơ; phân tích được một số hình ảnh thơ tiêu biểu ( đoạn cuối bài Đồng chí; đoạn cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính; đoạn đầu bài Bếp lửa; …) TT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật 1. Đồng chí Chính Hữu 1948 Vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc, cảm động. Chi tiết, hình ảnh tự nhiên, bình dị, cô đọng, gợi cảm. Nguyễn Thị Đoan Trang Page 3 2. Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động mới. Từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa. 3. Con cò Chế Lan Viên 1962 Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người. Vận dụng sáng tạo ca dao, biện pháp ẩn dụ, triết lí sâu sắc. 4. Bếp lửa Bằng Việt 1963 Tình cảm bả cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh. Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự, bình luận. 5. Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn. Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu và hình ảnh thơ độc đáo. 6. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1971 Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Giọng thơ tha thiết, hình ảnh giản dị, gần gũi. 7. Viếng lăng Bác Viễn Phương 1976 Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác khi vào thăm lăng Bác. Giọng điệu trang trọng, thiết tha, sử dụng nhiều ẩn dụ gợi cảm. 8. Sang thu Hữu Thỉnh 1977 Những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển biến nhẹ nhàng của thiên nhiên từ cuối hạ sang thu. Hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm. 9. Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Gợi nhớ những năm tháng gian khổ của người lính, nhắc nhở thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” Giọng tâm tình, hồn nhiên. Hình ảnh gợi cảm. 10. Nói với con Y Phương Sau 1975 Tình cảm gia dình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc, sự gắn bó với truyền thống. Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm. 11. Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, vũ trụ và khát vọng làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời. Hình ảnh đẹp, gợi cảm, so sánh và ẩn dụ sáng tạo. Gần gũi dân ca. 2. TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI  Yêu cầu chung: - Nắm chắc tên tác giả, tác phẩm (đoạn trích), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm + nắm nội dung chính; nghệ thuật cơ bản, nổi bật + chủ đề + tình huống truyện. - Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích được học trong sgk. - Xác định chính xác ngôi kể, cách kể trong từng văn bản = tác dụng của việc lực chọn ngôi kể, cách kể đó. TT Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung 1 Làng Kim Lân 1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. Tình huống (TH) : ông Hai ở nơi tản cư đột ngột nghe tin Nguyễn Thị Đoan Trang Page 4 làng mình theo giặc. Chủ đề (CĐ): ca ngợi tình yêu làngquê, lòng yêu nước. 2 Lặng lẽ Sapa Nguyễn Thành Long 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sapa. Qua đó, ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. TH: cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sapa. CĐ: ca ngợi người lao động mới 3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1966 Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con : ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thân thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. TH : bé Thu mong cha nhưng cha về lại không nhận ra; lúc Thu nhận ra cha cũng là lúc cha phải ra đi rồi hy sinh. CĐ: ca ngợi tình cha con, tình cảm gia đình 4 Bến quê Nguyễn Minh Châu Trong tập “Bến quê” (1985) Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương. TH : Nhĩ đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời sau khi bệnh liệt giường 2 năm. CĐ : Thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp bình dị và giá trị đích thực của gia đình, quê hương. 5 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê 1971 Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. TH : Phương Định cùng đồng đội đối mặt với bom đạn, sự hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ. CĐ: Ca ngợi các nữ TNXP thời kháng chiến chống Mĩ. 3. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG . Kiểu văn bản Tên văn bản Tác giả Năm st Nội dung cơ bản Nghị luận Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi 1948 Văn nghệ là sợi dây đồng cảm kì diệu. Văn nghệ giúp con người sống phong phú và tự hoàn thiện nhân cách. Bài văn có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh và cảm xúc. Chuẩn bị hành Vũ Khoan 2001 Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam. Cần phát huy Nguyễn Thị Đoan Trang Page 5 Nghị luận trang vào thế kỉ mới điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để bước vào một thế kỷ mới. Lời văn mạnh mẽ, dễ hiểu, giàu sức thuyết phục. Nhật dụng Phong cách Hồ Chí Minh Lê Anh Trà 1990 Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh : kết hợp hài hòa giữ hiện đại và dân tộc ; nếp sống thanh cao và giản dị. thể hiện lòng kính yêu và tự hào về Bác. Phương thức biểu đạt : nghị luận + biểu cảm. III. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI. TT Văn bản Tác giả Quốc gia Thế kỉ Thể loại Nội dung cơ bản 1 Cố hương Lỗ Tấn Trung Quốc XX Truyện ngắn Trong chuyến về thăm quê lần cuối cùng, nhân vật “tôi” đã vô cùng đau xót trước sự tàn tạ của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ. Truyện phê phán xã hội phong kiến suy tàn, đặt ra việc tìm con đường đi mới cho người nông dân. 2 Những đứa trẻ ( Thời thơ ấu) M.Go-rơ-ki Nga XX Truyện ngắn Bất chấp những rào cản do phân biệt giai cấp, Aliôsa vẫn có một tình bạn rất thân thiết với ba đứa trẻ hàng xóm, con lão đại tá. Tất cả đám trẻ đều thiếu thốn tình thương nên chúng dễ đồng cảm, gắn bó và thân thiết với nhau. 3 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ( Rô-bin-xơn Cru-xô) Đ.Đi-phô Anh XVIII Tiểu thuyết Rô-bin-xơn sống một mình trên đảo hoang đầy khó khăn suốt mười mấy năm nhưng anh vượt qua tất cả để phấn đấu cho cuộc sống ngày càng tốt hơn với một nghị lực và tinh ần lạc quan phi thường. 4 Bố của Xi- mông G.Mô-pa- xăng Pháp XIX Truyện ngắn Xi-mông bị bọn trẻ trong làng ném đá vì em không có bố. Em muốn chết vì buồn chán nhưng may mắn đã được bác thợ rèn Phi-líp thương cảm, ản ủi và nhận làm cha của em, cho em một chỗ dựa tinh thần vững chắc. 5 Con chó Bấc (Tiếng gọi nơi hoang dã) Giắc Lân- đơn Mĩ XX Tiểu thuyết Bấc là con chó thông minh và có một tình cảm đặc biệt, gần như là sự tôn thờ dành cho người chủ Thooc-tơn. Mọi suy nghĩ, hành động của nó đều dành hết cho chủ. Bấc có một đời sống nội tâm vô cùng phong phú. 6 Mây và Sóng Ta-go Ấn Độ XX Thơ Mây và Sóng cùng những trò vui đã vô cùng hấp dẫn đối với em bé. Nhưng tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt đã giúp em từ chối mọi lời mời gọi hấp dẫn ấy và giúp em nghĩ ra nhiều trò vui cùng mẹ. 7 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình G. Mác-két Cô- lôm- bi-a XX Nhật dụng Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và hậu quả khủng khiếp của nó. Trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì hòa bình thế giới của nhân loại. Phương thức biểu đạt: nghị luận + biểu cảm. 8 Tuyên bố TG về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về XX Nhật dụng Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và phát triển cho trẻ em của cộng đồng quốc tế. Phương thúc biểu đạt : nghị luận, thuyết minh + biểu cảm. Nguyễn Thị Đoan Trang Page 6 của trẻ em. trẻ em. 9 Bàn về đọc sách Chu Quang Tiềm Trung Quốc XX Nghị luận Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy kiến thức. Phải biết chọn sách khi đọc và có phương pháp đọc đúng mới thu được kết quả tốt. 10 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn LaPhông- ten H. Ten Pháp XX Nghị luận Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn, cách nhìn riêng mang cái nhìn nhân hậu,giàu tình cảm của nhà văn B. PHẦN TIẾNG VIỆT. I. Nội dung chương trình :  HK I. 1. Phương châm hội thoại: - PC về lượng, PC về chất, PC quan hệ, PC cách thức, PC lịch sự. - Xưng hô trong hội thoại : lựa chọn từ xưng hô phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, môi trường giao tiếp. 2. Loại từ: - Xét theo cấu tạo: từ đơn, từ phức. - Xét theo nguồn gốc: từ thuần Việt, từ mượn. - Xét về nghĩa: nghĩa của từ, từ nhiều nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng. - Xét về chức năng: từ tượng thanh - từ tượng hình, thuật ngữ. 3. Sự phát triển của từ: - Phát triển về mặt nghĩa : phương thức ẩn dụ - hoán dụ. - Phát triển về số lượng: tạo từ mới, mượn từ từ tiếng nước ngoài. 4. Trau dồi vốn từ: - Hiểu nghĩa từ và cách dùng từ cho đúng. - Học hỏi làm tăng vốn từ. 5. Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, chơi chữ, nói quá, nói giảm – nói tránh, điệp ngữ.  HK II. 1. Khởi ngữ. 2. Thành phần biệt lập : thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú. 3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. 4. Nghĩa tường minh, hàm ý. 5. Từ loại : danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, đại từ, chỉ từ, trợ từ, quan hệ từ, phó từ, thán từ, tình thái từ. 6. Cụm từ : cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. 7. Câu : - Thành phần câu : Thành phần chính; thành phần phụ; thành phần biệt lập. - Các kiểu câu : câu đơn – câu đặc biệt, câu ghép; biến đổi câu ( câu rút gọn, câu bị động, tách trạng ngữ thành câu riêng ) - Câu chia theo mục đích nói : câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật. 8. Các phép liên kết câu : phép nối, phép lặp, phép thế, phép đồng nhĩa, trái nghĩa, liên tưởng. II. Yêu cầu chung: Nguyễn Thị Đoan Trang Page 7 1. Xem lại toàn bộ các đơn vị kiến thức đã học, đã ôn tập ( lí thuyết + bài thực hành ) 2. Tập làm lại các bài tập trong sgk ( chú ý dạng bài tổng hợp kiến thức => sgk / 158, 204 – HK1; sgk / 109, 130, 145 – HK2 ) 3. Xem kĩ phần tiếng việt 9 HK1 ( phương châm hội thoại, phát triển từ ) + các biện pháp tu từ từ vựng (nhận biết bptt + phân tích giá trị trong thơ, văn ) 4. Xem kĩ phần tiếng việt 9 HK2 => KHỞI NGỮ, CÁC TPBL, LIÊN KẾT CÂU VĂN - ĐOẠN VĂN, HÀM Ý ( nhận biết + phân tích giá trị trong thơ, văn ; đặt câu, viết đoạn văn ) => Chú ý : rèn luyện kĩ năng dựng đoạn ( viết đoạn văn nghị luận ). C. PHẦN TẬP LÀM VĂN. I. VĂN THUYẾT MINH.  Yêu cầu chung : - Xác định chính xác đối tượng cần thuyết minh ( xác định trọng tâm cần giới thiệu). - Mọi thông tin phải chính xác, khách quan, khoa học; lời giới thiệu phải rõ ràng, mạch lạc, giàu sức thuyết phục. - Khi có yêu cầu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, biện pháp nghệ thuật thì cần xác định rõ : + Miêu tả một số chi tiết chính, cần làm rõ. + Cảm xúc chân thành, hợp lí ( nên đưa vào phần giới thiệu công dụng, cách bảo quản, chăm sóc, mối quan hệ, …) + Lựa chọn biện pháp nghệ thuật phù hợp (kể chuyện nhân hóa; kể chuyện có dùng ẩn dụ; xây dựng hội thoại; …)  Một số dạng bài thuyết minh thường gặp : - Giới thiệu đồ dùng, cây cối, con vật ( cây viết, cặp, sách, hoa – trái ngày tết, chó, mèo, …) - Giới thiệu danh lam thắng cảnh ( biển Vũng Tàu; núi Minh Đạm; Nhà Tròn Bà Rịa; … ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm ( Nguyễn Du + Truyện Kiều; Nguyễn Đình Chiểu + Truyện Lục Vân Tiên ) II. VĂN TỰ SỰ. ( kể chuyện, tin tức, thông báo, …)  Tập trung vào kể chuyện. Yêu cầu chung : - Đọc kĩ đề, xác định chính xác nội dung, đối tượng cần kể. - Lập dàn ý trước khi làm bài => bố cục đủ 3 phần; sắp xếp các ý lớn theo trình tự hợp lí; xác định các nội dung sẽ kết hợp theo yêu cầu của đề ( kết hợp : miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, …) - Khi có yêu cầu kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, … trong quá trình kể chuyện thì cần : + Miêu tả cảnh, tả ngoại hình, hành động, … + Miêu tả nội tâm bằng hai cách :  Tả trực tiếp ( dùng từ ngữ diễn tả trực tiếp tâm trạng : buồn, vui, hạnh phúc, lo lắng, …)  Tả gián tiếp ( thông qua tả cảnh, tả diện mạo cử chỉ, ngôn ngữ, … => hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) để thể hiện tâm trạng, tâm lí, lột tả bản chất nhân vật. + Xác định yếu tố nghị luận sẽ kết hợp, vị trí bài sẽ đưa nghị luận vào; … ( nghị luận : đưa nhận xét, đánh giá về 1 điểm nào đó của câu chuyện hay nhân vật rồi lập luận để bảo vệ ý kiến vừa đưa ra. ) - Lựa chọn ngôi kể phù hợp nội dung câu chuyện ( xem lại bài học sgk / 192 )  Một số dạng bài tự sự thường gặp: 1. Kể chuyện đời thường Nguyễn Thị Đoan Trang Page 8 - Tưởng tượng 20 năm sau trở lại thăm trường cũ… - Một kỉ niệm ghi dấu ấn sâu sắc thời học sinh. - Kể về một người thân xa cách lâu ngày vừa gặp lại. 2. Kể chuyện chuyển thể từ tác phẩm văn học. - Dựa vào nội dung đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều kể lại bằng lời của mình. - Tưởng tượng mình được gặp những chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật và nghe họ kể chuyện mình. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó. - Xây dựng một văn bản tự sự dựa vào nội dung bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. - Bằng lời của bà Hai (vợ ông Hai – truyện Làng của Kim Lân ) em hãy kể lại những ngày gia đình sống ở nơi tản cư. III. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.  Yêu cầu chung : - Xác định chính xác vấn đề cần nghị luận. - Luận điểm phải chính xác, rõ ràng; luận cứ phải tiêu biểu, giàu sức thuyết phục. - Lưu ý => khi có yêu cầu viết đoạn văn thì : viết đúng hình thức 1 đoạn văn ( lùi vào một ô + viết hoa đầu dòng + chấm xuống dòng khi hết đoạn. ) + Đoạn diễn dịch : câu đầu tiên sẽ nêu vấn đề cần nghị luận =>các câu tiếp theo sẽ triển khai vấn đề => câu cuối là câu kết đoạn. + Đoạn qui nạp : triển khai vấn đề ngay từ câu đầu; 1,2 câu cuối đoạn sẽ tổng kết, nêu bật vấn đề vừa nghị luận. Bài tập. 1. Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nạn ô nhiễm môi trường . 2. Xây dựng một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) đánh giá về hiện tượng học qua loa đối phó ở một số học sinh hiện nay. 3. Uống nước nhớ nguồn ! Hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về đạo lí đó. 4. Có chí thì nên! Em hiểu như thế nào về tư tưởng này? Trình bày thành một đoạn văn khoảng 10 câu. II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (nghị luận về nhân vật văn học; đoạn thơ, bài thơ )  Yêu cầu chung : - Đọc kĩ đề, xác định chính xác nội dung, đối tượng cần nghị luận - Lập dàn ý trước khi làm bài => bố cục đủ 3 phần; sắp xếp các ý lớn theo trình tự hợp lí. - Với nghị luận về nhân vật văn học : + Xác định các đặc điểm chính của nhân vật (VD: ông Hai = tình yêu làng, yêu nước hòa quyện một cách cảm động) + Trình bày những nhận xét, đánh giá, bình luận, … liên quan đến những đặc điểm của nhân vật + chọn dẫn chứng tiêu biểu, phù hợpchứng minh ( 1 câu văn miêu tả, một lời nói, 1 ý nghĩ của nhân vật, …) + Chỉ ra và làm sáng tỏ tư tưởng, chủ đề của truyện qua nhân vật + bài học của bản thân. - Với nghị luận về thơ : + Xác định nội dung chính của đoạn thơ, bài thơ cần phân tích (vd: khổ 1 bài Sang thu = những dấu hiệu đầu tiên của thời điểm giao mùa qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ ) + Lần lượt phân tích từng ý thơ hoặc từng khổ, từng đoạn thơ ( phân tích cái hay của từ ngữ, cách dùng từ, dùng biện pháp tu từ; phân tích ý nghĩa nội dung của các hình ảnh thơ; … => vd : khổ 1 bài Sang thu = cách dùng từ bỗng, hình như; phép tu từ nhân hóa; ý nghĩa của hương ổi, gió se,…) + Đưa nhận xét, bình luận, …đan xen trong quá trình phân tích các ý thơ. + Bài học hay suy ngẫm của bản thân rút ra từ chủ đề, tư tưởng của đoạn thơ, bài thơ.  Bài tập Nguyễn Thị Đoan Trang Page 9 1. Phân tích bài Sang thu của Hữu Thỉnh để thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời điểm giao mùa của thiên nhiên. 2. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. 3. Phân tích khổ thơ 4 &5 trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. 4. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Nói với con của Y Phương. Từ “ Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn ….” đến hết. 5. Phân tích diễn biến tâm trạng của “ông Hai” trong truyện Làng của Kim Lân để làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước đầy cảm động của người nông dân miền Bắc thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. 6. Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn (Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long) đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc. PHẦN HAI MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SNH VÀO LỚP 10 THPT MÔN : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 120 phút Câu 1(1đ): Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Câu 2 (1đ): Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lạ i một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - …Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất….” (Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa) Câu 3 (3đ) : Viết đoạn văn ngắn chủ đề về « lòng nhân ái ». Câu 4 (5đ) : Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Nguyễn Thị Đoan Trang Page 10 Đề 1 [...]... trong xã hội mới Đề 2 Câu 1: a Nét chính về Nguyễn Duy - ND tên khai sunh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh 194 8, q ở Thanh Hóa - 196 6, gia nhập qn đội, vào binh chủng Thơng tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường - Sau 197 5, ơng chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng - Từ 197 7, ND là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại TP HCM - ND được trao giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 197 2- 197 3 Ơng trở thành... đánh giặc Em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 10- 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình u nước Câu 4: Vẻ đẹp của những cơ gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Đề 9 Câu 1 ( 1,5đ ) : Chép lại ngun văn khổ thơ đầu trong bài thơ Mùa xn nho nhỏ của Thanh Hải Cho biết nội dung cơ bản của khổ thơ ? Câu 2 ( 1,5đ ) : Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời các câu... Câu 3 ( 2đ ) : Viết đoạn văn nghị luận ( từ 10 – 12 câu ) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc q ham mê trò chơi điện tử Câu 4 ( 5đ ) : Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Đề 10 Câu 1 ( 1,0đ ) : Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới Nguyễn Thị Đoan Trang Page 14 “ Việc của chúng tơi là ngồi đây Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ... Long Đề 5 Câu 1: Giải thích nhan đề Những ngơi sao xa xơi của Lê Minh Kh Câu 2: Đọc đoạn văn sau: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại, Những vết nhăn xơ lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít Lão hu hu khóc” (Nam Cao- Lão Hạc) a Các câu trong đoạn văn được liên kết chủ yếu bằng phép liên kết nào? b Những từ ngữ nào trong đoạn văn. .. hiện các ý cơ bản sau: 1.MB: -Gíơi thi u về tác giả-tác phẩm -Nêu vấn đề cần nghị luận 2.TB: a.Bài thơ thể hiện tình cảm thắm thi t của cha mẹ đối với con cái b.Bài thơ thể hiện tình cảm thi t tha,tự hào về nguồn cội q hương c.Bài thơ ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và ước mong của người cha 3.KB: Khẳng định lại vấn đề Nguyễn Thị Đoan Trang Page 23 Đề 7 Câu l : Chép thuộc lòng 8 câu... Khởi ngữ : Còn mắt tơi - Hàm ý : Cơ có đơi mắt đẹp Câu 2 - Câu mở đoạn : dẫn dắt + dẫn câu tục ngữ + nêu vấn đề nghị luận - Các câu còn lại : lần lượt phân tích ngắn gọn một số ý cơ bản Thế nào là có chí; nên ở đây là gì ? Ý nghĩa câu tục ngữ ? Một vài ví dụ cụ thể ? Cách phát huy ? - Câu kết đoạn : kinh nghiệm của bản thân Câu 3 MB: - Giới thi u truyện Làng + tác giả + hồn cảnh ra đời truyện - Giới thi u.. .Đề 2 Câu 1: Giới thi u những nét chính về Nguyễn Duy và nêu xuất xứ, chủ đề của bài thơ “Ánh trăng” Câu 2: Gạch dưới thành phần tính thái trong câu sau và nói rõ tác dụng của thành phần tình thái đó: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xơ vào lòng anh, sẽ ơm chặt lấy cổ anh (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Câu 3: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ... về con người,cuộc sống và nghệ thuật -Gịong văn nhẹ nhàng,mượt mà,ngơn ngữ văn xi trong sáng,giàu màu sắc hội hoạ 3.KB: -Chất trữ tình tạo nên vẻ đẹp riêng cho tác phẩm -Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn hay,tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long: nhẹ nhàng,kín đáo mà rất sâu sắc và thấm đẫm chất trữ tình Đề 5 Câu 1: Nguyễn Thị Đoan Trang Page 21 Nhan đề Những ngơi sao xa xơi gợi hình ảnh đẹp về... niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc” (Sách Ngữ văn 9, tập 2) Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương để làm sáng rõ ý kiến trên Đề 7 Câu l : Chép thuộc lòng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Câu 2: Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì: Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu”... khăn ,thi u thốn,gian khổ trên đường ra trận Nguyễn Thị Đoan Trang Page 24 - Từ vấn đề về lối sống của thế hệ trẻ những năm gian khổ,thử thách,đoạn văn cần khẳng định vai trò của lòng u nước trong mọi mặt cuộc sống đương đại - Cần khẳng định: khơng có lòng u nước dù trong bất cứ hồn cảnh nào cũng là thi u thốn,mất mát to lớn -Liên hệ với bản thân Câu 4: *HS cần trình bày các ý cơ bản sau: 1.MB: -Gíơi thi u . Đề 2 Trang 17  Đề 3 Trang 19  Đề 4 Trang 20  Đề 5 Trang 21  Đề 6 Trang 22  Đề 7 Trang 23  Đề 8 Trang 24  Đề 9 Trang 25  Đề 10 Trang 25  Đề 11 Trang 26  Đề 12 Trang 27 Nguyễn Thị Đoan. trường - Sau 197 5, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. - Từ 197 7, ND là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại TP HCM - ND được trao giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 197 2- 197 3. Ông trở. đọc. PHẦN HAI MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SNH VÀO LỚP 10 THPT MÔN : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 120 phút Câu 1(1đ): Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm

Ngày đăng: 14/04/2015, 10:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan