Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố,

14 979 0
Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố,

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

14 A. MỞ ĐẦU Hiện nay với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu hướng toàn cầu hóa đã trở thành một tất yếu thì việc hoàn chỉnh các quy định về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả ngày càng trở nên quan trọng, nhất là hoàn thiện những quy định về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. Và để đáp ứng yêu cầu đó, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định ở Điều 774 về bảo hộ quyền tác giả như sau: “Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. B. NỘI DUNG I. Khái quát về bảo hộ quyền tác giả. 1. Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. Quyền tác giả là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của mình. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa. Thí dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, 14 tranh vẽ Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài là một trong những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. “Yếu tố nước ngoài” được thể hiện qua các dấu hiệu sau: (1) chủ thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài; (2) khách thể tồn tại ở nước ngoài; (3) sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài. Điều 774, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định QTG có yếu tố nước ngoài là “quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. 2. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được hiểu là Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về QTG có yếu tố nước ngoài, tham gia ký kết các điều ước quốc tế về QTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể QTG có yếu tố nước ngoài. 14 3. Cơ sở bảo hộ - Cơ sở pháp lý: Việt Nam đã tham gia vào các Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả như Công ước Berne 1886; Hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1997. Và trong các Điều ước quốc tế này đều quy định về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài, vậy nên Việt Nam là một nước thành viên trong Điều ước thì tất nhiên cũng phải có những quy định phù hợp với Điều ước quốc tế và các điều khoản về bảo hộ quyền sở hữu có yếu nước ngoài trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 là một ví dụ. Và không thể không kể đến Điều 774 của Bộ Luật dân sự 2005. - Cơ sở thực tiễn: xuất phát từ thực tiễn khách quan cho thấy quyền tác giả đối với các tác phẩm vẫn chưa thực sự được đảm bảo, sự xâm phạm từ các cá nhân, tổ chức ngày không ngưng gia tăng, làm ảnh hưởng cả về mặt tình thần và vật chất cho tác giả. Như vậy, để ngăn ngừa những hành vi xâm phạm trên và để kích thích sự sáng tạo của các tác giả, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về vấn đề bảo hộ quyền tác giả và minh chứng cho điều này là Điều 774 của Bộ luật dân sự 2005 và các quy định về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài trong Luật sở hữu trí tuệ 2005. 14 II. Bảo hộ quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 774 Bộ luật Dân sự năm 2005. 1. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo Điều 774 BLDS 2005. Đối tượng đươc bảo hộ là tác giả, chủ sở hữu người nước ngoài phải thuộc một trong các trường hợp dưới đây: - Tác giả là cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam hoặc. - Tác giả là cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố, phổ biến lần đầu tiên tại Việt Nam. - Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả (QTG) mà Việt Nam là thành viên. Tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ QTG theo quy định của pháp luật Việt Nam có các QTG theo quy định của pháp luật Việt Nam được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.Như vậy, tác giả là người nước ngoài sẽ được hưởng quyền tài sản và quyền nhân thân trong lĩnh vực QTG như tác gải là công dân Việt Nam. 14 Các chủ thể trên sẽ được pháp luật Việt Nam bảo hộ QTG tại Việt Nam đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật (sau đây gọi là tác phẩm) sau: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chũ viết hoặc kí tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. 2. Nội dung của bảo quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo Điều 774 BLDS 2005. 2.1. QTG của người nước ngoài sẽ được bảo hộ tại Việt Nam nếu có tác phẩm lần đầu tiên được công bố phổ biến lần đầu tiên tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam. 14 Nếu đáp ứng được điều kiện trên thì tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam, có các quyền tác giả như công dân Việt Nam. Bao gồm: 2.1.1 Quyền nhân thân trong nội dung QTG được hiểu là quyền xác lập mối liên hệ giữa bản thân tác giả với tác phẩm, gắn liền trực tiếp với tác giả, không thể chuyển giao hay để lại thừa kế (trừ quyền công bố tác phẩm), mang lại giá trị tinh thần cho tác giả và được bảo hộ vo thời hạn (trừ quyền công bố tác phẩm). Quyền nhân thân gồm các quyền quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Cụ thể: ‘‘Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không cho người khác sửa chữa cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả’’. Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm gồm: ‘‘Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ 14 sở hữu có thảo thuận khác; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác’’ - Điều 19 Luật SHTT, Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP. 2.1.2 Quyền tài sản được hiểu là những quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cho người khác sử dụng tác phẩm và được hưởng các lợi ích vật chất của việc sử dụng đó và được bảo hộ có thời hạn. Quyền tài sản bao gồm các quyền quy định tại điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. - Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, truyển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê; được nhận giải thuởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả. - Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả gồm: được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả. 14 - Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê. 2.2. Bảo hộ quyền tác giả của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố, phố biến, xuất hiện lần đầu ở nước ngoài, thì chỉ thể được bảo hộ tại Việt Nam nếu Điều ước quốc tế Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định. a. Trong trường hợp người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố phổ biến, xuất hiện lần đầu ở nước ngoài theo điều ước song phương mà Việt Nam ký kết có quy định. - Việt Nam ta đã ký kết các hiệp định song phương về QTG như: hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1997; Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Sĩ về bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ năm 1999. 14 - Tuy nhiên, nhóm xin được đi nghiên cứu về Hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả Việt Nam- Hoa Kỳ năm 1997. Theo hiệp định này, các tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam quyền tác giả bao gồm: + Tác phẩm của tác giả là công dân Hoa Kỳ và hoặc người thường trú tại Hoa Kỳ; + Tác phẩm được công bố lần đầu tại Hoa Kỳ của người không phải là công dân Hoa Kỳ hoặc người không thường trú trú tại Hoa Kỳ; + Tác phẩm mà một công dân Hoa Kỳ hoặc người thường trú tại Hoa Kỳ được hưởng những quyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại Việt Nam hoặc tác phẩm mà những quyền kinh tế thuộc về một pháp nhân do một công dân Hoa Kỳ hoặc người thường trú tại Hoa Kỳ kiểm soát trực tiếp, gián tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần hoặc tài sản của pháp nhân đó, với điều kiện: quyền kinh tế nói trên phát sinh trong vòng một năm kể từ ngày công bố lần đầu tác phẩm đó tại một nước thành viên của một điều ước đa phương về quyền tác giả tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực, Hoa Kỳ là thành viện của Hiệp ước nói trên. + Tác phẩm của tác giả là công dân Hoa Kỳ hoặc người thường trú tại Hoa Kỳ và các tác phẩm đã được công bố lần đầu tại Hoa Kỳ trước khi Hiệp định bắt 14 đầu có hiệu lực nhưng chưa thuộc về công cộng tại Hoa Kỳ sau khi hưởng toàn bộ thời hạn bảo hộ. b. Trong trường hợp người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố phổ biến, xuất hiện lần đầu ở nước ngoài theo điều ước đa phương mà Việt Nam ký kết có quy định. Về vấn đề này thì nhóm sẽ phân tích dưới khía cạnh của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật năm 1886. Các nguyên tắc bảo hộ QTG theo Công ước: (1) nguyên tắc đối xử quốc gia- Khoản 1 Điều 5. Theo nguyên tắc này tác giả sẽ nhận được sự bảo hộ tại tất cả các quốc gia thành viên của Công ước như chính quốc gia đó dành cho công dân của quốc gia mình;(2) Nguyên tắc bảo hộ tự động- Khoản 2 Điều 5. Theo nguyên tắc này, quyền tác giả sẽ được bảo hộ khi tác phẩm của tác giả tồn tại dưới một hình thức nhất định;(3) Nguyên tắc bảo hộ độc lập- Khoản 3 Điều 5. Nguyên tắc này được hiểu là việc hưởng và thực thi các quyền theo Công ước độc lập với những gì được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm. [...]... định của công ước một tác phẩm sẽ được bảo hộ theo công ước nếu tác phẩm được công bố xuất bản lần đầu tại một nước thành viên công ước, hoặc công bố đồng thời tại một nước là thành viên và một nước chưa là thành viên - Đối với tác phẩm của đồng tác giả cũng sẽ được bảo hộ theo công ước nếu một trong các đồng tác giả là công dân của nước thành viên Ví dụ: Một công dân của Việt Nam và một công dân của. .. 4, Công ước Berne Cụ thể:(1) Các tác phẩm của tác giả điện ảnh mà nhà sản xuất có trụ sở hay thường trú ở một trong những nước thành viên của Liên hiệp;(2) Các tác giả của tác phẩm kiến trúc được xây dựng trong một nước thuộc Liên hiệp hoặc 14 những tác phẩm tạo hình gắn liền với một tòa nhà được xây dựng trong một nước thuộc Liên hiệp III Đánh giá Nhìn chung hành lang pháp lý về bảo hộ quyền tác giả. .. các quy định pháp luật về quyền tác giả - Những thành quả đạt được: Việc thực hiện quyền tác giả ở nước ta đa được tôn trọng Các tổ chức cá nhân, khai thác sử dụng quyền tác giả về cơ bản đã thực hiện đúng quy định của pháp luật như: xin phép, trả nhuận bút, thù lao và một số quyền lợi vật chất khác cho các chủ sở hữu hoặc tác giả Nhiều chủ thể đã nộp đơn đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả, điều này... quốc gia này chưa là thành viên Công ước) cùng là đồng tác giả của một tác phẩm văn học Trong trường hợp này thì tác phẩm này đươc Công ước bảo hộ vì có công dân của quốc gia thành viên công ước- Việt Nam là thành viên của Công ước từ năm 2004 - Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, đối với các tác phẩm không thỏa mãn điều kiện nêu trên nhưng vẫn nhận được sự bảo hộ của Công ước Berne Đó là các trường... tư và hợp tác- đặc biệt là hợp tác quốc tế về quyền tác giả - Giải pháp tăng cường hiệu quả: cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục về quyền tác giả, pháp luật cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để phòng ngừa cũng như ngăn ngừa tình trạng xâm phạm quyền tác giả Và quan trọng là cần có móc nối giữa Nhà nước với cơ quan báo chí, truyền thông trong vấn đề bảo vệ quyền tác trong... tương đối được hoàn thiện với việc tham gia vào các Điều ước quốc tế song phương như hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1997 và đa phương như Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả 1886 Tuy nhiên, có thể thấy điều kiện và hành lang pháp lý mới chỉ đáp ứng về mặt điều kiện cần, và việc thực thi quyền này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: nhận thức về quyền tác giả, ... bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo Điều 774 Bộ luật dân sự 2005 Và vấn đề bảo hộ quyền tác giả đã được pháp luật Việt Nam kế thừa và phát huy, qua đó cũng dành được những thành tựu nhất định và bên cạnh đó là những hạn chế cũng cần phải khắc phục (đã được nêu ở trên) Vì vậy, Nhà nước Việt Nam cần có những chính sách chiến lược cho vấn đề này, với phương châm“ tri thức là nguồn cội của sự... các tác giả ngày càng thứ sâu săc về vấn đề xâm phạm bản quyển trong thời đại thông tin hiện nay - Hạn chế: Bên cạnh nhưng mảng tích cực đạt được thì thực thực quyền tác giả vẫn còn gặp phải một số nhưng khó khăn như: tình trạng xâm phạm quyền tác giả vẫn diễn ra trên nhiều lĩnh vực như sao chép bất hợp pháp, ghi âm, ghi hình, in lậu sách trong xuất bản… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu . DUNG I. Khái quát về bảo hộ quyền tác giả. 1. Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. Quyền tác giả là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của mình. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng. thể, cho thuê. 2.2. Bảo hộ quyền tác giả của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố, phố biến, xuất hiện lần đầu ở nước ngoài, thì chỉ thể được bảo hộ tại Việt Nam. 14 Nếu đáp ứng được điều kiện trên thì tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam, có các quyền tác giả như công dân Việt

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan