ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ

51 555 1
ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO www.gistrung.com Trang 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Lưu vực con Cần Lê với nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho 2 huyện: Lộc Ninh và Bình Long của tỉnh Bình Phước có chức năng bảo vệ, bồi lắng và làm sạch nước. Tuy nhiên, với địa hình tương đối phức tạp, địa hình lồi lõm, tiêu biểu cho vùng đất dốc: nơi dốc nhiều, nơi dốc trung bình, có thung lũng và đồng bằng, ngoài ra địa hình còn bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây sẽ là điều kiện để xói mòn phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, với sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên đất đai làm cho xói mòn ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, giảm thu nhập, tác động đến kinh tế và đời sống của người dân. Chính vì thế, việc định lượng xói mòn đất là cơ sở cho việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên đất. Chỉ thị số 15/TTg ngày 11/1/1964 của phủ thủ tướng về: “chống xói mòn, giữ đất, giữ màu, giữ nước” đã thể hiện mức độ quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên đất.Tuy nhiên hiện tại những kết quả đạt được chưa thực sự hiệu quả bởi các biện pháp phòng chống xói mòn chỉ mang tính chất dàn trải, không có tính tập trung theo từng khu vực cụ thể, làm hao tốn thời gian và tiền bạc. Công nghệ GIS với những ưu điểm trong chức năng xử lý, nội suy, mô hình hóa mà cụ thể là sự hỗ trợ về tính độ dốc địa hình, hướng sườn dốc, là những yếu tố quan trọng trong việc giải quyết các bài toán về xói mòn. Chính vì thế, đề tài: “Ứng dụng gis trong việc định lượng xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng lưu vực con Cần Lê” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu đề tài: 1.2.1 Mục tiêu chung: - Định lượng xói mòn tiềm năng và hiện trạng lưu vực con Cần Lê. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xói mòn đất để tìm ra các hệ số xói mòn thích hợp. - Phân tích GIS để định lượng xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng lưu vực con Cần Lê. - Thành lập bản đồ xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng lưu vực con Cần Lê. 1.3 Giới hạn đề tài: 1.3.1 Về nội dung: ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO www.gistrung.com Trang 2 Đề tài chỉ xét tác nhân gây xói mòn chủ yếu là xói mòn do nước, không xét đến yếu tố xói mòn do gió. Với xói mòn do nước không xét phần đất mất đi do sạt lở bờ sông, suối mà chỉ xét đến tác động của dòng nước do mưa gây ra trên bề mặt đất. 1.3.2 Về không gian: Lưu vực con Cần Lê. 1.3.3 Thời gian thực hiện: Thực hiện trong 6 tháng 1.4 Nội dung thực hiện được - Dựa vào các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết: tìm hiểu các định nghĩa xói mòn, các yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn, tình hình nghiên cứu xói mòn trên Thế Giới và Việt Nam, các mô hình tính toán xói mòn, tìm hiểu về công nghệ GIS, các ứng dụng GIS trong việc xác định hiện trạng xói mòn. - Tìm hiểu, đánh giá các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội tham gia vào bài toán định lượng xói mòn lưu vực con Cần Lê. - Xây dựng mô hình định lượng xói mòn lưu vực con Cần Lê bằng công nghệ GIS. 1.5 Phương pháp thực hiện - Xây dựng bản đồ chiều dài sườn và chỉ số LS bằng phương pháp GIS. - Xây dựng chỉ số K theo biểu đồ của Wischmeier và nhóm,1971. - Xây dựng chỉ số R theo công thức của GS. Nguyễn Trọng Hà. - Xây dựng chỉ số C tham khảo các chỉ số C tương ứng của Wishmeier và Smith, 1978. - Phương pháp đánh gía sự mất đất của Wischmeier and Smith 1978 ( A=R x K x LS x C x P) kết hợp với GIS (Chồng lóp số học). 1.6 Kết quả dự kiến: - Định lượng xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng - Thành lập bản đồ xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng lưu vực con Cần Lê ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO www.gistrung.com Trang 3 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên a. Vị trí địa lý: Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý lưu vực con Cần Lê Lưu vực con Cần Lê thuộc lưu vực Sài Gòn – Sông Bé, nằm trên hai huyện Bình Long và Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước. Tổng diện tích lưu vực con Cần Lê 41140 ha, các đơn vị hành chính nằm trong lưu vực, Huyện Lộc Ninh bao gồm các xã: Lộc Thiện, Lộc Thanh, Lộc Hưng, Lộc Khánh, Lộc Thuận, Lộc Thái, Lộc Diễn, Lộc Tấn và , thị trấn Lộc Ninh. Huyện Bình Long bao gồm các xã : An Phú, Thanh Lương, An Khương, Thanh Phú. b. Địa hình Hình2 .2: Địa hình lưu vực con Cần Lê ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO www.gistrung.com Trang 4 Địa hình lưu vực con Cần Lê tương đối phức tạp, địa hình lồi lõm, tiêu biểu cho vùng đất dốc: nơi dốc nhiều, nơi dốc trung bình, có thung lũng và đồng bằng, ngoài ra địa hình còn bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc. Độ cao giao động trong khoảng từ 20m cho đến 210 m, so với mực nước biển. Địa hình có sự thay đổi thấp dần từ Đông sang Tây, phía Tây Nam là đồng bằng với độ cao trung bình từ 20 m đến 80 m, phía Bắc và Đông Bắc là địa hình lượn sóng có độ cao trung bình từ 100m đến 200m (vùng đồi bát úp). c. Địa chất. Tỉnh Bình Phước được cấu thành bởi nhiều thành tạo địa chất khác nhau: các loại đá macma, đá bazan, đá biến chất (sa phiến thạch, cát kết), trầm tích phù sa, phù sa mới… ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO www.gistrung.com Trang 5 d. Đất đai Bảng2.1: thống kê đất đai trên lưu vực con Cần Lê Tên đất Diện tích STT Ký hiệu Việt Nam WRB’1998 (ha) (%) 1 NHÓM ĐẤT XÁM 2 đất xám trên phù sa cổ 3 đất xám gley trên phù sa cổ 1 Arenic Acrisols 2 Gleyic Acrisols 3981.8001 3921.8266 59.9735 9.7 2 NHÓM ĐẤT ĐEN 4 Đất nâu thẫm trên bazan 3. Chromic Luvisols 686.1532 686.1532 1.7 3 NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG 5 Đất nâu đỏ trên Bazan 6 Đất nâu vàng trên Bazan 7 Đất vàng nâu trên phù sacổ 4. Rhodic Ferrasols 5. Xanthic Ferrasols 6. Chromic Acrisols 34777.9986 14861.2230 6191.9017 13724.8739 84 4 NHÓM ĐẤT DỐC TỤ 12 đất dốc tụ trên Bazan 12. Cumuli Orchric Gleysols 1534.1149 3.7 5 NHÓM SÔNG SUỐI (Nguồn: Phân viện khoa học công nghệ Việt Nam) Lưu vực Cần Lê tồn tại 4 nhóm đất chính: nhóm đất xám, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất dốc tụ. mỗi loại đất có cấu trúc và đặc tính khác nhau, sau đây đề tài đi sâu tìm hiểu về từng loại đất: - Nhóm đất xám ( Đất xám trên phù sa cổ, đất xám gley trên phù sa cổ): Nhóm đất này có tổng diện tích là 3981.8001 ha, chiếm 9.7% diện tích toàn lưu vực. Nhóm đất xám có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát cao 40- 65%, nên giữ được nước, phân bón kém, nghèo dinh dưỡng. Đất có tính chua mạnh, hàm lượng mùn không cao, không có đặc tính sắt, không có tích tụ loang lổ từ mặt đất xuống 125 cm. Không có đặc tính độ sâu xuống 100 cm. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía Tây Nam của lưu vực. - Nhóm đất đỏ vàng ( Đất nâu đỏ trên Bazan, Đất nâu vàng trên Bazan, Đất vàng nâu trên phù sa cổ) : ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO www.gistrung.com Trang 6 Nhóm đất này có diện tích lớn nhất 34777.9986 ha, chiếm 84% diện tích toàn lưu vực.nhóm đất này có hàm lượng mùn thấp và giảm theo độ sâu. Đất có cấu trúc viên hạt nhỏ không có tích tụ sắt loang lổ, mức độ phong hóa mạnh, đất sâu, dày, có nơi khoảng vài chục mét, chua, độ bão hòa kiềm thấp, phân giải hữu cơ mạnh. Có quá trình tích lũy Fe và Al. Loại đất này phân bố hầu hết lưu vực. - Nhóm đất dốc tụ Nhóm đất này có diện tích khá ít, có 1534.1149 ha, chiếm 3.7% diện tích toàn lưu vực. Nhóm đất này có chất lượng kém, có thể phát triển trên loại đất này một số loại cây như điều, sắn. - Nhóm đất đen ( Đất nâu thẫm trên bazan): Có diện tích nhỏ nhất,, 686.1532 ha, chiếm 1,7 % diện tích toàn lưu vực. loại đất này nhiều mùn, đạm, lân, nghèo kali. Loại đất này thành tạo từ đá bazan, đá phiến sét, có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý 35- 55% nên giữ được nước và phân tốt. e. Khí hậu Khí hậu lưu vực Cần Lê mang đặc tính chung của cả tỉnh Bình Phước, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 năm sau, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Căn cứ vào các trạm Đồng Phú và Phước Long chế độ khí hậu Bình Phước được phân bố như sau: Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu khí hậu tỉnh Bình Phước năm 2006 STT Chỉ tiêu Trạm Đồng Phú Trạm Phước Long 1 Nhiệt độ( 0 C) - Nhiệt độ bình quân cả năm - Nhiệt độ tháng thấp nhất - Nhiệt độ tháng cao nhất 26.8 25.8 28.0 26.3 25.1 27.3 2 Tổng tích ôn( 0 C/ năm) 9.288 9.03 3 Số giờ nắng (h) - Số giờ nắng cả năm - Số giờ nắng tháng thấp nhất - Số giờ nắng tháng cao nhất 3028 35.0 575.0 2512 126 261 Lượng mưa (mm) - Lượng mưa tháng thấp nhất 3.8 00 ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO www.gistrung.com Trang 7 - Lượng mưa tháng cao nhất - Số ngày mưa bình quân/năm 256 138 747 141 Lượng bốc hơi (mm) Bình quân cả năm 1447 1113 Độ ẩm không khí (%) - Độ ẩm bình quân cả năm - Độ ẩm tháng thấp nhất - Độ ẩm tháng cao nhất 81.6 71 90 79.5 67 90 Nguồn: Trạm quan trắc khí tượng thủy văn đồng phú tỉnh Bình Phước Căn cứ vào bảng trên đề tài nhận thấy nhiệt độ bình quân hàng năm toàn tỉnh là khá cao. Lượng mưa bình quân cả năm phân bố trên toàn tỉnh Bình Phước thuộc loại cao. Tại lưu vực Cần Lê có 3 giá trị mưa : 1800 mm, 2000 mm, 2200mm, mưa thường tập trung nhiều phía bắc và đông bắc của lưu vực (nơi có độ cao và độ dốc khá lớn). Hình2.3 : Phân vùng lượng mưa lưu vực con Cần Lê f. Nước Lưu vực Cần Lê có hệ thống sông ngòi kênh rạch khá dày đặc, một số sông lớn chảy qua lưu vực như: Sông Bé là một nhánh lớn của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Đắc Lắc chảy qua. ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO www.gistrung.com Trang 8 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội Đề tài xét đến đến hai yếu tố là: Hiện trạng sử dụng đất và biện pháp canh tác đất Hình 2.4: Hiện trạng sử dụng đất lưu vực con Cần Lê Hiện trạng sử dụng đất của lưu vực con Cần Lê tương đối đa dạng, có 8 loại hình sử dụng đất Trong đó trảng cây bụi chiếm tới 50% diện tích toàn lưu vực tiếp theo đến diện tích Rừng tự nhiên giàu và trung bình chiếm 26 % diện tích toàn lưu vực. tiếp đó Đất thổ cư và đất chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 7%, ngoài ra còn một số loại hình sử dụng như đất chuyên màu, đất chuyên lúa, rừng nghèo. Đối với yếu tố biện pháp canh tác đât, do không đủ số liệu nên đề tài không nêu ra ở đây. 2.2 XÓI MÒN ĐẤT 2.2.1 Định nghĩa xói mòn đất Có nhiều định nghĩa, tùy theo sự tiếp cận của đối tượng: - Theo FAO (1999): “Xói mòn là hiện tượng các phần tử mảnh, cục và có khi cả lớp bề mặt đất bị bào mòn, cuốn trôi do sức gió và sức nước.” 2 ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO www.gistrung.com Trang 9 - Theo định nghĩa của viện sĩ L.I.Paraxôlốp thì xói mòn đất cần phải hiểu là: “những hiện tượng phá hủy và cuốn theo đất cũng như các quặng xốp bằng dòng nước và gió thể hiện dưới nhiều hình thức và rất phổ biến”. 10 - Theo Epiderma, Veyret, 1998: “Xói mòn là tất cả các quá trình liên quan đến góp phần ăn mòn bề mặt đất” 2 Như vậy xói mòn đất được hiểu là: xói mòn đất là quá trình phá hủy lớp thổ nhưỡng (bao gồm phá hủy thành phần cơ, lí, hóa, chất dinh dưỡng…của đất dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội, làm giảm chất lượng đất và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xói mòn đất. 1, 2, 9, 10 a. Mưa Xói mòn do mưa là kết quả tác động trực tiếp của nhiều nhân tố phức tạp như: - Nước mưa: Nước mưa giữ vai trò chủ yếu tác động trực tiếp đến nguyên nhân xói mòn do nước vì nước mưa tạo ra dòng chảy trên bề mặt hoặc các dòng chảy trên các sườn dốc. - Dòng chảy: dòng chảy bề mặt càng lớn thì tổn thất về đất do xói mòn càng mạnh và ngược lại Mặc dù nước mưa là yếu tố gây ra xói mòn, song nó lại làm giảm xói mòn gió do nó làm cho đất ướt, làm các hạt đất dính bết vào nhau và làm thực vật phát triển, thực vật gắn đất chặt thêm và bảo vệ đất khỏi bay. b. Gió “Lực phá hủy của gió có khả năng phá hủy ở tất cả các điều kiện khí hậu, đặc biệt mạnh ở nhũng vùng khô có thảm thực vật thưa.” (Kh.Bennett) 10 Sức gió mặt đất cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi lẽ chính tốc độ đó đã xác định sự chuyển động và nhấc bổng các hạt đất vào không khí. c. Độ dốc Đất có độ dốc lớn dễ bị xói mòn hơn đất bằng phẳng vì các yếu tố tạo xói mòn như: sự bắn tóe đất, sự xói rửa bề mặt, sự lắng đọng, và di chuyển khối tác động lớn hơn trên dốc có độ dốc cao Ngoài ảnh hưởng của độ dốc, xói mòn còn phụ thuộc vào chiều dài sườn dốc, hình dáng dốc, hướng dốc, bề mặt dốc, chiều dài sườn dốc tăng sẽ làm tăng lượng nước chảy xuống phía dưới của dốc. Ở Việt Nam, quá trình xói mòn đất bắt đầu phát triển ở độ dốc >3 độ. Trong khi đó: với 80% diện tích là đồi núi và diện tích đất canh tác trên đất dốc ở nước ta khá lớn (14380500 ha), trong đó độ dốc từ 3 – 10 độ (2705400 ha), từ 10 – 15 độ ( 5502500 ha), từ 15 – 25 độ ( 3649100), trên 25 độ ( 2523500 ha). Tuy có điều kiện khí hậu nhiệt đới ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO www.gistrung.com Trang 10 nhưng tỉ lệ rừng che chỉ còn lại 23%. Do đó xói mòn trên đất dốc có điều kiện hoạt động mạnh. 9 d. Thổ nhưỡng Mỗi loại đất có tính chất khác nhau, có loại rất dễ bị xói mòn dưới tác dụng của mưa và dòng chảy. Ngược lại có loại rất bền vững và ít bị xói mòn bởi mưa. Tầng đất dễ bị xói mòn nhất là lớp đất dày khoảng từ 10 đến 40 cm, tầng đất này dễ thấm nước nhưng tầng tiếp giáp lại thấm nước kém tạo ra sự phân ly giữa hai tầng đất. Thành phần cơ giới cũng ảnh hưởng tới xói mòn đất, hạt cát mọn dễ bị tách ra khỏi khối đất hơn so với hạt bùn, song hạt bùn lại dễ vận chuyển hơn so với hạt cát. e. Thảm thực vật Tất cả các loại thực vật đều là yếu tố chống xói mòn rất mạnh, do mỗi loài có một đặc trưng riêng nên thực vật có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình xói mòn. Thực vật càng tốt và độ dày của nó càng cao thì vai trò bảo vệ đất và giữ nước của nó càng lớn. vai trò thực vật trong vấn đề hạn chế xói mòn thể hiện ở các vai trò như: Làm giảm lực đập các hạt mưa lên đất do hạt mưa trước khi rơi xuống đất bị giữu lại trên tán lá cây, bảo vệ cấu trúc dất không bị phá hủy. Thực vật làm giảm tốc độ gió ở gần bề mặt đất và giữu lại các hạt đất đang bị cuốn đi f. Con người Con người là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động của mình con người tác động đến thế giới tự nhiên theo hai hướng tích cực và tiêu cực, điều này có thể là nguyên nhân trực tiếp hay gian tiếp gây lên xói mòn. Những tác động tiêu cực của con người gây xói mòn như phá hủy rừng, canh tác chưa hợp lý, chăn nuôi gia súc một cách quá đáng trong thời gian dài 2.2.3 Phân loại xói mòn đất. 1, 2, 9, 10 Dựa vào yếu tố tác nhân gây ra xói mòn đất, người ta phân ra xói mòn do nước và xói mòn do gió. a. Xói mòn do nước: Cơ chế xói mòn do nước. Do đặc tính xoáy của dòng chảy mà vận tốc của nước ở từng điểm sẽ thay đổi cả độ lớn lẫn phương hướng. Khi vận tốc dòng chảy lớn, các nguyên liệu (chủ yếu là các hạt đất) được vận chuyển ở trạng thái treo lơ lửng trong dòng chảy và lăn (đẩy) theo đáy dòng chảy. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào vận tốc dòng chảy, độ dốc tại nơi đó và các yếu tố khác liên quan đến hình dáng, trọng lượng và đặc điểm bề mặt mà hạt chuyển động trên đó. [...]... mòn hiện trạng lưu vực con Cần Lê phân loại phân loại Bản đồ xói mòn tiềm năng lưu vực con Cần Lê www.gistrung.com Bản đồ xói mòn hiện trạng lưu vực con Cần Lê Trang 33 ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XĨI MỊN TIỀM NĂNG VÀ XĨI MỊN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO 4.3 Xác định các hệ số tương ứng 4.3.1 Xác định hệ số xói mòn do mưa R Để tính tốn hệ số xói mòn do mưa, đề tài sử dụng cơng... xói mòn Việt Nam hiện có nhiều ứng dụng Gis vào việc định lượng xói mòn, đề tài xin đưa ra một số cơng trình tiêu biểu: Nguyễn Văn Đệ với nghiên cứu “Đánh gía xói mòn đất tỉnh Đồng Nai” Chương 4 Xói mòn và định lượng xói mòn trên đất dốc” trong đề tài Hiện trạng xói mòn và sự mất P do xói mòn gây ra ảnh hưởng đến mơi trường tại lưu vực suối Rạt tỉnh Bình Phước” – Lưu Hải Tùng Đã định lượng được xói. .. bản đồ sơ bộ đánh giá tiềm năng xói mòn của mưa khu vực phía Bắc Việt Nam, Tỷ lệ 1/1.000.000 Trên đây là một số nghiên cứu về xói mòn có ứng dụng GIS Các tác giả dùng kỹ thuật GIS để xây dựng các lớp dữ liệu cho q trình phân tích, định lượng cấp độ xói mòn www.gistrung.com Trang 20 ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XĨI MỊN TIỀM NĂNG VÀ XĨI MỊN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO CHƯƠNG... ĐỊNH LƯỢNG XĨI MỊN TIỀM NĂNG VÀ XĨI MỊN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO Hệ số C Xác định hệ số C tương ứng với từng đối tượng cụ thể Số liệu Thực nghiệm ở Hoa Kì ở lưu vực con Wishmeier and Smith, 1978 Cần Lê Số liệu của Morgan, Morgan và Finney (1982) Tham khảo trong việc xác định hệ số C cho các đối tượng ở lưu vực con Cần Lê 4.1.2 Các thuật tốn sử dụng Trong đề tài đã sử dụng các... dự đốn xói mòn cho các rãnh xói có sẵn, có dòng suối hoăc kênh, rạch có q nhiều u cầu trong tính tốn Chưa tính được xói mòn cho đất rừng Trang 16 ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XĨI MỊN TIỀM NĂNG VÀ XĨI MỊN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO bố khơng gian của trầm tích trên đồi dốc Ưu điểm dốc Giả định sự ảnh hưởng của cây trồng và đất đến xói mòn - Áp dụng cho nhiều loại sử dụng đất... xói mòn, lắng đọng và rửa trơi, đề xuất các biện pháp chống xói mòn hữu hiệu và mức độ cần thiết áp dụng các biện pháp này ở từng www.gistrung.com Trang 17 ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XĨI MỊN TIỀM NĂNG VÀ XĨI MỊN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO điều kiện cụ thể Có thể kể đến sự đóng góp của S S Sololev, I.D Brafdge, Zakharov, Morgan… 9, 10 Ở Mỹ: Các nghiên cứu xói mòn đất trong. .. 1 Đặc điểm USLE Thời gian Tính xói mòn năm Tính xói mòn năm MUSLE RUSLE WEPP Xói mòn tính theo sự kiện, hàng ngày, hàng tháng, hoặc hàng năm Tính xói mòn theo năm hoặc sự kiện www.gistrung.com Xác định các nhân tố xói mòn 15 ngày/lần Có sự thay đổi về thơng số tính tốn Trang 15 ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XĨI MỊN TIỀM NĂNG VÀ XĨI MỊN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO - Cơng thức... rằng: mối tương quan giữa lượng mất đất và lượng mưa rơi trong những thời lượng khác nhau khơng chặt chẽ nhưng có quan hệ chặt chẽ với cường độ mưa tối www.gistrung.com Trang 25 ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XĨI MỊN TIỀM NĂNG VÀ XĨI MỊN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO đa trong 30 phút Từ đó chỉ số EI30 ra đời xuất hiện các cơng thức xói mòn do mưa –R trong đó có chỉ số EI30 như:... nhân là hạt mưa và dòng chảy còn phụ thuộc vào vị trí địa hình , độ dốc, độ phức tạp của bề mặt như: sự làm đất để canh tác www.gistrung.com Trang 35 ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XĨI MỊN TIỀM NĂNG VÀ XĨI MỊN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO Hình4.3 Mơ hình hệ số K lưu vực con Cần Lê Bảng 4.5: Quan giữa diện tích tồn lưu vực và hệ số K tương ứng K 0.12 0.15 0.19 0.20 0.21 0.22 Diện... của giọt mưa đến xói mòn đất và chống xói mòn bằng biện pháp canh tác 15 www.gistrung.com Trang 18 ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XĨI MỊN TIỀM NĂNG VÀ XĨI MỊN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO Đặc biệt, sau chỉ thị số 15/TTg ngày 11/1/1964 của phủ thủ tướng về: “chống xói mòn, giữ đất, giữ màu, giữ nước” tạo điều kiện thuận lợi cho các cơng trình nghiên cứu về xói mòn được đẩy mạnh . Định lượng xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng - Thành lập bản đồ xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng lưu vực con Cần Lê ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN. hợp. - Phân tích GIS để định lượng xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng lưu vực con Cần Lê. - Thành lập bản đồ xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng lưu vực con Cần Lê. 1.3 Giới hạn. hình lưu vực con Cần Lê ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC ĐỊNH LƯỢNG XÓI MÒN TIỀM NĂNG VÀ XÓI MÒN HIỆN TRẠNG LƯU VỰC CON CẦN LÊ - DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO www.gistrung.com Trang 4 Địa hình lưu vực con Cần

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan