Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM

173 1.4K 6
Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

M Ụ C L Ụ C Trang Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I. Khái niệm chung về công nghệ và máy thi công công trình ngầm. 3 § 1.1 Tổng quan về các công nghệ thi công công trình ngầm và phân loại 3 § 1.2 Phân loại máy thi công công trình ngầm 5 § 1.3 Thiết bị động lực máy công trình ngầm 7 § 1.4 Hệ thống truyền động trong máy thi công công trình ngầm 17 Chương II. Máy và thiết bị trong các công nghệ đào hở 30 § 2.1 Tổng quan các công nghệ đào hở 30 § 2.2 Máy đào một gầu 33 § 2.3 Máy thi công cọc barrete và tường trong đất 38 § 2.4. Cổng trục 45 Chương III. Máy và thiết bị trong các công nghệ đào kín kết hợp khoan phá và khoan nổ mìn 48 § 3.1 Tổng quan các công nghệ mỏ truyền thống 48 § 3.2 Tổng quan công nghệ khoan nổ mìn trong đất đá cứng và phương pháp mới của Áo. 49 § 3.3 Công tác khoan và những đặc tính tổng quát của các phương pháp khoan 53 § 3.4 Đầu khoan, dụng cụ khoan, các loại máy khoan nhỏ và trung bình 56 § 3.5 Cỗ máy khoan hầm lò tự hành 65 Chương IV. Máy thi công tuyến ngầm bằng công nghệ khiên và tổ hợp khiên 72 § 4.1 Công nghệ đào kín bằng khiên và tổ hợp khiên, thiết bị và phân loại 72 § 4.2 Khiên và tổ hợp khiên 75 § 4.3 Khiên đào lò thủ công và bán thủ công 80 § 4.4 Tổ hợp khiên đào lò cơ giới loại thường (không có khoang cân bằng áp lực - Soft Ground Non Pressurized) 84 1 § 4.5 Tổ hợp khiên đào lò với khoang cân bằng áp lực bằng đất- “Earth pressure balance EPB” 86 § 4.6 Tổ hợp khiên đào lò với khoang cân bằng áp lực bằng dung dịch betonite – “Slurry pressure balance EPB” 89 § 4.7 Tổ hợp máy đào một càng dùng thi công trong nền đá cứng – “Main beam TBM” 94 § 4.8. Lựa chọn tổ hợp khiên đào tuyến ngầm 98 Chương V. Máy bốc xúc và vận chuyển đất đá trong tuyến tunnel ngầm. 103 § 5.1 Công tác bố xúc đất đá trong tuyến ngầm 103 § 5.2 Máy và thiết bị bốc xúc đất đá trong tuyến ngầm 103 § 5.3 Máy và thiết bị vận chuyển trong tuyến ngầm 112 Chương VI. Máy làm bê tông công trình ngầm 122 § 6.1 Khái niệm chung 122 § 6.2 Máy trộn bê tông & thiết bị định lượng phối liệu 122 § 6.3 Máy bơm bê tông 131 § 6.4 Máy vận chuyển bê tông trên mặt đất và dọc theo tunnel tới vị trí thi công 134 § 6.5 Máy đầm bê tông công trình ngầm 139 § 6.6 Ván khuôn di động dùng để thi công bê tông cốt thép liền khối trong tuyến ngầm 142 § 6.7 Máy và thiết bị lắp ráp vỏ tuyến ngầm 145 § 6.8 Тhiết bị phun bê tông gia cố vách lò 150 Chương VII. Máy và thiết bị phụ trợ 159 § 7.1 Máy và thiết bị thông gió công trường tuyến ngầm 159 § 7.2 Máy và thiết bị sử lý nền đất yếu dưới sâu trong thi công tuyến ngầm. 169 Tài liệu tham khảo 175 2 Lời nói đầu Tài liệu “Máy và thiết bị thi công công trình ngầm” được biên soạn với mục đích trang bị kiến thức về máy thi công ngầm cho sinh viên ngành xây dựng công trình ngầm đô thị nói riêng cũng như sinh viên các ngành có liên quan như: xây dựng dân dụng- công nghiệp và các chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị trường Đại học kiến trúc Hà Nội, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của học sinh viên trong việc lựa chọn và quản lý các thiết bị đã, đang và sẽ được sử dụng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây là kết quả nghiên cứu các tài liệu của các hãng sản xuất thiết bị thi công tuyến ngầm nổi tiếng trên thế giới như: Herrenknecht, Wirth, Putzmeister (CHLB. Đức), Hitachi Ltd. và Mitsubishi Heavy Industries (Nhật Bản), Lovat (Canada), Robbins và Caterpillar (USA), Palmieri (Italia), và các tài liệu máy thi công mạng đường sắt ngầm đô thị “Metro” của LB. Nga. Đặc Biệt hãng sản xuất thiết bị thi công tunnel Herrenknecht của CHLB Đức đã ủng hộ chúng tôi bằng cách gửi những tài liệu từ chính hãng qua đường chuyển phát nhanh để chúng tôi tham khảo và trong tài liệu này chúng tôi đã sử dụng một phần hình ảnh từ chính tài liệu của hãng. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo một số tài liệu như: cuốn “Máy xây dựng” do tác giả Nguyễn Văn Hùng chủ biên, Lưu Bá Thuận và cuốn “Thi công hầm và công trình ngầm” của tác giả Nguyễn Xuân Trọng v.v. Tác giả đã tìm hiểu và giới thiệu bổ sung các công nghệ xây dựng tuyến ngầm và nguyên lý làm việc của các thiết bị mới, hiện đại được các hãng nổi tiếng trên thế giới sản xuất mà các sách trong nước chưa đề cập tới. Ngoài ra tài liệu là tập hợp kinh nghiệm thực tế trong nhiều năm công tác của tác giả tại các công ty Lũng Lô, LICOGI khi tham gia thi công các tuyến tunnel thuỷ lực cho các nhà máy thủy điện A Vương; Bản Chát; Ngòi Phát vv… và thực tiễn trong những năm công tác tại các công ty xây dựng mỏ của Tổng công ty Than Việt Nam. Tài liệu “Máy và thiết bị thi công công trình ngầm” được biên soạn với phương châm bám sát các công nghệ thi công, được chia thành 8 chương theo từng giải pháp công nghệ chính, và một số chương giới thiệu những thiết bị có công dụng chung cho mọi công nghệ và trình tự sắp xếp như sau: Chương 1: Khái niệm chung về công nghệ và máy thi công công trình ngầm. Chương 2: Máy và thiết bị trong các công nghệ đào hở. 3 Chương 3: Máy và thiết bị trong các công nghệ đào kín kết hợp khoan phá và khoan nổ mìn Chương 4: Máy thi công tuyến ngầm bằng công nghệ khiên và tổ hợp khiên Chương 5: Máy bốc xúc và vận chuyển đất đá trong tuyến tunnel ngầm. Chương 6: Máy làm bê tông trong công trình ngầm Chương 7: Máy và thiết bị phụ trợ. Tác giả chân thành cảm ơn ông Florian Kulke và bà Sarah Uhl phòng Marketing & corporate communication hãng Herrenknecht AG đã gửi và cho phép chúng tôi sử dụng một phần tài liệu của hãng. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, đặc biệt các cán bộ giảng dạy bộ môn máy xây dựng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã đọc và góp ý kiến cho bản thảo trong quá trình biên soạn sách Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi sai sót, rất mong bạn đọc và các đồng nghiệp đóng góp để tài liệu ngày càng tốt hơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010 Các tác giả 4 Chương I. Khái niệm chung về công nghệ và máy thi công công trình ngầm. § 1.1 Tổng quan về các công nghệ thi công công trình ngầm và phân loại I. Công tác tổ chức thi công công trình ngầm dạng tuyến. Công tác thi công tuyến ngầm được tổ chức thi công theo hai nguyên tắc: - Tổ chức thi công theo dây chuyền; - Tổ chức thi công theo chu kỳ. Tổ chức thi công theo dây chuyền trong tuyến ngầm thể hiện ở chỗ, khi gương đào tiến lên thì tất cả các khu vực thi công khác theo sau cũng phải tiến lên với cùng tốc độ để hoàn thành một chu kỳ công tác. Khi ấy toàn bộ công việc thi công tuyến ngầm được thực hiện có thể hiểu như một dây chuyền xây dựng thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ về tiến độ như: công tác đào đất, công tác bốc xúc đất, công tác lắp ráp vỏ tunnel cùng tốc độ với tốc độ tiến lên của gương đào. Nếu một trong các công đoạn kể trên chậm tốc độ sẽ dẫn tới sự gián đoạn của cả dây chuyền.Tốc độ tiến lên của gương đào trong từng khu vực thi công có thể rất khác nhau phụ thuộc vào khả năng của máy chủ và phụ thuộc vào từng công nghệ. Tổ chức thi công theo chu kỳ thể hiện ở chỗ, sau mỗi một khoảng thời gian nhất định thì một khối lượng công tác xây lắp được thực hiện, các công đoạn xây lắp được lặp đi lặp lại qua mỗi chu kỳ. Thời gian thực hiện một chu kỳ phải được tính toán sao cho mỗi một ca hoặc mỗi một ngày, công đoạn cuối cùng của một chu kỳ phải được hoàn thành triệt để và trên cơ sở đó bàn giao cho ca tiếp theo. Đây là giải pháp cho phép tổ chức thi công theo tổ, đội trực ban và tăng tinh thần trách nhiệm của mỗi đội trực ca về chất lượng xây lắp. II. phân loại Các công nghệ thi công tuyến ngầm được chia thành 2 nhóm chính là đào kín và đào hở. Trong đào kín lại được chia làm 3 nhóm là mỏ truyền thống; đào với khiên và tổ hợp khiên và công nghệ đào lò theo phương án Áo mới (New Austrian Tunneling Method - NATM). Đào hở chia ra làm các nhóm đó là: Đào hở kiểu hố móng, kiểu phân đoạn với tường trong đất, kiểu đào hở kết hợp khiên hở, hạ dìm và cuối cùng là phương pháp hạ dần. Phân loại các công nghệ thi công công trình ngầm được thể hiện ở các sơ đồ sau: § 1.2. Phân loại máy thi công công trình ngầm 5 Máy thi công công trình ngầm là những máy xây dựng và thiết bị có tính chuyên dụng cao phục vụ cho công tác xây dựng công trình ngầm, tuyến tunnel ngầm giao thông đường sắt, đường bộ, tuyến đường ống ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, thuỷ điện…Do vậy máy và thiết bị thi công công trình ngầm có rất nhiều chủng loại và đa dạng. Người ta phân loại máy và thiết bị thi công công trình ngầm theo nhóm máy chủ đạo của từng công nghệ thi công hoặc theo công dụng của chúng như sau: 1. Tổ hợp máy phát lực: Tổ máy phát lực có nhiệm vụ cung cấp động năng cho các cơ cấu công tác của các máy thi công ngầm làm việc. Tổ máy phát lực của các máy thi công công trình ngầm có thể là tổ hợp động cơ điêzel - bơm dầu thuỷ lực, tổ hợp đông cơ điện – bơm dầu thuỷ lực, tổ hợp động cơ điêzel – máy nén khí hoặc các đông cơ hoạt động độc lập v.v… 2. Máy bốc xúc và vận chuyển đất đá hầm lò: • Máy bốc xúc: có nhiệm vụ bốc xúc đất đá làm sạch mặt bằng phía trước gương đào để đổ trực tiếp hoặc gián tiếp vào các máy vận chuyển đất đá. Các máy này có hai loại là loại làm việc theo chu kỳ và loại bốc xúc liên tục. • Máy vận chuyển hầm lò gồm có: - Các máy vận chuyển liên tục như: băng tải, gầu tải, vít tải v.v…có nhiệm vụ vận chuyển đất đá ra khỏi gương đào và vận chuyển vật liệu xây dựng và máy móc từ mặt đất tới nơi thi công. Hướng vận tải là phương ngang hoặc phương nghiêng . - Các máy vận chuyển không liên tục như: ôtô tải hầm lò, vận tải đường sắt xe goòng hầm lò…Hướng vận chuyển là phương ngang hoặc phương nghiêng. * Máy nâng chuyển: đây là những máy có hướng vận chuyển gần như vuông góc với tuyến tunnel. Chúng được bố trí ở giếng đứng có nhiệm vụ đưa đất đá lên mặt đất và đưa vật liệu, cấu kiện xây dựng cùng với công nhân xuống tuyến ngầm. Ta phải phân biệt các máy này với các máy nâng chuyển phục vụ thi công công trình ngầm như các tầng hầm nhà cao tầng, các bãi đỗ xe ngầm và tuyến ngầm bằng công nghệ đào hở. 3. Máy và thiết bị thi công tuyến ngầm và công trình ngầm bằng công nghệ đào hở gồm có: - Các máy thi công tường trong đất; - Các máy bốc xúc đất trong công nghệ đào hở; - Các máy nâng chuyển trong công nghệ đào hở - cổng trục. 6 4. Máy và thiết bị thi công tuyến ngầm bằng phương pháp khoan nổ mìn: - Các dụng cụ khoan: Mũi khoan, ty khoan (cần khoan) - Các máy khoan cầm tay; - Máy khoan cột; - Cỗ máy khoan hầm lò. 5. Máy và thiết bị thi công tuyến ngầm bằng phương pháp khiên và tổ hợp khiên: - Khiên thủ công; - Khiên bán thủ công; - Tổ hợp khiên cơ giới hoá hoàn toàn loại thường dùng cho đất mềm – “Soft Ground Non Pressurized”; - Tổ hợp khiên đào lò với khoang cân bằng áp lực bằng đất – “EARTH PRESSURE BALANCE”; - Tổ hợp khiên đào lò với khoang cân bằng áp lực bằng dung dịch betonite cao áp – “SLURRY PRESSURE BALANCE SPB”; - Tổ hợp khiên đào lò với khiên đơn và khiên đôi - “SINGLE AND DOUBLE SHIELD TBMS”; - Tổ hợp máy đào tuyến ngầm một càng dùng trong nền đá cứng – “MAIN BEAM TBM”. 6. Máy và thiết bị phục vụ cho công tác bê tông, bê tông cốt thép công trình ngầm gồm: - Máy và thiết bị gia cố vách tunnel tạm thời bằng công nghệ phun khô; - Máy và thiết bị gia cố vách tunnel tạm thời bằng công nghệ phun khô; - Máy trộn bê tông; - Các loại ván khuôn di động; - Máy vận chuyển bê tông; - Máy bơm bê tông; - Máy làm chặt bê tông; - Máy lắp ráp vỏ lò; - Máy ép vữa. 7. Máy và thiết bị phụ trợ thi công tuyến ngầm khác như: - Máy sử lý nền đất cho tuyến ngầm – máy và thiết bị sử lý nền đất yếu bằng công nghệ khoan phụt vữa cao áp. - Máy và thiết bị thông gió tuyến ngầm; 7 - Máy và thiết bị định vị hướng đào; - Các máy tách đất, máy bơm bùn v.v… - Thiết bị an toàn, chiếu sáng. Máy và thiết bị thi công công trình ngầm có thể là một máy đơn lẻ, một cỗ máy phục vụ cho một công đoạn trong công nghệ thi công và nhiều khi chúng được coi như một dây chuyền (một công xưởng) thực hiện trọn vẹn toàn bộ các công đoạn của một công nghệ thi công từ đào đất tới thi công vỏ hầm tunnel vĩnh cửu. 8. Cấu tạo chung của máy công trình ngầm gồm những bộ phận chính cơ bản sau: a. Thiết bị động lực: Động cơ đốt trong, điện, bơm dầu và máy nén khí. b. Hệ thống truyền động: Cơ khí, thuỷ lực, điện, khí nén và hỗn hợp c. Cơ cấu công tác. d. Cơ cấu di chuyển. e. Hệ thống điều khiển. f. Các thiết bị phụ khác: thiết bị an toàn, chiếu sáng, trên các tổ hợp khiên đào lò được trang bị các máy tính hiện đại cho phép tự động hoá nhiều khâu từ đào đất, điều khiển tới thi công hoàn chỉnh một tuyến ngầm. Tuỳ theo yêu cầu và chức năng, một số máy có thể có đầy đủ các bộ phận trên hoặc chỉ có một vài bộ phận trên mà thôi. Trong chương này chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu các cụm thiết bị có công dụng chung đó là: Thiết bị động lực và hệ thống truyền động các cụm còn lại ta nghiên cứu cùng với máy trong các chương sau. 8 § 1.3. Thiết bị động lực máy công trình ngầm Thiết bị động lực (còn gọi là hệ thống phát lực) có thể bao gồm một hoặc nhiều động cơ. Động cơ là một cơ cấu máy dùng để biến đổi dạng năng lượng nào đó (như điện năng, nhiệt năng…) thành cơ năng cung cấp cho các cơ cấu công tác. Trong máy xây dựng nói chung và máy thi công công trình ngầm nói riêng có bốn loại động cơ dưới đây thường được sử dụng đó là: - Đông cơ đốt trong; - Động cơ điện; - Máy bơm thuỷ lực, các đông cơ thuỷ lực: Mô-tor, xi lanh thuỷ lực - Các loại máy nén khí. I. Động cơ đốt trong 1. Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong Hỗn hợp nhiên liệu (xăng hoặc dầu điêzen với không khí) được đốt cháy trong buồng kín sẽ sinh ra khí và nhiệt độ cao làm giãn nở khí đốt dẫn tới tăng áp suất, áp suất này tác động lên bề mặt piston, làm piston di chuyển tịnh tiến trong lòng xi lanh, thông qua thanh truyền làm quay trục khuỷu và sinh công. 2. Phân loại: Động cơ đốt trong có hai loại: - Động cơ xăng (2 kỳ và 4 kỳ): có bộ chế hoà khí (carburator) và bộ phận đánh lửa (bugi). - Động cơ diesel (2 kỳ và 4 kỳ): Không có bộ chế hoà khí và bộ phận đánh lửa, nhiên liệu được phun trực tiếp qua kim phun (dưới áp suất p = 12,5÷100 MPa) vào buồng đốt, dầu tự bốc cháy khi bị nén lại dưới áp suất cao và nhiệt độ cao trong buồng đốt. Ngoài ra, còn có thể phân loại động cơ theo số lượng xi lanh & cách đặt xi lanh: Đặt đứng, đặt nghiêng và nằm ngang, một hàng, hai hàng và kiểu chữ V. Các máy thi công công trình ngầm thường sử dụng động cơ điêzel loại bốn kỳ có nhiều xi lanh sắp xếp hai dãy kiểu theo chữ V. 3. Cấu tạo chung của động cơ đốt trong Động cơ đốt trong bao gồm một số cơ cấu và hệ thống chính như sau: - Cơ cấu biên - tay quay: Cơ cấu biên - tay quay hay cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền có tác dụng biến chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu. 9 - Cơ cấu phối khí: Cơ cấu phối khí có tác dụng nạp đầy hòa khí (động cơ xăng) hoặc không khí động cơ điêzen) vào xi lanh và xả sạch khí cháy đã làm việc ra khỏi xi lanh. - Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Hệ thống cung cấp nhiên liệu có tác dụng cung cấp nhiên liệu, tùy theo phụ tải của động cơ, để hỗn hợp với không khí tạo thành hòa khí hoặc hỗn hợp cháy và xả khí cháy ra khỏi xi lanh. - Hệ thống bôi trơn: Hệ thống bôi trơn dùng trong động cơ có tác dụng cung cấp dầu nhờn đến các bề mặt làm việc của chi tiết để giảm ma sát và hạn chế tác động mài mòn. - Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát có tác dụng giữ cho động cơ làm việc ở một nhiệt độ nhất định để kéo dài tuổi thọ của động cơ. Ngoài ra, động cơ còn có các cơ cấu và hệ thống khác: hệ thống điều tốc, khởi động và đánh lửa (dùng ở động cơ xăng). 4. Những thông số cấu tạo cơ bản của động cơ đốt trong a) Hành trình: Hành trình (hay khoảng chạy của pittông) S (hình 1.1) là khoảng cách từ vị trí cao nhất - điểm chết trên (ĐCT) đến vị trí thấp nhất - điểm chết dưới (ĐCD) của pittông, khi pittông dịch chuyển tịnh tiến trong xi lanh: S = 2r [1.1] trong đó r - bán kính tay quay của trục khuỷu. b) Dung tích làm việc của xi lanh: Dung tích làm việc của xi lanh (V s ) là dung tích của xi lanh được giới hạn trong một khoảng hành trình của pittông: V s = S. 4 D 2 π [1.2] trong đó D- đường kính của xilanh; S- hành trình của pittông. 10 [...]... đoạn đường ngầm Trên đây là tổng quan các công nghệ thi công công trình ngầm bằng các phương án đào hở, các thi t bị chính để thi công các công nghệ này là máy đào một gầu, máy thi công tường trong đất và các máy vận chuyển lên cao mà chủ yếu là cổng trục Dưới đây xin giới thi u lần lượt các máy đó § 2.2 Máy đào một gầu I Công dụng và phân loại 1) Công dụng: Máy xúc một gầu hay còn gọi là máy đào một... dùng truyền động ăn khớp Tổn thất lớn Kém Không thể thi u trong bất kỳ các máy thi công xây dựng Bảng 1.2 so sánh các dạng truyền động trong máy ngầm Chương II Máy và thi t bị trong các công nghệ đào hở § 2.1 Tổng quan các công nghệ đào hở Công nghệ thi công tuyến ngầm bằng phương pháp hở (còn gọi là phương pháp lộ thi n) bao gồm các công nghệ sau: - Thi công hở theo phương pháp hố móng; - Đào hào phân... cung cấp cho các máy và thi t bị qua hệ thống đường ống dẫn khí nén trong công trình ngầm Trong xây dựng công trình ngầm máy nén khí cung cấp không khí có áp suất cao, năng lượng do khí cao áp này sẽ dẫn động các thi t bị và các cơ cấu công tác dùng khí nén 15 2 Phân loại máy nén khí: Theo phương pháp nén khí người ta phân loại máy nén khí thành các nhóm sau: - Các máy nén thể tích (máy nén ép không... khí dùng để đào đất hố móng ở độ sâu > 10 m II Máy xúc gầu nghịch dẫn thuỷ lực: 1) Cấu tạo: Kết cấu của máy gồm hai phần chính: phần máy cơ sở (máy kéo xích) và phần thi t bị công tác (thi t bị làm việc) Trên hình 2.5 phần máy cơ sở gồm: Cơ cấu di chuyển 1 chủ yếu để máy di chuyển trong phạm vi công trường Nếu cần di chuyển máy với cự ly lớn phải có thi t bị vận chuyển chuyên dùng Cơ cấu quay 2 dùng... kỳ tiếp theo III Máy đào gầu ngoạm dẫn động cơ khí 35 1) Công dụng và vị trí máy trong sơ đồ công nghệ: Máy xúc gầu ngoạm dùng để xúc đất trong các hố móng có chiều sâu > 10 Ở độ sâu này nếu dùng máy xúc gầu nghịch dẫn động thuỷ lực thì tay gầu sẽ rất dài, độ ổn định của máy kém và dung tích gầu xúc nhỏ dẫn tới năng suất thấp Hình 2.6 Sơ đồ bố trí thi t bị thi công công trình ngầm với máy xúc gầu ngoạm:... tự hành; 2 – máy cơ sở (cần trục cơ khí bánh xích); 3 - cơ cấu công tác (gầu ngoạm); 4 - thùng chứa đất; 5 – máy xúc loại nhỏ gom đất vào thùng 4; 6 - cột chống và sàn công tác; 7 - tường trong đất; 8 - neo Sơ đồ bố trí máy xúc gầu ngoạm được thể hiện trên hình 2.6, sơ đồ này không chỉ dùng thi công tuyến ngầm mà còn được dùng để thi công các công trình ngầm của các toà nhà cao tầng bằng công nghệ top... thuận (còn gọi là máy xúc gầu ngửa); - Máy xúc gầu nghịch (còn gọi là máy xúc gầu sấp); - Máy xúc gầu quăng (còn gọi là máy xúc gầu dây); - Máy xúc gầu ngoạm Trong các công nghệ thi công công trình ngầm bằng phương pháp đào hở người ta thường sử dụng hai loại máy đào một gầu đó là: Máy đào gầu nghịch dẫn động thuỷ lực dùng để đào đất hố móng ở độ sâu ≤ 10 m và máy đào gầu ngoạm dẫn động cơ khí dùng... n1 và n2 - vận tốc quay của trục chủ động và trục bị động, v/ph; ω1 , ω2 - vận tốc góc của trục chủ động và trục bị động, rad/s Trục chủ động và trục bị động còn được gọi là trục dẫn và trục bị dẫn b) Hiệu suất truyền động: η= Ν2 Ν1 [1.11] trong đó N1 và N2- công suất trên trục chủ động và trục bị động, kW (CV) c) Tương quan mômen xoắn: Gọi N là công suất tính bằng kW, M là mômen xoắn tính bằng N.m và. .. Truyền động điện là một tập hợp các thi t bị như: Thi t bị điện, thi t bị điện tử, phục vụ cho công tác biến đổi điện – cơ cũng như gia công truyền tín hiệu thông tín hiệu thông tin để điều khiển quá trình biến đổi năng lượng đó Hệ truyền động điện được phân loại như sau: + Truyền động điện không điều chỉnh: thường chỉ có động cơ nối trực tiếp với lưới điện, quay máy công tác với một tốc độ nhất định... loại máy chủ đạo trong công tác đào đất trong xây dựng nói chung và xây dựng tuyến ngầm bằng các công nghệ đào hở nói riêng Máy xúc một gầu làm nhiệm vụ khai thác đất tạo hố móng và đổ vào phương tiện vận tải hoặc đổ thành đống để các máy khác bốc lên phương tiện vận tải Máy xúc một gầu làm việc theo chu kỳ gồm các nguyên công: - Tiến tới vị trí bốc xúc đất; - Đào và tích đất vào gầu; - Nâng gầu lên và . vậy máy và thi t bị thi công công trình ngầm có rất nhiều chủng loại và đa dạng. Người ta phân loại máy và thi t bị thi công công trình ngầm theo nhóm máy chủ đạo của từng công nghệ thi công. về công nghệ và máy thi công công trình ngầm. § 1.1 Tổng quan về các công nghệ thi công công trình ngầm và phân loại I. Công tác tổ chức thi công công trình ngầm dạng tuyến. Công tác thi công. chung về công nghệ và máy thi công công trình ngầm. 3 § 1.1 Tổng quan về các công nghệ thi công công trình ngầm và phân loại 3 § 1.2 Phân loại máy thi công công trình ngầm 5 § 1.3 Thi t bị động

Ngày đăng: 12/04/2015, 10:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Các công nghệ đào kín mỏ truyền thống

  • Hình 3.4. Trình tự và sơ đồ công nghệ thi công tunnel theo công nghệ mới của Áo NATM: 1 — máy khoan; 2 — neo; 3 — lưới thép; 4 — lớp bê tông phun (khô hoặc ướt) gia cố tạm thời;

  • 5 — tổ hợp máy bơm phụt vữa bê tông; 6 — xe di chuyển có lắp các thiết bị quan trắc;

    • Một chu kỳ làm việc của máy bốc xúc đất đá đổ sau bao gồm các thao tác: di chuyển về phía trước tiếp cận đất đá, đưa gầu xúc sâu vào khối đất đá, sau đó nâng gầu lên và đổ đất đá về phía sau – đây là những máy đổ thẳng. Một số máy khác đổ đất đá vào bun-ke (bunker), và từ bun- ke đất đá được đưa vào phương tiện vận tải nhờ băng chuyển tải – đây là những máy bốc xúc đất đá gián tiếp.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan