Đánh giá đa dạng một số loài thực vật và đề xuất các biện pháp bảo vệ tại lâm trường qùy hợp huyện qùy hợp tỉnh nghệ an

55 843 1
Đánh giá đa dạng một số loài thực vật và đề xuất các biện pháp bảo vệ tại lâm trường qùy hợp  huyện qùy hợp  tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  Nguyễn Văn Toán Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ TẠI LÂM TRƯỜNG QUỲ HỢP HUYỆN QUỲ HỢP – TỈNH NGHỆ AN Ngành Lớp Giáo viên hướng dẫn Địa điểm thực tập : Khoa học Môi trường : K9 - KHMT : PGS.TS Lương Văn Hinh : Lâm Trường Qùy Hợp Thái Nguyên -2014 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1Đặt vấn đề: Tài nguyên rừng là một trong những yếu tố tất yếu của sinh quyển là một trong những tài nguyên quý giá của con người và là cơ sở phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Rừng vốn được xem là “lá phổi xanh” của trái đất có chức năng rất quan trọng duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Phần lớn diện tích rừng trên thế giới đều được phân bố và trải rộng trên trái đất. Với gần 4 tỉ hecta rừng trên toàn thế giới đã chó thấy tầm quan trong của nó trước sự biến đổi môi trường ngày càng tăng của thế giới hiện nay, bởi sự đa dạng về các thành phần loài động thực vật. Do nằm trong khu vực nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều độ ẩm cao nên Việt Nam được xem là một trong nhưng quốc gia có độ phong phú đa dạng về thực vật rất cao trên thế giới và khu vực. Với diện tích 331.698 km 2 (phần đất liền) trong đó có 3/4 diện tích là đồi núi, 2/3 là rừng với nhiều khu vực rừng, khu sinh thái rộng lớn chứa khoảng 12000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 2256 chi, 305 họ. chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới.Tính đa dạn này có ý nghĩa rất quan trọng đối đối với không chỉ Việt Nam nói riêng mà cả thế giới nói chung. Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Rừng điều hòa khí hậu (tạo ra oxy, điều hòa nước, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất,nơi cư trú của nhiều loài động …) bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môitrường sống, Rừng còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,… ngoài ra nó còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên sư phát triển hiện nay của thế giới, sự phân phối quản lý rừng yếu kém của nước ta dẫn đến diện tích rừng và tính đa dạng loài ngày càng sụt giảm. Mà nguyên nhân sâu xa do các áp lực phát triển kinh tế và gia tăng dân số cũng như sự yếu kém trong nhận thức. Những năm gần đây ở Việt Nam nạn chắt phá rừng, các hoạt động phát triển kinh tế (sản xuất nông nghiêp, thủy điện, khai thác khoáng sản…), 2 mất rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn ha rừng ngày càng bị thu hẹp mất rừng suy thoái và sa mạc hóa và làm nghèo đất ở nhiều địa phương. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức đối với xã hội, phát triển kinh tế và môi trường như gây ra lụt lội, hạn hán, sạt lở đất đá gây khó khăn cho việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng. gây suy giảm về đa dạng loài. Áp lực về dân số tăng nhanh; đòi hỏi về nhu cầu đất ở đất sản xuất và khai thác lâm sản phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nhất là đối với khu vực người dân nghèo thiếu đất sản xuất nông nghiệp, sống chủ yếu dựa vào rừng để khai thác, săn bắt động vật hoang dã. Đây là áp lực rất lớn đối với các khu rừng phòng hộ, đặc dụng hiện nay, mặc dù cộng đồng đã có những cam kết tham gia bảo vệ rừng nhưng sự gắn kết, phối hợp chưa được tốt. Việc quản lý nhân hộ khẩu của các cấp chính quyền địa phương còn hạn chế, chưa quan tâm dẫn đến một số đối tượng ở nơi khác đến lợi dụng, xúi dục, lôi kéo một số đối tượng trong cộng đồng vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng. Đứng trước nguy cơ mất rừng gây suy giảm đa dạng loài chúng ta cần có các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững phát triển rừng đảm bảo ổn định đa dạng về loài. Huyện Qùy hợp là một trong 7 huyện miền tây tỉnh Nghệ an có động đa dạng loài về thực vật phong phú phần lớn diện tích của huyện là đồi núi, trong đó chủ yếu là núi đá vôi và núi đất chính vì vậy thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do các phương hương chính sách của địa phương còn lỏng lẻo, hoạt động khai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra thường xuyên, xâm nhập loài ngoại lai, cũng như phong tục tập quán của người dân như khai thác gỗ làm nhà, khai thác các loài thực vật làm thuốc, sự thu mua tận diệt của các thương lái nước ngoài khiến cho đa dạng loài thực vật đã giảm nay càng giảm và suy thoái. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, được sự đồng ý và phân công của khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của giảng viên – PGS .TS Lương Văn Hinh thuộc Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá đa dạng một số loài thực vật và đề xuất các biện pháp bảo vệ tại lâm trường Qùy Hợp- huyện Qùy Hợp- tỉnh Nghệ An”. 3 1.2 Mục đích, mục tiêu, yêu cầu: 1.2.1 Mục đích: - Đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện Qùy Hợp- tỉnh Nghệ An. - Góp phần đưa ra các giải pháp tích hợp cho chính quyền địa phương có những bước đi thích hợp trong phát triển và bảo vệ rừng, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học của rừng, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường. 1.2.2 Mục tiêu: a. Mục tiêu tổng quát: - Đánh giá đa dạng sinh học các loại thực vật và từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ hiểu quả góp phần bảo tồn và phát triển rừng trong tương lai tại lâm trường Qùy Hợp – Qùy Hợp – Nghệ An. b. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá giúp chúng ta có thể đánh giá một cách chi tiết về các loài thực vật khác nhau của rừng Qùy Hợp, loài nào có nguy cơ tuyệt chủng, loài nào có giá trị sử dụng, loài nào có ích trong bảo vệ môi trường… từ đưa đó đưa ra biện pháp bảo vệ và quản lý phát triển, bảo vệ một cách hợp lý. - Qua đó cũng giúp chúng ta nắm được nguồn gốc thành phần loài, điều kiện sinh trưởng và phát triển, những ảnh hưởng của chúng tới đến môi trường xung quanh cũng như tác động của con người đến sự tồn tại phát triển đa dạng sinh học của rừng cụ thể là các loài thực vật. - Xác đinh được đa dạng thành phần loài. 1.2.3 Yêu cầu: - Thu thập các số liệu liên quan đến hiện trạng bảo tồn đa dạng của một số loại thực vật của địa phương phải chính xác. - Đánh giá được hiện trạng đa dạng của các loài thực vật và đưa ra các giải pháp cho chính quyền địa phương tham khảo. 1.3 Ý nghĩa của đề tài: 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. - Khóa luận giúp sinh viên có thể vận dụng các kiến các kiến thức đã học vào thực tiễn. - Đồng thời, qua khóa luận giúp sinh viên nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này 4 hoàn thiện thêm kỹ năng như: loài thực vật, phương pháp thu thập số liệu, phân tích đánh giá để viết báo cáo… 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn; - Khóa luận là cơ sở cho sự thống kê về tính đa dạng loài thực vật trong khu vực nghiên cứ làm tài liệu tham khảo đánh giá nghiên cứu cho các bài nghiên cứu sau. Là cơ sở áp dụng các biện pháp bảo tồn, phát triển đa dạng loài thực vật của địa phương và các khu vực có điều kiện tự nhiên tương tự. PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1Cơ sở khoa học của đề tài. 2.1.1 Một số khái niệm. - Khái niệm môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.(Theo luật bảo vệ môi trường 2005). - Khái niệm đa dạng sinh học: học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. ( Luật đa dạng sinh học 2008) - Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học: học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền ( Luật đa dạng sinh học 2008) - Khái niệm về rừng: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.( Theo luật bảo vệ và phát triển rừng 2004). - Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn): Là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học. 5 - Loài hoang dã: Là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật. - Loài bị đe dọa tuyệt chủng: Là loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy giảm hoàn toàn số lượng cá thể. - Loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên: Là loài sinh vật chỉ tồn tại trong điều kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng. - Loài đặc hữu: Là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới. - Loài di cư: Là loài động vật có toàn bộ hoặc một phần quần thể di chuyển thường xuyên, định kỳ hoặc theo mùa từ khu vực địa lý này đến khu vực địa lý khác. - Loài ngoại lai: Là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống của chúng. - Loài ngoại lai xâm hại: Là loại ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. - Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: Là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa – lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe doa tuyệt chủng. - Đa dạng di truyền: “đa dạng di truyền” là phạm trù chỉ mức độ đa dạng của biến dị di truyền đó chính là sự khác biệt về di truyền và giữa xuất xứ về quần thể và giữa các cá thể trong cùng một loaifhay một quần thể dưới tác dụng của đột biến đa bội hóa và tái tổ hợp. Hay nói cách khác đa dạng di truyền thể hiện bằng đa dạng về nguồn gen nằm trong mỗi loài. Phân biệt cá thể qua bộ nhiễm sắc thể hoặc phân biệt qua Izo emzym, là những protein quan trọng trong sinh trưởng, phát triển sinh trưởng tức là sự có mặt của các alen hay phân tử AND. Mỗi loài có bản đồ nhiễm sắc thể khác nhau 6 và sự khác nhau thể hiện qua từng cặp nhiễm sắc thể có vai trò bằng nhau đến các các cặp sai lệch khác nhau và sau nữa là sự có mặt của thể kèm. - Đa dạng loài: Là phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng loài hoặc số lượng các thành phần loài trên trái đất, trong một vùng địa lý hay quốc gia hay trong một sinh cảnh nhất định. Mức độ đa dạng loài được biểu hiện qua tổng số loài trên một vùng nhất định. Hiện nay đa dạng loài thể hiện rõ nhất ở vùng nhiệt đới( nơi mà rừng chiếm tới 7% diện tích rừng của thế giới và chứa khoảng 50% số loài, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và rừng Amazon. Sự giàu loài tập trung ở vùng nhiệt đới ít nhất đã có tới 90.000 loài đã được xác định trong lúc đó vùng ôn đới Bắc Mỹ và Âu –Á chỉ có 50.000 loài (Walters và Haminton, 1993). - Đa dạng hệ sinh thái: Là sự phong phú của môi trường trên cạn và dưới nước, sự đa dạng của hệ sinh thải được biểu hiện qua sự đa dạng về sinh cảnh, cũng như mối quan hệ giữa các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển. - Vấn đề đa dạng sinh vật bảo tồn đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức đánh giá, bảo tồn sinh vật trên phạm vi trên toàn thế giới. Ví dụ: Chương trình môi trường Liên hiệp quốc(UNEP), Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Qũy quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF)… - Thảm thực vật: Là khái niệm rất quen thuộc được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và đưa ra các quan điểm khác nhau. Theo Thái Văn Trừng (1978) cho rằng thảm thực vật là các quần thể thực vật là các thảm thực vật phủ trên bề mặt đất như một tấm thảm xanh. J.Schmithusen (1959) thì thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các bộ phận cấu thành khác nhau của nó. Trần Đình Lý (1998) cho toàn bộ thảm thực vật là toàn bộ thảm thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ thực vật trên bề mặt trái đất. Thảm thực vật là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể nào. Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định nghĩa kèm theo như: thảm thực vật cây bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn… 7 - Đa dạng sống của thực vật: Là biểu hiện cấu trúc cơ thể thực vật thích nghi với điều kiện tự nhiên môi trường của nó, nên được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. I.K Patsoxki (1915) đã chia thảm thực vật thành 6 nhóm: Thực vật thường xanh, thực vật rụng lá vào thời kỳ bật lợi trong năm, thực vật lụi tàn phần trên mặt đất trong thời kỳ bất lợi, thực vật tàn vào thời kỳ sinh trưởng và phát triển ngắn, thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm. 2.1.2 Một số văn bản pháp quy. - Nghị định 80/2006/ ND-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị đinh 117/ND-CP Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định 32/2006/ ND- CP của Chính phủ : Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. - Nghị định 40/2002 ND-CP ngày 22/4/2002 Sửa đổi bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo nghị định số 18 HĐBT ngày 17/11992 của hội đồng bộ trưởng quy đinh danh mục thực vật rừng và chế đội quản lý bảo vệ. - Thông tư 18/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lí nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen. - Sách Đỏ Việt Nam. - Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật hoang dã nguy cấp (cites). - Sách đỏ IUCN hay gọi tắt là Sách đỏ (tiếng Anh là IUCN Red List of Threatened Species, IUCN Red List hay Red Data List) là danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới. Danh sách này được giám sát bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, IUCN). 8 2.1.3 Tầm quan trọng của rừng đối với mối trường. - Đối với khí hậu: Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng củarừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trựctiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu.Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tíchtrữ lượng lớn carbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh tháirừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và ổn định khí hậu.Theo thống kê, toàn bộ diện tích rừng thế giới lưu giữ khoảng 283 Gt (Giga) 2 tấn carbon trong sinh khối và trong trong toàn hệ sinh thái rừnglà 638 Gt (gồm cảtrữ lượng các bon trong đất tính đến độ sâu 30cm). Lượng carbon này lớn hơn nhiều so với lượng carbon trong khí quyển.Với chức năng này của rừng, hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng được coi là một trongcác giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm khí nhà kính nêu ra trong Nghị định thư Kyoto để tiến tới mục tiêu ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ môi trường. - Đối với đất đai: Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng đất ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiều được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở quy luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt nuôi lại rừng tốt. Nhưng nếu phá hủy hệ thực vật của rừng, đấtt bị xói mòn, quá trình mùn và thoái hóa xảy ra rất nhanh chóng và mạnh liệt. Đồng thời quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật không giữ được nước dễ khô hạn thiếu dinh dưỡng trở nên rất chua, kết cứng lại đi đến căn cỗi. - Đối với tài nguyên khác: Thảm thực rừng giúp điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn, ngoài ra chúng còn có chức năng điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế 9 lặng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa dòng chảy các con sông, con suối, cải thiện hóa phèn chua cung cấp gỗ lâm sản, cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý có giá trị, tạo nguồn du lịch sinh thái… 2.2 Đánh giá đa dạng sinh học trên thế giới, Việt Nam và địa phương. 2.2.1 Những nghiên đánh giá đa dạng thực vật trên thế giới. - Tổng thực vật trên thế giới hiện nay có nhiều biến động về số lượng và chưa cụ thể nguyên nhân chủ yếu là do chưa có nghiên cứu điều tra đầy đủ. Các nhà thực vật học dự đoán số loại thực vật bậc cao trên thế giới vào khoảng 500.000 đến 600.000 loài. Năm 1965, A. Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng 300.000 loài thực vật hạt kín; 5.000 đến 7.000 loài hạt trần; 6.000 đến 10.000 loài quyết thực vật; 14.000 đến 18.000 loài rêu; 19.000 đến 40.000 loài tảo;15.000 đến 20.000 loài địa y; 85.000 đến 100.000 loài nấm và loài thực vật bậc thấp khác. Năm 1962, G.N Slucop đa đưa ra số lượng các loài thực vật hạt kín phân bố ở các châu như sau: Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài, Châu Âu có khoảng 15.000 loài, Châu Phi có khoảng 40.500 loài, Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó Đông Nam Á có 80.000 loài; Châu Úc có khoảng 21.000 loài. - Tuy nhiên còn rất nhiều loài chưa được biết đến, nhiều môi trường sống chưa được nghiên cứu điều tra như vùng biển sâu, vùng san hô, đất vùng nhiệt đới, savan… Dựa vào số lượng các loài đã có, có thể suy đoán rằng giới động, thực vật của Trái Đất phải bảo gồm từ 5 triệu đến 10 triệu loài thậm chí có thể tới 30 triệu loài. Như vậy có thể nói những bí ẩn về thế giới sinh vật mà con người nghiên cứu vô tận. - H.G Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện đã phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn thèo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao. - Braun- Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên tục hay đơn độc của loài chia thành 5 thang: mọc lẻ, mọc thành vạt, mọc thành dài nhỏ, mọc thành vạt lớn và mọc thành nhóm lớn. Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của vùng ôn đới - Khí hậu thay đổi dẫn tới môi trường sống thay đổi và các loài động thực vật cũng phải thay đổi chu kì sinh trưởng và các đặc điểm cơ thể hoặc thay đổi đường di cư để thích nghi với môi trường mới, làm mất 10 [...]... Đánh giá đa dạng một số loài thực vật bắt gặp trong quá trình điều tra tại đồi D12 và D13 thuộc sự quản lý của lâm trường Qùy Hợp và công tác trồng, bảo vệ rừng của lâm trường Qùy Hợp - Thị Trấn Qùy Hợp, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 14 Đồi D12 và D13 thuộc quản lý của lâm trường Qùy Hợp tại Thị Trấn Qùy Hợp, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An 3.2.2... của hệ thực vật và đặc điểm của khu vực điều tra - Đánh giá công tác bảo tồn và phát triển các loài thực vật của lâm trường Qùy Hợp - Đưa ra các giải pháp bảo tồn bảo vệ đa dạng thực vật cho địa phương và lâm trường 3.4 Phương pháp nghiên cứu đánh giá 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1 Phương pháp kế thừa: - Dựa vào những tư liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa... phương pháp phân tích so sánh - Phương pháp đồ thị 17 - Phương pháp phân tích các số liệu có sẵn tìm ra mối liên hệ 3.4.2.2 Tiến hành phân tích xử lý số liệu - Tiến hành phân tích xử lý số liệu hiện trạng đa dạng một số loài thực vật của rừng tại địa phương đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học của rừng phù hợp với điều kiện thực tế của lâm trường 3.4.3 Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật. .. rừng do huyện đoàn và 28 lâm trường Qùy Hợp phát động nâng cao độ che phủ góp phân xanh hóa công tác bảo vệ môi trường 4.2 Tổng quan về lâm trường Qùy Hợp – huyện Qùy Hợp – tỉnh Nghệ An 4.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển - Lâm trường Qùy Hợp được thành lập Năm 1963, Lâm trường Quỳ Hợp thành lập, công nhân được Công ty Lâm nghiệp Sông Hiếu điều động về xây dựng Thời gian đầu thành lập lâm trường. .. loại 3.4.3.1 Đánh giá đa dạng các Taxon bậc ngành - Thông kê theo ngành thứ tự từ thấp đến cao theo danh mục thực vật 3.4.3.2 Đánh giá đa dạng các taxon bậc trong các họ - Thông kê số loài, họ, trên cơ sơ danh lục thực vật, tính theo tỉ % để thấy được mức độ đa dạng 3.4.3.3 Đánh giá đa dạng trong các loài PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Qùy Hợp 4.1.1... loại cây quý hiêm bảo tồn đa dạng nguồn gen 4.2.2 Cơ cấu tổ chức lâm trường Qùy Hợp - Lâm trường Qùy hợp được thành lập năm 1963 hiện nay lâm trường có 31 nhân viên, lâm trường Qùy Hợp là một chi nhánh của công ty một thành viên lâm trường Sông Hiếu Đứng đầu lâm trường Qùy Hợp là giám đốc ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc ông: Nguyễn Văn Thảo cùng chỉ đạo việc quản lý trồng rừng bảo vệ rừng và khai thác rừng... 3.2.2 Thời gian nghiên cứu đánh giá Từ ngày 5/5/2014 đến ngày 15/8/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu đánh giá Để hoàn thành các mục tiêu của đề tài, tôi tiến hành đánh giá các nội dung sau: - Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Qùy Hợp - Giới thiệu tổng quan về lâm trường Qùy Hợp - Đánh giá xác định đa dạng của một số loài thực vật theo bậc phân loại - Xác định về dạng sống, giá trị sử... ta thấy được một cách cụ thể mức độ đa dạng của các loài thực vật ở Việt Nam là rất lớn 2.2.3 Những nghiên cứu đánh giá đa dạng thực vật của Nghệ An - Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam Theo thống kê có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và hạ đẳng Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt... hợp là một trong nhưng trong 7 huyện có hệ đa dạng thực vật phong phú nhất miền tây tỉnh Nghệ an Do Qùy Hợp có diện tích rừng lớn chiếm 40% diện tích đất tự nhiên của huyện, nên đa dạng thực vật của huyện vô cùng phong phú và đa dạng theo thống kê hiện tại Qùy hợp có 612 loài của 117 họ, 342 chi thực vật có nhiều cây gỗ quý như: lim, gụ, sến, lát hoa… và nhiều loài cây đặc sản, dược liệu như sa nhân,... sông suối, rạn san hô - Hệ thực vật của Việt Nam gồm khoảng 15.988 loài, trong đó có 12.000 loài thực vật bậc cao và 4.528 loài thực vật bậc thấp Các nhà thực vật học dự báo, số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ tăng lên đến 15.000 loài, trong đó có khoảng 5.000 loài đã được nhân dân sử dụng làm lương thực và thực phẩm, dược phẩm, làm thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu khác . thuộc Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi nghiên cứu đề tài Đánh giá đa dạng một số loài thực vật và đề xuất các biện pháp bảo vệ tại lâm trường Qùy Hợp- huyện Qùy Hợp- tỉnh Nghệ An NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  Nguyễn Văn Toán Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ TẠI LÂM TRƯỜNG QUỲ HỢP HUYỆN QUỲ HỢP – TỈNH NGHỆ AN Ngành Lớp Giáo. phương đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học của rừng phù hợp với điều kiện thực tế của lâm trường. 3.4.3 Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật về phân loại 3.4.3.1 Đánh giá đa dạng các

Ngày đăng: 12/04/2015, 21:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

  • Tên đề tài:

  • ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT VÀ ĐỀ XUẤT

  • CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ TẠI LÂM TRƯỜNG QUỲ HỢP

  • HUYỆN QUỲ HỢP – TỈNH NGHỆ AN

  • Ngành

  • Lớp

  • Giáo viên hướng dẫn

  • Địa điểm thực tập

  • : Khoa học Môi trường

  • : K9 - KHMT

  • : PGS.TS Lương Văn Hinh

  • : Lâm Trường Qùy Hợp

  • Thái Nguyên -2014

  • Nghị định 32/2006/ ND- CP của Chính phủ : Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan