Kinh nghiệm quản lý Kinh nghiệm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

19 563 0
Kinh nghiệm quản lý Kinh nghiệm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI Người thực hiện: Phạm Thị Thu Khuê Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai Lào Cai, tháng 5 năm 2011 1 QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI Phạm Thị Thu Khuê – Phó HT trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai. I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: PHẦN I : MỞ ĐẦU Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 2 nội dung chính: 1. Nội dung 1: Thực trạng đội ngũ TTCM và thực trạng các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ TTCM ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào cai. 2. Nội dung 2: Đề xuất những giải pháp về quản lý phát triển đội ngũ TTCM các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào cai, tỉnh Lào cai. Cách thức nghiên cứu đề tài theo: Thiết kế - quy trình - đo lường; phân tích dữ liệu và kết quả; đánh giá, bàn luận, kết luận. II. GIỚI THIỆU: Việc tổ chức dạy học theo các bộ môn khoa học cơ bản dẫn đến đội ngũ giáo viên trong các trường học nói chung và trường THPT nói riêng được chia thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn là nơi tập hợp những người có cùng nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, có sự tương đồng nào đó về trình độ đào tạo. Tổ chuyên môn là hạt nhân, là tế bào của hoạt động chuyên môn trong nhà trường, ở đó các thế hệ giáo viên nối tiếp nhau theo thứ bậc chuyên môn, nghiệp vụ. Có 2 mô hình chính về biên chế tổ chuyên môn trong các nhà trường. Đó là: 1. Tổ chuyên môn đơn môn, đơn cấp học: Là tổ chuyên môn mà tất cả các nhà giáo của tổ đều dạy cùng một môn và cùng cấp học. Thông thường tên gọi của tổ là tên bộ môn, ví dụ tổ Toán, tổ Ngữ văn, tổ Vật lý… 2. Tổ đa môn, đa cấp học ( tổ ghép): Là tổ ghép giáo viên của nhiều bộ môn hoặc ghép hai hay nhiều cấp học. Thông thường người quản lý nhà trường sẽ chọn ghép một số bộ môn có tính gần gũi, liên quan đến nhau như tổ Xã hội (gồm các môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân…); tổ tự nhiên (gồm các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, …); tổ Ngoại ngữ ( gồm Anh, Pháp, Trung…). Hoặc ở những loại hình trường phổ thông có nhiều cấp học thì có thể ghép tổ chuyên môn gồm giáo viên cùng bộ môn nhưng ở các cấp học khác nhau, ví dụ tổ Toán – Tin có cả giáo viên của THCS, THPT được đào tạo về Toán, Tin. Tổ Nhạc-Hoạ gồm giáo viên cả cấp Tiểu học, cấp THCS được đào tạo về Nhạc, Hoạ Đứng đầu mỗi tổ chuyên môn là một người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động của tổ. Vậy, TTCM là những người làm công tác quản lý giáo dục trực tiếp ở các tổ chuyên môn. Trong trường THPT, TTCM làm việc trực tiếp dưới quyền của hiệu trưởng. Bộ mặt tổ chuyên môn thể hiện trước hết ở người tổ trưởng, đó là sự gương mẫu, phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại cùng tham gia, phân công trách nhiệm rõ ràng. Khả năng biết lắng nghe của TTCM sẽ nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau trong tổ. TTCM có tư duy đổi mới dám đề ra và lãnh đạo thay đổi sẽ tạo ra sự phát triển vượt bậc cho tổ chuyên môn. Trong nhà trường phổ thông, tổ trưởng chuyên môn (TTCM) có vai trò rất quan trọng, họ là những cán bộ quản lý trực tiếp đối với đội ngũ các nhà giáo và mọi hoạt động của tổ chuyên môn. Tuy nhiên có một thực tế là đội ngũ TTCM hiện nay phần lớn đang làm công tác quản lý một cách cảm tính, theo kinh nghiệm. Đặc biệt là những người mới được bổ nhiệm, họ hoàn toàn lúng túng trong việc thực thi các chức năng nhiệm vụ của người quản lý cấp tổ. Chính sự non kém về kiến thức, về kỹ năng quản lý của các TTCM đã và đang là một nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sự phát triển chất lượng giáo dục trong các trường THPT. Đến lúc thực tế giáo dục trong các nhà trường đòi hỏi phải tìm ra những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ TTCM một cách thiết thực nhất, hiệu quả nhất. Ở các trường THPT, hiệu trưởng chính là người trực tiếp tuyển chọn, bổ nhiệm, đồng thời cũng chính là người trực tiếp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ TTCM. Đội ngũ TTCM trong các trường THPT tỉnh Lào Cai nói chung và các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai nói riêng cũng có những đặc điểm nói trên. Hơn nữa, so với các tỉnh khác thì Lào Cai là một tỉnh miền núi tuy có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng trước mắt vẫn là một tỉnh nghèo, dân trí thấp, chất lượng giáo dục thấp. Giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai tuy đã có sự tiến bộ nhưng vẫn gặp vô vàn khó khăn, nhất là về chất lượng đội ngũ. Chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh Lào Cai là phải tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ mà trước mắt, then chốt là đội ngũ TTCM. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông thành phố Lào Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Chúng tôi đã sử dụng 3 nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây để thực hiện đề tài: 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu lý luận về quản lý phát triển đội ngũ TTCM của Hiệu trưởng các trường THPT. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, Phương pháp điều tra, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, Phương pháp chuyên gia, Phương pháp thực nghiệm 3. Nhóm phương pháp bổ trợ: Các số liệu điều tra được xử lý bằng một số công thức toán học: Tính %; tính số trung bình; tính hệ số tương quan. VI. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: * Khách thể nghiên cứu: Quản lý phát triển đội ngũ TTCM của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai. * Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai. PHẦN II THỰC TRẠNG THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TTCM VÀ THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TTCM Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI: 1. Thực trạng về quy mô số lượng và cơ cấu đội ngũ TTCM. Bảng 1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai- tỉnh Lào Cai. Thống kê Tổ trưởng Tổ phó Nữ Đảng viên Số lượng 31 23 42 21 Tỷ lệ % 100% (Tính trên tổng số tổ CM ) 74,29% (Tính trên tổng số tổ CM ) 77,7% ( Tính trên tổng số CBQL tổ CM ) 38,85% ( Tính trên tổng số CBQL tổ CM ) Trên địa bàn thành phố Lào Cai có 6 trường THPT, trong đó có trên 300 giáo viên trực tiếp giảng dạy, chia thành 31 tổ chuyên môn. Phần lớn các trường THPT tổ chức cơ cấu có tổ trưởng và tổ phó chuyên môn, riêng trường THPT Chuyên chỉ có tổ trưởng, không bố trí tổ phó. Số CBQL tổ là nữ chiếm đa số, có những trường chiếm trên 90% tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là nữ. Số CBQL tổ chuyên môn là Đảng viên cũng chưa nhiều, đây là một vấn đề cần chú ý đầu tư phát triển. Bảng 2. Thực trạng về độ tuổi đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai- tỉnh Lào Cai. Thống kê Dưới 30 tuổi Từ 30-40 tuổi Từ 41- 50 tuổi Từ 51 - 55 tuổi Trên 55 tuổi Số lượng 2 22 26 4 0 Tỷ lệ % 3,7% 40,7% 48,1% 7,4% 0 Bảng 3. Thực trạng về thâm niên quản lý củađội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai- tỉnh Lào Cai. Thống kê 1 - 5 năm công tác QL 6 - 10 năm công tác QL 11 - 15 năm công tác QL 16 - 20 năm công tác QL Số người 0 15 21 18 Tỷ lệ % 0 27,75% 38,85% 33,3% 2. Thực trạng về chất lượng đội ngũ TTCM. Bảng 4. Thực trạng trình độ đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai- tỉnh Lào Cai. Năm học Trình độ chính trị Trình độ chuyên môn Trình độ quản lý Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Cao đẳng Đại học Trên Đại học Chưa qua ĐT QL Đã qua ĐT QL SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2008-2009 49 100 0 0 0 0 0 0 43 87,7 6 12,3 49 100 0 0 2009-2010 51 100 0 0 0 0 0 0 44 86,2 7 13,8 51 100 0 0 2010-2011 54 100 0 0 0 0 0 0 42 77,7 12 22,3 54 100 0 0 Đội ngũ TTCM các trường THPT đóng trên địa bàn thành phố Lào Cai nói riêng và các trường THPT trên toàn tỉnh Lào Cai nói chung đều trưởng thành lên từ đội ngũ nhà giáo trực tiếp giảng dạy. Một đặc điểm chung dễ nhận ra nhất ở đội ngũ này là họ có trình độ chuyên môn vững vàng, nổi trội nhất trong số những giáo viên cùng bộ môn của trường. Họ có nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao, say mê công việc, được mọi người tin tưởng… Về trình độ lý luận chính trị: Đội ngũ TTCM trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai chỉ mới có trình độ sơ cấp về chính trị. Về trình độ học vấn và chuyên môn của đội ngũ TTCM các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai: Tất cả đội ngũ TTCM đều có trình độ chuyên môn đào tạo đạt chuẩn nhà giáo THPT ( bằng đại học). Trong đó 100% tốt nghiệp ĐHSP. Số tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đạt trình độ Thạc sĩ năm học 2010-2011mới có 12 người, chiếm 22,3%. Về năng lực quản lý: Phần lớn TTCM chưa được trang bị, bồi dưỡng những cơ sở lý luận cần thiết về quản lý. Họ quản lý tổ chuyên môn hầu hết bằng kinh nghiệm và bằng sự học hỏi xung quanh và qua sự chỉ đạo của hiệu trưởng. Số TTCM được đào tạo nghiệp vụ quản lý nhà trường hầu như không có. Họ chỉ được bồi dưỡng theo chuyên đề nhưng không thường xuyên do Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức vào một vài dịp nào đó trong hè hoặc trong năm học. Nhìn chung các TTCM có khả năng làm kế hoạch trong hoạt động quản lý tổ chuyên môn nhưng chất lượng còn nhiều bất cập. Đây chính là điểm yếu của các TTCM. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy rằng có nhiều bản kế hoạch trình bày chung chung, dàn trải, còn lẫn lộn giữa mục tiêu và biện pháp. Các mục tiêu đưa ra chưa cụ thể, biện pháp đưa ra ít tính khả thi gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện cũng như rất khó có thể đo lường, đánh giá mức độ hoàn thành. Ở những trường mà trong một tổ chuyên môn gồm nhiều môn học. TTCM thường gặp khó khăn trong việc cụ thể hoá mục tiêu đến từng nhóm môn. Những TTCM đã làm qua một vài năm hình dung rõ được những công việc có tính tuần hoàn trong hoạt động quản lý tổ thì việc xây dựng chương trình hoạt động theo thời gian tốt hơn. Tuy nhiên, khi tìm hiểu hồ sơ quản lý của một số TTCM qua vài năm gần đây, chúng tôi thấy còn có hiện tượng lặp lại một cách máy móc trong việc xây dựng chương trình hoạt động. Điểm yếu trong năng lực kiểm tra, đánh giá của các TTCM ở đây chính là kỹ năng xác định tiêu chí khách quan để kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy một số nơi khi kiểm tra giáo án chủ yếu vẫn dừng lại ở việc đối chiếu với phân phối chương trình. Tức là chủ yếu quan tâm đến hình thức mà chưa quan tâm đến nội dung của giáo án. Các TTCM còn rất lúng túng trong việc tổ chức đánh giá giờ dạy nói riêng, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ viên nói chung. Các kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng đưa các hoạt động kiểm tra vào kế hoạch; kỹ năng tổ chức kiểm tra đánh giá theo tinh thần khách quan khoa học; kỹ năng làm cho việc kiểm tra đánh giá trở thành tự kiểm tra đánh giá của mỗi tổ viên; kỹ năng kết hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá đều còn rất hạn chế. Thực tế cho thấy ở những nơi TTCM làm tốt những công việc này thì hoạt động của tổ chuyên môn có nền nếp, và đạt kết quả tốt. 3. Thực trạng cơ chế đãi ngộ đối với đội ngũ TTCM. Hầu hết đội ngũ TTCM các trường THPT hiện nay chỉ được hưởng chế độ chính sách phụ cấp chức vụ theo chế độ hiện hành mà không được hưởng thêm một loại ưu đãi gì khác nữa. Các trường THPT có quy chế chi tiêu nội bộ nhưng chưa đưa nội dung tạo cơ chế đãi ngộ đối với đội ngũ TTCM. Lương bổng và đãi ngộ không chỉ tính riêng những giá trị vật chất mà còn phải kể cả những giá trị về mặt tinh thần như khen ngợi, thăng tiến, tham quan, hợp tác, bầu không khí tâm lý, điều kiện làm việc… Một số ít trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai ( THPT chuyên, THPTDTNT tỉnh ) đã tạo ra được một vài đãi ngộ riêng đối với đội ngũ TTCM như cử đi tham quan học tập kinh nghiệm với các trường ngoài tỉnh nhưng chưa thường xuyên và chưa tạo thành cơ chế. PHẦN III ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TTCM CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI. 1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp: Đảm bảo tính khoa học; tính mục đích; tính thực tiễn và tính khả thi. 2. Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ TTCM của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đội ngũ TTCM * Mục đích của biện pháp. Mục đích của biện pháp này là tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức cho lực lượng quản lý tổ chuyên môn trong nhà trường. Đặc biệt nó giúp cho TTCM nhận thức đầy đủ và đúng đắn về sự cấp bách cần phải nâng cao phẩm chất năng lực cho TTCM và coi đó là một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường THPT. Biện pháp nâng cao nhận thức đóng vai trò là biện pháp mở đường cho các biện pháp khác bởi nó là cơ sở để tập hợp các lực lượng, phát huy tính chủ động tích cực, làm cho đối tượng hiểu mà dẫn đến tự nguyện, thống nhất trong hành động thực hiện mục tiêu chung. * Nội dung và cách thức thực hiện. Nội dung của biện pháp này là phân tích, thuyết phục, giáo dục, tác động vào nhận thức làm cho đối tượng, cụ thể là TTCM nhận thức đúng đắn và tự nguyện chấp hành yêu cầu của hiệu trưởng. Từ đó có những biện pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao năng lực. Cơ sở của biện pháp này là những qui luật tâm lý, nhận thức, đó là cơ sở của thái độ và hành vi. Cho nên tác động vào nhận thức là cơ sở dẫn đến hành vi đúng đắn. Từ đó chúng ta sẽ tạo ra những thói quen, bồi dưỡng những phẩm chất tốt cho họ. Hiệu trưởng có thể làm cho các TTCM thay đổi nhận thức bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục. TTCM là những người đã có năng lực chuyên [...]... nhưng thực tế đã chứng minh không phải như vậy Nếu được giao trách nhiệm quản lý tổ chuyên môn, mà người tổ trưởng vẫn không hiểu được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tầm quan trọng của mình đối với tổ chuyên môn thì sẽ không thể lãnh đạo được tổ chuyên môn theo đúng yêu cầu Khi chất lượng chuyên môn không đảm bảo, người tổ trưởng sẽ không nghĩ chính mình là nguyên nhân Cho nên, nhất thiết phải trang... đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL là TTCM, phải có kinh phí thường xuyên để hỗ trợ người học nâng cao trình độ 2 4 Biện pháp 4: Bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM * Mục đích của biện pháp Bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong công tác quản lý, hình thành phẩm chất chính trị, tâm lý và năng lực hành... bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực quản lý) sẽ tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển đội ngũ, là tiền đề cho biện pháp hai Biện pháp 5 làm tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho các biện pháp còn lại PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và CBQL là biện pháp then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục Trong các trường THPT, việc quản lý phát triển đội ngũ TTCM là một biện... đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ Tham mưu với UBND thành phố, tỉnh để có chính sách khuyến khích, động viên TTCM tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn riêng, chuyên môn sâu Thông qua kết quả khảo sát đối với đội ngũ TTCM trường THPT thành phố Lào Cai, chúng tôi thấy đội ngũ TTCM cần được đào tạo và bồi dưỡng như sau: + Mỗi năm cử ít nhất 02 tổ trưởng, tổ phó chuyên môn mỗi trường trong... năng lực quản lý còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực, bù đắp những thiếu hụt của mỗi người về việc quản lý điều hành Thông qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi TTCM tiếp nhận được những tri thức và kinh nghiệm, vận dụng có hiệu quả vào công tác quản lý tổ chuyên môn trong nhà trường * Nội dung và cách thức thực hiện Thứ nhất, nâng cao năng lực kế hoạch hóa cho đội ngũ TTCM... biết cách vươn lên để trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau - Hiệu trưởng cần phải kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung và thời gian 2.2 Biện pháp 2: Phát hiện, tạo nguồn, bổ nhiệm đội ngũ TTCM * Mục đích của biện pháp Xây dựng được các tiêu chuẩn chức danh Tổ trưởng, Tổ phó tổ chuyên môn trong các trường THPT trên địa... biện pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng TTCM có thể coi như là một nội dung cơ bản trong hoạt động quản lý của hiệu trưởng Chính vì vậy, hiệu trưởng có các biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực cho TTCM chính là nâng cao năng lực quản lý cho chính mình Qua thực tế nghiên cứu về quản lý phát triển đội ngũ TTCM ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi có một số khuyến... năm học 2015 2015 có khoảng 50% tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trường THPT trên địa bàn thành phố có trình độ Thạc sĩ + Đến 2015, 100% TTCM phải có trình độ A ngoại ngữ và trình độ B tin học ( sử dụng có hiệu quả thực tế) * Điều kiện thực hiện - Hiệu trưởng mỗi trường phải lập được kế hoạch cụ thể cho việc cử tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ hằng năm - Đảm bảo... khích thúc đẩy đội ngũ TTCM tự học, tự phát triển * Nội dung và cách thức thực hiện - Có cơ chế khuyến khích và đãi ngộ đội ngũ TTCM trường học bằng chính sách tiền lương, thăng tiến, đào tạo và phúc lợi để đảm bảo cho họ tận tâm với công việc - Tăng cường mở rộng các hoạt động tham quan, giao lưu về công tác quản lý tổ chuyên môn trường THPT nhằm giúp các TTCM trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, để áp... công việc cho các tổ viên - Giúp cho TTCM biết dựa trên mức độ ưu tiên của các mục tiêu để huy động các nguồn lực của tổ tập trung cho các mục tiêu ưu tiên cao - Cung cấp cho TTCM hệ thống văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn - Bồi dưỡng TTCM cách thức tổ chức bàn bạc về chương trình bài vở lên lớp theo các nhóm môn - Chỉ đạo TTCM xây dựng đội ngũ giáo viên nòng . xuất một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu về. nghiên cứu: Quản lý phát triển đội ngũ TTCM của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai. * Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của. 90% tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là nữ. Số CBQL tổ chuyên môn là Đảng viên cũng chưa nhiều, đây là một vấn đề cần chú ý đầu tư phát triển. Bảng 2. Thực trạng về độ tuổi đội ngũ tổ trưởng, tổ phó

Ngày đăng: 11/04/2015, 22:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI

  • QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI

  • QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI

  • PHẦN I : MỞ ĐẦU

    • 3. Nhóm phương pháp bổ trợ:

    • PHẦN II

      • 1. Thực trạng về quy mô số lượng và cơ cấu đội ngũ TTCM.

      • 2. Thực trạng về chất lượng đội ngũ TTCM.

      • 3. Thực trạng cơ chế đãi ngộ đối với đội ngũ TTCM.

      • PHẦN III

      • 1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp:

      • 2. Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ TTCM của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

        • Mục đích của biện pháp.

        • Nội dung và cách thức thực hiện.

        • * Điều kiện thực hiện.

        • 2.2. Biện pháp 2: Phát hiện, tạo nguồn, bổ nhiệm đội ngũ TTCM

          • Mục đích của biện pháp.

          • Nội dung và cách thức thực hiện.

          • * Điều kiện thực hiện.

          • 2.3. Biện pháp 3: Lập kế hoạch và triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ TTCM

            • Mục đích của biện pháp.

            • Nội dung và cách thức thực hiện.

            • Điều kiện thực hiện.

            • TTCM

              • Mục đích của biện pháp.

              • Nội dung và cách thức thực hiện.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan