Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần bia Thanh Hóa

59 1.3K 9
Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần bia Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số thì nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu của con người thì nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đã ra đời và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng các nhu cầu đó. Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp lại nảy sinh các vấn đề về môi trường, lượng chất thải từ các khu công nghiệp có thành phần phức tạp và khó xử lý đã đi vào môi trường và gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Theo số liệu điều tra cho thấy, hiện cả nước có trên 200 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, lượng chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp lên tới 2,3 triệu tấn/năm, trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng 20%. Với lượng chất thải phát sinh như vậy nhưng chỉ có 60% doanh nghiệp vận hành hệ thống xử lý trong khu công nghiệp nhưng hiệu quả xử lý còn thấp [18]. Để quản lý chất thải này đã có nhiều biện pháp khác nhau, tuy nhiên sản xuất sạch hơn vẫn được xem là biện pháp có hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích nhất. Việc áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn sẽ hạn chế được sự phát sinh chất thải ra môi trường đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm chi phí xử lý, giảm chi phí về nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế v.v… Sản xuất bia là một quá trình sản xuất đòi hỏi hệ thống thiết bị có công suất lớn, sử dụng hỗn hợp hai loại năng lượng nóng và lạnh; sử dụng nhiên liệu than đốt lò hơi và sử dụng lượng điện lớn hơn so với các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống khác. Đồng thời ngành sản xuất bia cũng đòi hỏi tiêu hao một lượng nước lớn và thải ra nhiều nước thải với hàm lượng chất hữu cơ, pH và nhiệt độ cao. Công ty cổ phần bia là một trong những Công ty đã áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm nguyên nhiên liệu và giảm tác động xấu tới môi trường. Để đánh giá các lợi ích đạt được khi áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy trình sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn Công ty cổ phần bia Thanh Hóa”. 1 2.2. Mục đích, yêu cầu * Mục đích - Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn của Công ty. - Đề xuất các cơ hội giảm thiểu chất thải. * Yêu cầu - Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được các mục tiêu đề ra của đề tài. - Các số liệu, kết quả phải trung thực, chính xác, khoa học. 2 Phần II TỔNG QUAN 2.1. Giới thiệu chung về sản xuất sạch hơn 2.1.1. Khái niệm Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 1994): “Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ giảm tác động xấu đến con người và môi trường”. Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm khối lượng, độc tính của chất thải vào nước và khí quyển. Đối với các sản phẩm: chiến lược sản xuất sạch hơn nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các tác động xấu đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. Đối với các dịch vụ, sản xuất sạch hơn là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ. Sản xuất sạch hơn đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ. [12] 2.1.2. Các chiến lược quản lý chất thải Thái độ, cách ứng xử của con người đối với chất thải phụ thuộc vào điều kiện, trình độ và điều kiện kinh tế xã hội. Trải qua thời gian, chúng ta có thể thấy các chiến lược của con người đối với quản lý chất thải đã có sự thay đổi: từ chiến lược mang tính chất thụ động như pha loãng – phân tán, các chiến lược mang tính chất ứng phó lại với chất thải phát sinh như các biện pháp xử lý cuối đường ống, rồi các chiến lược mang tính phòng ngừa. Phớt lờ ô nhiễm (1950s): Không quan tâm đến ô nhiễm do ô nhiễm chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ, 3 hay thậm chỉ vì lý do lợi nhuận mà các doanh nghiệp cũng thường né tránh vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của họ gây ra. Đôi khi việc phớt lờ ô nhiễm cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân là do chúng ta chưa nhận thức được ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm tại thời điểm đó. Pha loãng và phát tán (1960s): Chiến lược này đã xuất hiện ngay từ thời cổ xưa và đến nay vẫn phổ biến ở nhiều nơi. Pha loãng là dùng nước để pha loãng nước thải trước khi đổ và nguồn tiếp nhận/xả thải. Phát tán là nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải. Tuy nhiên, đối với pha loãng và phát tán thì tổng lượng chất thải đưa vào môi trường là không đổi. Thuỷ quyển và khí quyển không phải là bãi rác cho mọi chất thải: các kim loại nặng, PCB (polychlorinated biphenyls: bền và độc hại có trong biến thế, tụ điện)… đã tuần hoàn và tích luỹ trong trầm tích, sinh khối. Xử lý cuối đường ống (1970s): Đến đầu thế kỷ 20, chiến lược “pha loãng – khuếch tán” đã thực sự tiến đến giới hạn thực tế của nó và một quan niệm mới đã được ra đời đó là “cô cạn và nén ép”. Tuy nhiên, xử lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn đề như: gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý; Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông nghiệp; Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các nhân gây ô nhiễm thứ cấp; Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý. Phòng ngừa chất thải phát sinh/Sản xuất sạch hơn (1980s): Ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì loại bỏ. Tiếp cận này bắt đầu xuât hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như “phòng ngừa ô nhiễm”, “giảm thiểu chất thải”. Ngày nay thuật ngữ “sản xuất sạch hơn” được sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đương vẫn còn ưa thích ở vài nơi. 4 Như vậy thái độ và cách tiếp cận của con người đối với vấn đề xử lý chất thải đã có những chuyển biến từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng sản xuất sạch hơn là quá trình phát triển khách quan, tích cực có lợi cho môi trường, kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách ứng phó đầu là những cách tiếp cận quản lý chất thải bị động. Như vậy, sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là chân lý. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là việc xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống. phòng ngừa và và ngăn chặn ô nhiễm là biện nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm [1]. 2.1.3. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn Đầu tư cho sản xuất sạch hơn, ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu việc tiêu thụ tài nguyên ngay tại nguồn là một cách tiếp cận có hiệu quả hơn là việc chúng ta tiếp tục phụ thuộc vào các giải pháp xử lý cuối đường ống ngày càng đắt đỏ. Khi các lựa chọn sản xuât sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm được mang ra so sánh, đánh giá thì nhìn tổng thể các giải pháp sản xuất sạch hơn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Đầu tư ban đầu cho các lựa chọn sản xuất sạch hơn và cho việc lắp đặt các công nghệ kiểm soát ô nhiễm có thể tương đương với nhau, nhưng chi phí để duy trì hoạt đọng của các thiết bị kiểm soát ô nhiễm sẽ lớn hơn rất nhiều so với lựa chọn sản xuất sạch hơn. Hơn nữa, một lựa chọn sản xuất sạch hơn sẽ tạo ra sự tiết kiệm thong wua việc giảm chi phí cho nguyên vật liệu thô, năng lượng, xử lý chất thải cũng như các tuân thủ luật pháp. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn có thể là các lợi thế trên thị trường cho các sản phẩm “xanh”. Như vậy, các lợi ích của sản xuất sạch hơn mang lại có thể là các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp. Những lợi ích trực tiếp khi áp dụng sản xuất sạch hơn: - Cải thiện chất lượng môi trường. - Cải thiện môi trường liên tục. - Đạt được các lợi thế cạnh tranh. 5 - Tăng năng suất. - Tăng cường lợi ích kinh tế. Về kinh tế nhờ nâng cao hiệu quả bảo toàn nguyên liệu thô và năng lượng, giảm chi phí xử lý cuối đường ống, cải thiện được môi trường bên trong và bên ngoài Công ty, cụ thể là: - Nâng cao hiệu quả sản xuất do áp dụng sản xuất sạch hơn dẫn đến hiệu quả sản xuất tốt hơn, nghĩa là có nhiều sản phẩm được tạo ra hơn trên một đơn vị đầu vào của nguyên liệu thô. - Bảo toàn nguyên liệu thô và năng lượng do giảm tiêu thụ nguyên liệu thô và năng lượng nên giảm được chi phí đầu vào, đồng thời cũng giảm được chi phí xử lý. Đây là các yếu tố doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, giá cả tăng cao. - Cải thiện môi trường bên ngoài: thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ giảm được lượng và mức độ độc hại của chất thải nên sẽ giảm được tiêu cực đến môi trường bên ngoài. - Cải thiện môi trường bên trong Công ty (môi trường làm việc): điều kiện môi trường làm việc của người lao động được cải thiện do công nghệ sản xuất ít rò rỉ chất thải hơn, quản lý nội vi tốt hơn nên môi trường làm việc sạch sẽ và trong lành hơn, ít phát sinh ra tai nạn lao động, giảm đáng kể các bệnh nghề nghiệp. - Giảm chi phí đầu tư cho các giải pháp xử lý cuối đường ống. - Thu hồi phế liệu và phế phẩm. - Tuân thủ các quy định luật pháp tốt hơn. - Các cơ hội thị trường mới và hấp dẫn. Những lợi ích gián tiếp khi áp dụng sản xuất sạch hơn: - Tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài chính tạo ra hình ảnh môi trường có tính tích cực cho Công ty đối với phí cho vay vốn do đó sẽ tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính. 6 - Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường: do sản xuất sạch hơn giúp xử lý các dòng thải dễ dàng hơn, đơn giản và rẻ hơn nên tuân thủ được các tiêu chuẩn xả thải. - Các cơ hội thị trường mới và tốt hơn: do nhận thức của người tiêu dùng về môi trường ngày càng tăng lên đòi hỏi các doanh nghiệp phải thể hiện được sự thân thiện với môi trường trong các sản phẩm và quá trình sản xuất của họ. Do đó khi thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ nâng cao được hình ảnh của Công ty trong công tác bảo vệ môi trường, vì vậy người tiêu dùng và các đối tác sẽ dễ dàng chấp nhận các sản phẩm của Công ty hơn. - Hình ảnh tốt hơn đối với cộng đồng: sản xuất sạch hơn tạo ra hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp, sẽ được xã hội và các cơ quan ghi nhận. Chính việc nâng cao hình ảnh của Công ty sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được mâu thuẫn với cộng đồng dân cư xung quanh, tránh được những rủi do không có đối với danh tiếng của Công ty [1]. 2.1.4. Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn a. Quản lý nội vi Quản lý nội vi là giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công nghiệp, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm. b. Thay thế nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên vật liệu đang sử dụng bằng các nguyên vật liệu khác thân thiện với môi trường hơn (ít độc hại hay có khả năng tái tạo). Thay đổi nguyên vật liệu có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. 7 c. Tối ưu hoá quá trình sản xuất: Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số trong quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ… cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất. Cũng như quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày càng hoàn chỉnh hơn. d. Bổ sung thiết bị: Là việc lắp đặt thêm các thiết bị để đạt hiệu quả cao hơn về nhiều mặt. Ví dụ như: lắp đặt máy ly tâm để tận thu bia cặn. e. Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ: Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng siêu lọc để thu hồi thuốc nhuộm trong nước thải. f. Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích: Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ như: sản xuất đường từ rỉ đường phế thải của nhà máy đường. g. Thiết kế sản phẩm mới: Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên vật liệu độc hại. Ví dụ như: sản xuất pin không chứa kim loại độc hại (Cd, Pb, Hg)… h. Thay đổi công nghệ: Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm nguyên liệu và cải thiện chất lượng sản phẩm có thể cao hơn so với các giải pháp khác [1]. 8 2.2. Tình hình sản xuất sạch hơn trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trên thế giới Vào năm 1980, UNEP (United Nations Environment Programme − Chương trình Môi trường Liên hợp quốc) khởi xướng “Chương trình Sản xuất sạch hơn” nhằm phổ biến khái niệm sản xuất sạch hơn và đẩy mạnh chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hội nghị chuyên đề đầu tiên của UNEP về lĩnh vực này được tổ chức tại Canterbury (Anh). Sau đó các hội nghị tiếp theo đã được tổ chức hai năm một: Tại Pari (Pháp, 1992); Warsaw (Ba Lan, 1994); Oxford (Anh, 1996); Phoenix (Hàn Quốc, 1998), Montral (Canada, 2000), Prague (cộng hoà Séc, 2002)… Năm 1998, thuật ngữ sản xuất sạch hơn chính thức được sử dụng trong “Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn” của UNEP [12]. Nhìn chung, ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch , khái niệm sản xuất sạch hơn được biết đến từ năm 1985. Các nước châu Á như Ấn Độ, Singapore, Thái Lan thực hiện từ năm 1993 đến nay [11]. Chương trình WRAP (Waste reduction program coupled with cost reduction − giảm chất thải đi đôi với giảm chi phí) đã cắt giảm phát thải 58 chất gây ô nhiễm xuống hơn một nửa vào năm 1995 và đang tiếp tục giảm thiểu nhiều hơn. Ở Newzealand các Công ty đã tiết kiệm được từ 50 − 100% chi phí hàng năm nhờ giảm thiểu chất thải và nơi nào tái sử dụng chất thải còn thu được lợi nhuận. Thời gian thu hồi vốn trong một số trường hợp chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Các nước Đông Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS − Commonwealth of Independent States) cũng đang bắt đầu quan tâm nghiêm chỉnh tới sản xuất sạch hơn. Ở Lithuania, vào những năm 1950 chỉ có 4% các Công ty triển khai sản xuất sạch hơn, con số này đã tăng thêm 35% vào những năm 1990. Ở Cộng hòa Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh giảm gần 22000 tấn một năm, bao gồm cả 10000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12000m 3 một năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 2,4 tỷ đô la mỹ hàng năm. 9 Ngày nay, sản xuất sạch hơn đã được áp dụng thành công ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hòa Séc, Tanzania, Mê Hi Cô… và đang được công nhận là cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp. Một nhà máy ở Inđônêxia bằng việc áp dụng sản xuất sạch hơn đã tiết kiệm 35000 USD một năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho sản xuất sạch hơn không đến một năm. Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệm tại 51 Công ty trong 11 ngành công nghiệp cho thấy sản xuất sạch hơn đã giảm được ô nhiễm từ 15 – 31%. Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến sản xuất sạch hơn là rất cao đối với nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở châu Á. Đơn cử trong ngành giấy có thể lên tới 50USD/tấn giấy. Bên cạnh đó chi phí xử lý nước thải trong nhiều nhà máy có thể giảm đi từ 15 – 20USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng cụ thể giảm khoảng 50 – 100KWh/tấn giấy [12]. Bảng 1. Một số kết quả trình diễn sản xuất sạch hơn ở các nước [12] Nước Ngành công nghiệp Công ty Sản phẩm Lợi ích kinh tế từ SXSH Ba lan Mạ điện FSM Sosnowiec Đèn, khóa, cửa ô tô - Tổng tiết kiệm: 193000 USD/năm - Vốn đầu tư: 36000 USD/năm - Hoàn vốn sau 2 tháng. Hy Lạp Thuộc da Germanakos SA Các loại da thuộc chất lượng cao từ trâu bò - Tổng tiết kiệm: 193000 USD/năm. - Vốn đầu tư: 40000 USD/năm. - Hoàn vốn sau 11 tháng. Đan Mạch Dệt Novotex AS Vải nhuộm, và gia công - Khâu nhuộm tiết kiệm 50% lượng nước. - Khâu giặt nóng tiết kiệm 1/3 lượng nước. 10 [...]... 2006, Công ty Cổ phần bia Thanh Hoá đã thành lập Công ty con: Công ty Cổ phần thương mại Bia Hà Nội – Thanh Hoá Tháng 7/2007, Công ty góp vốn thành lập Công ty Cổ phần nước giải khát Thanh Hoa Tháng 5/2008, Công ty góp vốn thành lập Công ty cổ phần Bia Thanh Hoá – Nghi Sơn * Tình hình phát triển sản xuất của Công ty qua các năm: Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt với nhiều hãng bia. .. đơn vị sản phẩm), 70% các sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp Phấn đấu giai đoạn từ năm 2016 – 2020 có 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn (các cơ sở công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết... dân tỉnh Thanh Hoá Tháng 3/1996, nhà máy bia Thanh Hoá chuyển thành Công ty bia Thanh Hoá Năm 2001, Công ty Bia Thanh Hoá là thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) Theo chủ trương cổ phần hoá các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Hà Nội ngày 1/4/2004, Công ty Bia Thanh Hoá chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá... vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty và phục vụ cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng - Kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm; Cho thuê kho, sân bãi * Các sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá: Hiện nay, các sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá bao gồm: 23 Bảng 3 Các sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Bia Thanh. .. thảo, diễn đàn doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn [15] Mục tiêu của nước ta hiện nay là phấn đấu đến năm 2015 có 50% các cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn (các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 5 – 8 % mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên... tích công đoạn, đưa ra các cơ hội sản xuất sạch hơn, chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn, duy trình sản xuất sạch hơn, các doanh nghiệp sẽ tự phân tích, đánh giá được tình trạng tổ chức sản xuất hiện hữu, xác định giải pháp phù hợp và tổ chức sản xuất hiệu quả Trên thực tế, nhà máy bia tiến hành sản xuất sạch hơn đầu tiên (Công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Bia Hồng Hà) đã thu được hiệu quả kinh tế và môi... này 1 két có 24 chai Là bia hơi được đóng chai bằng nhựa có thể tích 1 lít, loại bia này 1 két có 24 chai Là bia hơi được đóng trong box có 2 loại 20 lít và 30 lít Là bia chai Hà Nội loại 450ml Là bia chai Sài Gòn loại 450ml 4.1.3 Giới thiệu công nghệ sản xuất chính của Công ty Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá có 2 dây chuyền sản xuất chính Năm 2006, Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa đưa vào hoạt động dự... nghiệp Do vậy, việc áp dụng sản xuất sạch hơn của các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn và các chiến lược sản xuất sạch hơn sẽ ngày càng hiệu quả Phần III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Quy trình sản xuất bia * Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 20 3.2 Nội dung nghiên... vào, đầu ra cho các sản phẩm bằng sơ đồ dòng, bảng cân bằng vật chất - Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excel 21 Phần IV NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN 4.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá 4.1.1 Lịch sử và tình hình phát triển sản xuất của Công ty * Lịch sử phát triển của Công ty: Công ty cổ phần bia Thanh Hoá tiền thân là nhà máy bia Thanh Hoá, là doanh nghiệp... thu hồi lại khí CO2, làm sạch và sử dụng trong quá trình sản xuất - Nguyên liệu đóng gói: Chai, lon, nút, nắp, màng co, phôi nhôm, nhãn, hồ dán, các phụ gia như chất chống oxi hoá, các enzyme, các chất tạo bọt, các chất ổn định… 4.2 Phân tích các công đoạn sản xuất của Công ty Cổ phần bia Thanh Hoá 4.2.1 Các công đoạn sản xuất bia của Công ty Các công đoạn sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ

Ngày đăng: 13/04/2015, 21:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần I

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1. Đặt vấn đề

    • 2.2. Mục đích, yêu cầu

    • Phần II

    • TỔNG QUAN

      • 2.1. Giới thiệu chung về sản xuất sạch hơn

        • 2.1.1. Khái niệm

        • 2.1.2. Các chiến lược quản lý chất thải

        • 2.1.3. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn

        • 2.1.4. Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn

        • 2.2. Tình hình sản xuất sạch hơn trên thế giới và Việt Nam

          • 2.2.1. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trên thế giới

          • Các nước Đông Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS − Commonwealth of Independent States) cũng đang bắt đầu quan tâm nghiêm chỉnh tới sản xuất sạch hơn. Ở Lithuania, vào những năm 1950 chỉ có 4% các Công ty triển khai sản xuất sạch hơn, con số này đã tăng thêm 35% vào những năm 1990. Ở Cộng hòa Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh giảm gần 22000 tấn một năm, bao gồm cả 10000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12000m3 một năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 2,4 tỷ đô la mỹ hàng năm.

            • Bảng 1. Một số kết quả trình diễn sản xuất sạch hơn ở các nước [12]

            • 2.2.3. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam

            • 2.3. Giới thiệu ngành Công Nghiệp sản xuất Bia

              • Bảng 2. Ước tính tiềm năng tiết kiệm có thể đạt được từ việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại các nhà máy bia Việt Nam [3]

              • Phần III

              • ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

              • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

                • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

                • 3.2. Nội dung nghiên cứu

                • 3.3. Phương pháp nghiên cứu

                • Phần IV

                • NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN

                  • 4.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá

                    • 4.1.1. Lịch sử và tình hình phát triển sản xuất của Công ty

                    • 4.1.2. Hoạt động sản xuất chính của công ty

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan