Nghiên cứu việc tiếp nhận và sử dụng ngân hàng trực tuyến thông qua một nghiên cứu thực nghiệm

27 428 0
Nghiên cứu việc tiếp nhận và sử dụng ngân hàng trực tuyến thông qua một nghiên cứu thực nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài báo cáo được đăng trên website: www.emeraldinsight.com/0265-2323.htm Chủ đề Nghiên cứu việc tiếp nhận và sử dụng ngân hàng trực tuyến thông qua một nghiên cứu thực nghiệm Các tác giả: Alain Yee-Loong Chong Khoa máy tính và CNTT, đại học Inti, Putra Nilai, Malaysia 267. Keng-Boon Ooi Khoa Kinh doanh & Tài chính, Đại học Tunku Abdul Rahman, Malaysia. Binshan Lin Cao đẳng Quản trị Kinh doanh, Đại học bang Louisiana ở Shreveport, Shreveport, Louisiana, Mỹ. Boon-in Tan Khoa Kinh doanh & Tài chính, Đại học Tunku Abdul Rahman, Malaysia. Đệ trình: 09/ 2009 Chỉnh sửa: 2/ 2010 Dyệt: 3/ 2010 TÓM TẮT Mục đích - Bài viết này nhằm mục đích kiểm tra thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và sử dụng ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam. Thông qua việc xem xét các yếu tố như: sự nhận thức về tính hữu ích, mức độ dễ dàng sử dụng, sự tin tưởng và sự hỗ trợ của Chính phủ để xác định xem những yếu tố đó có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận ngân hàng trực tuyến hay không. Thiết kế nghiên cứu / phương pháp / cách tiếp cận – Một cuộc khảo sát được tiến hành trên 156 người với 103 mẫu có thể sử dụng được cho thấy tỷ lệ chấp nhận là 66%. Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy đa biến. Những phát hiện - Kết quả cho thấy rằng các yếu tố về nhận thức tính hữu ích, sự tin tưởng và sự hỗ trợ của Chính phủ có những ảnh hưởng tích cực đối với xu hướng sử dụng ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam.Trái ngược với mô hình chấp nhận công nghệ, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng yếu tố về tính dễ sử dụng không có ảnh hưởng đáng kể. Các hạn chế của nghiên cứu/ tác động - Nghiên cứu này được tiến hành tại Việt Nam và những nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng mô hình này để nghiên cứu việc chấp nhận ngân hàng trực tuyến ở các quốc gia khác. Ý nghĩa thực tiễn - Các kết quả này cho phép các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng có thể phát triển các chiến lược có khả năng làm tăng việc chấp nhận ngân hàng trực tuyến. Các ngân hàng cần phải phát triển sự an toàn và bảo mật của trang Web nhằm làm tăng niềm tin củ người sử dụng. Các ngân hàng cũng cần phải tạo ra các tính năng hữu ích đối với người sử dụng và đảm bảo rằng người sử dụng biết được các tính năng này. Cuối cùng, Chính phủ cũng nên đóng vai trò hỗ trợ các ngân hàng trong nỗ lực của họ nhằm tăng sự tiếp nhận ngân hàng trực tuyến. Nét độc đáo / giá trị - Những phát hiện này làm chúng ta hiểu rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tiếp nhận ngân hàng trực tuyến. Không giống như các nghiên cứu hiện tại dựa trên Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), nghiên cứu này bao gồm cả yếu tố về sự an toàn và hỗ trợ của Chính phủ và đặt chúng lên hàng đầu so với các yếu tố truyền thống trong mô hình TAM. Hầu hết các nghiên cứu về sự tiếp nhận ngân hàng trực tuyến tập trung vào các nước phát triển. Bằng việc tập trung nghiên cứu về Việt Nam, mô hình này còn có thể được áp dụng với các quốc gia khác, những nơi mà thương mại điện tử và ngân hàng trực tuyến vẫ còn là những điều mới lạ. Từ khoá: ngân hàng trực tuyến, tín nhiệm, Thương mại điện tử, Việt Nam Loại bài viết: bài viết nghiên cứu. Các tác giả xin cảm ơn ông Trần Thanh Minh đã hổ trợ thu thập dữ liệu cũng như cung cấp những hiểu biết về các ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam. Họ cũng muốn gửi lời cảm ơn tới hai nhận xét ẩn danh đã cho các ý kiến của mình để cải thiện bài viết. GIỚI THIỆU Việc áp dụng các công nghệ Internet cho sự phát triển các doanh nghiệp không còn là một cái gì đó quá mới mẻ nữa. Như đã được đề cập bởi Saffu et al. (2008), việc sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp trong mười năm qua đã gia tăng. Những lợi ích của thương mại điện tử bao gồm việc giảm chi phí, gia tăng cơ hội kinh doanh, tiết kiệm thời gian và cung cấp một dịch vụ mang tính cá nhân nhiều hơn cho người tiêu dùng (Turban et al, 2008). Một công cụ của thương mại điện tử đang được tiếp nhận bởi ngành công nghiệp ngân hàng đó là ngân hàng trực tuyến hay ngân hàng điện tử. Các công cụ vủa công nghệ thông tin đã cung cấp một sự cải tiến dịch vụ trong ngành công nghiệp ngân hàng (Dawes và Rowley, 1998). Hiện tại có hàng ngàn các trang web ngân hàng điện tử trên toàn thế giới (Gurau, 2002). Mặc dù ngân hàng trực tuyến đã được triển khai ở nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ và những nước ở châu Âu (Pikkarainen et al, 2004), hiện cũng đang có một xu hướng tiếp nhận ngân hàng trực tuyến của các ngân hàng ở những nước đang phát triển(Gurau, 2002). Một trong những nước đang phát triển với tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây đó là Việt Nam (PhanCuNhan, 2005). Thương mại điện tử vẫn còn ở giai đoạn chớm nở ở Việt Nam (Huy và Filiatrault, 2006). Mặc dù Việt Nam hiện đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bởi lợi thế về chi phí thấp khi so sánh với các quốc gia khác, một chiến lược chi phí thấp sẽ không thể đảm bảo các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh hiệu quả trong thời gian dài (Chong và Ooi, 2008). Để duy trì sự cạnh tranh, các công ty có thể thực hiện giao dịch thương mại điện tử để có năng suất và hiệu quả cao hơn. Tầm quan trọng của thương mại điện tử ở Việt Nam đã được xác định, bởi thực tế rằng chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu có thêm nhiều doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử vào năm 2010 theo Kế hoạch tổng thể về phát triển thương mại điện tử (báo nhân dân, 2006). Với tầm quan trọng của ngân hàng trực tuyến, nó đã trở thành một phần của chiến lược tổng thể về thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, yếu tố quyết định để ngân hàng trực tuyến thành công tại Việt Nam là có ai sẵn sàng tiếp nhận công nghệ hay không (PhanCuNhan, 2005). Mặc dù chính phủ Việt Nam sẵn sàng chi tiền để đầu tư vào cơ sở hạ tầng thương mại điện tử, nhưng cuối cùng, sự thành công của loại hình thương mại điện tử như ngân hàng trực tuyến vẫn còn tùy thuộc vào nhận thức và sự sẵn sàng chấp nhận của người tiêu dùng. Mặc dù có những nghiên cứu trước đó về việc tiếp nhận ngân hàng trực tuyến, phần lớn có xu hướng tập trung vào các nước châu Âu hay Hoa Kỳ (Pikkarainen et al, 2004). Tuy nhiên, Việt Nam là một trường hợp khác, mặc dù nền kinh tế việt nam đang mở rộng trong những năm gần đây nhưng cơ sở hạ tầng thương mại điện tử của nó thậm chí vẫn còn kém phát triển hơn so với Malaysia. Vì vậy, việc tiếp nhận ngân hàng trực tuyến vẫn còn ở giai đoạn sơ khai so với các quốc gia đang phát triển khác. Chính vì thế, mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu nhận thức của người tiêu dùng đối với việc chấp nhận ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam và xác định các yếu tố có thể dự đoán chủ ý của họ trong việc sử dụng ngân hàng trực tuyến. Giả thuyết rằng có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng ngân hàng trực tuyến, kết quả từ nghiên cứu này sẽ cho phép các các nhà lãnh đạo tập trung vào các yếu tố có thể gia tăng việc tiếp nhận ngân hàng trực tuyến tại Việt nam. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Ngân hàng trực tuyến Ngày nay, nhiều tổ chức đã đối phó với việc cạnh tranh trong môi trường kinh doanh bằng công cụ thương mại điện tử như 1 phần trong chiến lược kinh doanh của họ. Với sự phát triển của internet, việc các Ngân hàng tiến hành cung cấp dịch vụ điện tử cho khách hàng là điều chắc chắn. Mặc dù hiện nay các chi nhánh ngân hàng với nền tảng là dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn là phương pháp phổ biến nhất để tiến hành các giao dịch, nhưng công nghệ internet đã thay đổi cách mà các dịch vụ tài chính cá nhân được thiết kế và cung cấp cho khách hàng (wang et al.,2003). Shih và Fang đã miêu tả Ngân hàng trực tuyến như là một hệ thống thông tin mới sử dụng nguồn tài nguyên mang tính cải tiến của internet và www nhằm cho phép khách hàng hoạt động tài chính hiệu quả trong một không gian mô phỏng. Ví dụ như, nó cho phép khách hàng thực hiện hàng loạt giao dịch Ngân hàng thông qua các công cụ điện tử trên trang web của Ngân hàng (Tan và Teo, 2000). Lúc đầu, những trang web ngân hàng trực tuyến chỉ chủ yếu đăng tải các thông tin về sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ giao dịch điện tử không đồng bộ và có đảm bảo, nhiều Ngân hàng ngày nay đang sử dụng Ngân hàng trực tuyến như một công cụ giao dịch cũng như một trung gian thông tin. Kết quả là giờ đây những người đăng kí Ngân hàng trực tuyếncó thể thực hiện các giao dich Ngân hàng thông thường như là viết séc, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, in sao kê tài khoản, mở sổ tiết kiêm, đầu tư vào các quỹ, truy vấn số dư tài khoản. Ngân hàng trực tuyến đã phát triển thành “ đơn vị dịch vụ và thông tin mà bạn có thể truy cập ở bất cứ nơi đâu”, nó hứa hẹn tạo ra lợi ích to lớn cho cả Ngân hàng lẫn khách hàng. (Tan và Teo, 2000). Ngân hàng trực tuyến phục vụ khách hàng giống như Ngân hàng truyền thống. Điểm khác biệt chính đó là khách hàng sẽ truy cập thông tin và tài khoản của họ, làm ủy nhiệm chi và xem sao kê bằng cách sử dụng máy tính hơn là bằng giấy để hoàn thành các giao dịch. Dịch vụ Ngân hàng trực tuyến là nhân tố thiết yếu quyết định sự tồn tại lâu dài của các ngân hàng trong thế giới thương mại điên tử.(Tan và Teo, 2000). Thị trường Ngân hàng trực tuyến được dự đoán sẽ phát triển một cách nhanh chóng, đột phá trong vài năm tới, và làm ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh mà những Ngân hàng truyền thống đang tận hưởng cùng với hệ thống các chi nhánh của nó. Mặc dù Ngân hàng trực tuyến rất nên phổ biến ở nhiều nước phát triển, nhưng đối với nhiều nước đang phát triển, Ngân hàng trực tuyến mới chỉ phát triển ở giai đoạn đầu. Điều đó đặc biệt dúng với những quốc gia vẫn đang xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin như Việt Nam. Một trong những dự án kinh tế của Chính phủ Việt Nam là chuyển đổi trọng tâm của nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Bởi vì Ngân hàng là một phần quan trọng của nền công nghiệp dịch vụ, việc nó họat động một cách hiệu quả thông qua việc sử dụng Ngân hàng trực tuyến là rất quan trọng trọng. Mặc dù Ngân hàng trực tuyến vẫn chưa quen thuộc với nhiều người sử dụng ở Việt Nam và vẫn chỉ mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nhưng với 15 triệu người sử dụng mạng internet, đây là một thị trường tiềm năng khổng lồ để các Ngân hàng khai thác (vietnamnet, 2009) Tuy nhiên, để một công nghệ được giới thiệu và sử dụng thành công, người dùng phải chấp nhận và áp dụng công nghệ đó. Mặc dù các nghiên cứu về sự tiếp nhận Ngân hàng trực tuyến đã được tiến hành tại các nước đã phát triển và các nước Phương Tây, nhưng các nghiên cứu tại các nước đang phát triển và phát triển nhanh như Việt Nam thì vẫn còn rất ít. Do đó mà bài ngiên cứu này đã cố gắng chỉ ra những nhân tố có thể ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng Ngân hàng trực tuyến của người Việt Nam. Mô hình tiếp nhận công nghệ Để đánh giá viễn cảnh tiếp nhận một ứng dụng công nghệ thông tin trên thị trường – như Ngân hàng trực tuyến – nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trước đây và nhiều khuôn khổ đã được đề xuất để nhận diện những nhân tố hay các yếu tố quyết định có ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ trên khiá cạnh người tiêu dùng. Vì Ngân hàng trực tuyến là một dạng cải tiến công nghệ (Lin and Lee,2005), các nghiên cứu hiện có về đề tài tiếp nhận sự cải tiến/ đổi mới có thể được sử dụng trong việc nghiên cứu về Ngân hàng trực tuyến. Một trong những mô hình phổ biến nhất được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu sự chấp nhận của cá nhân về công nghệ là Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (Davis, 1989). TAM cho rằng cả hai yếu tố nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về tính dễ sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng hệ thống trên thực tế và có thể được dùng để tiên đoán thái độ của người tiêu dùng đối với việc sử dụng công nghệ này. (Davis, 1989; Venkatesh et al,2003) Nhận thức về sự hữu ích được David định nghĩa là “ mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể nào đó có thể làm nâng cao hiệu quả công việc của anh ta”. Vì vậy, với người dùng Ngân hàng trực tuyến, họ sẽ tiếp nhận hệ thống nếu họ tin hệ thống đó sẽ mang lại lợi ích như tiết kiệm được thời gian đi đến Ngân hàng và năng suất được cải thiện.(Rao et al,2003) Cũng theo như TAM, nhận thức về tính dễ sử dụng là “ mức độ mà người tiêu dùng tiềm năng mong đợi công nghệ mới có thể được tếp nhận mà không phải bỏ công sức cho việc chuyển giao và sử dụng, vì vậy nếu người sử dụng cảm thấy NH trực tuyến dễ sử dụng và không phải xếp hàng thì cơ hội mà họ sử dụng NH trực tuyến sẽ lớn hơn nhiều. Jeyaraj et al (2006) đã tiến hành một đánh giá toàn diện các yếu tố dự báo về sự chấp nhận công nghệ của các tổ chức và cá nhân được công bố vào những năm 1992 - 2003 và nhận thấy rằng TAM là một trong những mô hình tiếp nhận công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất. Mặc dù được giới thiệu lần đầu từ năm 1989, nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi như đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Jeyaraj et al (2006). Tuy nhiên nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng riêng bản thân TAM đã không đủ để giải thích được các quyết định của người dùng trong việc tiếp nhận các công nghệ. Tuy nhiên, họ vẫn dùng TAM như một mô hình căn bản và mở rộng mô hình bằng cách thêm vào mô hình các biến bổ sung tùy thuộc vào loại công nghệ mà họ ngiên cứu. Ví dụ như Kamarulzamam (2007) đã dựa trên mô hình TAM và thêm vào yếu tố về sự ảnh hưởng của nhận thức và tính cách trong nghiên cứu của ông ấy về việc chấp nhận mua hàng qua mạng. Amin (2007) cũng bổ sung cho mô hình TAM nguyên thủy bằng cách thêm vào yếu tố độ tin cậy và lượng thông tin về thẻ tín dụng xác nhận qua điện thoại cho việc nghiên cứu khuynh hướng sử dụng loại thẻ tín dụng xác nhận qua điện thoại này. Những mở rộng trên nhiều khía cạnh khác của TAM cũng được đưa ra trong những nghiên cứu Ngân hàng trực tuyến như là trong các nghiên cứu của Pikarainen et al (2004) cũng đã sử dụng TAM như một nền tảng và thêm vào nhiều nhân tố khác nhau như sự an toàn, bảo mật, tính tận hưởng và số lượng thông tin. Những nhà nghiên cứu khác cũng đã thử kết hợp TAM với các mô hình tiếp nhận công nghệ khác. Hernandez và Mazzon đã ứng dụng TAM với các mô hình tiếp nhận công nghệ mới khác như là Innovation Diffusion Model (Mô hình khuếch tán đổi mới) và TAM2, nó là sự mở rộng của TAM trong nghiên cứu của họ về việc triển khai Ngân hàng trực tuyến tại Brazil. Gounaris và Koritos (2008) đã ứng dụng Perceived Characteristics (đặc điểm nhận thức) của mô hình Innovation (PCI) trong việc nghiên cứu sự tiếp nhận Ngân hàng trực tuyến của họ. Tuy nhiên, Mô hình này là sự kết hợp của TAM với một mô hình nổi tiếng khác như Innovation Diffusion Model – mô hình này xem xét những đặc trưng của công nghệ trong việc nghiên cứu sự tiếp nhận kỹ thuật. Dựa vào các nghiên cứu hiện có, nghiên cứu của chúng tôi cũng sẽ sử dụng TAM như mô hình cơ bản và sẽ mở rộng mô hình này bằng cách thêm vào những biến khác mà chúng tôi tin rằng nó rất quan trọng trong việc nghiên cứu về sự tiếp nhận Ngân hàng trực tuyến tại VN. Mô hình của chúng tôi nhằm mục đích tập trung vào các nhân tố đặc trưng ở VN ví dụ như sự hỗ trợ của chính phủ VN và niềm tin của khách hàng vào sự an toàn và bảo mật bởi vì những luật lệ và quy định về internet ở VN không rõ ràng. Giống như nhiều nước đang phát triển, chính phủ đóng 1 vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hoạch định nền kinh tế quốc gia. Chính phủ VN tin rằng thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước của họ. Tuy nhiên, hiện tại tổng số người sử dụng internet rất thấp so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia và Singapore (Hoang, 2003). Nhiều thông tin và giao dịch kinh doanh thông qua internet vẫn bị ràng buộc bởi các chính sách của CP VN (Hoang, 2003). Tuy nhiên, những điều luật liên quan đến vấn đề bảo mật và riêng tư vẫn không rõ ràng đối với người sử dụng, điều này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề liệu internet banking có đáng tin cậy với người sử dụng. Yếu tố liên quan đến sự hỗ trợ của CP cũng như là lòng tin của người tiêu dùng về tính bảo mật và sự riêng tư của ngân hàng trực tuyến hơi khác so với những nghiên cứu trước đây ở nhiều nước phát triển hoặc các nước phương tây. Ví dụ, chính phủ VN có vai trò quan trọng hơn trong việc hoạch định kinh tế so với nhiều nước phát triển hoặc các nước Phương Tây. Vẫn còn nhiều vùng ở VN nơi mà công nghệ, cơ sở hạ tầng vẫn chưa hỗ trợ tốt trong việc kết nối internet. Không giống như nhiều nước phát triển nơi mà giao dịch trực tuyến có luật và chính sách rõ ràng, vấn đề này ở VN vẫn chưa rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi cảm thấy rằng việc nghiên cứu xem sự hỗ trợ của CP VN có thể ảnh hưởng đến sự tiếp nhận ngân hàng trực tuyến hay không là 1 việc quan trọng; bởi như một số quốc gia đã chỉ ra rằng chính sách của của CP có thể ảnh hưởng đến sự tiếp nhận và phát triển của CNTT (Chong va Ooi, 2008). Cúng giống như những công nghệ Internet, việc nghiên cứu xem lòng tin của người sử dụng vào tính bảo mật và sự riêng tư sẽ ảnh hưởng đến việc chấp nhận ngân hàng trực tuyến hay không là rất cần thiết. Chúng tôi nhận thấy rằng tại VN, còn thiếu những điều luật và quy định rõ ràng trong việc bảo mật và riêng tư của giao dịch trực tuyến, chúng tôi muốn xem xét liệu điều này sẽ có 1 ảnh hưởng đến sự chấp nhận ngân hàng trực tuyến. Vì vậy nghiên cứu của chúng tôi đề cập đến những biến có nguồn gốc từ TAM là nhận thức về sự hữu ích và nhận thức về tính dễ sử dụng, và mở rộng TAM bằng cách kết hợp thêm yếu tố lòng tin và sự hỗ trợ của CP, điều mà chúng tôi tin là sẽ đóng 1 vai trò chính trong việc ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận ngân hàng trực tuyến của người tiêu dùng VN. Nhận thức về sự hữu ích Nhận thức về sự hữu ích trong nghiên cứu này là mức độ cá nhân tin rẳng internet banking thuận tiện hơn so với giao dịch ngân hàng truyền thống. Những lợi ích này bao gồm cho phép họ thực hiện những hoạt động ngân hàng bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Những nghiên cứu trước về sự chấp nhận công nghệ đã chỉ ra rõ ràng việc nhận thức về sự hữu ích có ảnh hưởng mạnh đến ý định chấp nhận công nghệ của người sử dụng. Jeyaraj et al. (2006) trong việc nhìn nhận lại về những nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ từ 1992 - 2003, chỉ ra rằng trong 29 nghiên cứu, đã có tới 26 nghiên cứu liên quan đến nhận thức về sự hữu ích. Nhận thức về sự hữu ích là một trong những nhận tố phổ biến được áp dụng vào hệ thống ngân hàng trực tuyến. Pikkarainen et al. (2004) trong nghiên cứu về ngân hàng trực tuyến ở Phần Lan, chỉ ra rằng nhân thức về sự hữu ích là một trong những tác động quan trọng nhất trong ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến của người tiêu dùng. Gounaris and Koritos (2008) so sánh với những mô hình khác nhau dẫn đến quyết định chấp nhận Ngân hàng ttrực tuyến. Tương tự là nghiên cứu của Pikkarainen et al., nhận thức về sự hữu ích là nhân tố quan trọng cho việc triển khai ngân hàng trực tuyến. Celik (2008) tạo ra 1 trang web khảo sát để tìm ra sự chấp nhận ngân hàng trực tuyến trong số những người sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ và sự khám phá của ông ấy phù hợp với những nghiên cứu trước, vd như nhận thức về sự hữu ích đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định ý định chấp nhận ngân hàng trực tuyến của người Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng thời gian đó, Amin (2007) cũng tìm ra nhận thức dễ sử dụng là 1 yếu tố quyết định quan trọng liệu người tiêu dụng có muốn chấp nhận giao dịch thẻ tín dụng qua điện thoại. Jaruwachirathanakul and Fink (2005) đã thực hiện 1 nghiên cứu tại Thai Lan, tương tự với VN , một quốc gia đang phát triển rất nhanh ở Đông Nam Á, cũng chỉ ra rằng nhận thức về sự hữu ích có khả năng khuyến khích sự chấp nhận của ngân hàng trực tuyến của người tiêu dùng Thai. Vì vậy, dựa trên lý thuyết, chúng ta giả định rằng: H1: Nhận thức về sự hữu ích có 1 ảnh hưởng tích cực đến ý định chấp nhận ngân hàng trực tuyến Nhận thức về tính dễ sử dụng Tương tự như nhận thức về sự hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng bắt nguồn từ TAM. Mặc dù người tiêu dùng tin rằng việc đăng ký hữu ích, nhưng họ cũng có thể nghĩ hệ thống thì khó sử dụng (Davis, 1989). Bên cạnh nhận thức về sự hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng cũng được xác nhận như là 1 yếu tố quyết định quan trọng trong việc chấp nhận nhiều loại công nghệ, như là mạng nội bộ (Chang, 2004), WWW (Lederer et [...]... chấp nhận ngân hàng trực tuyến Nghiên cứu của Pikkarainen et al (2004) và Eriksson et al (2005) tìm ra nhận thức về tính dễ sử dụng không ảnh hưởng đến sự chấp nhận ngân hàng trực tuyến Tuy nhiên, nghiên cứu của họ được đưa ra trong môi trường khác VN Ở VN, Hoang (2003) chỉ ra, người sử dụng VN có ít kinh nghiệm trong việc sử dụng internet và vì vậy việc dễ sử dụng trang web của ngân hàng trực tuyến. .. cho việc thông qua ngân hàng trực tuyến tại Úc Niềm tin cũng rất quan trọng và phức tạp hơn trong lĩnh vực ngân hàng trực tuyến so với ngân hàng truyền thống do môi trường ảo của nó Vì vậy, để hoàn tất việc giao dịch, khách hàng cần phải có sự tin tưởng vào việc kinh doanh trực tuyến và giao dịch trực tuyến của ngân hàng Không có niềm tin người tiêu dùng sẽ tránh thực hiện bất kì mọi giao dịch trực tuyến. .. đầu của việc thực hiện ngân hàng trực tuyến Hernandez và Mazzon (2007) đã tiến hành nghiên cứu toàn diện về sự chấp nhận ngân hàng trực tuyến tại Brazil và kết quả của họ là phù hợp với các nghiên cứu khác, nó củng cố cho tầm quan trọng của vế đề an ninh và riêng tư ảnh hưởng đến việc chấp nhận ngân hàng trực tuyến Amin (2007) đề cập đên Niềm tin là “trái tim của hệ thống” của ngân hàng trực tuyến Như... tìm kiếm và quảng bá thêm những tính năng hữu ích nữa để thu hút nhiều khách hàng hơn chấp nhận sử dụng ngân hàng trực tuyến Nhận thức về tính dễ sử dụng Dựa trên mối quan hệ với ý định sử dụng, những phát hiện trong nghiên cứu cho thấy nhận thức về tính dễ sử dụng không có tác động đáng kể đến ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến Kết quả này trái ngược với các nghiên cứu trước đó (Jahangir và Begum,... cải thiện việc tiếp nhận ngân hàng trực tuyến bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng internet và internet băng thông rộng tại Việt Nam Niềm tin Kết quả cho thấy niềm tin về sự an toàn và bảo mật của ngân hàng trực tuyến sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam Nếu không có chính sách về sự an toàn bảo mật thích hợp, người sử dụng sẽ không sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến được... nghiên cứu khác về việc chấp nhận công nghệ; người dùng sẽ tiếp nhận công nghệ đó nếu họ cho rằng chúng hữu ích Vì vậy, những ngân hàng ở Việt Nam nên cố gắng làm cho khách hàng hiểu được những lợi ích trong việc sử dụng ngân hàng trực tuyến so với ngân hàng truyền thống Một trong số những lợi ích mà ngân hàng trực tuyến mang lại chính là việc liên lạc với các nhân viên ngân hàng một cách dễ dàng và hiệu... triển hệ thống ngân hàng trực tuyến, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng Kết quả và những phát hiện trong nghiên cứu này phát huy tính hữu dụng trên các kế hoạch và các giải pháp trong tương lai nhằm khuyến khích sử dụng và triển khai rộng hơn ngân hàng trực tuyến Sâu xa hơn, kết quả của nghiên cứu này có thể được sử dụng để hỗ trợ việc phát hiện và phân tích... Khách hàng có thể vẫn không nhận thức được những lợi ích của ngân hàng trực tuyến Điều này có thể được thực hiện thông qua việc hướng dẫn người dùng sử dụng, khi họ đến ngân hàng Các nhà hoạch định chính sách ngân hàng nên cung cấp các khoản đầu tư nhằm duy trì liên tục việc tăng các tính năng hữu ích của ngân hàng trực tuyến để thu hút người sử dụng vào sử dụng dịch vụ Niềm tin về sự an toàn và bảo... về thương mại điện tử, dịch vụ trực tuyến bị giới hạn trong việc kiểm tra thông tin về tài khoản và số dư Như được thể hiện trong kết quả của nghiên cứu này, niềm tin vè tính an toàn và bảo mật của ngân hàng trực tuyến sẽ ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng ngân hàng trực tuyến Chính phủ có thể giúp cải thiện niềm tin của người sử dụng thông qua việc chính thức đưa ra một bộ luật về mạng ảo được quy... hàng có thể tập trung vào việc cải thiện giao diện người dùng của các trang web ngân hàng trực tuyến để nhiều người dùng thấy thân thiện và hấp dẫn, nhưng những lợi thế nhận thức của ngân hàng trực tuyến là quan trọng hơn sự dễ dàng sử dụng Các ngân hàng cần tiếp tục điều tra những tính năng khác hữu ích cho khách hàng Việt Nam, và thiết kế các hệ thống ngân hàng trực tuyến của họ trên cơ sở này, và . thông tin. Kết quả là giờ đây những người đăng kí Ngân hàng trực tuyếncó thể thực hiện các giao dich Ngân hàng thông thường như là viết séc, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, in sao kê tài khoản,

Ngày đăng: 13/04/2015, 22:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan