SKKN giúp học sinh lớp 3 đọc tốt hơn

12 812 4
SKKN giúp học sinh lớp 3 đọc tốt hơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm 2011 - 2012 MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài: Giáo dục tiểu học là một môn học giáo dục khó nhất, nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành kỹ năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu. Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết … mỗi phân môn đều có một chức năng khi dạy ngữ văn ở nhà trường. Đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn. Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh. Kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Ở bậc Tiểu học nói chung và Lớp 3 nói riêng môn Tập đọc có yêu cầu chính là: - Rèn kỹ năng tập đọc. - Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn. Qua các lớp học dưới, học sinh lớp 3 đã có điều kiện và khả năng thâu tóm được vấn đề đọc diễn cảm tốt. Đọc diễn cảm chính là nghệ thuật đọc thơ, văn của nhà trường. Trong quá trình dạy tập đọc lớp 3, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm của học sinh còn chưa tốt. Cho nên việc rèn cho học sinh đọc diễn cảm là rất quan trọng và cần thiết. Mọi thành công không phải ngẫu nhiên mà có được mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh, tôi mạnh dạn đề xuất một vài phương pháp của mình về vấn đề: “Một số phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3” với những nội dung cụ thể sau: 2/ Mục đích của đề tài: Đề tài làm sáng rõ một số biện pháp giúp học sinh đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc. Đề tài có thể giúp ích cho giáo viên, học sinh biết được những phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3 mà đề tài thực hiện. 3/ Nhiệm vụ của đề tài: Môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, các đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy Giáo viên: Hoàng Thị Tú Sáng kiến kinh nghiệm 2011 - 2012 trừu tượng và có tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm nội dung để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích, ngoài ra học sinh còn rèn được óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ. Môn tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm nhận được cái uy, cái đẹp, vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh động, được luyện về nghĩa cảm, chính tả, tập làm văn … 4/ Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra, phương pháp hỏi đáp. 5/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Với đề tài này tôi khảo sát chương trình học phân môn tập đọc lớp 3. 6/ Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đối với học sinh tiểu học. Đặc biệt chủ yếu là đối với học sinh lớp 3.3 mà tôi đang phụ trách. Giáo viên: Hoàng Thị Tú Sáng kiến kinh nghiệm 2011 - 2012 NỘI DUNG A/ CƠ SỞ KHOA HỌC: Môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở Lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê, hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học sinh học được, hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân ta đang ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Học môn tập đọc, việc đọc và cảm thụ là mục tiêu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Đọc diễn cảm tốt giúp cho việc đọc cảm thụ tốt, ngược lại việc cảm thụ tốt giúp việc đọc bài văn tốt. Thật vậy, học sinh có đọc thông thạo được và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc, có nghĩa là đã hiểu được tường tận về nội dung và nắm chắt được về phần ý nghĩa của bài. Điều đó khẳng định rằng trong tiết dạy tập đọc lớp 3 việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần thiết. B/ THỰC TRẠNG: Qua 2 năm giảng dạy ở lớp 3 cũng như quá trình giảng dạy thực tế của bản thân, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: * Giáo viên: Giáo viên khá tôn trọng phương pháp mới “thầy thiết kế, trò thi công” lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc. * Học sinh: Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ đã để ý và đọc đúng các phụ âm khó. Học sinh cũng đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thì việc dạy phân môn tập đọc còn gặp rất nhiều khó khăn: * Giáo viên: Mặc dù giáo viên rất cố gắng tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới nhưng chất lượng chưa cao. Bởi vì giáo viên chỉ Giáo viên: Hoàng Thị Tú Sáng kiến kinh nghiệm 2011 - 2012 coi trọng đọc thành tiếng to, rõ, hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua. * Học sinh: Tuy đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ nhưng để đọc và hiểu nội dung thì còn rất ít. Học sinh đọc còn nhỏ, lí nhí, ấp úng. Một số học sinh thì đọc to, rõ ràng nhưng chưa biết đọc diễn cảm, bài văn, bài thơ. 3. Khảo sát chất lượng: Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi đều thấy số lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài thơ, bài văn còn rất ít. Cụ thể qua điều tra lớp 3.5 của năm học 2010 – 2011 có số liệu cụ thể như sau: Tổng số HS Đọc nhỏ, ấp úng Đọc to, rõ, lưu loát Đọc diễn cảm 33 8 = 24,2% 20 = 60,6% 5 = 15,16% Đây là kết quả điều tra của lớp 3.3 năm học 2011 – 2012: Tổng số HS Đọc nhỏ, ấp úng Đọc to, rõ, lưu loát Đọc diễn cảm 37 27 = 72,9% 7 = 18,9% 3 = 8,1% C/ NỘI DUNG: Trước những thực tế như vậy, tôi đã tự phân tích và đặt ra cho mình rất nhiều câu hỏi: phải làm gì? Làm như thế nào? để khắc phục tình trạng đó và nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng, phương pháp tổng quát. Ở đây phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều tra từng giai đoạn trong suốt năm học. Ở mỗi năm học tôi đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn trước, với kết quả năm trước và cuối cùng đi tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm. 1/ Những việc thực tế đã làm: Từ yêu cầu thực tiễn của phân môn tập đọc nói chung và rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3 nói riêng, tôi nhận thấy vấn đề của bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm để đáp ứng với yêu cầu đề ra. Qua 2 năm giảng dạy lớp và bản thân học hỏi được kinh nghiệm giảng dạy, cách truyền thụ kiến thức, đặc biệt là việc rèn luyện cho học sinh đọc diễn cảm tốt trước hết trong mỗi giờ tập đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn, đọc đúng đắn, có ý thức, trôi chảy, sau đó mới yêu cầu học sinh đọc diễn cảm. Trong phương pháp dạy học những yêu cầu đó Giáo viên: Hoàng Thị Tú Sáng kiến kinh nghiệm 2011 - 2012 gọi là chất lượng đọc thể hiện đồng thời và chi phối lẫn nhau. Tính đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và cho phép đọc có ý thức hơn. Nếu không hiểu cái đang đọc thì không thể đọc lưu loát và diễn cảm được. Đọc diễn cảm thể hiện ở khả năng dùng ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy hoặc chỗ cần tách ý, biết đọc liền các ý trong từ ghép, từ láy hoặc cụm từ cố định. Ngoài ra cần biết đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi, biết phân biệt giọng người dẫn truyện với từng tuyến nhân vật có tính cách khác nhau. Đọc diễn cảm là biểu hiện cao của đọc có ý thức và chỉ thể hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc nhanh. Do vậy, dù đọc ở mức độ nào cũng phải yêu cầu phát âm đúng song cũng không nên quá nhấn giọng mạnh ở các phụ âm như: Tr-ch; n-l; s-x … làm giọng mất tự nhiên. Để đạt được những yêu cầu trên tôi đã tiến hành phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh như sau: 2/ Biện pháp cụ thể: Sau khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định chung về mặt tổ chức. Qua tìm hiểu thực tế trong lớp thì tôi đã nắm chắc đối tượng học sinh để lựa chọn, đặc biệt là nắm chắc về kỹ năng đọc để phân loại học sinh. Tôi đã phân học sinh theo 03 đối tượng: * Đối tượng 1: Học sinh đọc nhỏ, lí nhí, ấp úng. * Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát. * Đối tượng 3: Học sinh biết đọc diễn cảm. Dựa vào đó tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, những học sinh đọc yếu ngồi cạnh những học sinh đọc tốt, học sinh đọc khá để tất cả học sinh cùng tiến bộ. Đồng thời tôi dựa vào sự phân loại học sinh để có biện pháp cụ thể cho từng đối tượng học sinh, cụ thể là: 2.1. Học sinh đọc nhỏ, lí nhí, ấp úng: Với đối tượng học sinh này, trước hết phải hướng dẫn học sinh đọc dứt khoát từng từ, cụm từ, rồi câu dài cho học sinh ngắt hơi đúng. VD: Khi dạy bài “Nắng phương Nam” - Trước hết tôi sẽ hướng dẫn các em đọc từng từ: ríu rít; sững lại; vui lắm; lạnh, reo lên. Rồi hướng dẫn học sinh đọc đúng cụm từ. VD: Khi dạy bài “Người con của Tây Nguyên” Người Kinh, / người Thượng. / con gái, / con trai, / người già, / người trẻ, / đoàn kết đánh giặc, / làm rẫy/ giỏi lắm. - Sau đó sẽ hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Như bài “Nắng phương Nam”  Nè, / sắp nhỏ kia, / đi đâu vậy ?  Vui / nhưng mà lạnh dễ sợ luôn. Giáo viên: Hoàng Thị Tú Sáng kiến kinh nghiệm 2011 - 2012  “Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xóa” - Tiếp đến là sẽ hướng dẫn học sinh đọc câu dài. VD: khi dạy bài “Cửa Tùng” Bình minh. / mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối / chiếu xuống mặt biển, / nước biển nhuộm màu hồng nhạt. // Trưa nước biển xanh lơ / và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. // Đối tượng học sinh này thì phải đặt ra một yêu cầu lớn là cho học sinh rèn đọc thật nhiều, một bài văn, bài thơ phải đọc đi đọc lại, để giúp các em phát âm tốt từng từ, cụm từ rồi từng câu thì các em mới đọc trôi chảy được và những học sinh đọc nhỏ thì thường xuyên phải cho các em đọc trước lớp thật nhiều. 2.2. Học sinh đọc to, rõ, lưu loát: Với đối tượng học sinh này thì hướng dẫn các em sẽ dễ dàng hơn vì các em đã đọc được to, rõ và lưu loát rồi. Khi dạy mình chỉ chú ý cho các em đọc bài trước lớp và hướng dẫn các em nhấn giọng những từ ngữ cần nhấn giọng và thường xuyên khuyến khích các em đọc bài để các em biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ. VD 1: Khi dạy bài “Ở lại với chiến khu” Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy. / bọn trẻ lặng đi. // Tự nhiên, / ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại. // Chúng em còn nhỏ. / chưa làm được chi nhiều / thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. / Đừng bắt chúng em phải về, / tội chúng em lắm, anh nờ … // VD 2: Khi dạy bài “Nhà bác học và bà cụ” Hướng dẫn học sinh đọc đúng lời nhân vật (giọng Ê – đi – xơn: Reo vui khi sáng kiến lóe lên. Giọng bà cụ: phấn chấn. Giọng người dẫn truyện: khâm phục). Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi – xơn. Ông reo lên: - Cụ ơi! Tôi là Ê – đi – xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy. Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi – xơn bảo: - Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên. - Thế nào già cũng đến … Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu. * Đối với học sinh biết đọc diễn cảm tôi tiến hành thực hiện như sau: 3. Quá trình thực hiện: Giáo viên: Hoàng Thị Tú Sáng kiến kinh nghiệm 2011 - 2012 * Bước 1: Đối với học sinh: Trước khi học bài tập đọc tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh. * Bước 2: Quá trình giảng dạy: VD: Đối với bài văn: “Cậu bé thông minh”. Trong khi theo dõi học sinh đọc, giáo viên nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, như những câu sau: VD 1: Khi dạy bài “Cậu bé thông minh” + Đọc giọng chậm rãi: Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có / thì cả làng phải chịu tội.// + Đọc giọng oai nghiêm: Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ ? + Đọc với giọng bực tức: Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được! - Đối với những bài văn xuôi khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu, đặc biệt “Câu hỏi, câu cảm” để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu hai chấm. VD 2: Khi dạy bài: “Người mẹ”. Giáo viên gợi ý cách đọc cho học sinh qua từng đoạn như: đoạn 1 phải đọc giọng hồi hộp, dồn dập thể hiện tâm trạng hớt hải của người mẹ khi bị mất con; đoạn 2, 3 đọc giọng tha thiết, thể hiện sự sẵn lòng hy sinh của người mẹ trên đường đi tìm con và đặc biệt chú ý những chỗ cần nghỉ hơi, những từ cần nhấn giọng. - Thấy bà, / Thần chết ngạc nhiên / hỏi: // - Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây? // Bà mẹ trả lời: // - Vì tôi là mẹ. // Hãy trả con cho tôi. // (Giọng người mẹ điềm đạm, khiêm tốn nhưng cương quyết, dứt khoát). VD 3: Khi dạy bài: “Ông ngoại” Trong bài “Ông ngoại” cũng cần hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng để đọc diễn cảm một đoạn văn. VD: “Thành phố sắp vào thu. // Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ/ cho luồng không khí mát dịu buổi sáng. // Trời xanh ngắt trên cao, / xanh như dòng sông trong, / trôi lặng lẽ / giữa những ngọn cây hè phố. // Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, / tôi đã may mắn có ông ngoại // thầy giáo đầu tiên của tôi. // VD: Khi dạy bài: “Người lính dũng cảm” cần đọc đúng các mệnh lệnh, câu hỏi như: Giáo viên: Hoàng Thị Tú Sáng kiến kinh nghiệm 2011 - 2012 - Lời viên tướng; đọc dứt khoát vì đó là mệnh lệnh: “Vượt rào bắt sống lấy nó ! // - Chỉ những thằng hèn mới chui - về thôi // - Lời chú lính nhỏ: - Chui vào à ? (rụt rè, ngập ngừng) - Ra vườn đi (rụt rè, khẽ) - Như vậy là hèn (quả quyết) Đặc biệt là ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý: VD: Khi dạy bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” Hằng năm, / cứ vào cuối thu. / lá ngoài đường rụng nhiều, / lòng tôi lại nao nức / những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. // Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. // Cần đọc với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, đầy xúc cảm; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm ở từng gạch dưới. * Đối với các bài thơ, tùy theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ. Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát mang một âm điệu mượt mà, tình cảm của thể thơ truyền thống dân tộc VD 1: Khi dạy bài: “Tiếng ru” Con ong làm mật / yêu hoa / Con cá bơi, / yêu nước; // con chim ca , // yêu trời / Con người muốn sống, / con ơi / Phải yêu đồng chí, / yêu người anh em // Đọc với giọng tha thiết, tình cảm và nghỉ hơi hợp lý. VD 2: Khi dạy bài “Cảnh đẹp non sông” Câu 1: Đồng Đăng / có phố kỳ lừa, / Có nàng Tô Thị, / có chùa Tam Thanh. // Câu 3: Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh , / Non xanh nước biếc / như tranh họa đồ. // Câu 6: Đồng Tháp Mười / cò bay thẳng cánh / Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tôm . // Trong chương trình cải cách có rất nhiều bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ. Nên việc rèn đọc thể thơ này cũng rất cần thiết. Giáo viên: Hoàng Thị Tú Sáng kiến kinh nghiệm 2011 - 2012 VD 3: Bài “Anh đom đóm” Phải hướng dẫn học sinh nghỉ hơi đúng sau các dòng, các khổ thơ, các dấu câu giữa dòng như: Tiếng chị Cò Bợ // Ru hỡi ! // Ru hời! // Hỡi bé tôi ơi. / Ngủ cho ngon giấc. // Phải đọc chậm với giọng ru. VD 4: Bài “Về quê ngoại” - Đọc giọng vui, khẩn trương, chú ý cách nhấn giọng và ngắt nhịp giữa các dòng như: VD: Em về quê ngoại / nghỉ hè / Gặp đầm sen nở / mà mê hương trời. // Gặp bà / tuổi đã tám mươi / Quên quên nhớ nhớ / những lời ngày xưa.// Em ăn hạt gạo / lâu rồi / Hôm nay mới gặp / những người làm ra.// Những người chân đất / thật thà / Em thương như thể thương bà ngoại em. // - Việc đọc diễn cảm thường gắn liền ngữ điệu nên tôi thường dùng cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn thêm thân mật, vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận. - Đoạn văn có nhiều ý hóm hỉnh, vui vẻ cần đọc nhấn giọng một số từ ngữ kèm theo cử chỉ, nét mặt để thể hiện sâu sắc thái độ. + Với bài “Chú ở bên Bác Hồ”. Câu đọc với giọng trầm lắng pha chút trang nghiêm, kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọng kéo dài ở một số từ và cao giọng ở cuối câu hỏi để tạo nên âm hưởng bộc lộ xúc động niềm thương nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hy sinh của người chú … Chú ở đâu, ở đâu ? Trường Sơn dài dằng dặc ? Trường Sa đảo nổi, chìm ? Hay Kon Tum, Đăk Lăk ? Mẹ đỏ hoe đôi mắt Ba ngước lên bàn thờ Đất nước không còn giặc Chú ở bên Bác Hồ + Với bài “Người con của Tây Nguyên” cần đọc với giọng trang trọng, cảm động: Giáo viên: Hoàng Thị Tú Sáng kiến kinh nghiệm 2011 - 2012 Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi: / một cái ảnh Bok Hồ vác đi làm rẫy, / một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, / một cây cờ có thêu chữ, / một huân chương cho cả làng, / một huân chương cho Núp. Lũ làng đi rửa tay thật sạch / rồi cầm lên từng thứ, / coi đi, / coi lại, / coi mãi đến nửa đêm. // - Vì vậy khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một khoảng không khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước cô. - Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến: + Những học sinh rụt rè, nhút nhát, tôi thường xuyên khuyến khích không gắt giọng để các em không luống cuống khi đọc bài và các em có hứng thú đọc bài hơn mà không sợ sệt. + Những học sinh nghịch ngợm hay phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết học, tôi thường để ý thỉnh thoảng chỉ định gọi các em đọc tiếp một cách bất ngờ. + Đối với học sinh yếu, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ , cụm từ, rồi câu dài cho học sinh ngắt hơi đúng và để ý yêu cầu các em đọc nhiều ở nhà để các em không phải bỡ ngỡ với các bài đọc có câu văn dài. D/ HIỆU QUẢ: Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì nghiên cứu bền bỉ áp dụng nhiều biện pháp rèn đọc diễn cảm như đã nêu trên. Tôi đã tiến hành khảo sát và có một số liệu ở học sinh lớp tôi như sau: Lớp: 3.3 Sỉ số: 37 Điểm dưới 5 Đọc ấp úng Điểm TB (5 – 6) Đọc nhỏ Điểm khá (7- 8 ) To, rõ, lưu loát Điểm giỏi (9 – 10) Diễn cảm Đầu năm 12 = 32,4% 15 = 40,5% 7 = 18,9% 3 = 8,7% Giữa kỳ I 5 = 13,5% 7 = 18,9% 18 = 48,6% 7 = 18,9% Cuối kỳ I 2 = 5,4% 2 = 5,4% 17 = 45,9% 16 = 43,2% Giáo viên: Hoàng Thị Tú [...]... một số phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3, để đạt được những kết quả trên qua kinh nghiệm giảng dạy tôi tự rút ra một số kết luận sư phạm như sau: - Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt trước hết là người thầy phải có nhiệp vụ sự phạm tốt, đặc biệt là vấn đề đọc mẫu của thầy (cô) giáo phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh vì trong khâu rèn luyện đọc thì việc đọc mẫu của thầy (cô)... thể của tôi về vấn đề rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3 Với đề tài này có thể áp dụng cho học sinh lớp 4, 5 sẽ giúp các em lớp 4, 5 đọc diễn cảm hơn - Hằng năm nên tổ chức thi kể chuyện … Giáo viên: Hoàng Thị Tú Sáng kiến kinh nghiệm 2011 - 2012 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1 và 2 2 Tiếng Việt nâng cao 3 3 Bồi dưỡng Văn và Tiếng Việt 4 Phương pháp rèn đọc diễn cảm tập 1 và 2 5... đọc sai, đọc ngọng trong học sinh Giáo viên phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách phát âm cho từng học sinh - Giáo viên phải giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh Tránh giảng dạy lan man, triền miên - Luôn động viên, khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ rèn cho các em đọc nhiều trước đám đông - Phối hợp nhịp nhàng về chương trình phân môn tập đọc với các phân môn khác... học sinh Các em sẽ theo dõi, lắng nghe thầy cô đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước, để so sánh, đánh giá với giọng đọc của mình Chính vì vậy thầy cô phải có sự chuẩn bị chu đáo - Giáo viên cần phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học đạt kết quả cao - Giáo viên phải giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, phát hiện kịp thời đọc sai, đọc . Đối tượng 3: Học sinh biết đọc diễn cảm. Dựa vào đó tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, những học sinh đọc yếu ngồi cạnh những học sinh đọc tốt, học sinh đọc khá để tất cả học sinh cùng tiến. mỹ. Ở bậc Tiểu học nói chung và Lớp 3 nói riêng môn Tập đọc có yêu cầu chính là: - Rèn kỹ năng tập đọc. - Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn. Qua các lớp học dưới, học sinh lớp 3 đã có điều kiện. pháp giúp học sinh đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc. Đề tài có thể giúp ích cho giáo viên, học sinh biết được những phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3 mà đề tài thực hiện. 3/

Ngày đăng: 12/04/2015, 17:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan