Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)

68 26.9K 156
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) Đề số 1: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2014-2015 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (3,0 điểm). Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin – côn viết: “ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…” (Ngữ văn 10, tập 2, NXBGD, 2006) Suy nghĩ của anh (chị) về đoạn thư trên. Câu 2 (7,0 điểm). Đặc điểm nổi bật của tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh: Mọi hình tượng trong tác phẩm thường luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh……… …….…….….….; Số báo danh…………………… Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2014- 2015 ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa đoạn thư: - “Dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách”: Biết thu nhận kiến thức từ sách vở, có niềm say mê khám phá thế giới kiến thức phong phú của sách. - “Cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống”: chú trọng rèn luyện tâm hồn nhạy cảm, biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh, tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống, vẻ đẹp của thế giới tự nhiên cũng như của con người. Đoạn thư là lời tâm sự, mong mỏi của một người cha đối với nhà trường, với các nhà giáo dục: Dạy cho con mình hiểu biết và trân trọng giá trị của sách vở và cuộc sống. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề: - Đây là tâm tình của một người cha: thể hiện tình yêu con, mong muốn con trưởng thành. - Lời đề nghị của ông với thầy hiệu trưởng, với nhà trường còn thể hiện mong ước của một người yêu thương, quan tâm đến sự phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ. - Nội dung lời đề nghị sâu sắc, chính đáng: + Không phủ nhận vai trò quan trọng của sách, của kiến thức văn hóa do sách vở mang lại, vì đó là cả một “thế giới kì diệu”, rộng mở. Không có kiến thức văn hóa, con người thiếu nền tảng tri thức. + Tuy nhiên, kiến thức cuộc sống thực tiễn của con người cũng quan trọng không kém, bởi đó là “sự bí ẩn muôn thuở” mà con người luôn cần khám phá, hiểu biết. Nó cần thiết và bổ ích cho con người, có tác động tích cực trong việc vun đắp bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu cuộc sống. 2 (Đáp án có 04 trang) Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) + Vai trò của người thầy trong việc khơi dậy tinh thần tự học, lòng ham hiểu biết khám phá, chiêm nghiệm và “ lặng lẽ suy tư” trước mọi vấn đề của đời sống của học sinh. Đó là điều quan trọng để học sinh có thói quen quan tâm đến mọi điều trong đời sống. - Phê phán quan điểm phiến diện: hoặc chỉ thấy vai trò của kiến thức sách vở, hoặc chỉ quan tâm đến thực tiễn. 3. Bài học nhận thức và hành động: - Biết học trong sách vở nhưng cũng cần biết học ở cuộc sống, quan tâm đến đời sống xã hội. Đó là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi con người. - Biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những điều bình dị nhất của vạn vật quanh ta. Học kiến thức song song với rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn. Đó là sự phát triển toàn diện nhân cách của con người. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh vận dụng hiểu biết về tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, phân tích làm sáng tỏ nét nổi bật trong phong cách của tập thơ là: Mọi hình tượng trong tác phẩm thường luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau: 1. Hình tượng thơ trong văn học: - Thơ ca là thế giới nghệ thuật ngôn từ được cô đúc, khái quát và nâng lên thành những hình ảnh, hình tượng thơ. Hình tượng không chỉ là một đặc trưng tất yếu của thơ mà còn chịu sự chi phối của cảm quan hiện thực, tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ, chịu sự tác động của những trào lưu, thời kì văn học. 3 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) - Người nghệ sĩ không chỉ có khả năng sáng tạo ra các hình tượng thơ mà còn có khả năng làm cho các hình tượng ấy sống động, vận động như một sinh thể nghệ thuật độc lập trong đời sống của tác phẩm. - Trong “Nhật ký trong tù”, Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống hình tượng vận động hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai. Đây chính là giá trị nghệ thuật của tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ, tài năng nghệ thuật của một nhà thơ lớn. 2. Sự vận động của hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù”: a. Hệ thống hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù” là những nét vẽ chân thực, sống động về bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Mỗi hình tượng thơ là một khía cạnh xây dựng nên hình tượng chính của cả tập thơ là tâm hồn, nhân cách phi thường Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù. Đây là sự vận động nội tại của người và cảnh. b. Những biểu hiện cụ thể của của sự vận động hình tượng thơ hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai: - Vận động là xu hướng chung và thống nhất của toàn bộ tập thơ. Những năm tháng ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh bị đọa đày đau khổ. Tuy nhiên nhà tù chỉ có thể giam hãm được thể xác chứ không thể trói buộc được tinh thần của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Vì vậy mọi suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của Người đều hướng ra bên ngoài song sắt nhà tù: Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao. - Hướng về tổ quốc, bộc lộ tấm lòng yêu nước, khát khao tự do, khát khao chiến đấu, cách mạng. (Không ngủ được, Tiếc ngày giờ…) - Hướng về ánh sáng, niềm vui của một nghệ sĩ tài hoa (Ngắm trăng, Chiều tối, Giải đi sớm ) - Hướng từ sự sống lầm than trong nhà tù, của nhân dân Trung Quốc đến với tương lai, hi vọng vào cuộc sống cách mạng: Cháu bé trong nhà lao Tân Dương; Đánh bạc; Lai tân…) Tóm lại: Hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù” không tĩnh tại mà luôn luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Đó chính là “tinh thần thời đại” mà Hồ Chí Minh thổi vào tập thơ. 3. Lý giải sự vận động của hình tượng thơ: - Sự vận động của các hình tượng thơ hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai là hệ quả tất yếu của hoàn cảnh khách quan: + Những năm 1942 – 1943, Bác bị giam cầm và đầy đọa dã man trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. + Suốt 13 tháng lao tù, chờ đợi ngày tự do, Người làm thơ như một hoạt động giải trí đồng thời để tỏ chí và trang trải nỗi lòng. 4 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) - Sự vận động của các hình tượng thơ còn là dụng ý của nhà thơ, bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan: + “Nhật ký trong tù” chính là cuộc vượt ngục tinh thần của Hồ Chí Minh, vượt lên trên cảnh tăm tối, đau khổ của nhà tù mà hướng đến lý tưởng cách mạng. + Một tâm hồn yêu nước thiết tha, khao khát tự do, nhạy cảm trước cái đẹp, thương yêu con người vô hạn như Người luôn hướng tác phẩm của mình đến với những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, những vẻ đẹp của con người, cuộc sống. 4. Đánh giá: - Sự vận động của hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù” thể hiện ý chí, nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan cách mạng, “chất thép” trong con người Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phong phú của Người (khao khát tự do, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, trân trọng vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống con người ) - Dù biểu hiện dưới hình thức nào, thơ trữ tình hay thơ trào phúng thì các hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù” đều hướng tới các giá trị nhân văn cao đẹp, thể hiện sự hài hòa giữa chất cộng sản và chất nghệ sĩ trong phong cánh nghệ thuật Hồ Chí Minh. Đó là một phương diện quan trọng tạo nên viên ngọc trong kho tàng văn học Việt Nam. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,25 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. Hết 5 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) Đề số 2: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐỀ THI MÔN:NGỮ VĂN Dành cho học sinh các trường THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Nghị luận xã hội (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề lựạ chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay. Câu 2: Nghị luận văn học (7,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp độc đáo trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh……………………………….Số báo danh………………. 6 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HSG LỚP 11 Môn: NGỮ VĂN - THPT - NĂM HỌC 2014 - 2015 (Gồm 06 trang) Câu 1 (3,0 điểm ) Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. Yêu cầu về kiến thức HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo nhưng ý cơ bản sau: 1. Giải thích - Chọn nghề là cách lựa chọn công việc sẽ gắn bó với ta suốt đời. Nghề nghiệp ấy có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của mỗi con người. - Lựa chọn nghề nghiệp là mối quan tâm hang đầu của thanh niên, nó có ý nghĩa quan trọng đói với sự thành đạt của mỗi cá nhân, nhất là trong xã hội hiên nay. 2. Bàn luận và chứng minh - Sau khi kết thúc quá trình học tập ở nhà trường phổ thông, thanh niên đứng trước con đường lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Nếu lựa chọn đúng, mỗi người sẽ có được niềm say mê, sự hứng thú cới công việc, có cơ hội phát huy năng lực của bản thân. Nếu lựa chọn sai, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội và công việc trở thành gánh nặng. Vì vậy cần chủ động, sáng suốt khi đối diện với vấn đề quan trọng này - Xã hội ngày nay phát triển,các ngành nghề mở rộng, tạo ra nhiều việc làm, các loại hình đào tào nghề cũng phong phú. Thông tin từ báo chí, truyền hình, từ các phương truyền thông khác cung cấp cho ta những hiểu biết về nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội. Thanh niên được tự do, chủ động hơn về việc lựa chọn nghề - Nhiều người đã xuất phát từ năng lực, sở thích, đam mê, năng khiếu và những điều kiện phù hợp với mình, để lựa chọn nghề. Nhưng có nhiều bạn trẻ chọn nghề theo xu hướng thời thượng, chỉ chú trọng những nghề được xã hội đề cao, hứa hẹn 7 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) thu nhập cao mà không tính đến khả năng của bản thân và nhu cầu của thực tế. Nhiều người coi vào đại học là con đường duy nhất để dẫn đến tương lai, vì thế dẫn đến hiện tượng thừa thầy thiếu thợ, nhiêu sinh viên ra trường không có việc làm, phải làm những công việc trái nghề. 3. Những giải pháp - Mỗi bạn trẻ cần có ý thức về bản thân, có suy nghĩ nghiêm túc khi chọn nghề. - Nhà nước cần có những định hướng lâu dài bằng cách mở hợp lý số trường đại học và dạy nghề để đáp ứng nhu cầu thực tế. 4. Suy nghĩ và liên hệ của bản thân Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu cơ bản nói trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Còn sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0 :Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) Yêu cầu kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận văn học. Vận dụng linh hoạt các thao tác làm văn để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. Yêu cầu về kiến thức Học sinh hiểu đúng vấn đề: - Đây là dạng đề cho phép học sinh có thể lựa chọn nhiều thao tác nghị luận để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo trong tác phẩm truyện ngắn trước cách mạng của Nguyễn Tuân. 1.Giải thích: Vẻ đẹp độc đáo: là những nét riêng biệt, duy nhất do tác giả sáng tạo trong tác phẩm, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân là 8 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) nhà văn lãng mạn, ông đề cao chủ nghĩa duy mĩ. Truyện Chữ người tử tù là tác phẩm thể hiện rõ vẻ đẹp độc đáo trong sáng tạo của nhà văn. 2.Biểu hiện của vẻ đẹp độc đáo trong tác phẩm a, Đề tài: Truyện viết về một thú chơi độc đáo – thú chơi chữ, mang tính nghệ thuật cao (nghệ thuật thư pháp). b, Nhan đề độc đáo: Chữ là cái đẹp, tử tù là hình ảnh của cái chết. Đặt cái đẹp bên cạnh cái chết để khẳng định sức mạnh bất tử của cái đẹp. c, Tình huống truyện độc đáo: + Tình huống truyện ở đây là mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm hồn tri kỉ (Huấn Cao, quản ngục và thầy thơ lại). Nhà văn đặt các nhân vật trong tình thế đối địch: Tử tù và viên quản ngục. Chính tình huống này đã làm nổi rõ tính cách của Huấn Cao, viên quản ngục và làm nổi bật chủ đề thiên truyện. d, Những nhân vật độc đáo: + Huấn Cao là nhân vật có những phẩm chất của người anh hùng, người nghệ sĩ, người có thiên lương. Ông không sợ chết, coi khinh tiền bạc và cường quyền phi nghĩa nhưng lại có lòng yêu mến cái thiện, trong sạch của viên quản ngục nên sẵn sàng cho chữ khi hiểu rõ thiện tâm của quản ngục. + Quản ngục là người trông coi tù ngục nhưng không phải con người tầm thường, tàn bạo. Ông là người biết trân trọng người tài, biết yêu cái đẹp, tuy không làm nghệ thuật nhưng có tâm hồn nghệ sĩ. Quản ngục cũng là kẻ không biết sợ cường quyền, việc biệt đãi tử tù là hành vi dũng cảm của ông. e, Cảnh cho chữ trong nhà ngục – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có: + Cảnh cho chữ lại đặt trong một không gian tăm tối, cái đẹp được sáng tạo trong chốn hôi ám nhơ bẩn. + Đoạn văn tả cảnh cho chữ trong nhà tù thể hiện sự độc đáo, trật tự lỉ cương nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược: Tử tù được kính trọng, cai ngục thì khúm núm, tù nhân răn dạy cai ngục, cai ngục vái lạy tù nhân. g, Nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ miêu tả, thủ pháp nghệ thuật độc đáo: 9 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) + Nhân vật được xây dựng với những nét độc đáo (Huấn Cao xuất hiện sau lời trò chuyện của quản ngục và thầy thơ lại về tài viết chữ đẹp, bẻ khóa vượt ngục của ông; Chân dung quản ngục trong đên ở thư phòng…) + Ngôn ngữ cổ kính, sử dụng nhiều từ Hán Việt. + Sử dụng thủ pháp đối lập trong dựng cảnh, miêu tả nhân vật. 3. Đánh giá chung Truyện ngắn Chữ người tử tù thể hiện tài năng, tâm huyết của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm thể hiện vẻ đẹp độc đáo ở nhiều phương diện. Điều đó đã chứng minh rõ quan điểm sáng tác của nhà văn lãng mạn Nguyễn Tuân thời trước Cách mạng tháng Tám: tôn thờ chủ nghĩa duy mĩ. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể còn sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm và cộng điểm toàn bài. Đề số 3: 10 [...]... của Nam Cao -HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh ………………………… Số báo danh………………… 35 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2 011 (Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ... danh…………………………… 11 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2 011- 2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Dành cho học sinh các trường THPT) Câu 1 (3,0 điểm) I Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi.. .Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) SỞ GD&ĐT VĨNH KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2 011- 2012 PHÚC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - (Dành cho học sinh các trường THPT) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) Suy nghĩ của anh (chị)... vào nền văn học với một giọng riêng biệt, độc 0,25 đáo hiếm thấy Giải thích ý kiến(1,0 điểm) 34 - Tài năng văn học: Khả năng văn học, sự giỏi giang, điêu luyện của người nghệ sĩ ngôn từ trong sáng tạo nghệ thuật Tài năng văn học còn là cách nói hoán dụ để chỉ những nhà văn nhà thơ có tài Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) Hết Đề số 8:... điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài HẾT Đề số 5: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH (Dành cho học sinh THPT chuyên) THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề 21 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) Câu 1 (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống là nguyên liệu... 20122013 ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh THPT chuyên) Câu 1 (3,0 điểm) I Yêu cầu về kĩ năng 22 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy Lập luận chặt chẽ Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ. .. Đình Chi u để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Lộc: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chi u và với Nguyễn Đình Chi u thì hình ảnh người nông dân mới 13 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách... điểm 32 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao - Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm II Đáp án và thang điểm 33 Câu... yêu cầu của đề Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp * Lưu ý: 15 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải... văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh ………………………… Số báo danh………………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2 011 (Dành cho học sinh trường THPT chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) I Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị . Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) Đề số 1: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2014-2 015 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN. bài. Đề số 3: 10 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2 011- 2012 ĐỀ THI MÔN:. danh…………………………… 11 Tuyển tập 15 các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2 011- 2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Dành

Ngày đăng: 13/04/2015, 06:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan