SKKN Một số biện pháp rèn đọc âm, vần cho học sinh dân tộc Raglai lớp 1D trường tiểu học thị trấn Tô Hạp

17 2.1K 6
SKKN Một số biện pháp rèn đọc âm, vần cho học sinh dân tộc Raglai lớp 1D trường tiểu học thị trấn Tô Hạp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KHÁNH SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TÔ HẠP  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC ÂM VẦN CHO HỌC SINH DÂN TỘC RAGLAY LỚP 1D TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TÔ HẠP Họ và tên: Trần Thị Doanh Trường Tiểu học Tô Hạp MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I: Đặt vấn đề Lý do chọn đề tài Phần II: Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng ban đầu của vấn đề. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 4. Những kết quả đạt được. Phần III. Kết luận 1. Kết quả của việc ứng dụng SKKN 2. Kết luận 3. Kiến nghị đề xuất Tài liệu tham khảo. 3 5 5 6 14 14 15 15 17 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC ÂM, VẦN CHO HỌC SINH DÂN TỘC RAGLAY LỚP 1D TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TÔ HẠP I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Học vần là phần học có vị trí rất quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung và trong môn Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng vì nó là phần học mở đầu lớp đầu tiên của cấp tiểu học. Học phần này, học sinh mới chiếm lĩnh công cụ giao tiếp quan trọng: chữ viết ghi âm tiếng Việt. Đó chính là phương tiện để học các môn khác và học lên lớp trên, là chìa khóa đi vào lâu đài khoa học và văn hóa nhân loại. Trong cuộc đổi mới Giáo dục và thực hiện nghiêm túc Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nói chung của ngành Giáo dục nói riêng về việc nói không với tiêu cực và bệnh thành tích từ năm học 2006 – 2007 đã thể hiện rất rõ. Theo thống kê trên toàn quốc nói chung và của các trường Tiểu học nói riêng đã có biết bao nhiêu học sinh ở lại lớp và học sinh yếu kém ngồi nhầm chỗ đa số con em người dân tộc do học chậm hơn các bạn người kinh và hay nghỉ học không thích đi học, đa số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em mình. “Thích thì học không thì thôi” cứ chiều theo ý thích của con trẻ theo bản năng của con em người dân tộc thích cuộc sống “Du canh du cư” nên các em phải theo cha mẹ đi hết quả đồi này đến quả đồi khác để kiếm ăn qua ngày vì thế các em không thể đi học đều được. Đa số cha mẹ lại không biết chữ. Thế thì phải dạy con em mình như thế nào đây? Học sinh bỏ học là do quá yếu không theo học được, điều đó khiến tôi rất trăn trở. Là Giáo viên lớp1 làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh con em người dân tộc học tốt nhất giúp học sinh người dân tộc bằng mọi giá nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp1, bởi lớp1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này. Với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc, viết được. Có đọc tốt, học sinh mới hiểu được nội dung văn bản, có đọc được thông thạo thì lên lớp trên mới học tốt các môn. Học sinh đọc được thông thạo các em mới thấy tự tin trong giao tiếp. Các em mới tự tin học các lớp tiếp theo. Ở lứa tuổi 6-7, học sinh có đủ điều kiện về tâm lý và sinh lý để bước vào học vần. Và như vậy, học vần trở thành hoạt động có ý thức. Muốn hoạt động này có kết quả, giáo viên cần tạo ra mục đích cụ thể, gần gũi với các em. Trong quá trình học phân môn học vần, cần phải luyện tập nhiều để tránh nhàm chán, giáo viên cũng nên có những biện pháp nhằm thay đổi hình thức luyện tập cho học sinh. Để học sinh lớp 1 sau khi học xong phần âm vần các em sẽ nắm âm vần một cách chắc chắn để đọc thông thạo được các tiếng từ là một vấn đề cần thiết cho mỗi học sinh lớp 1 người dân tộc Raclay trên địa bàn huyện nói chung và lớp 1D Trường Tiểu học Tô Hạp nói riêng, cũng từ đó sẽ giúp các em học tốt môn tiếng Việt ở cấp tiểu học và cả các cấp học trên. Việc rèn đọc âm vần cho học sinh lớp 1 là việc làm thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình dạy học phần âm, vần trong chương trình lớp 1. Nhưng để các em học âm vần một cách chắc chắn và thành thạo là đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng sáng tạo các cách dạy học khác nhau để giúp cho học sinh học tốt âm vần, đặc biệt là việc rèn đọc âm vần như thế nào để các em học tốt môn tiếng Việt , đây cũng là những biện pháp mà tôi đã vận dụng và thấy có sự tiến bộ từ phía học sinh. Nhận thức rõ điều này và thấy được tầm quan trọng trong việc rèn cho các em học sinh lớp 1D Trường tiểu học Tô Hạp học âm vần một cách thành thạo, tôi đã đúc kết và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn đọc âm, vần cho Học sinh dân tộc Rag lay. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Phân môn Học vần trong nhà trường tiểu học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh âm vị tiếng Việt và các dạng chữ dùng để ghi âm. giúp học sinh rèn luyện cách phát âm, rèn luyện đọc âm, vần, ghép âm thành vần, ghép âm, vần thành tiếng trau dồi ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy và công cụ giao tiếp. Thông qua việc dạy âm, vần để phát triển vốn từ cho học sinh. Giúp học sinh nắm vững các quy tắc ghép âm vần thành tiếng và hình thành kỹ năng viết đúng âm vần và viết đúng tiếng từ ghi âm vần đã học Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. 2. Thực trạng của vấn đề Như ta biết: Học vần là môn học khởi đầu của việc học tiếng Việt và cũng khởi đầu cho việc học tập của một đời người. Học vần trao cho học sinh công cụ ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp, trong học tập, trong cuộc sống. Sau quá trình học vần, học sinh từ (mù chữ) trở thành biết chữ. Nhưng đối với học sinh lớp 1 D tại điểm Tà Lương Trường tiểu học Tô Hạp học sinh học phần vần rất khó, bởi vì: - Học sinh lớp tôi dang dạy toàn là học sinh người đồng bào Dân tộc Rag lay biết ít tiếng kinh, vốn từ của các em rất ít. - Các em mới ở mẫu giáo lên nên học còn bỡ ngỡ mới mẻ nên nhiều em còn rụt rè, không tự tin lắm. - Nhiều em không thích học, học chậm hiểu, học nhanh quên. - Một số gia đình sống du canh, du cư nên các em phải theo cha mẹ đi làm xa, đi lên nương rẫy, hoặc theo bố mẹ để giữ em, nên không đi học chuyên cần được. Điều này có ảnh hưởng đến các em, các em không nhớ chữ cái, âm, vần, không biết nhận diện âm vần, ghép âm vần và phân tích âm vần dẫn đến chất lượng dạy học phân môn học vần yếu. - Một số Giáo viên chúng ta chưa nắm được đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc, nhất là đối với giáo viên mới. Mặt khác, giáo viên chưa biết tình hình của từng đối tượng, những mặt tích cực, mặt hạn chế của từng Học sinh nên việc tổ chức một tiết dạy nhàm chán, không gây hứng thú cho học sinh, một số đồ dùng không có hiệu quả cao. * Do vậy để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm hiện có ở thực tế. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cô thÓ hướng dẫn học sinh đọc nâng cao hiệu quả của giờ dạy Học vần ở lớp 1 nói riêng và ở tiểu học nói chung. Đó là: 3. Các biện pháp rèn đọc âm, vần như sau: Biện pháp1: Rèn đọc âm cho học sinh bằng cách kết hợp dùng thẻ ghi âm và hình ảnh minh họa. Sau khi học sinh đã học thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học âm (chữ cái). Giai đoạn học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Chỉ có nắm chắc từng chữ cái thì mới ghép được các chữ vào với nhau để thành tiếng, các tiếng đơn ghép lại với nhau tạo thành từ và thành câu. a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y tr th nh ch ng kh ph ng gi qu Tôi hướng dẫn cho học sinh xem chữ cái như những người bạn thân của mình, các em phải biết làm quen và kết bạn. Để biết tên nhiều bạn thì chúng ta phải tiếp xúc và làm quen nhiều thì chúng ta mới nhớ tên các bạn và hiểu các bạn được, nếu chúng ta chỉ tiếp xúc và làm quen sơ sài thì chúng ta sẽ quên các bạn ngay. Cũng như chữ cái, tôi yêu cầu học sinh phải xem bảng chữ cái như những người bạn mà học sinh phải nhớ và biết tên chúng. Nên khi học âm, tôi cho học sinh xem bảng chữ cái và đọc ngay, đọc theo giáo viên, sau đó học sinh tự đọc để làm quen qua các giờ truy bài và các tiết trống, các em tiếp xúc nhiều thì các em nhớ lâu hơn. Ngoài ra, tôi còn viết lên bảng các âm mà các em cần học, để các em ngày nào cũng ôn các vần này vào các giờ truy bài hoặc các tiết trống…nếu học sinh có nghỉ học cũng vẫn theo kịp các bạn, sau đó tôi dạy các em chi tiết từng bài cụ thể. Ví dụ: Cho học sinh nhận diện chữ e giống sợi dây bắt chéo hay chữ d giống cái gáo múc nước, nhận diện xong tôi cho học sinh đọc tiếng de, me, xe ,ve…sau đó tôi cho học sinh tìm tiếng có vần đã học chủ yếu để cho học sinh củng cố các âm mới học. Nếu học sinh tìm không được tôi tự tìm cho học sinh đọc sau đó cho học sinh tìm và đọc các âm mới học để các em ghi nhớ và thuộc nhanh hơn. Ví dụ: Tìm tiếng có âm d: da, de, dơ, do, dô….Hàng ngày tôi vừa ôn tập cho các em, vừa củng cố kiến thức qua các từ và câu. Cho học sinh đánh vần và đọc trơn từ và câu, thường xuyên động viên các em đọc trơn các tiếng, từ và câu. Tiếp tục ôn tổng hợp của các âm nên cho học sinh đọc và nhớ kỹ hơn. nếu học sinh đọc không được tôi sẽ cho các em đọc đi đọc lại khi nào đọc được mới thôi. Hàng ngày tôi thường tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi đọc đúng đọc nhanh hoặc tìm chữ qua các thẻ từ để các em ôn và củng cố kiến thức một cách chắc chắn. Ví dụ: Các thẻ có các chữ: a, e, ê, d, s… Đố các em tìm được chữ a , o… Hàng ngày tôi cùng các em tổng hợp lại các âm đã ghi ở bảng trước lớp để cho các em cũng nhìn thấy và đọc để nhớ lại các âm mà mình đã học hoặc một số em đã quên các âm đó thì cho các em thi ghép các tiếng từ mới và tạo câu mới. Trong từng ngày, từng bài ôn, tôi đã nghĩ ra một số bài để kiểm tra sự nhận thức của trẻ thông qua các giờ chơi xem các em đã nắm chắc các âm đã học chưa, nếu chưa nắm tôi sẽ củng cố kiến thức cho các em ngay. Hàng ngày luôn ôn tập cho các em qua bài học như cho các em ghép các âm thành tiếng qua trò chơi Ví dụ: Khi học âm t thì ta có thể cho các em đọc các tiếng: ta, to, tô, tơ, tu, tư, ti, te, tê…t kết hợp với h thành th cho các em nhìn nhanh và đọc các âm ghép với nhau vì các em nhìn nhanh thì mới đọc nhanh được hoặc cho các em thi nhìn nhanh các âm ghép với nhau. Ví dụ: Câu “dì na đi đò bé và mẹ đi bộ” cho học sinh thi nói nhanh các âm ghép với nhau và dấu. d và i dấu huyền, n và a, đ và i, đ và o dấu huyền b và e dấu sắc, v và a dấu huyền, m và e dấu nặng, đ và i, bờ và ô dấu nặng….các em tập nhìn nhanh các âm và dấu thì các em mới đánh vần và đọc nhanh đọc đúng được. Hàng ngày tôi tạo cho các em các từ và câu lạ để các em đọc nên một cách thích thú để tạo hứng thú cho các em thích đọc. Ví dụ: khi dạy âm ch tôi tạo cho các em thêm từ: cha chú, chà chà, chi chi, Bé cho cha, cho chú, cho chị,…. Các em học âm đôi khó nhớ hơn tôi viết các âm đó lên góc bảng trước lớp để hàng ngày các em nhìn và nhận diện nhanh hơn để các em khó quên. - Nhóm các âm giống nhau có âm cuối là h: th, nh, ch, kh, ph, … - Nhóm các âm giống nhau đều có âm g, gh, ng, ngh… Hàng ngày giáo viên phải linh động trong các giờ học các bài dễ, các em đọc tốt tôi cho học sinh đọc lướt nhanh qua và để dành thời gian ôn lại các bài khó đọc hoặc những bài học sinh hay quên Tôi luôn tạo điều kiện để học sinh được đọc nhiều hơn qua các trò chơi các giờ truy bài tôi viết lên bảng những từ và câu để cho các em đọc đặc biệt là các tiếng ghép với các âm đôi …bởi vì mục tiêu chủ yếu của lớp 1 là đọc được. Ví dụ: quả khế, giỏ cá, qua đò…… Biện pháp 2: Rèn đọc vần cho học sinh thông qua bảng vần, theo từng nhóm vần giống nhau Phần chữ cái học sinh đọc tốt rồi, tôi cho các em chuyển sang phần vần tôi cũng cho các em làm quen với bảng vần giống như bảng chữ cái cho các em nhập hội bảng vần, đọc bảng vần trong ngày và nhận biết chúng thường xuyên, để các em nhớ lâu và đọc một cách thành thạo. Mỗi tuần tôi cho các em làm quen 5 vần có âm cuối giống nhau, có vậy thì các em mới đánh vần và đọc nhanh được. Tôi phân các vần thành nhiều nhóm như sau: Nhóm vần có âm n cuối vần như: on, an, ăn, ân, ôn, ơn, en, ên, in, un, iên, uôn, ươn, uân, uyên, oan, oăn, Nhóm vần có âm m cuối vần như: om, am, ăm, âm, ôm, ơm, em, im, iêm, yêm, uôm, ươm, Nhóm vần có âm y cuối vần như : ay, ây, oay,… Nhóm vần có âm ch cuối vần như: ich, êch, ach, uych,… Nhóm vần có âm h, nh cuối vần như: anh, inh, ênh, oanh, uynh,… Nhóm vần có âm o cuối vần như: eo, ao, oa,… Nhóm vần có âm a cuối vần như: ia, ua, ưa, uya,… Nhóm vần có âm ng cuối vần như: ong, ông, ăng, ung, ưng, eng, iêng, uông, ang, oang, ương,… Nhóm vần có âm c cuối vần như: oc, ac, ăc, âc, uc, ưc, ôc, uôc, iêc, ươc, … Nhóm vần có âm p cuối vần như: op, ap, ăp, âp, ôp, ơp, ep, ip, up,… Nhóm vần có âm i cuối vần như: oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, oai,… Nhóm vần có âm u cuối vần như: au, âu, iu, iêu, yêu, ưu, ươu,… Nhóm vần có âm t cuối vần như: ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it, iêt, uôt, ươt, oat, oăt, … Qua phần học vần tôi cũng cho các em nhận diện vần nắm chắc các vần đã học bằng cách hàng ngày tôi và các em tổng hợp vần đã học ghi trên bảng ở trước lớp để các em nhìn và đọc hàng ngày để các em nhớ lâu hơn. Ngoài ra tôi còn tổng hợp các vần lại cho học sinh so sánh sự giống và khác nhau giữa các vần đó. Từ các vần đã học, cho học sinh thêm âm đầu, vần và dấu để tạo tiếng mới, từ mới. Ví dụ: Các vần đã học như vần an, ăn, ân, on, ôn, ơn, un, in, en, ên….giống và khác nhau như thế nào? giống nhau đều có âm n đứng ở cuối vần …cho học sinh đọc trơn vần để các em nắm sâu hơn . Ngoài ra tôi còn cho các em thi tìm tiếng từ mang vần đã học tìm được nhiều tiếng để các em tư duy sự nhanh nhẹn và đọc nhanh lưu loát hơn hướng tới đọc từ và câu nhanh hơn. Ví dụ tìm tiếng có vần on: con, non, hòn, son, thon, đón,….Từ tiếng tạo các từ như con gà, hòn núi, thon thả…và tìm tiếp các câu cho học sinh đọc như: Bố mẹ đưa đón các em đến trường. Con gà gáy ò ó o… Từ đó củng cố thêm kiến thức và từ ngữ, câu văn cho trẻ tránh được sự đơn điệu của các bài ôn tập trong sách. Vì những bài ôn này ở trong sách được lặp đi lặp lại, bài nào cũng như bài nào làm cho Học sinh tiếp thu một cách nhàm chán nên tôi đã thay vào phần chơi trong tiết 2 của bài ôn là những bài mà tôi tự nghĩ và viết ra phiếu. Có thể phiếu chỉ là một từ gồm 2 hoặc 3 tiếng cũng có thể là một câu văn, xong những từ và câu văn này phải có nghĩa và mang tính giáo dục. Cả trong những khi kiểm tra bài có thể là bảng con cũng có khi là phiếu cho học sinh lên bốc thăm rồi đọc lên bảng và phiếu là những từ chỉ có âm, vần mới học xong, từ đó không lấy trong sách ra. Nếu học sinh đã thuộc mặt chữ rồi thì bất kỳ một từ mới nào trẻ cũng đọc được đến khi học sinh viết chính tả vào bảng con. [...]... tôi rất vui vì mình đã đưa ra được một số biện pháp mới để rèn đọc âm vần cho học sinh dân tộc lớp 1D Trường Tiểu học Tô Hạp 4 Bài học kinh nghiệm: - Qua rèn luyện tay nghề và đúc kết từ thực tiễn nên tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây: Là giáo viên chúng ta phải biết và hiểu được tâm lý học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1, hiểu được đặc điểm của học sinh đặc biệt phải tìm hiểu học sinh. .. xuyên tự rèn đọc ở nhà Giáo viên lớp 1 cần thay đổi nhiều hình thức dạy học trong tiết học vần, hoặc dạy học kết hợp với các trò chơi giải trí để giúp các em thích học âm vần - Trên đây là những biện pháp mà bản thân tôi đúc kết từ những năm dạy học ở tiểu học, tôi mong muốn rằng những biện pháp nhỏ này được nhân rộng để cho tất cả giáo viên chúng ta để giúp cho các em học sinh lớp 1 người dân tộc đọc thông... đến phần học vần, học sinh đã được học nhiều tiếng từ tôi cho học sinh ghép các câu lại và đọc nếu âm vần nào học sinh quên tôi cho các em ôn lại ngay Vì thường xuyên phân loại chất lượng học tập của học sinh nên tôi đã chia chất lượng của lớp ra làm 4 trình độ : Khá, giỏi, trung bình, yếu và phân công: Giỏi kèm yếu Khá kiểm tra trung bình Hằng ngày tôi giao bài cho học sinh giỏi Những ngày đầu tôi trực... phải biết phối kết hợp các biện pháp vừa nêu trên để giúp học sinh đọc tốt âm vần - Giáo viên nên quan tâm nhiều đến các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu, tạo cho các em có niềm tin trong việc học Phần III: Kết luận Tóm lại ở tất cả các trường hợp học sinh người dân tộc Raglay yếu đọc học chậm nhớ nhanh quên việc quan tâm của giáo viên đến từng học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng,... chuẩn, đọc đúng rõ ràng Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo cho học sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú đọc và yêu cầu học sinh đọc theo Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát lớp, không đi lại, thỉnh thoảng mắt phải nhìn lên học sinh xem em đó có chú ý tiếp thu bài không - Đối với học sinh lớp 1 giai đoạn đầu (khoảng 4 → 5bài đầu) giáo viên chép bài đọc lên bảng rồi học sinh theo dõi cô đọc ở trên... tác động đến gia đình học sinh - Đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch cho việc gặp gỡ phụ huynh học sinh nhằm nắm bắt tình hình, điều kiện sống và việc học của các em khi bước vào lớp 1 tại gia đình đã được chuẩn bị sẵn sàng chưa Sau đó, tôi tiến hành họp Phụ huynh học sinh triển khai công tác dạy và học của học sinh lớp một cho phụ huynh biết, và yêu cầu gia đình quan tâm đến việc học của các em ở nhà... cũng cố học để đỡ thua kém bạn bè Từ đó, chất lượng học sinh trong lớp tương đối không đồng đều Song không ỷ lại học sinh giỏi mà tôi vẫn kiểm tra kèm cặp học sinh trung bình và yếu nhằm củng cố cho các em về kiến thức một cách vững vàng hơn Hết giờ học tôi còn ở lại kèm thêm và động viên các em học yếu để cho các em theo kịp các bạn Ngoài ra tôi luôn luôn động viên và khuyến khích học sinh đọc trơn... giáo viên nêu yêu cầu học sinh theo dõi bài ở sách giáo khoa để tạo cho các em có thói quen làm việc với sách - Giáo viên cần đọc mẫu: định hướng cách đọc cho học sinh giúp học sinh nhận thức đúng nội dung - Đọc đúng từ khó: Tùy đặc điểm phát âm của học sinh lớp mình giáo viên tự tìm những tiếng học sinh dễ phát âm sai cho các em luyện phát âm lại nhiều lần cho đúng - Chú ý dùng cách đọc nối tiếp để tiết... tra cho nhau … cuối một tuần tổng kết thi đua vào giờ sinh hoạt Hết tháng tổng kết tháng và có trao thưởng cho các em … Xây dựng tiếng, từ mới rất phong phú và dần dần đọc được các đoạn văn hay và bài văn dài Cuối năm học, số học sinh yếu bước đầu đã đọc trơn tốt, xong cũng có 1 – 2 học sinh yếu đôi lúc còn phải đánh vần Tôi đã sử dụng thường xuyên các biện pháp nêu trên vào quá trình dạy học âm vần. .. thời gian tạo nhịp khẩn trương làm cho mọi học sinh trong lớp đều được luyện đọc, đọc nhiều lần - Tổ chức thi đua đọc các nhóm các tổ hoặc tổ chức trò chơi đọc tiếp sức truyền điện… - Yêu cầu các em đọc các từ các vị trí khác nhau trong bài để tránh đọc vẹt - Sau khi đã đọc được cho học sinh kiểm tra nhau theo nhóm đôi, theo Tổ hoặc thi đua đọc cá nhân theo tổ nhóm Biện pháp 4: Giáo viên chủ nhiệm kết . SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TÔ HẠP  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC ÂM VẦN CHO HỌC SINH DÂN TỘC RAGLAY LỚP 1D TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TÔ HẠP Họ và tên: Trần Thị Doanh Trường. trong việc rèn cho các em học sinh lớp 1D Trường tiểu học Tô Hạp học âm vần một cách thành thạo, tôi đã đúc kết và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn đọc âm, vần cho Học sinh dân tộc Rag lay. PHẦN. dụng SKKN 2. Kết luận 3. Kiến nghị đề xuất Tài liệu tham khảo. 3 5 5 6 14 14 15 15 17 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC ÂM, VẦN CHO HỌC SINH DÂN TỘC RAGLAY LỚP 1D TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TÔ HẠP

Ngày đăng: 12/04/2015, 22:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan