SKKN Vận dụng tư liệu trong dạy học Ngữ văn bậc THPT

7 602 3
SKKN Vận dụng tư liệu trong dạy học Ngữ văn bậc THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở MỘT SỐ BÀI HỌC" I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, đổi mới phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, học sinh và giáo viên không thể chỉ bằng lòng với những gì có sẵn trong sách giáo khoa hoặc tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Việc tìm tòi, nghiên cứu, sử dụng các tư liệu trong dạy học nói chung và Ngữ văn nói riêng là điều vô cùng cần thiết. II-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1- CƠ SỞ LÍ LUẬN: Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Thầy giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà là người hướng dẫn, tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức bằng con đường tự học. Hành trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh bao giờ cũng bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Tư liệu dạy học có thể được xem như là một trong những phương tiện dạy học thiết thực nhất để tác động đến trực quan của học sinh, tạo tiền đề cho các em nắm bắt được những vấn đề sâu rộng hơn và những đơn vị kiến thức trừu tượng của bài học. 2- CƠ SỞ THỰC TIỄN: Những năm gần đây, việc học sinh không tha thiết, thậm chí còn quay lưng lại đối với môn Ngữ văn trong nhà trường THPT là một thực trạng đáng bào động. Thực tế dạy học cho thấy: việc đổi mới phương pháp dạy học chỉ mới dừng lại ở chủ trương, ở khẩu hiệu hô hào chứ chưa thực sự đi vào thực tiễn một cách sâu sát. Thỉnh thoảng vẫn có những giáo viên nỗ lực tìm con đường đi sao cho tiết dạy của mình đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng số đó không phải là nhiều. Đa phần họ bằng lòng với những gì đã có sẵn trong sách giáo khoa. Song trên thực tế, không phải bất cứ bài học nào trong sách giáo khoa cũng được tổ chức theo trình tự hợp lí. . Hơn nữa, không phải tất cả các ngữ liệu sách giáo khoa nêu ra đều phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Văn, giáo viên và học sinh cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến việc sử dụng tư liệu trong các giờ học, tạo không khí sôi nổi, sinh động, gây hứng thú và hiệu quả tối đa trong giờ học. Sau đây tôi xin trình bày những suy nghĩ của mình về việc sử dụng tư liệu trong dạy học Ngữ văn. 3- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1/ Cách hiểu về tư liệu dạy học và phân loại: a- Nên hiểu như thế nào về tư liệu dạy học? - Những thứ vật chất con người sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nhất định nào đó (nói khái quát). - Tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, giảng dạy (nói khái quát). Như vậy, tư liệu dạy học được hiểu là tài liệu sử dụng trong dạy học của giáo viên và học sinh. b- Tư liệu dạy học có thể tồn tại ở các dạng khác nhau, song có thể thấy 2 loại phổ biến nhất thường được dùng trong các giờ dạy học Ngữ văn là: - Tư liệu tồn tại dưới dạng hình ảnh. - Tư liệu tồn tại dưới dạng ngôn từ. 2/ Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng tư liệu: - Phù hợp với nội dung bài dạy. - Minh họa, khắc sâu kiến thức bài dạy. - Sử dụng với mức độ thích hợp, vừa phải, tránh lạm dụng. - Có những câu hỏi hướng dẫn học sinh phát hiện và khai thác tư liệu một cách hợp lý, trong một số trường hợp có thể biến tư liệu thành ngữ liệu. - Chú ý đến thời điểm ra đời, nguồn gốc, xuất xứ và tính chuẩn xác của tư liệu. - Không quá khó hoặc quá xa lạ với đối tượng học sinh. 3/ Vai trò của học sinh: Vai trò chủ động của học sinh không chỉ thể hiện ở những lần giơ tay phát biểu xây dựng bài trong các tiết học mà khâu chuẩn bị ở nhà cũng rất quan trọng. Không nên quan niệm rằng chỉ cần soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa là đủ. Sự tìm tòi chính là bước đầu giúp các em tự nghiên cứu, phát hiện để đi đến cảm, hiểu một tác phẩm văn chương. Việc tự giác sưu tầm tư liệu một mặt tránh được lối soạn bài qua loa chiếu lệ, mặt khác tạo điều kiện cho các em tiếp cận bài học với tâm thế thoải mái, chủ động. Học sinh cần tuân thủ chặt chẽ nhiệm vụ sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông thường, tư liệu phục vụ cho bài học là những hình ảnh minh họa hoặc các bài viết trên báo chí, sách vở, trên mạng internet Học sinh có thể độc lập sưu tầm hoặc làm việc theo nhóm. Trên thực tế, ở một số bài dạy, nếu học sinh chuẩn bị tốt khâu này thì tiết học sẽ có hiệu quả đáng kể. Ví dụ : Bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/S (lớp 12), học sinh có thể sưu tầm các tư liệu sau đây: - Hình ảnh những bệnh nhân nhiễm HIV/S. - Hình ảnh về những hoạt động từ thiện của cộng đồng cùng chung tay xoa dịu nỗi đau HIV/S. - Những con số báo động về tốc độ lây lan của căn bệnh thế kỷ trên toàn cầu. - Những bài viết bàn về tính cấp thiết của việc ngăn chặn, đẩy lùi căn bệnh đáng sợ này Tương tự như thế, trước khi dạy bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, giáo viên cũng có thể gợi ý để các em sưu tầm những hình ảnh tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc như : Lễ hội (chọi gà, đâm trâu, đua thuyền, Hội Lim, Hội Gióng ) ; trang phục (áo dài, áo tứ thân ) ; phong tục (cúng tất niên, đón giao thừa, chúc Tết ) Những hình ảnh đó không chỉ minh họa trực tiếp cho nội dung bài dạy mà còn tạo nên sự sinh động, phong phú của tiết học, để lại những ấn tượng rõ nét về văn hóa dân tộc trong nhận thức của học sinh. 4/ Vai trò của giáo viên : Theo quan niệm đổi mới, học sinh là chủ thể sáng tạo trong các giờ học. Nhưng không thể phủ nhận vai trò định hướng, tổ chức của giáo viên. Giáo viên không chỉ có nhiệm vụ khích lệ, động viên học sinh sưu tầm mà còn biết cách tổ chức hợp lý để học sinh tiếp cận và giải mã tư liệu ấy, phục vụ thiết thực cho nội dung bài học. Cách xử lý tư liệu đóng một vai trò quan trọng đối với giáo viên trong tiến trình tổ chức bài dạy. Với những tư liệu học sinh sưu tầm được, nên tạo điều kiện để học sinh trình bày trước lớp. Hoặc nếu điều kiện trên lớp không cho phép, giáo viên cũng nên dành một khoảng thời gian nhất định để xem xét, đánh giá về trách nhiệm và ý thức chuẩn bị bài của các em. Có như vậy mới khích lệ được tinh thần các em ở những lần tiếp theo. Trong nhiều trường hợp, việc tự tìm tòi tư liệu và biến nó thành ngữ liệu để phục vụ cho bài giảng đã giúp giáo viên thành công. Bởi vì về nguyên tắc, chiếm lĩnh tri thức từ khai thác ngữ liệu là một quy trình khoa học ; song trên thực tế, không phải bất cứ bài học nào trong SGK cũng cung cấp sẵn những ngữ liệu cần thiết, nhất là các bài về Tiếng Việt. Lúc ấy, việc tìm tòi tư liệu trở thành nhiệm vụ bắt buộc và vấn đề cụ thể được đặt ra : phải xử lý như thế nào để tư liệu được sử dụng như các ngữ liệu. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng: để chuyển hóa từ tư liệu sưu tầm được thành ngữ liệu phục vụ cho việc khắc sâu kiến thức, giáo viên cần tốn nhiều công sức và nhất thiết phải có sự đầu tư. Nguồn tư liệu có thể lấy từ vốn kiến thức, kinh nghiệm giáo viên tích lũy được hoặc từ các ví dụ ở sách giáo khoa cũ. Cần chú ý đến việc tổ chức hệ thống câu hỏi đi từ xa đến gần; từ phát hiện đến phân tích, đối chiếu; từ bao quát đến cụ thể Thiết nghĩ, những việc làm như thế vừa là điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động nắm vững các đơn vị kiến thức bài học, vừa mang lại hiệu quả thiết thực cho việc sưu tầm tài liệu của giáo viên. 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng: sự đầu tư cho bài giảng của giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả giờ học. Những tiết học mà giáo viên có đầu tư tìm tòi, bổ sung tư liệu, học sinh học tập với thái độ hào hứng, sôi nổi hơn. Mặt khác, học sinh cũng rất nhiệt tình, háo hức và tự giác trong việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho tiết học. Qua kiểm tra đánh giá, điều tôi rất phẩn khởi là đa số các em đều hiểu bài tại lớp. Có kỹ năng vận dụng thành thạo lý thuyết vào thực hành. Tình trạng một số em lơ là, uể oải hoặc thiếu hứng thú đã được khắc phục trong các tiết học như vậy. III- KẾT LUẬN : Những điều tôi đã trình bày cũng có thể là không hề xa lạ, mới mẻ với các thầy cô. Ở đây, tôi chỉ nêu ra những kinh nghiệm cá nhân mà mình đã từng vận dụng. Cũng như bất kỳ thầy cô giáo nào, tôi cũng luôn luôn mong muốn được lên lớp trong một không khí học tập đầy hào hứng, sôi nổi, có sự cộng tác đồng bộ giữa thầy và trò. Vì lẽ đó, tôi thường trăn trở và tìm hướng giảng dạy thích hợp ở một số bài học, trong đó đặc biệt chú ý đến khâu tìm tòi, bổ sung và xử lý tư liệu. Chắc chắn, để đạt hiệu quả như ý, bản thân tôi còn phải nỗ lực rất nhiều. Tôi rất mong các đồng nghiệp cùng góp thêm kinh nghiệm để tôi học hỏi, vận dụng vào quá trình giảng dạy của mình nhằm đạt kết quả tốt hơn trong việc nâng cao trình độ của học sinh. IV- KIẾN NGHỊ: - Nhà trường cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, bồi dưỡng để giup học sinh thành thạo các kỹ năng sử dụng máy vi tính, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học. - Các thầy cô giáo bộ môn văn nên khích lệ, tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi, sưu tầm nhiều tư liệu có liên quan để làm phong phú bài học. - Giáo viên đứng lớp phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để làm phong phú kiến thức bài dạy. . quát). - Tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, giảng dạy (nói khái quát). Như vậy, tư liệu dạy học được hiểu là tài liệu sử dụng trong dạy học của giáo viên và học sinh. b- Tư liệu dạy học có thể. liệu trong dạy học Ngữ văn. 3- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1/ Cách hiểu về tư liệu dạy học và phân loại: a- Nên hiểu như thế nào về tư liệu dạy học? - Những thứ vật chất con người sử dụng trong một. dùng trong các giờ dạy học Ngữ văn là: - Tư liệu tồn tại dưới dạng hình ảnh. - Tư liệu tồn tại dưới dạng ngôn từ. 2/ Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng tư liệu: - Phù hợp với nội dung bài dạy.

Ngày đăng: 11/04/2015, 23:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan