Ô NHIỄM THỰC PHẨM - ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

22 1.2K 1
Ô NHIỄM THỰC PHẨM - ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Khoa KỸ THUẬT HÓA HỌC Bộ môn: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM  Đề tài: Ô NHIỄM THỰC PHẨM - ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Giảng viên HD: Phan Ngọc Hòa Sinh viên: Nguyễn Đức Thiện 61103366 Nguyễn Đăng Nhân 61102361 Võ Thanh Tùng 61104192 Lớp: HC11TP Tháng 9/2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Khoa KỸ THUẬT HÓA HỌC Bộ môn: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM  Đề tài: Ô NHIỄM THỰC PHẨM - ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Giảng viên HD: Phan Ngọc Hòa Sinh viên: Nguyễn Đức Thiện 61103366 Nguyễn Đăng Nhân 61102361 Võ Thanh Tùng 61104192 Lớp: HC11TP Tháng 9/2013 3 Mục lục 5 1. Giới thiệu chung về thuốc bảo vệ thực vật 5 1.1. Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật 5 1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật 5 1.1.2. Trên thế giới 6 1.1.3. Ở Việt Nam 6 2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật 6 2.1. Phân loại theo nhóm chất hóa học 7 2.2. Phân loại theo nguồn gốc 7 2.3. Phân loại theo con đường xâm nhập 8 2.4. Phân loại theo tính độc của thuốc 9 3. Đặc tính sinh, hóa học của một số nhóm thuốc bảo vệ thực vật 9 3.1 Nhóm Clo hữu cơ 10 3.2 Nhóm Phosphor hữu cơ 12 3.3 Nhóm Carbamate 12 3.4 Nhóm Pyrethrum và Pyrethroids 14 4. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật 14 4.1 Con đường phát tán thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường 15 4.2. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con người 15 4.2.1 Các con đường nhiễm độc hóa chất BVTV. 15 4.2.2 Nhiễm độc thuốc trừ sâu do nghề nghiệp 16 4.2.3 Nhiễm độc cấp tính và mãn tính 18 4.2.4 Đối với trẻ em 19 4.2.5 Nguy cơ phát tán ra môi trường 20 4.2.6 Những nguy cơ liên quan đến chế độ ăn uống 21 5. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam: 21 5.1 Thực trạng của vấn đề: 22 5.2 Nguyên nhân của việc lạm dụng thuốc và sử dụng không hợp lí thuốc bảo vệ thực vật: 4 Tài liệu tham khảo 1. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-tim-hieu-ve-ddt-va-mot-so-loai-thuoc-bao-ve-thuc- vat-hop-chat-co-clo-9055/ 2. http://thienho.com/w1/index.php?title=Ph%C3%A2n_lo%E1%BA%A1i_nh%C3%B3 m_%C4%91%E1%BB%99c_c%E1%BB%A7a_thu%E1%BB%91c_b%E1%BA%A3 o_v%E1%BB%87_th%E1%BB%B1c_v%E1%BA%ADt 3. http://sonongnghiep.haiduong.gov.vn/GiaiDapKyThuat/Pages/%C4%90%E1%BA%B 6CT%C3%8DNHC%E1%BB%A6AM%E1%BB%98TS%E1%BB%90NH%C3%93 MV%C3%80M%E1%BB%98TS%E1%BB%90LO%E1%BA%A0ITHU%E1%BB%9 0CN%E1%BA%B0MTRONGDANHM%E1%BB%A4CTHU%E1%BB%90CBVTV %C4%90%C6%AF%E1%BB%A2CPH%C3%89PS%E1%BB%ACD%E1%BB%A4 NGTR%C3%8ANRAU.aspx 4. http://xttm.mard.gov.vn/Site/vi-vn/67/55/154/68938/Default.aspx 5. http://www.t5g.org.vn/default.aspx?u=cmdt&grnid=102&cmid=20 6. http://pops.org.vn/PCB_WB/TintucPCB/NewDetailPCB/tabid/160/newsid/669/langua ge/vi-VN/Default.aspx 7. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/V%E1%BB%87_sinh_an_to%C3%A0n_th%E 1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9m#Do_qu.C3.A1_tr.C3.ACnh_ch.C4.83n_nu.C3.B4i. 2C_gieo_tr.E1.BB.93ng.2C_s.E1.BA.A3n_xu.E1.BA.A5t_th.E1.BB.B1c_ph.E1.BA.A 9m.2C_l.C6.B0.C6.A1ng_th.E1.BB.B1c 5 1. Giới thiệu chung về thuốc bảo vệ thực vật 1.1. Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật 1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiện hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng vả trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, hại cây trồng và nông sản (được gọi chùng là sinh vật gây hại cho cây trồng). Thuốc bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi tên theo nhóm sinh vật gây hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu gây hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây trừ một só trường hợp còn gọi chung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuộc nhóm đó. Thuốc bảo vệ thực vật nhiều khi còn dược gọi là thuốc trừ hại (Pesticide) và khái niệm này bao gồm cả thuốc trừ các loại ve, rệp hại vật nuô và trừ côn trùng hại cây, thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng. 1.1.2. Trên thế giới Khi con người bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với dịch hại để bảo vệ mùa màng thì một số biện pháp phòng trừ dịch hại đã hình thành. Chính vì vậy, lịch sử của thuốc bảo vê thực vật có từ rất lâu đời (cách nay khoảng 10000 năm). Vào khoảng năm 2500 BC (trước CÔng nguyên), hợp chất lưu huỳnh được sử dụng để diệt côn trùng và nhện. Năm 1500 BC, có hợp chất để diệt bọ chét trong nhà. Năm 1200 BC, Trung Quốc đã có thuốc xử lí hạt giống. Năm 900 AD (sau Công Nguyên), người ta dùng arsenic sulfides để trừ côn trùng trong vườn. Thế kỉ thứ IV, người ta xử lí hạt lúa bằng Arsen trắng. Từ cuối thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX là thời kì cách mạng nông nghiệp châu Âu, các hợp chất dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, dịch hại chủ yếu là chất vô cơ như Arsen, Selenium, Sulfur, Song lúc này chưa ai biết tính độc hại của nó. Từ đầu thế kỉ XX, người ta bắt đầu sản xuất một số loại thuốc trừ sâu hiệu quả hơn và tích cực hơn. Đó chính là hợp chất DDT thuộc nhóm Clor hữu cơ và năm 1939 và liên tục sau đó là sự ra đời của các hợp chất hóa học khác. Trong vòng 25 năm sau đó, chúng được coi là vị cứu tinh của con người trong việc diệt trừ sâu bệnh gây hại và tang nông sản. Năm 1940, người ta tổng hợp nên các hợp chất có nguồn gốc lân hữu cơ. Năm 1947, người ta tổng hợp nên hợp chất có nguồn gốc Carbamate. Năm 1970, phát hiện ra thuốc chứa hợp chất Pyrethroide. Hiện nay, thuốc trừ sâu tồn tại được 3 thế hệ, tính độc hại của thế hệ sau thấp hơn thế hệ trước. 6 1.1.3. Ở Việt Nam Tại Việt Nam, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chỉ phổ biến từ thế kỉ XIX. Trước đó, việc phòng trừ sâu bệnh chủ yếu là biện pháp bắt sâu… Đầu thế kỉ XX, khi nền nông nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển đến một mức nhất định thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thức vật bắt đầu gia tang. Thời kì này, chúng ta cũng chủ yếu sử dụng các hợp chất vô cơ nhu các nước trên thế giới: DDT, Lindan, Polyclorcamphene, Tình hình sử dung thuốc bảo vệ thức vật ở Việt Nam có những bước chậm hơn so với các nước phát triển. Ví dụ như Mỹ cấm sử dụng DDT năm 1992 thì năm 1993 Việt Nam mới cấm sử dụng thuốc bảo vệ thức vật có nhóm Clor hữu cơ này. 2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật Hiện nay, thuốc bảo vệ thức vật rất đa dạng và phong phú cả về chủng loại và số lượng. tuy nhiên có thể phân loại chúng theo hướng sau: 2.1. Phân loại theo nhóm chất hóa học - Gốc Clo hữu cơ: Hình 1: Gốc clo hữu cơ trong thuốc bảo vệ thực vật Thành phần hóa học có chứa chất clo là những dẫn xuất Clorobenzen (DDT), Cyclohexan (BHC) hoặc dẫn xuất đa vòng (Aldrin, Dieldrin). Các loại thuốc này đã bị đưa vào danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam vì tính độc hại của nó. Hình 2: Cấu trúc phân tử DDT 7 - Gốc phosphor hữu cơ (lân hữu cơ) Hình 3: Gốc phospho hữu cơ trong thuốc bảo vệ thực vật Từ những năm 40 và năm 50 các thuốc bảo vệ thực vật có gốc lân hữu cơ bắt đầu dược sử dụng. Dẫn xuất từ các acid phosphoric, trong công thức chứa P,H,C,O,S… có khả năng diệt trừ các loại sâu bệnh. - Carbamate: Hình 4: Gốc Carbamate trong thuốc bảo vệ thực vật Thuốc có 2 đâc tính tốt là ít độc đối với dộng vật có vú và khả năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi. Nhiều Carbamate là lưu dẫn dễ hấp thụ qua lá, rễ, mức độ pahn6 dải trong cacy6 trồng thấp, tiêu diệt tuyến trùng mạnh mẽ. - Pyrethroid và Pyrethrum (Cúc tổng hợp) Pyrethrum được chiết xuất từ hao cúc, công thức hó học phứa tạp, diệt sau bọ chủ yếu bằng dường tiếp xúc và tính độc tương dối mạnh, dễ bay hơi…Rau màu sau khi phun Pyrethrum có thể ăn dược sau vài ngày. 2.2. Phân loại theo nguồn gốc - Vô cơ - Thảo mộc - Hữu cơ tổng hợp: Clo hữu cơ, Carbamate… - Các chất điều hào sinh trưởng côn trùng - Vi sinh vật: Nấm, Vi khuẩn, Virus Protoazoa (động vật đơn bào) 2.3. Phân loại theo con đường xâm nhập - Các thuốc lưu dẫn: Furadan, Aliette… - Các thuốc tiếp xúc: Sherpa, Sumialpha - Các thuốc công hơi: Methyl Bromide, Chloropicrin - Tuy vậy vẫn còn nhiều loại thuốc có một đến ba con đường xâm nhập 8 2.4. Phân loại theo tính độc của thuốc Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc, World Health Organization (WHO - Tổ chức Y tế Thế giới) phân chia các loại thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau: Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc trung bình), III (ít độc) và IV (rất ít độc). Hoa Kỳ phân chia thuốc bảo vệ thực vật thành 4 nhóm độc. Ở Việt Nam, tạm thời theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính là liều LD50 qua miệng (chuột), phân chia thành 3 nhóm độc là nhóm I (rất độc, gồm cả Ia và Ib), nhóm II (độc cao), nhóm III (ít độc). Bảng 1: Phân chia nhóm độc của WHO Phân nhóm và kí hiệu nhóm độc Biểu tượng nhóm độc Độc tính LD50 (chuột nhà) mg/kg Qua miệng Qua da Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng Ia - Độc mạnh "Rất độc" (chữ đen, nền đỏ) Đầu lâu, xương chéo (đen trên nền trắng) 5 20 10 40 Ib - Độc "Độc" (chữ đen, nền đỏ) Đầu lâu, xương chéo (đen trên nền trắng) 5-50 20-200 10-100 40-400 II - Độc trung bình "Có hại" (chữ đen, nền vàng) Chữ thập đen trên nền trắng 50-500 200- 2000 100- 1000 400- 4000 III - Độc ít "Chú ý" (chữ đen, nền xanh dương) Chữ thập đen trên nền trắng 500- 2000 2000- 3000 >1000 >4000 IV - Nền xanh lá cây (Không có biểu tượng) >2000 >3000 Bảng 2: Phân chia nhóm độc của Việt Nam Phân nhóm và kí hiệu nhóm độc Biểu tượng nhóm độc Độc tính LD50 qua miệng (mg/kg) Thể rắn Thể lỏng I - "Rất độc" (chữ đen, vạch màu đỏ) Đầu lâu, xương chéo (đen trên nền trắng) <50 <200 II - "Độc cao" (chữ đen, vạch vàng) Chữ thập đen trên nền trắng 50-500 200-2000 III - "Cẩn thận" (chữ đen, vạch màu xanh nước biển) Vạch đen không liên tục trên nền trắng >500 >2000 9 3. Đặc tính sinh, hóa học của một số nhóm thuốc bảo vệ thực vật 3.1 Nhóm Clo hữu cơ Nhóm Clo hữu cơ bao gồm những hợp chất hóa học rất bền vững trong môi trường tự nhiên đất và nước, với thời gian bán phân hủy rất dài, được xếp vào loại độc tính loại I và loại II. Các chất này tích lũy trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái, trong các mô dự trữ của sinh vật và rất ít được đào thải ra ngoài. Hợp chất này rất bền vững trong tự nhiên như kim loại nặng. Trong nhóm Clo hữu cơ có các nhóm thuốc sau: - Nhóm DDT và các chất liên quan Nhóm này có các đại diện như DDT, DDD (TDE), Methoxychlor, Ethylen, Dicofo,Chlorobenzilate. Hai đặc tính cơ bản của DDT và chất chuyển hóa của nó DDE là: Bền vững trong môi trường, không bị phân hủy bởi VSV, men, nhiệt, và UV. Tích lũy và phóng đại sinh học trong chuỗi thực phẩm, chủ yếu tích lũy trong mô mỡ động vật. Các nhóm thuốc này có tính độc thần kinh, làm chúng không còn dẫn truyền thần kinh được nữa. Trong nhóm này, nhà nước Việt Nam đã cấm sử dụng DDT và hạn chế Dicofo (Kenthal) vào tháng 5 năm 1996. - Hexachlorcyclohexan (HCH) Hexachlorcyclohexan (HCH) hay còn gọi là benzenhexachloride (BHC) được biết tới từ năm 1825, nhưng mãi đến năm 1940 mới được dung như thuốc Diệt côn trùng. Chất này có nhiều đồng phân (alpha, beta, gamma, delta, epsilon). Trong hỗn hợp bình thường của các đồng phân, gamma BHC chiếm 12%. Về sau. Người ta chế tạo được Lindane với 99%BHC. Thuốc BHC thường lưu lại mùi trên sản phẩm nhưng do giá rẻ nên vẫn còn được sử dụng ở các nước thuộc Thế giới thứ 3. Lindane không mùi, bay hơi nhanh, gây độc thần kinh, gây run rẩy, co giật và cuối cùng là suy kiệt. Trong nhóm này, nhà nước Việt Nam đã cấm sử dụng Lindane và BHC vào tháng 5 năm 1996. - Các cyclodiens Các thuốc trong nhóm Cyclodiens được chế tạo vào những năm Thế chiến thứ II gồm có: Chlodan (1945); Aldrin, Dieldrin (1948); Heptachlor (1949); Endrin (1951); Merix (1954); Endosulfan (1956); và Chlodecone (1958). Còn có một số khác ít quan trọng hơn như: Isodrin, Alodan, Bromodan, Telodrin. Nhìn chung, các cyclodiens là những chất bền vững trong đất và khá bền trước tác động của UV và ánh sang nhìn thấy. Do đó, chúng được dung phổ biến ở dạng thuốc xử lý vào đất để trừ mối và các côn trùng đất có giai đoạn ấu trùng ăn phá rễ non. Các thuốc nhóm này rẻ, khả năng tiêu diệt bền bỉ nên được ưa chuộng trước nay. Tuy nhiên, hiện nay côn trùng đất đã phát triển tính kháng thuốc của chúng, do đó mức tiêu thụ sau đó ít dần. Riêng ở Mỹ, từ năm 1975 – 1980 cơ quan Bảo vệ môi trường đã cấm dung nhóm 10 này. Riêng Aldrin và Dieldrin còn tiếp tục dung trừ mối thì đến năm 1984 cũng đưa vào danh mục cấm, riêng Chlordane và Heptaclor cũng bị cấm từ năm 1998. Các thuốc cyclodiens gây độc thần kinh tương tự DDT và HCH, chúng cũng làm rối loạn sự cân bằng muối và kali trong các nơ-ron nhưng theo một cách khác so với DDT và HCH. Trong nhóm này, nhà nước Việt Nam đã cấm sử dụng Aldrin, Dieldrin, Endrin, Chlordane, Heptachlor, Isodrin, và hạn chế Endosulfan vào tháng 5 năm 1996. - Các Polychlorterpene Nhóm Polychlorterpene chỉ có chất là Toxaphene (1947) và Strobane (1951). Trong nông nghiệp, Toxaphene được dùng rất nhiều, dung ở dạng đơn độc, hoặc phối hợp với DDT hoặc Metul Parathion. Toxaphene là hỗn hợp gồm 177 chất dẫn xuất chlohoal của hợp chất 10 carbon. Thành phần cực độc của hỗn hợp Toxaphene này là Toxacant A, chỉ chiếm 3% trong hỗn hợp kỹ thuật. Chật này độc gấp 18 lần trên chuột, 6 lần trên ruồi và 36 lần trên cá vàng so với hỗn hợp Toxaphene kỹ thuật. Các loại thuốc này lưu lại trong đất nhưng không bằng Cyclodiene, và thường biến mất khỏi bề mặt thực vật sau khi phun thuốc hai hay ba tuần. Sự mất đi chủ yếu là do bay hơi hơn là do biến dưỡng hoặc do quang phân giải. Thuốc dễ bị biến đổi trong cơ thể động vật hoặc loài chim, không tồn lưu trong mô mỡ. Tuy ít độc cho côn trùng, động vật có vú và chim, thuốc lại rất độc đối với cá (tương tự như Toxaphene). Cơ chế gây độc cũng tương tự như Cylodiene. Ở Mỹ, Toxaphene đã bị cấm vào năm 1993. Trong nhóm này, Việt Nam đã cấm sử dụng Toxphene và Strobane vào tháng 5 năm 1996. 3.2 Nhóm Phosphor hữu cơ Nhóm thuốc trừ sâu này gây tác động đến hệ thần kinh và ngộ độc cấp tính rất mạnh mẽ, làm ngăn cản sự hình thành của các men cholinestera làm thần kinh hoạt động kém, teo cơ, gây choáng váng và tử vong. Phosphor hữu cơ có độ phân giải rất nhanh, không tích lũy trong cơ thể sinh vật nhưng ngược lại có thể gây ngộ độc cấp tính và nguy hiểm, dễ dàng gây tử vong đối với người khi bị nhiễm thuốc với liều lượng nhỏ và nhất là đối với một số loài chân đốt và các loài thủy sinh như cá, loài hữu nhũ, chim… Nhóm này dễ bị thủy phân hơn nhóm Clo hữu cơ nên khó xác định được tồn tại của nó trong môi trường nước. Phosphor hữu cơ được sử dụng nhiều nhất (90% khối lượng, trong khi đó Clo hữu cơ chỉ có 5%). Các chất này được xếp vào loại độc Ia và Ib. Độc nhất là Systox kế đến là Thinoc, Wofatox Thiphos. Wofatox được đánh giá là độc hơn DDT (gấp hàng chục lần). Nông dân thường dùng Methamidophos để phòng trừ sâu cuốn lá, sâu phao, sâu keo và sâu đục thân. Trong những năm gần đây, các loại Methyl Parathon, Azodrin, Dichlorvos, Methamidophos (Monitor), Monocrotophos, Dicrotophos, Phosphamidon cũng đã được đưa vào [...]... độ cao 4 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật 4.1 Con đường phát tán thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là những môi trường chính nhưng có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau Sự ô nhiễm của môi trường này sẽ gây tác động đến môi trường xung quanh Hình 4.1.1: Con đường phát tan của thuốc BVTP trong môi trường Các thuốc trừ sâu khi phun rải lên nông sản,... quy trình sản xuất an toàn theo chuỗi-từ trang trại tới bàn ăn và tăng cường sự tham gia giám sát của cộng đồng với công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Chanh nhập từ Trung Quốc nhiễm thuốc bảo vệ thực vật Đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa phát hiện một mẫu chanh vàng nhập từ Trung Quốc nhiễm một loại thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam Chất carbendazim phát... chất bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người Trước đó, trong năm 2012, một số mẫu nho, lê và khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bị phát hiện chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức tối đa cho phép và bị xử lý theo quy định của Việt Nam 5.2 Nguyên nhân của việc lạm dụng thuốc và sử dụng không hợp lí thuốc bảo vệ thực vật: - Hạn chế trong nhận thức và năng lực quản lí dịch hại của người... áo bảo hộ hay đeo mặt nạ là không thể thực hiện được Trong những tình huống như vậy, việc thay quần áo sau khi phun HCBVTV có thể giảm thiểu các rủi ro Một nghiên cứu của Inđonêxia cho thấy, việc giặt quần áo ngay sau khi phun thuốc BVTV loại bỏ một lượng đáng kể (9 6-9 7%) những tồn dư của thuốc 5 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam: 5.1 Thực trạng của vấn đề: Thống kê của Viện Bảo Vệ Thực. .. trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật với sản phẩm chè, đảm bảo uy tín cho chè Việt Nam, năm 2013, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sẽ tăng cường kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến chè, rau củ quả; xử phạt nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm quy trình sản xuất không an toàn Đồng thời, chú trọng thực hiện quy... nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài Không chỉ tốn kém về mặt tiền bạc mà còn cho thấy nhu cầu tăng lên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng hơn Và mức độ phụ thuộc của nông nghiệp vào hóa chất bảo vệ thực vật cũng gia tăng theo Chè có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật - nguy cơ mất thị trường Một trong những khó khăn hiện nay là tình trạng chè sản xuất không đúng quy trình Hiệp hội Chè việt... kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 là 50.000 tấn Chưa dừng lại ở đó nhu cầu ngày càng tăng lên Theo con số thống kê gần đây trên radio đưa tin có tới 50 % nguồn thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu là từ TQ và nước ngoài Nguồn nguyên liệu tạo ra thuốc bảo vệ thực vật cũng được nhập khẩu... độ, gió, … và tính chất hóa học, thuốc trừ sâu có thể lan truyền trong không khí Lượng tồn lưu trong không khí sẽ khuếch tán và có thể di chuyển xa đến nơi khác Trong môi trường nước: Ô nhiễm môi trường đất dẫn đến ô nhiễm nguồn nước Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác động của mưa và rửa trôi tích lũy, lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, hồ, ao,… sẽ làm ô nhiễm nguồn nước Thuốc trừ sâu có thể phát hiện... người nông dân ăn, uống, hay hút thuốc khi đang phun thuốc BVTV hoặc sau khi phan thuốc một thời gian ngắn mà không rửa tay Nhiễm độc HCBVTV dễ xảy ra qua đường hô hấp khi phun thuốc không có mặt nạ bảo vệ Đồng thời thuốc BVTV có thể hấp thụ qua da nếu người phun để da và quần áo ẩm ướt trong khi phun thuốc, trộn các thuốc BVTV bằng tay không hay đi chân trần trên những cánh đồng khi đang phun thuốc. .. dụng thốc trừ sâu vài km Thuốc trừ sâu phun lên cây trồng thì trong đó có đến khoảng 50% rơi xuống đất, sẽ tạo thành lớp mỏng trên bề mặt, một lớp lắng, gọi là dư lượng gây hại đáng kể cho cây trồng Sự lưu trữ của thuốc trừ sâu trong đất là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường 4.2 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con người 4.2.1 Các con đường nhiễm độc hóa chất BVTV Các . 4. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật 14 4.1 Con đường phát tán thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường 15 4.2. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con người 15 4.2.1 Các con đường nhiễm. về thuốc bảo vệ thực vật 5 1.1. Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật 5 1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật 5 1.1.2. Trên thế giới 6 1.1.3. Ở Việt Nam 6 2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật . http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/V%E1%BB%87_sinh_an_to%C3%A0n_th%E 1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9m#Do_qu.C3.A1_tr.C3.ACnh_ch.C4.83n_nu.C3.B4i. 2C_gieo_tr.E1.BB.93ng.2C_s.E1.BA.A3n_xu.E1.BA.A5t_th.E1.BB.B1c_ph.E1.BA.A 9m.2C_l.C6.B0.C6.A1ng_th.E1.BB.B1c 5 1. Giới thiệu chung về thuốc bảo vệ thực vật 1.1. Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật 1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan