Bài giảng đại cương sức khỏe môi trường

30 2.4K 0
Bài giảng    đại cương sức khỏe môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC TIÊU: 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường. 2. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe và sự tác động trở lại môi trường của con người; 3. Liệt kê được thực trạng môi trường và Sức khỏe môi trường. 4. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của phòng chống ô nhiễm môi trường. NỘI DUNG: 1. Khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường là gì? Phân loại môi trường. Ngoại cảnh : Đó là những thực thể của tự nhiên, con người và những kết quả của con người. Ngoại cảnh tồn tại một cách khách quan. Môi trường sống (môi sinh): Là một phần của môi trường mà ở đó có sự thống nhất của các yếu tố tác động trực tiếp lên đời sống của sinh vật. Mỗi một loài đều có một môi trường sống riêng cho loài đó mà tại đó hình thành các mối quan hệ tương tác trong một hệ sinh thái ổn định. Hệ sinh thái: Là tập hợp tất cả các sinh vật cùng với mối quan hệ tương tác khác nhau giữa các sinh vật đó, là mối tác động tương hỗ giữa chúng với môi trường. Như vậy hệ sinh thái chính là thể thống nhất giữa quần xã sinh vật của các cá thể sống và môi trường sống của nó. Môi trường là Tất cả mọi thứ bên ngoài cơ thể vật chủ con người. Nó có thể được phân chia thành môi trường vật lý, sinh học, xã hội, văn hóa, bất kỳ môi trường nào hoặc tất cả các môi trường nói trên đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của quần thể. Định nghĩa này được dựa trên khái niệm là sức khỏe của một người về cơ bản được xác định bởi các yếu tố di truyền và môi trường. Các yếu tố di truyền (gen), bao gồm DNA trong mỗi tế bào cơ thể, được truyền từ cha mẹ sang con cái. Các gen này được tồn tại ngay sau khi phôi mới được hình thành và thường không thay đổi trong suốt cuộc đời mỗi người. Nếu như có một gen thay đổi có thể dẫn đến sự rối loạn chức năng của cơ thể, làm chết tế bào và đôi khi dẫn tới ung thư, đó là kết quả của những biến đổi đặc thù. Một số nghiên cứu cho rằng các gen tạo ra một bức tường đồng hồ tự phá hủy, vì cơ thể chỉ hoạt động đúng chức năng trong một khoảng thời gian giới hạn nhất định, giới hạn này đối với hầu hết các cá thể trong khoảng 70100 năm. Vật chất di truyền của một cá thể là một trong những yếu tố chính xác xem người ấy bị ảnh hưởng như thế nào khi bị phơi nhiễm đối với môi trường. Trong khi mọi người sẽ gặp phải vấn đề khi tiếp xúc với lượng đủ lớn các yếu tố nguy cơ từ môi trường, một số người lại bị ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn, bởi vì trong cơ thể họ có những yếu tố nguy cơ điều kiện nguy cơ đã tồn tại trước đó hoặc đồng thời xẩy ra, và một số ảnh hưởng sự mẫn cảm (Jedrychowski và Krzyzanowski,1995). Đói, cuộc sồng nghèo khổ và điều kiện làm việc tồi tan, không được giáo dục đầy đủ được coi là chính đối với sức khỏe. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã nhận thấy rõ là những tiến bộ đáng kể về sức khỏe không thể đạt được nếu như không có những tiến bộ về các điều kiện kinh tế xã hội. Cung cấp các dịch vụ sức khỏe phù hợp với các điều kiện nói trên được đề cập trong chính sách Sức khỏe cho mọi người của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), được hình thành ở hội nghị AlmaAta năm 1978. Tuyên ngôn cuối cùng cho rằng mục tiêu của mọi chính phủ, của các tổ chức quốc tế, và của cộng đồng thế giới là tất cả mọi người trên thế giới vào năm 2000 đạt được tình trạng sức khỏe cho phép họ có một cuộc sống đảm bảo cả về mặt và kinh tế. Điều này chỉ có thể sử dụng được thông qua việc sử dụng đầy đủ hơn và tốt hơn các nguồn tài nguyên của thế giới: Sức khỏe chỉ có thể đạt được ở nơi các tài nguyên sẵn sàng có thể đáp ứng cho những nhu cầu của con người mà ở nơi mà môi trường sống và làm việc tránh được khỏi các chất đe dọa cuộc sống và đe dọa sức khỏe, các tác nhân gây bệnh và yếu tố vật lý nguy hại (WHO, 1992). Sự ô nhiễm và sự suy thoái môi trường có một tác động to lớn đối với sức khỏe con người. Hàng năm, hàng trăm triệu người mắc phải các bệnh đường hô hấp và các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà. Hàng trăm triệu người phải tiếp xức với những chất vật lý hóa học và độc hại không cần thiết ở môi trường sống và môi trường làm việc của họ. Nửa triệu người bị tử vong trên các tuyến đường. Hàng năm có 4 triệu trẻ sơ sinh và trẻ em chết do các bệnh ỉa chẩy, chủ yếu là do thực phẩm và nước bị nhiễm bẩn. Hàng trăm triệu người bị suy kiệt cơ thể do ký sinh trùng đường ruột. Hàng năm có 2 triệu người tử vong do sốt rét và 267 triệu người mắc sốt rét. Mỗi năm có 3 triệu người chết do bệnh lao và 20 triệu người mắc lao. Hàng trăm triệu người phải chịu chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Hầu hết những vấn đế sức khỏe kể trên đều có thể phòng tránh được (WHO1992). Như đã được trình bày trong cuốn: Hành tinh của chúng ta, sức khỏe chúng ta (WHO,1992), trách nhiệm bảo vệ và nâng cao sức khỏe là của tất cả mọi người trong xã hội. Để có sức khỏe tốt không chỉ là trách nhiệm của cán bộ y tế, chẳng hạn như bác sỹ, y tá, nhân viên vệ sinh, nhân viên đảm bảo an toàn, những người chữa bệnh, chăm sóc người ốm, loại trừ các tác nhân gây bệnh và giảm thiểu chấn thương. Sức khỏe của con người hiện nay là trách nhiệm của những nhà lập kế hoạch, của các kiến trúc sư, giáo viên, các ông chủ, các nhà quản lý các cơ sở công nghiệp và tất cả những người khác có ảnh hưởng tới môi trường vật lý và xã hội. Rõ ràng là, các nhân viên y tế có một vai trò đặc biệt về sức khỏe môi trường, nhưng họ cần phải làm việc với tất cả mọi nhóm ngành khác trong xã hội để nâng cao sức khỏe. Khả năng làm việc theo các nhóm và sử dụng cách tiếp cận kỷ luật thông suốt là chìa khóa để có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe môi trường (Somervile và Rapport, 2000). Sức khỏe (theo định nghĩa của WHO): Là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần chỉ là vô bệnh hay vô tật. Đây là định nghĩa được sử dụng nhiều nhất. Các chuyên gia về y tế đề cập nhiều đến vấn đề về bệnh, tật và tử vong hơn là sự lý tưởng về sức khỏe. Sức khoẻ môi trường: Là một ngành khoa học và thực tiễn hướng vào nghiên cứu những tác động qua lại hữu cơ giữa môi trường với sức khoẻ và có những biện pháp quản lý môi trường trong sự phát triển vì sức khoẻ con người. Sức khoẻ môi trường là cầu nối giữa hai lĩnh vực: Sức khoẻ và môi trường Môi trường sống của con người bao gồm: Môi trường tự nhiên: Đất, nước, không khí, hệ động vật, thực vật. Môi trường xã hội: Con người, gia đình, cộng đồng Các yếu tố của môi trường tự nhiên và các yếu tố của môi trường xã hội luôn thống nhất với nhau trong một khối bền vững. Con người, dân số là một trong các yếu tố của môi trường. Bất cứ sự thay đổi nào đó của một trong các yếu tố của môi trường do con người gây ra hoặc do ảnh hưởng của các yếu tố khác của môi trường được gọi là tình trạng ô nhiễm môi trường. Sức khỏe của một người về cơ bản được xác định bởi các yếu tố di truyền và môi trường. Các yếu tố di truyền (gen), bao gồm các phân tử AND trong mỗi tế bào cơ thể và được truyền từ cha mẹ sang con cái. Các gen này được tồn tại ngay khi phôi thai mới được hình thành và thường không thay đổi trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Chính vì vậy, trong khi tiếp xúc với môi trường và các yếu tố nguy cơ môi trường như nhau nhưng một số người bị ảnh hưởng ở mức độ thấp vì trong cơ thể họ đã có những yếu tố điều kiện nguy cơ đã tồn tại trước đó hoặc đồng thời xảy ra. Mặt khác, họ được thừa nhận sự mẫn cảm. Môi trường xã hội cũng là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chẳng hạn, đói nghèo và điều kiện làm việc thiếu thốn, con người không được giáo dục đầy đủ được coi là trở ngại chính đối với sức khỏe. Trong những năm qua, chúng ta đã nhận thấy rõ những điều đó, bởi lẽ nếu không có những tiến bộ về điều kiện kinh tế xã hội thì những tiến bộ về sức khỏe con người đã không đạt được như hiện nay.

Bài 1 : Đại cương sức khỏe môi trường Bộ môn SKMT_YTB MỤC TIÊU: 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường. 2. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe và sự tác động trở lại môi trường của con người; 3. Liệt kê được thực trạng môi trường và Sức khỏe môi trường. 4. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của phòng chống ô nhiễm môi trường. NỘI DUNG: 1. Khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường là gì? Phân loại môi trường. - Ngoại cảnh : Đó là những thực thể của tự nhiên, con người và những kết quả của con người. Ngoại cảnh tồn tại một cách khách quan. - Môi trường sống (môi sinh): Là một phần của môi trường mà ở đó có sự thống nhất của các yếu tố tác động trực tiếp lên đời sống của sinh vật. Mỗi một loài đều có một môi trường sống riêng cho loài đó mà tại đó hình thành các mối quan hệ tương tác trong một hệ sinh thái ổn định. - Hệ sinh thái: Là tập hợp tất cả các sinh vật cùng với mối quan hệ tương tác khác nhau giữa các sinh vật đó, là mối tác động tương hỗ giữa chúng với môi trường. Như vậy hệ sinh thái chính là thể thống nhất giữa quần xã sinh vật của các cá thể sống và môi trường sống của nó. Môi trường là "Tất cả" mọi thứ bên ngoài cơ thể vật chủ con người. Nó có thể được phân chia thành môi trường vật lý, sinh học, xã hội, văn hóa, bất kỳ môi trường nào hoặc tất cả các môi trường nói trên đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của quần thể. Định nghĩa này được dựa trên khái niệm là sức khỏe của một người về cơ bản được xác định bởi các yếu tố di truyền và môi trường. Các yếu tố di truyền (gen), bao gồm DNA trong mỗi tế bào cơ thể, được truyền từ cha mẹ sang con cái. Các gen này được tồn tại ngay sau khi phôi mới được hình thành và thường không thay đổi trong suốt cuộc đời mỗi người. Nếu như có một gen thay đổi có thể dẫn đến sự rối loạn chức năng của cơ thể, làm chết tế bào và đôi khi dẫn tới ung thư, đó là kết quả của những biến đổi đặc thù. Một số nghiên cứu cho rằng các gen tạo ra một bức tường "đồng hồ tự phá hủy", vì cơ thể chỉ hoạt động đúng chức năng trong một khoảng thời gian giới hạn nhất định, giới hạn này đối với hầu hết các cá thể trong khoảng 70-100 năm. Vật chất di truyền của một cá thể là một trong những yếu tố chính xác xem người ấy bị ảnh hưởng như thế nào khi bị phơi nhiễm đối với môi trường. Trong khi mọi người sẽ gặp phải vấn đề khi tiếp xúc với lượng đủ lớn các yếu tố nguy cơ từ môi trường, một số người lại bị ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn, bởi vì trong cơ thể họ có những yếu tố nguy cơ/ điều kiện nguy cơ đã tồn tại trước đó hoặc đồng thời xẩy ra, và một số ảnh hưởng sự mẫn cảm (Jedrychowski và Krzyzanowski,1995). Đói, cuộc sồng nghèo khổ và điều kiện làm việc tồi tan, không được giáo dục đầy đủ được coi là chính đối với sức khỏe. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã nhận thấy rõ là những tiến bộ đáng kể về sức khỏe không thể đạt được nếu như không có những tiến bộ về các điều kiện kinh tế xã hội. Cung cấp các dịch vụ sức khỏe phù hợp với các điều kiện nói trên được đề cập trong chính sách Sức khỏe cho mọi người của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), được hình thành ở hội nghị AlmaAta năm 1978. Tuyên ngôn cuối cùng cho rằng mục tiêu của mọi chính phủ, của các tổ chức quốc tế, và của cộng đồng thế giới là "tất cả mọi người trên thế giới vào năm 2000 đạt được tình trạng sức khỏe cho phép họ có một cuộc sống đảm bảo cả về mặt và kinh tế". Điều này chỉ có thể sử dụng được thông qua việc sử dụng đầy đủ hơn và tốt hơn các nguồn tài nguyên của thế giới: Sức khỏe chỉ có thể đạt được ở nơi các tài nguyên sẵn sàng có thể đáp ứng cho những nhu cầu của con người mà ở nơi mà môi trường sống và làm việc tránh được khỏi các chất đe dọa cuộc sống và đe dọa sức khỏe, các tác nhân gây bệnh và yếu tố vật lý nguy hại" (WHO, 1992). Sự ô nhiễm và sự suy thoái môi trường có một tác động to lớn đối với sức khỏe con người. Hàng năm, hàng trăm triệu người mắc phải các bệnh đường hô hấp và các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà. Hàng trăm triệu người phải tiếp xức với những chất vật lý hóa học và độc hại không cần thiết ở môi trường sống và môi trường làm việc của họ. Nửa triệu người bị tử vong trên các tuyến đường. Hàng năm có 4 triệu trẻ sơ sinh và trẻ em chết do các bệnh ỉa chẩy, chủ yếu là do thực phẩm và nước bị nhiễm bẩn. Hàng trăm triệu người bị suy kiệt cơ thể do ký sinh trùng đường ruột. Hàng năm có 2 triệu người tử vong do sốt rét và 267 triệu người mắc sốt rét. Mỗi năm có 3 triệu người chết do bệnh lao và 20 triệu người mắc lao. Hàng trăm triệu người phải chịu chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Hầu hết những vấn đế sức khỏe kể trên đều có thể phòng tránh được (WHO1992). Như đã được trình bày trong cuốn: "Hành tinh của chúng ta, sức khỏe chúng ta (WHO,1992), trách nhiệm bảo vệ và nâng cao sức khỏe là của tất cả mọi người trong xã hội. Để có sức khỏe tốt không chỉ là trách nhiệm của cán bộ y tế, chẳng hạn như bác sỹ, y tá, nhân viên vệ sinh, nhân viên đảm bảo an toàn, những người chữa bệnh, chăm sóc người ốm, loại trừ các tác nhân gây bệnh và giảm thiểu chấn thương. Sức khỏe của con người hiện nay là trách nhiệm của những nhà lập kế hoạch, của các kiến trúc sư, giáo viên, các ông chủ, các nhà quản lý các cơ sở công nghiệp và tất cả những người khác có ảnh hưởng tới môi trường vật lý và xã hội. Rõ ràng là, các nhân viên y tế có một vai trò đặc biệt về sức khỏe môi trường, nhưng họ cần phải làm việc với tất cả mọi nhóm ngành khác trong xã hội để nâng cao sức khỏe. Khả năng làm việc theo các nhóm và sử dụng cách tiếp cận kỷ luật thông suốt là chìa khóa để có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe môi trường (Somervile và Rapport, 2000). Sức khỏe (theo định nghĩa của WHO): Là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần chỉ là vô bệnh hay vô tật. Đây là định nghĩa được sử dụng nhiều nhất. Các chuyên gia về y tế đề cập nhiều đến vấn đề về bệnh, tật và tử vong hơn là sự lý tưởng về sức khỏe. Sức khoẻ môi trường: Là một ngành khoa học và thực tiễn hướng vào nghiên cứu những tác động qua lại hữu cơ giữa môi trường với sức khoẻ và có những biện pháp quản lý môi trường trong sự phát triển vì sức khoẻ con người. Sức khoẻ môi trường là cầu nối giữa hai lĩnh vực: Sức khoẻ và môi trường Môi trường sống của con người bao gồm: - Môi trường tự nhiên: Đất, nước, không khí, hệ động vật, thực vật. - Môi trường xã hội: Con người, gia đình, cộng đồng Các yếu tố của môi trường tự nhiên và các yếu tố của môi trường xã hội luôn thống nhất với nhau trong một khối bền vững. Con người, dân số là một trong các yếu tố của môi trường. Bất cứ sự thay đổi nào đó của một trong các yếu tố của môi trường do con người gây ra hoặc do ảnh hưởng của các yếu tố khác của môi trường được gọi là tình trạng ô nhiễm môi trường. Sức khỏe của một người về cơ bản được xác định bởi các yếu tố di truyền và môi trường. Các yếu tố di truyền (gen), bao gồm các phân tử AND trong mỗi tế bào cơ thể và được truyền từ cha mẹ sang con cái. Các gen này được tồn tại ngay khi phôi thai mới được hình thành và thường không thay đổi trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Chính vì vậy, trong khi tiếp xúc với môi trường và các yếu tố nguy cơ môi trường như nhau nhưng một số người bị ảnh hưởng ở mức độ thấp vì trong cơ thể họ đã có những yếu tố /điều kiện nguy cơ đã tồn tại trước đó hoặc đồng thời xảy ra. Mặt khác, họ được thừa nhận sự mẫn cảm. Môi trường xã hội cũng là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chẳng hạn, đói nghèo và điều kiện làm việc thiếu thốn, con người không được giáo dục đầy đủ được coi là trở ngại chính đối với sức khỏe. Trong những năm qua, chúng ta đã nhận thấy rõ những điều đó, bởi lẽ nếu không có những tiến bộ về điều kiện kinh tế xã hội thì những tiến bộ về sức khỏe con người đã không đạt được như hiện nay. 2. Lịch sử phát triển môi trường Hipocrate, người sáng lập ra nền y học, trong luận văn "bàn về không khí, nước và đất" đã mô tả lần đầu tiên một cách có hệ thống những điều kiện môi trường và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ con người. Theo ông, môi trường luôn luôn có những yếu tố thuận lợi cho sức khỏe và cũng có những yếu tố không thuận lợi cho sức khoẻ, làm nảy sinh bệnh tật - yếu tố bệnh tật. Theo Hipocrate, "bệnh cần chữa theo căn nguyên. Nếu là viêm nhiễm, cần ngăn chặn nguồn gốc gây viêm nhiễm, nếu là nguồn gốc khác, phải trừ khử căn nguyên nguy hại". Ông tin rằng bệnh tật có nguồn gốc của nó và đã liệt kê trước hết các yếu tố địa lý, khí hậu và khí tượng. Ông đã chỉ dẫn cho các học trò khi khám bệnh cho người từ một đô thị tới cần hỏi xem nơi đó nhìn về hướng nào, nếu nhìn về hướng nam sẽ khác với hướng bắc, hướng mặt trời mọc sẽ khác với hướng mặt trời lặn. Nước uống lấy từ nguồn nào, các nguồn khác nhau sẽ có chất lượng nước khác nhau. Đất nơi ở khô cằn hay ẩm thấp, sình lầy. Về tính cách con người, Hipocrate cho rằng cũng bị ảnh hưởng bởi nơi ở. Người ở vùng núi cao nguyên tràn gió đủ nước sẽ khác người sống ở vùng khô cằn. Về cách sống nếu kém vận động sẽ dễ mắc bệnh và kém phát triển, già trước tuổi. Thiên nhiên là người thầy thuốc chữa các bệnh tật thông qua sự giúp đỡ cơ thể tự tái lập tình trạng sức khoẻ. Sau Hipocrat, Aristốt và các học trò của ông đã kế thừa và phát triển luận giải về sự thống nhất của cơ thể sống (con người, sinh vật) với môi trường thiên nhiên. Nhưng rồi nhiều năm trôi qua, say mê phát triển và khai thác, kém hiểu biết môi trường thiên nhiên, con người đã gây ra những tác hại vô cùng to lớn không chỉ tới sức khoẻ mà còn cả sự tồn vong của chính mình (F.Engel - Phép biện chứng của tự nhiên). Nhà sinh thái học người Mỹ Rachel Cason từ thế kỷ trước đã mô tả thế giới vì dùng quá nhiều thuốc trừ sâu mà không còn được nghe tiếng chim hót. Chỉ đến khi đó con người mới nhận ra nguyên nhân của mối sầu não và hiểu rằng giữa sức khoẻ con người và sức khoẻ môi trường thiên nhiên có mối quan hệ ràng buộc thống nhất. Ở các nước phát triển, vào một lúc nào đó sau khi đã thoả mãn với các thành tựu chinh phục thiên nhiên, con người đã cảm thấy vô vọng, buồn chán và cô đơn trong các đô thị sầm uất. Giữa thế kỷ 20, con người ở một số nước đã chán chường tất cả, không muốn phát triển đô thị nữa. Để bảo vệ các cánh rừng nhân tạo, con người đã vất vả phun hoá chất bảo vệ. Trong khi mà các khu rừng cân bằng với cấu trúc tự nhiên có đủ khả năng tự phòng chống các dịch bệnh. Phun hoá chất từ máy bay chỉ 25% tới được bề mặt vật cần tiếp nhận, còn lại khuếch tán vào không khí để rồi rơi trở về đất nước, thâm nhập vào cơ thể con người. Con người làm nhiễm bẩn môi trường để rồi phải gánh chịu hậu quả, phải tốn kém đầu tư phòng chống bệnh tật, phòng chống các mối nguy hại mới và làm sạch các chất thải. Ví dụ: Chất thải nhiều vùng đổ ra biển đã làm chết nhiều sinh vật đối kháng biển. Cho nên sao biển và nó đã huỷ hoại san hô cùng các động vật có ích khác. Cho đến hôm nay không phải tất cả đã thấm nhuần khái niệm quan trọng được tổ chức Văn hoá và giáo dục Liên hợp quốc đưa ra cách đây hơn hai thập kỷ: Bảo tồn vì sự phát triển lâu bền. Và cũng chưa phải đã hiểu rằng: Phải tìm cách dung hoà những yêu cầu của phát triển với nhu cầu bảo vệ môi trường thiên nhiên. Con người không thể cứ đứng ra ngoài hệ sinh thái mà họ đang sống để rồi lại kêu cứu. Các nhà sinh thái học đã cảnh cáo từ lâu rằng các hệ sinh thái đô thị là giả tạo và không cân bằng. Nhà sinh thái học Mỹ Commonet đã vạch chỉ ra rằng mức nhiễm bẩn ở Mỹ đã tăng lên gấp 10 lần trong 25 năm qua. Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ nhất Làn sóng thứ nhất về mối quan tâm môi trường rộng lớn xuất hiện ở Châu Âu ở thế kỷ XIX để phản ứng lại với những vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng liên quan đến vấn đề thực phẩm bị làm giả và nhiễm bẩn nguồn nước. Mối đe dọa cơ bản ở thời đó là các tác nhân các bệnh truyền nhiễm do công chúng và chấn thương gây tàn tật và gây tở vong ở các cơ sở làm việc. Sự phát triển nhận thức, dẫn tới những hành động chính trị, dã xuất hiện vào thời điểm có sự lo âu lớn về mặt xã hội và cuối cùng là cuộc cải cách. Nạn lao động trẻ em, nạn mại dâm, nghiện rượu và nghiện ma túy, các hoạt động khai thác sức lực của người lao động, tội phạm, quyền sở hữu đất, thường được tập trung trong tay một số ít người, thường là những chủ đất vắng mặt, là tất cả những vấn đề trong bức tranh nổi cộm của châu Âu ở thời điểm đó , đặc biệt là những nước phát triển như Anh, Scoland, Pháp, liên bang Đức, và đế quốc Áo- Hung. Trào lưu cải cách giữa thế kỷ đã khắc phục tất cả những vấn đề này bằng luật pháp và luật pháp đó được thực hiện dần dần và không phải lúc nào cũng hiệu quả. Những vấn đề này đã làm giảm rõ rệt phạm vi của các vấn đề nhưng không giải quyết được vấn đề đó. Năm 1948, Quốc hội Anh đã thông qua đạo luật y tế công cộng đầu tiên. Đây là một sự kiện quan trọng ở thời điểm giữa của trào lưu cải cách và đã tiếp cận được tới tất cả các khu vực đô thị. Tuy nhiên, ô nhiễm công nghiệp gần như là được bỏ qua ở thời điểm đó. Một phần là do chính phủ nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của các ông chủ nhà máy. Đạo luật y tế công cộng tập trung vào các vấn đề ô nhiễm môi trường theo một kiểu khác, đó là nước sạch của các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người có liên quan tới các bệnh truyền nhiễm. Thuyết kinh tế thịnh hành là sự tăng trưởng kinh tế không bị giới hạn sẽ đem lại lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội và những lợi nhuận tố đa là cần thiết để thu hút đầu tư. Một lý do khác để không quan tâm tới môi trường là những vấn đề xã hội cấp bách khác quá rõ ràng đến mức ô nhiễm thường như ít quan trọng hơn nhiều. Vào cùng thời điểm đó, về cơ bản là chưa có khoa học y tế cộng công nào đề cập tới ô nhiễm hóa học, mặc dù những hiểu biết khoa học về những tác động lên sức khỏe của việc phơi nhiễm với các chất độc hại tương đối cao. Lịch sử của những mối quan tâm và những hành động của ô nhiễm môi trường là tập hợp của nhũng vấn đề ô nhiễm công nghiêp đi đôi với những vấn đề y tế công cộng khác về chương trình nghị sự công cộng sau thời gian bị lãng quên. Sự thiếu hiệu quả về mặt bản chất của công nghệ thời đại Vitoria đã làm cho ô nhiễm trở thành vấn đề nghiêm trọng mãi cho đến tận đầu thế kỷ XX, vấn đề này được đặc trưng hơn bởi sự cải tiến về công nghệ kỹ thuật hơn là đổi mới công nghệ. Hóa học ứng dụng và kỹ thuật hóa học ứng dụng đã mở rộng một cách to lớn vào cuối những năm 1700 s và 1800 s . Điều này dẫn tới sự ra đời của nhiều quá trình tạo ra ô nhiễm, đặc biệt là quá trình sản xuất axit sulfuric, xà phòng, chất tẩy và tro sô đa (sodium carbonate). Hóa học hữu cơ phát triển muộn hơn và đã tạo ra nhiều chất hóa học tổng hợp mới. Tuy nhiên, ở thời kỳ này, hầu hết các chất hóa học đều là những chất có khả năng phân hủy sinh học - tức là cuối cùng thì chúng cũng sẽ bị phân hủy bởi quá trình tự nhiên trong môi trường. Các chất hóa học tồn tại lâu hơn trong môi trường hầu hết là xuất hiện muộn hơn, trừ các kim loại như chì. Ngay trước và trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, những tiến bộ quan trọng trong kỹ thuật và trong ngành hóa học đã làm thay đổi về cơ bản bộ mặt của các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành hóa học. Cao su tổng hợp, các chất dung môi, chất dẻo, và thuốc trừ sâu đã trở nên sẵn và thường là hiệu quả hơn và giá thành rẻ hơn so với những sản phẩm cũ. Rất nhiều trong số những chất hóa học mới này dựa trên ngành hóa học clo. Một số lượng lớn trong số những chất này trở nên rất khó phân hủy bởi các quá trình tự nhiên và tồn dư trong môi trường. Những thay đổi về công nghệ và những nhu cầu lớn hơn từ những người tiêu dùng ở Bắc Mỹ, Nhật Bản và châu Âu cũng đưa tới sự tăng lên mạnh mẽ về lượng chất độc hại tạo ra. Trong những năm sau chiến tranh , việc sản xuất được mở rộng ồ ạt cùng với nạn ô nhiễm công nghiệp tăng mạnh đã dẫn tới sự phản đối kịch liệt của công chúng ở nhiều nước vào những năm 1960 s và 1970 s . Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ hai Làn sóng thứ hai về mối quan tâm của công chúng đối với môi trường, bắt đầu từ giữa, cuối thế kỷ XX, chủ yếu là hai trào lưu lớn xuất hiện cùng với nhau và gọi là trào lưu môi trường hoặc trào lưu sinh thái học. Trong trào lưu thứ nhất, khởi nguồn từ thế kỷ XIX, việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các cơ sở đặc biệt có tầm quan trọng về mặt tự nhiên hoặc lịch sử là những ưu tiên quan trọng. Mãi cho đến tận giữa thế kỷ XX, thành tựu chính của trào lưu này là việc công nhận những khu vực nhất định là những công viên, các khu động vật hoang giã và các khu đất được bảo tồn ở nhiều nước khác nhau. Trào lưu thứ 2 chú trọng vào các chất độc hại có thể gây nguy hại cho con người và phá hủy môi trường. Nó phát triển từng phần và vượt xa hơn mối quan tâm của mọi người ở đầu thế kỷ về sự pha chế thực phẩm và dược phẩm; thành tựu lớn nhất của trào lưu này là các đạo luật về an toàn thực phẩm và an toàn dược phẩm, chủ yếu là ở đầu thế kỷ 20. Trào lưu thực phẩm và dược phẩm tinh khiết đã coi các chất gây ô nhiễm môi trường là một vấn đề trọng tâm sau sự kiện gia tăng hàng loạt trong sản xuất sau đại chiến thế giới lần thứ 2. "Trào lưu các chất độc hại" mới đã được công chúng cảm nhận một cách rõ ràng trong cuốn sách gây nhiều ảnh hưởng của Rachel Carson Mùa xuân lặng lẽ xuất bản năm 1962. Việc phơi nhiễm với các chất độc hại xẩy ra ở nơi làm việc thương nguy hiểm hơn so với phơi nhiễm các loại nước thải, khí thoát ra từ nhà máy, cơ sở sản xuất. Tuy nhiên vào thời điểm đó, trào lưu môi trường ít quan tâm trực tiếp tới việc cải thiện sức khỏe của người công nhân, vì hai vấn đề này không liên quan rõ ràng với nhau. Vấn đề sức khỏe của người công nhân tiến triển chậm chạp, trở thành một phần của trào lưu cải thiện quyền lợi của công nhân. Những trào lưu công cộng này và Hội nghị của Liên Hợp quốc về Môi trường của con người năm 1972 đã thuyết phục nhiều chính phủ quốc gia đưa ra luật pháp nhằm kiềm chế ô nhiễm công nghiệp, chủ yếu là thông qua việc yêu cầu các công ty hạn chế khí thải và nước thải ô nhiễm trào lưu môi trường này lên đến đỉnh điểm vào đầu năm 1970 s , nhưng trào lưu này để lại một khung về các quy định, công nghệ mới, các chính sách chú trọng vào việc ngăn ngừa ô nhiễm hóa học đặc thù cho những nước phát triển. Mặc không hoàn toàn hiệu quả, những hành động này đã làm giảm đáng kể tổng lượng ô nhiễm công nghiệp trong khoảng thời gian và thu được nhiều kết quả trong cải thiện môi trường. Có thể hơi phóng đại khi cho rằng những nước phát triển đã giải quyết được các vấn đề ô nhiễm công nghiệp hoặc thậm chí giảm chúng xuống tới mức có thể chấp nhận được, nhưng phạm vi của vấn đề đã giảm đi một cách rõ rệt. Trọng tâm của thời kỳ này chủ yếu là các chất hóa học đặc thù tương đối độc. CO 2 và chất hóa học không độc CFC (chloroflorcarbon) là hai chất bị bỏ quên trong mối quan tâm năm 1970 s . Mãi cho đến tận cuối những năm 1980 s , người ta mới biết những chất này là những chất vô cùng độc hại đối với môi trường mặc dù các nhà khoa học đã cảnh báo về hiệu ứng độc hại của chúng sớm hơn nhiều. Kể từ đó, những chất hóa học này đã trở thành mối quan tâm chủ yếu về môi trường . Làn sóng quan tâm đến môi trường lần thứ 3 Trong những năm 1980 s và những năm 1990 s , tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, kết hợp với sự tăng lên đáng kể về dân số thế giới, đã tạo ra một yếu tố quan trọng mới vào sự cân bằng môi trường. Cho tới những năm 1980 s thì mức độ sản xuất ở các nước đang phát triển tương đối thấp so với các nước phát triển. Hậu quả là ô nhiễm công nghiệp các nước đang phát triển có khuynh hướng chỉ giới hạn ở những khu vực địa phương, giống như tình trạng đã xẩy ra ở châu Âu và Mỹ trước đó. Tuy nhiên, gần đây, mức độ sản xuất ở nước này đã tăng nhanh một cách đáng kể cùng với nhu cầu hàng hóa và khả năng buôn bán thương mại giữa các nước này ngày càng dẽ dàng do xu hướng toàn cầu hóa thương mại. Hầu hết việc sản xuất ở lĩnh vực mới này đều thiếu vốn đầu tư và do vậy thường phải dựa trên những công nghệ thích hợp và rẻ tiền hơn. Chỉ có một số ít biện pháp kiểm soát nước thải và khí thải được áp dụng, dẫn đến sự gia tăng về ô nhiễm công nghiệp. Kể từ năm 1987 về việc xuất bản bóa cảo chuyên đề Tương lai của chúng ta (WCED,1987), việc lập kế hoạch về môi trường và phát triển kinh tế đã được định hướng theo "phát triển bền vững", mức độ sản xuất và hoạt động được thực hiện trong một thế hệ mà không làm phương hại đến tính toàn vẹn của môi trường hoặc không làm suy thoái các nguồn tài nguyên để hỗ trợ cho thế hệ tiếp theo. Khái niệm này, gần giống với ý tưởng về sinh học của sự giống trong khả năng chứa đựng của hệ sinh thái đối với một xã hội, đã xâm nhập được vào xu hướng kinh tế và quản lý môi trường. Nó đại diện cho cách nghĩ về sự phát triển có cân nhắc tới việc quản lý các nguồn tài nguyên, ô nhiễm, phát triển xã hội và sức khỏe con người . Nhiều mối quan tâm mói về môi trường tiếp tục xuất hiện. Một số nhà động học đang chú trọng vào các chất hóa học phá vỡ hệ thống nội tiết và tồn tại bền vững trong môi trường. Rõ ràng là mối quan tâm về sự thay đổi môi trường toàn cầu tạo ra những mối quan tâm tiến bộ về môi trường sẽ vẫn còn tiếp tục trong những thập kỷ mới. Những nhu cầu cơ bản cho một môi trường lành mạnh Bầu không khí trong sạch Không khí rất cần cho sự sống. Nếu không có không khí, con người sẽ chết trong vòng vài phút. Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất trong tất cả các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau. Hàng ngày, có 500 triệu người phải tiếp xúc với một lượng lớn hàm lượng ô nhiễm không khí trong nhà ở các dạng như: khói từ các lò sưởi không kín hoặc lò sưởi được thiết kế kém. Có khoảng 1,5 tỷ người ở các khu vực thành thị phải sống trong môi trường bị ô nhiễm nặng nề (WHO, 1992). Sự phát tiển của ngành công nghiệp đi đôi với việc thải ra với số lượng lớn các khí và các chất hạt từ các quá trình sản xuất công nghiệp và quá trình đốt cháy các nhiêm liệu hóa thạch cho nhu cầu giao thông vận tải và lấy năng lượng. Khi tiến bộ công nghệ đã bắt đầu chú trọng đến việc kiểm soát ô nhiễm không khí bằng cách giảm việc thải ra các chất hạt thì người ta vẫn tiếp tục thải ra những chất khí, do vậy ô nhiễm không khí vẫn còn là vấn đề lớn. Mặc dù hiện nay nhiều nước phát triển đã có những nỗ lực lớn để kiểm soát cả việc thải khí và các chất hạt, nhưng ô nhiễm không khí vẫn là nguy cơ đối với sức khỏe, thậm chí ngay cả trong những điều kiện tương đối tốt. Ở những nước đang phát triển nhanh chóng, những nguồn lực thích hợp có thể không được đầu tư vào việc kiểm soát không khí còn những ưu tiên khác về kinh tế xã hội. Việc phát triển công nghiệp nhanh chóng ở những nước này đã xẩy ra đồng thời với việc phát triển nhanh chóng ô tô và các loại xe tải khác, nhu cầu điện thắp sáng tại các hộ gia đình cũng tăng lên, dân số tập trung ở các khu đô thị hoặc các thành phố lớn. Kết quả là một số thảm họa ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới đã xuất hiện. [...]... mạnh xanh - sạch - đẹp, trường học có nâng cao sức khoẻ và làng xã vì sức khoẻ của mọi nhà ở nước ta Các môi trường hỗ trợ là các điều kiện mà các quốc gia và cộng đồng cố gắng tạo ra để đạt được các mục tiêu về sức khỏe Trọng tâm của môi trường này là làm thế mà có những môi trường tốt giúp tăng cường sức khỏe chứ không phải là chú trọng vào tác động có hại lên sức khỏe của môi trường xấu Nỗ lực này... bảo vệ môi trường, chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường, những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cấm 4.1.1 Nguyên tắc bảo vệ môi trường + Bảo vệ môi trường phải gắn hài hòa với phát triển kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường Quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu + Bảo vệ môi trường là... chuyên gia sức khoẻ môi trường cũng phải nhận định được các vấn đề sức khoẻ môi trường trên nhiều khía cạnh Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1997) đã đề xuất một sơ đồ tác động qua lại của mối quan hệ nhân quả: Môi trường và sức khoẻ như sau: Động lực Môi trường Sức ép môi trường Tình trạng Môi trường Tiếp xúc của con người Hiệu quả lên sức khoẻ Tăng dân số Phát triển kinh tế Công nghệ Sản xuất Tiêu thụ... giữa con người và môi trường 3.1 Sự ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe Sự ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường có một tác động rất lớn đối với cuộc sống của con người Hàng năm, hàng trăm triệu người mắc phải các căn bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, da, niêm mạc, do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí trong và ngoài nhà, do ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường đấtthực phẩm... nguyên vẹn của các hệ thống tự nhiên mà một môi trường lành mạnh phải phụ thuộc vào các hệ thống đó Các môi trường lý học và sinh học bao gồm tất cả mọi thứ từ môi trường ngay sát bên cạnh chúng ta như nhà ở, nơi làm việc tới những môi trường giữa các vùng, quốc gia và môi trường toàn cầu Ý tưởng về một mối liên kết chặt chẽ giữa sức khỏe con người và môi trường từ lâu đã được biết đến Khái niệm về... động bảo vệ môi trường + Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người + Che dấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường + Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo... 4.2 Chương II Tiêu chuẩn môi trường Chương này gồm từ điều 8 đến điều 13 Nội dung bao gồm nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường, nội dung tiêu chuẩn môi trường Quốc gia, hệ thống tiêu chuẩn môi trường Quốc gia, tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn chất thải, ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường Quốc gia Chú ý: Tiêu chuẩn môi trường Quốc gia phải được... dưỡng, giá cả hợp lý có sẵn hay không Sức khỏe cũng phụ thuộc vào việc con người cảm thấy như thế nào về xã hội của họ - bao gồm cả sự tin tưởng và liên kết xã hội tồn tại ở múc độ nào trong cộng đồng của họ (Putam,1993; Kawachi và cộng sự,1999) Do vậy, định nghĩa dưới đây về sức khỏe môi trường là thích hợp; "Sức khỏe môi trường bao gồm các khía cạnh của sức khỏe con người, kể cả chất lượng cuộc sống,... lý, sinh học, xã hội, tâm lý xã hội trong môi trường Sức khỏe môi trường cũng liên quan tới lý thuyết và việc thực hành về việc đánh giá, hiệu chỉnh, kiểm soát và ngăn ngừa những yếu tố trong môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai" (WHO,1993) Đôi khi có một song đề đạo đức giữa việc nâng cao sức khỏe con người và bảo vệ môi trường Một thái cực là bất kỳ sự kiểm soát... mọi khía cạnh của sức khỏe con người đều được gắn kết chặt chẽ giữa con người với môi trường vật lý và xã hội, ở đây chúng ta chú trọng tới mối quan hệ sức khỏe và môi trường (hình 1.1) Các tác nhân gây bệnh sinh học và các véc tơ truyền bệnh của chúng cũng như ổ chứa; các tác nhân lý học và hóa học trong môi trường độc lập với các hoạt động của con người và có thể làm suy yếu sức khỏe của con người . Bài 1 : Đại cương sức khỏe môi trường Bộ môn SKMT_YTB MỤC TIÊU: 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường. 2. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe. trường trong sự phát triển vì sức khoẻ con người. Sức khoẻ môi trường là cầu nối giữa hai lĩnh vực: Sức khoẻ và môi trường Môi trường sống của con người bao gồm: - Môi trường tự nhiên: Đất, nước,. trở lại môi trường của con người; 3. Liệt kê được thực trạng môi trường và Sức khỏe môi trường. 4. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của phòng chống ô nhiễm môi trường. NỘI DUNG: 1. Khái niệm môi

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan