Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học THỰC TRẠNG CÁCH TRÍCH VÀ DẪN

28 1.4K 4
Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học THỰC TRẠNG CÁCH TRÍCH VÀ DẪN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Cách trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học vì khoa học không đến từ chân không. Bất kỳ đề tài nghiên cứu nào cũng phải kế thừa các công trình khoa học trước đó. Vì vậy, trích dẫn đúng và đủ là dấu hiệu đầu tiên minh chứng khả năng khoa học của nhà nghiên cứu. Trích dẫn thể hiện tính trung thực trong khoa học. Nếu kế thừa mà không trích dẫn nguồn tham khảo thì chúng là của tác giả. Như vậy, tác giả đã không có tính trung thực trong khoa học. Tất cả các trích dẫn trong nghiên cứu khoa học cần phải liệt kê đầy đủ trong tài liệu tham khảo và tài liệu tham khảo chỉ liệt kê những gì có trích dẫn trong báo cáo nghiên cứu của mình Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Trích dẫn 1.1.1 Khái niệm trích dẫn Trích dẫn tài liệu là một phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng mà người viết sử dụng trong bài viết của mình trong đó người đọc có thể xác định rõ từng tài liệu được trích dẫn, tham khảo. Các trích dẫn nguyên văn, các số liệu và thực tế cũng như các ý tưởng và lý thuyết lấy từ các nguồn đã được xuất bản hay chưa xuất bản đều cần phải được trích dẫn Trích dẫn tài liệu tham khảo là một yêu cầu bắt buộc đối với các nghiên cứu. Việc thể hiện các trích dẫn tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá độ chuyên sâu và tính nghiêm túc của nghiên cứu. Vì vậy trích dẫn tài liệu tham khảo phải được trình bày đúng quy chuẩn. Tạp chí áp dụng tiêu chuẩn Harvard cho việc trình bày trích dẫn tài liệu tham khảo. Trích dẫn tài liệu tham khảo được chia làm 2 dạng chính: trích dẫn trong bài (in-text reference) và danh sách tài liệu tham khảo (reference list). 1.1.2 Vai trò của trích dẫn trong văn bản - Trích dẫn tài liệu là một trong những việc rất quan trọng trong các bài viết khoa học, báo cáo nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ, và luận án tiến sĩ. Việc làm này thể hiện được sự nghiên cứu, tham khảo sâu rộng các kết quả nghiên cứu của những người khác, thừa nhận sở hữu trí tuệ của những người đó. Những trích dẫn trong bài cũng là những bằng chứng, cơ sở cho những tranh luận của học viên trong bài viết của mình, minh chứng cho những kết quả, ý tưởng đạt được của mình là mới hoặc hay hơn, so với những kết quả, ý tưởng của các tài liệu đã thực hiện trước đây. - Cho thấy bài viết là đáng tin cậy dựa trên những luận cứ của những người đi trước. - Chứng minh cho giảng viên/ người hướng dẫn/ độc giả thấy rằng người viết đã đọc và xem xét vấn đề dựa trên những tài liệu phù hợp. - Cho phép người đọc bài viết có thể xác nhận tính đúng đắn của những thông tin trích dẫn và đọc thêm những vấn đề/ luận điểm cụ thể đã đưa ra. 1.1.3 Ý nghĩa của việc trích dẫn tài liệu tham khảo Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trong đối với báo cáo nghiên cứu khoa học và người viết báo cáo - Đối với báo cáo nghiên cứu khoa học: Tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, và thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được, các phương pháp được áp dụng, các ý tưởng giúp định hướng, bổ sung, điều chỉnh quá trình thực hiện đề tài - Đối với người viết báo cáo: • Phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin. • Bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp: tránh hành động đạo văn • Ngoài ra, việc trích dẫn còn có ý nghĩa cho thấy sự tôn trọng và ghi nhận của người viết đối với sản phẩm trí tuệ/ tác phẩm của người khác 1.1.4 Thời điểm trích dẫn tài liệu tham khảo Tất cả những tài liệu được sử dụng trong quá trình xây dựng nên bài viết cần phải được trích dẫn: sách, báo, tạp chí, ẩn phẩm in, ấn phẩm điện tử, ấn phẩm của các cơ quan chính phủ, các phương tiện truyền thông như video, DVD, băng ghi âm, trang web, các bài giảng, các mẫu đối thoại các nhân như email…Trong bài viết/ tác phẩm bất cứ khi nào người viết sử dụng từ ngữ, ý tưởng hoặc tác phẩm của cá nhân hoặc tồ chức nào người viết cần cung cấp thông tin trích dẫn đến nguồn tin 1.1.5 Các quy tắc viết trích dẫn: Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo (trừ những thông báo cá nhân và kết quả nghiên cứu chưa công bố). Tài liệu liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết. Chỉ trích dẫn và liệt kê trong danh mục tham khảo những tài liệu đọc được trực tiếp toàn văn. Không trích dẫn cũng như liệt kê trong danh mục những tài liệu không được đọc trực tiếp toàn văn. Cách trích dẫn phải có tính thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày danh mục tham khảo. Ngoài ra khi trích dẫn tài liệu tham khảo cần tuân thủ theo các quy định như sau: - Trích có chọn lọc - Không trích (chép) liên tục và tất cả - Không tập trung vào một tài liệu - Trước và sau khi trích phải có chính kiến của người viết - Các nội dung trích dẫn phải tuyệt đối chính xác - Câu trích, đoạn trích để trong ngoặc kép, in nghiêng - Tất cả trích dẫn đều có chú thích chính xác đến số trang - Chú thích các trích dẫn từ văn bản phải để trong ngoặc vuông Ví dụ: [15,177] nghĩa là: trích dẫn từ trang 177 của tài liệu số 15. - Chú thích các trích dẫn phi văn bản, không có trong thư mục tài liệu tham khảo, thì đánh số 1, 2, 3 và đưa footnote - Lời chú thích có dung lượng lớn, đánh số 1, 2, 3 và đưa xuống cuối cuốn sách hoặc khoá luận. 1.1.6 Quy trình viết trích dẫn trong bài báo cáo Quy trình viết trích dẫn được trình bày theo mô hình sau: Diễn giải: Quy trình viết trích dẫn được thực hiện theo ba bước chính như sơ đồ trên: Bước 1: Xác định nguồn thông tin cần được trích dẫn là gì, sau đó tìm cách để tiếp cận và khai thác nguồn thông tin đó (có thể qua sách, báo, phương tiện truyền thông, các mối quan hệ quen biết…). Lưu ý khi khai thác nguồn thông tin cần thiết phải phù hợp, chính xác với yêu cầu của người viết, tránh trường hợp tập hợp quá nhiều thông tin nhưng cuối cùng không có nguồn dữ liệu phù hợp. Bước 2: Trích dẫn tài liệu. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình trích dẫn. Trong bước này lại có 5 giai đoạn khác nhau.  Giai đoạn 1: đọc sơ lược tài liệu để tìm nguồn thông tin cần trích dẫn. Khi đã xác định và tiếp cận được tài liệu cần thiết, ta cần lướt qua toàn bộ nội dung của tài liệu đó để biết nó hàm chứa những gì và đánh dấu lại những nội dung cần trích dẫn sẽ được sử dụng trong bài nghiên cứu.  Giai đoạn 2: Trích dẫn nguyên văn, tóm tắt hoặc diễn giải thông tin cần đưa vào bài viết. Tùy vào phương pháp nghiên cứu và cách diễn đạt mà mỗi tác giả sẽ có những cách thức trích dẫn khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo tính kế thừa và sự chính xác trong nội cung bài nghiên cứu của người viết.  Giai đoạn 3: Ghi lại những thông tin chi tiết về tài liệu như tác giả, nhan đề, ngày tháng xuất bản, nơi xuất bản, nhà xuấti bản,… Điều này đảm bảo tính minh bạch, khoa học trong bài nghiên cứu của người viết đồng thời cũng giúp cho người đọc dễ dàng tìm kiếm những nguồn tài liệu này để tham khảo, so sánh hay đối chiếu giữa bài nghiên cứu này so với tài liệu gốc.  Giai đoạn 4: Chọn kiểu trích dẫn phù hợp. Người viết sẽ quyết định cách thức trích dẫn như thế nào là phù hợp với bài nghiên cứu của mình mà vẫn đảm bảo tính khoa học và để người đọc liên hệ được giữa nội dung trích dẫn và nội dung của tài liệu tham khảo.  Giai đoạn 5: Lập danh mục tài liệu đã trích dẫn theo đúng quy định. Tuy là một phần rất nhỏ trong bài nghiên cứu nhưng điều này làm bài nghiên cứu thêm tính nghiêm túc và tầm quan trọng, đồng thời nó giúp người đọc dễ dàng hình dung lại các nguồn tài liệu mà người viết đã tham khảo và nếu cần họ cũng có thể tìm được các nguồn tài liệu này. Bước 3: Duy trì, quản lý và phát triển danh sách tài liệu trích dẫn. Đây là bước sau cùng trong quá trình trích dẫn. Tất cả các nguồn tài liệu mà người viết đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu đều phải được lưu giữ để mang ra đối chiếu khi cần thiết. Bên cạnh đó người viết cũng phải phát triển nguồn tài liệu này về cả chiều sâu lẫn chiều rộng để làm phong phú hơn nguồn tài liệu, và nếu cần có thể sử dụng nó để nghiên cứu sâu hơn. 1.1.7. Trích dẫn trong đoạn văn Trích dẫn tài liệu trong đoạn văn có nghĩa là chỉ ra trong bài viết khi nào sử dụng ý tưởng/ kiến thức của người khác. Kiểu trích dẫn Harvard sử dụng họ của tác giả, tiếp đó là năm xuất bản. Về cơ bản, số trang nên được ghi trong các phần trích dẫn trong bài viết (trích dẫn nguyên văn hoặc diễn giải) để người đọc dễ tìm kiếm đến thông tin họ cần. Có hai cách trích dẫn trong đoạn văn: a. Trích dẫn nguyên văn (quotation): sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này bắt buộc phải ghi cả số trang của nguồn trích. b. Trích dẫn diễn giải (paraphrasing): diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải thì không bắt buộc phải ghi số trang. Tuy nhiên việc ghi số trang là cần thiết, nhất là khi trích dẫn từ sách hoặc từ một tài liệu dài để người đọc có thể dễ dàng xác định thông tin mình cần. Tùy thuộc vào cách mà bạn trình bày ý tưởng này và kiểu trích dẫn mà bạn sử dụng (trong bài này kiểu trích dẫn Harvard được sử dụng), các câu trích dẫn của bạn có thể được thể hiện như sau: • Những công trình nghiên cứu khác (Brown, 1999) cũng ủng hộ quan điểm này. (trích dẫn kiểu diễn giải). • Công trình nghiên cứu của Brown (1999) cho thấy quan điểm tương đồng về việc …(trích dẫn kiểu diễn giải). • "This theory is sutrorted by recent work" (Brown, 1999, tr. 25) (trích dẫn nguyên văn). * Nếu các tác giả từ nhiều nguồn trích có cùng họ thì phải ghi cả những chữ cái đầu của tên và tên đệm, ví dụ (Hamilton, CL 1994) hoặc CL Hamilton (1994). * Trường hợp tác giả có tên Việt Nam thì phải ghi đầy đủ cả họ, tên đệm và tên theo trật tự HỌ-ĐỆM-TÊN để tránh nhầm lẫn vì ở Việt Nam có rất nhiều người có trùng họ. *Nếu hai hay nhiều tác giả cùng được trích dẫn trong một ý/câu, các trích dẫn phải được thể hiện ở cùng một vị trí và phân cách bằng dấu chấm phẩy (;) và sắp xếp theo trật tự chữ cái của họ tác giả, ví dụ (Brown 1991; Smith 2003). * Nếu là tên tổ chức có từ 3 từ trở lên và tên viết tắt của tổ này thông dụng với bạn đọc, có thể dùng từ viết tắt. Ví dụ: ILO (2003) - International Labor Organisation. 1.1.8. Lập danh mục tài liệu trích dẫn/ tài liệu tham khảo a. Phân biệt giữa danh mục tài liệu trích dẫn (Reference) và danh mục tài liệu tham khảo (Bibliography) Danh mục tài liệu trích dẫn Danh mục tài liệu tham khảo Gồm các tài liệu được trích dẫn trong bài viết. Bao gồm các tài liệu được trích dẫn và các tài liệu không được trích dẫn trong bài viết nhưng được tác giả tham khảo trong quá trình hoàn thành bài viết và những tài liệu mà tác giả cho rằng có thể hữu ích với người đọc. b. Cần phải liệt kê chi tiết thông tin về tất cả các tài liệu bạn đã trích dẫn/tham khảo cho bài viết của mình. Danh mục này được trình bày ở cuối bài viết và bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để có thể xác định được một tài liệu. Những thông tin này cần được trình bày một cách thống nhất và theo một định dạng chuẩn. Tùy theo yêu cầu mà bạn có thể cung cấp danh mục tài liệu trích dẫn hay danh mục tài liệu tham khảo. c. Các nguồn tin điện tử/trực tuyến cần phải được ghi lại một cách có hệ thống và thống nhất, tương tự như với ấn phẩm in. Điểm khác biệt chính là ở chỗ cần phải chỉ ra bạn đã truy cập nguồn tin trực tuyến vào thời gian nào. Lý do của sự khác biệt này là ở chỗ các trang web thay đổi rất thường xuyên, cả về mặt nội dung và hình thức. Vì vậy, cung cấp thông tin về ngày truy cập cũng giống như là cung cấp thông tin về lần xuất bản của tài liệu. d. Danh mục tài liệu trích dẫn/tham khảo được sắp xếp theo trật tự chữ cái của tác giả. Nếu tài liệu không có tác giả thì sẽ được trích dẫn theo tên tài liệu và được sắp xếp trong danh mục tài liệu trích dẫn/tham khảo theo từ quan trọng đầu tiên của tên sách (trong tiếng Anh, bỏ qua các từ như the, an, a). e. Kiểu trích dẫn Harvard yêu cầu dòng thứ hai trở đi của mỗi tài liệu phải được lùi vào 1 tab (xem trang 12), với mục đích là làm nổi bật thứ tự chữ cái. * Nếu là tên tổ chức có từ 3 từ trở lên và tên viết tắt của tổ này thông dụng với bạn đọc, có thể dùng từ viết tắt. Ví dụ: ILO (International Labor Organisation) 2003. 1.2. Tài liệu tham khảo 1.2.1 Tài liệu tham khảo là gì? Tài liệu tham khảo là danh sách các nguồn tài liệu đã được trích dẫn sử dụng trong bài viết khoa học. Phần này cung cấp thông tin chi tiết về nguồn trích dẫn như: họ tên tác giả, năm xuất bản, tên bài báo, tên sách, tên tạp chí, số xuất bản, số trang đã trích dẫn, nhà xuất bản và nơi xuất bản. Trình tự và nội dung thông tin sẽ khác nhau đối với từng loại tài liệu, phải sử dụng nhất quán trong danh mục. Tài liệu tham khảo bao gồm: sách, bài báo khoa học, tài liệu hội thảo, tài liệu điều tra, thông tin thống kê, thông tin khoa học, thông tin kinh tế, hình ảnh, bản đồ, … đã được đăng tải và công bố dưới mọi dạng thức: bản in, báo chí, trang web, video, hình ảnh, CD,… mà các tài liệu này người đọc có thể truy tìm để tham khảo, đối chứng. Phải liệt kê đầy đủ các tài liệu đã trích dẫn trong bài Danh sách tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, mỗi trích dẫn trong bài viết (in-text reference) phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo. 1.2.2 Mục đích của danh mục tài liệu tham khảo Mục đích của tài liệu tham khảo trong một bài báo khoa học là để xác định tất cả những dữ kiện trình bày, đó là một nguyên tắc nền tảng của lập luận khoa học. Tài liệu tham khảo cho phép người đọc kiểm tra hiện tượng này và để tìm hiểu sâu hơn các chi tiết nếu muốn biết ví dụ như xem phương pháp nào cho phép rút ra kết luận như vậy. Cũng như vậy, không được dẫn chứng các tác giả trong một bài báo khoa học mà không đưa ra tài liệu tham khảo chỉ rõ công trình của họ. Các tài liệu tham khảo có thể đưa người đọc tới những bài báo, các cuốn sách, các chương sách, các bài ghi nhớ, các tài liệu chính thức, các ngân hàng dữ liệu hoặc tất cả các dạng xuất bản có thể dễ dàng tiếp cận khác. Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng …) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận văn không được duyệt để bảo vệ. Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn. 1.2.3 Các quy tắc trong việc trình bày danh mục tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn từ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật… (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết biết có thể thêm phần dịch tiếng việt đi kèm theo mỗi tài liệu). Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự Alphabet theo họ tên tác giả, theo thông lệ của từng nước (tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo họ; tác giả là người Việt Nam xếp thứ tự theo tên), hoặc tên tổ chức phát hành. Tài liệu tham khảo cần trích dẫn ngay sau khi dữ kiện được trình bày. Một tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn nhiều lần trong một bài báo. Ví dụ: Trình bày tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt 1. Bộ Nội vụ (2004), Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án điều tra thực trạng cán bộ chuyên trách cơ sở, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ, luận văn thạc sĩ khoa học công nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 3. Lê Thế Tiệm (1997), Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân ở nước ta hiện nay, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 23. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. . . . Trình bày tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh 28. Anderson J. E. (1985), The Relative Inefficiency of Quaota, The Cheese Case, American Economic Review, 75(1), pp.178-90. 29. Bolding K. E. (1995), Economics Analysis, Hamish Hamiltion, London. 30. Borakati R. P., Virmani S. S. (1997), Genetics of thermosensive genic male sterility in Rice, Euphytica 88, pp. 1-7. 31. Burton G. WW. (1998), “Cytoplasmic male-sterility in pearl millet (penni- setum glaucum L.)”, Agronomic Journal 50, pp. 230-231. 32. Lane, C. et al. 2003. The future of professionalised work: UK and Germany compared [Trực tuyến]. London: Anglo-German Foundation for the Study of Industrial Scoiety. Địa chỉ: http://www.agf.org.uk/pubs/pdfs/1232web.pdf [Truy cập: 10/10/2010]. 33. FAO (1971), Agricultural Commodity Projections (1970-1980), Vol. II. Rome. 34. Institute of Economics (1998), Analysis of Expenditure Pattern of Urban Households in Vietnam, Departement of Economics, Economic Research Report, Hanoi. 1.2.4 Các Quy chuẩn trình bày danh mục tài liệu tham khảo: 1.2.4.1. Quy chuẩn trình bày sách tham khảo Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản Ví dụ: Nguyễn Văn B (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội. Thành phần thông tin Giải thích Nguyễn Văn B Tên tác giả (2009), Năm xuất bản trong ngoặc đơn, tiếp sau là dấu phẩy (,) Kinh tế Việt Nam năm 2008, Tên sách, chữ in nghiêng, chữ cái đầu viết hoa, tiếp sau là dấu phẩy (,) Nhà xuất bản ABC, Tên nhà xuất bản, tiếp sau là dấu phẩy (,) Hà Nội. Nơi xuất bản, kết thúc là dấu chấm (.) 1.2.4.2. Quy chuẩn trình bày tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên kỷ yếu khoa học Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), “tên bài báo”, tên tạp chí, số phát hành, khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí. Ví dụ: Lê Xuân H (2009), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị [...]... Trích dẫn từ báo cáo, sách … không có tác giả cụ thể Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống” (Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, 2011, NXB Lao động xã hội, trang 23) 2.1.2 Trích dẫn gián tiếp: Khi thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng người viết không đọc trực tiếp tác giả A, mà thông qua một tài liệu của tác giả B - Mẫu trích. .. cận tài liệu gốc mà trích dẫn qua một tài liệu biên dịch thì việc trích dẫn hơi dài ḍng Chương 3: CÁCH TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG 3.1 Trích dẫn trong bài (in-text reference) Trích dẫn trong bài viết bao gồm các thông tin sau: • Tên tác giả/ tổ chức • Năm xuất bản tài liệu • Trang tài liệu trích dẫn (nếu có) Có 2 cách chủ yếu trình bày trích dẫn trong bài viết:... hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng, Bộ Giáo Dục Đào Tạo Trường Đại học Lạc Hồng ban hành ngày 05 tháng 05 năm 2012 28 2 Quyết định số 182/TB-ĐHKT-SĐH về việc Ban hành tài liệu Hướng dẫn cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo trong các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các công trình khoa học, Bộ Giáo Dục Đào Tạo Trường Đại học Kinh tế... tên công trình, công phát và thất nghiệp, tài liệu chưa xuất bản trình/tài liệu chưa xuất bản đã đã được sự đồng ý của tác giả, Khoa kinh được sự đồng ý của tác giả, tế học - Đại học Kinh tế quốc dân nguồn cung cấp tài liệu Chương 2: THỰC TRẠNG CÁCH TRÍCH VÀ DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO 2.1 Các kiểu trình bày trích dẫn hiện tại: 2.1.1 Trích dẫn nguyên văn (trích dẫn trực tiếp): - Trích lại nguyên vẹn văn... mục Tài liệu tham khảo của luận văn Đối với các tài liệu dịch cũng được thực hiện tương tự Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng ) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì bị coi là thiếu trung thực trong khoa học, sẽ không được công nhận trước Hội Đồng báo cáo nghiên cứu khoa học Không trích dẫn những kiến thức phổ... khoa học, còn gọi là "hệ thống thứ tự trích dẫn" - Mẫu trích dẫn được đánh số theo thứ tự trích dẫn trong bài viết Số được đặt trong ngoặc đơn, liền sau mẫu trích dẫn Nếu có nhiều tài liệu được trích dẫn cho cùng một ý, dùng dấu phẩy (không có - khoảng trắng) giữa các số Nếu có dãy 3 số liên tục trở lên thì dùng dấu gạch nối (không có khoảng trắng) giữa - số đầu và số cuối của dãy Các tài liệu có trích. .. ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (2009), Báo cáo hoạt động nghiên cứu khoa học 2008, Hà Nội Thông tư số 44 /2007/BTC hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính ban hành ngày 07 tháng 5 năm 2007 Nguyễn Văn A (2006), Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, tài liệu chưa xuất bản đã được sự đồng ý của tác giả, Khoa. .. trích dẫn tài liệu tham khảo và lập danh mục tài liệu tham khảo nhằm tuân thủ tốt các quy tắc, quy chuẩn viết trích dẫn tài liệu tham khảo cũng như lập danh mục tài liệu, từ đó chọn lựa tài liệu tham khảo cũng như trích dẫn đúng, đủ nội dung trích dẫn cần thiết và đồng nhất trong cách trình bày tránh trình trạng người đọc thấy ở mỗi báo cáo khác nhau một cách trình bày khác nhau, dễ gây hiểu nhầm và. .. chú dẫn về một tác giả đã dẫn liền trước đó, biểu chú dẫn chỉ ghi "ibid." (gốc Latin ibidem, nghĩa là "ở chỗ đã chỉ ra trong mẩu trích dẫn trước") và số trang, cách - nhau bằng dấu phẩy Khi gọi chú dẫn về một tác giả có một tài liệu đã dẫn rồi (không liền trước), biểu chú dẫn ghi tên tác giả và "op cit." (gốc Latin opere citato, nghĩa là "tài liệu đã dẫn" ), dẫn số trang sau cùng - Khi gọi chú dẫn. .. Hướng dẫn cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo trong các khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các công trình khoa học, theo công văn số:182/TB-ĐHKTSĐH, http://sdh.ueh.edu.vn/cao-hoc/quy-dinh-luan-van-thac-si/huong-dan-cach-trich-dan-va-lapdanh-muc-tai-lieu-tham-khao/, ngày 27 tháng 02 năm 2012, 11H30 7 Trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định của Bộ giáo dục và đào . nước” Trích dẫn từ báo cáo, sách … không có tác giả cụ thể Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống” (Phương pháp nghiên cứu khoa học trong. khảo và tài liệu tham khảo chỉ liệt kê những gì có trích dẫn trong báo cáo nghiên cứu của mình Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Trích dẫn 1.1.1 Khái niệm trích dẫn Trích dẫn tài liệu là một phương pháp. cứu.  Giai đoạn 2: Trích dẫn nguyên văn, tóm tắt hoặc diễn giải thông tin cần đưa vào bài viết. Tùy vào phương pháp nghiên cứu và cách diễn đạt mà mỗi tác giả sẽ có những cách thức trích dẫn

Ngày đăng: 12/04/2015, 12:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.7. Trích dẫn trong đoạn văn

  • 1.1.8. Lập danh mục tài liệu trích dẫn/ tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan