xây dựng và sử dụng sơ đồ cấu trúc trong dạy học đia lí lớp 10, 11

13 868 0
xây dựng và sử dụng sơ đồ cấu trúc trong dạy học đia lí lớp 10, 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Lí do chọn đề tài: Từ năm học 2006- 2007 sách giáo khoa THPT có sự thay đổi, trong đó sách giáo khoa địa lí lớp 10, 11 đã thay đổi chương trình nhằm đảm bảo các nguyên tắc: bám sát chương trình môn học, đảm bảo tính kế thừa, tính liên môn, tính phân hoá… Tuy nhiên một số bài của sách giáo khoa địa lí lớp 10, 11 có nội dung và thời lượng chưa phù hợp, nội dung bài quá dài so với thời gian quy định của một tiết học làm cho tiết học không hoàn thành hết nội dung (như bài 5, bài 6, bài 11, bài 13, bài 22, bài 23, bài 36, bài 37…địa lí 10, bài 2, bài 5 tiết 3, bài 6 tiết 1, bài 9 tiết 2…địa lí 11). Trong thực tế việc dạy học môn địa lí ở các trường phổ thông hiện nay còn gặp một số khó khăn như: thiếu các phương tiện thiết bị, đồ dùng dạy học, một số giáo viên địa lí có trình độ tin học còn hạn chế nên chưa kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học làm ảnh hưởng tới chất lượng dạy học. Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng sơ đồ cấu trúc trong dạy học đia lí lớp 10, 11 sẽ đem lại ý nghĩa to lớn đối với giáo viên và học sinh. * Đối với giáo viên: - Khắc phục những hạn chế của sách giáo khoa về nội dung và thời lượng của một số bài. - Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cấu trúc trong dạy học địa lí. - Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí trong các khâu: kiểm tra kiến thức cũ của học sinh, định hướng kiến thức lúc mở đầu bài học, ra bài tập về nhà hay củng cố kiến thức cho học sinh. * Đối với học sinh: việc xây dựng và sử dụng sơ đồ cấu trúc trong dạy học đia lí lớp 10, 11 giúp học sinh có khả năng chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức và hoàn thiện kiến thức địa lí. Mặt khác các sơ đồ đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí lớp 10,11 còn hạn chế nên phần lớn giáo viên phải tự xây dựng sơ đồ từ nội dung bài học phù hợp với ý tưởng sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học. 1 2/ Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi 2.1 Đối tượng: - Giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lí ở trường phổ thông. 2.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí nói chung và địa lí 10,11 nói riêng. - Đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ. 2.3. Phạm vi: - Áp dụng cho nhiều bài học địa lí 10, 11 chương trình sách giáo khoa phân ban. - Giới hạn trong việc tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên. - Đề tài giúp cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông qua sơ đồ. 3/ Phương pháp nghiên cứu: -Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THPT trong nhiều năm và kinh nghiệm qua gần 5 năm thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 10, 11 vừa qua. - Phương pháp thử nghiệm - Các phương pháp khác có liên quan. PHẦN II- NỘI DUNG VÀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 1 Nội dung: 1.1 Các loại sơ đồ: trong dạy học môn địa lí có 4 loại sơ đồ được dùng: - Sơ đồ cấu trúc - Sơ đồ địa đồ học - Sơ đồ quá trình - Sơ đồ logic 2 + Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố địa lí trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng. ( SƠ ĐỒ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ) *Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trong quá trình vận động. (SƠ ĐỒ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ CÁC MÙA Ở BẮC BÁN CẦU) 3 *Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của các sự vật- hiện tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ. ( SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC KHỐI KHÍ Ở BẮC MỸ ) *Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự vật-hiện tượng địa lí. ( SƠ ĐỒ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ) 4 - Tuy nhiên do điều kiện về cơ sở vật chất của các nhà trường còn thiếu, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí của giáo viên hạn chế nên việc xây dựng và sử dụng sơ đồ quá trình, sơ đồ địa đồ học, sơ đồ logic ít được sử dụng. Trong đó sơ đồ cấu trúc là loại sơ đồ được dùng phổ biến trong dạy học địa lí lớp 10,11 ở trường phổ thông. Vì sơ đồ này dễ xây dựng, dễ xác định nội dung và các đơn vị kiến thức khi đưa vào sơ đồ. - Việc nghiên cứu và thử nghiệm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên địa lí có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn. 2.2/ Yêu cầu của việc xây dựng và sử dụng sơ đồ cấu trúc: Việc xây dựng và sử dụng sơ đồ cấu trúc phải đảm bảo các nguyên tắc sau: *Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do giáo viên hoặc học sinh xây dựng sắp đặt. *Tính sư phạm, tư tưởng: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng của các đối tượng địa lí. *Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức địa lí. 2.3/ Các bước xây dựng sơ đồ cấu trúc: Thông thường cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh (đỉnh có thể là 1 khái niệm, 1 thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ; cạnh là các đường, đoạn thẳng (có hướng hoặc vô hướng) nối các đỉnh hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật-hiện tượng địa lí. Việc xây dựng sơ đồ gồm các bước sau: - Bước 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ ( chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mã hoá một cách ngắn gọn, cô đọng, xúc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng ). - Bước 2: Thiết lập các cạnh (các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên quan) - Bước 3: Hoàn thiện (kiểm tra lại tất cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dễ hiểu ). 5 2.4/ Cách sử dụng sơ đồ cấu trúc trong dạy học địa lí 10, 11: - Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành. - Trong dạy học địa lí ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau: + Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích, phản ánh nội dung bài giảng một cách trực quan, dễ khái quát, dễ tiếp thu. + Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần kiến thức. + Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt. - Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy, lúc này sơ đồ chính là mục đích, phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh. - Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ, mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức trên sơ đồ. 2.5/ Các ví dụ minh hoạ: Ví dụ 1: Xây dựng và sử dụng sơ đồ cấu trúc trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào đầu giờ học - Để kiểm tra kiến thức “Bài 9-Nhật Bản-Tiết 2-Kinh tế - ĐL11” của học sinh, giáo viên xây dựng sơ đồ và kèm theo câu hỏi: Hãy điền vào sơ đồ sau, sản phẩm của các ngành công nghiệp Nhật Bản? + Chọn đỉnh của sơ đồ là mạch chính thể hiện các ngành công nghiệp có tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp. + Các cạnh sơ đồ là mạch nhánh thể hiện các sản phẩm trong mỗi ngành được để trống. 6 - Sơ đồ: CÁC NGÀNH CHIẾM TỈ TRỌNG LỚN TRONG CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN - Ví dụ 2: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh- dùng vào lúc mở đầu bài học: - Để cho học sinh nắm bắt và hiểu được cấu trúc nội dung của các ngành kinh tế Trung Quốc , phầnII “Bài 10 - Trung Quốc - Tiết 2-Kinh tế - ĐL 11” giáo viên chọn đỉnh của sơ đồ là kinh tế Trung Quốc, mạch nhánh là ngành công, nông nghiệp, mạch phụ là các ngành sản xuất trong mỗi ngành chính. - Sơ đồ: Sơ đồ này được áp dụng tương tự với Bài 23 Cơ cấu dân số, Bài 37- Địa lí các ngành giao thông vận tải- ĐL10. 7 CHẾ TẠO ……………… ………………. ĐIỆN TỬ ……………… ………………. XD VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ……………… ………………. DỆT ……………… ………………. - Trên cơ sở xây dựng sơ đồ Phân bố dân cư Trung Quốc ( phần III- 1- Bài 10- Tiết 1- ĐL11) giáo viên yêu cầu học sinh phân tích, kết hợp với hình 10.4- Phân bố dân cư Trung Quốc. Trình bày sự phân bố dân cư chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn ở Trung Quốc? - Sơ đồ: - Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối quan hệ song song với việc hoàn thành sơ đồ ( vừa dạy vừa vẽ ) -> đây là cách dạy học có sự tham gia tích cực của học sinh. Ví dụ 4: Sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh đã lĩnh hội -Sau khi hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá các kiến thức cần nắm trong mục II: Điều kiện tự nhiên “Bài 10-Trung Quốc-Tiết 1-Tự nhiên và dân cư - ĐL 11” giáo viên thể hiện các kiến thức cần thiết bằng sơ đồ sau: -Sơ đồ: 8 Ví dụ 5: Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố-đánh giá cuối bài - Giáo viên để một số ô trống, để trống một số cạnh, yếu cầu học sinh tìm các kiến thức điền vào ô trống hoặc vẽ và điền tiếp nội dung kiến thức khác vào các cạnh . - Sau khi học xong “Bài 8-Liên bang Nga-Tiết 1-Tự nhiên, dân cư và xã hội ĐL11”, giáo viên sử dụng sơ đồ sau: -Sơ đồ: 9 Ví dụ 6: Sử dụng sơ đồ để ra bài tập về nhà hay kiểm tra kiến thức của học sinh - Sau “Bài 13- Ấn Độ-Tiết 1-Tự nhiên và dân cư - ĐL11 ( Ban nâng cao )” giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập sau: Bằng kiến thức đã học và dựa vào các câu cho sẵn dưới đây; em hãy chọn và hoàn chỉnh sơ đồ ? +Ấn Độ có 22 bang, 9 lãnh địa liên bang, hơn 200 dân tộc với hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. +Tôn giáo ở Ấn Độ rất đa dạng, trong đó Ấn Độ giáo (80% dân số), Hồi giáo (11% dân số ), là 2 tôn giáo lớn nhất và có thế lực nhất. +Ấn Độ có đến 600 đảng phái lớn nhỏ đại diện cho quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo. +Sự phân biệt đẳng cấp. 10 [...]... Giảng dạy các khối lớp 10, 11 (Sử dụng phấn, bảng viết ) thì việc sử dụng sơ đồ có hạn chế Học sinh nắm và hiểu nội dung của phần học, bài học chỉ đạt 60%/ lớp Nếu không sử dụng chỉ đạt 50% /lớp 11 - Giảng dạy các khối lớp 10, 11 (có sử dụng đèn chiếu và các đồ dung dạy học ) thì việc sử dụng sơ đồ cấu trúc nhiều hơn, thuận tiện hơn Học sinh nắm và hiểu nội dung qua sơ đồ nhanh hơn, đạt trên 90% /lớp Bài... Bang Nga Lớp 10E Không sử dụng sơ đồ Lớp 10H sử dụng sơ đồ Thời gian dành Không đủ Đủ cho bài dạy Kết quả đánh giá 50% học sinh nhớ, 90% học sinh nhớ, sau tiết học hiểu bài tại lớp hiểu bài tại lớp Tiêu chí so sánh Lớp 11I Không sử dụng sơ đồ Lớp 11G sử dụng sơ đồ Thời gian dành Không đủ Đủ cho bài dạy Kết quả đánh giá 50% học sinh nhớ, 90% học sinh nhớ, sau tiết học hiểu bài tại lớp hiểu bài tại lớp PHẦN... LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận: Việc đổi mới phương pháp trong dạy- học địa lí 10, 11 là cấp thiết nhưng việc áp dụng để đạt hiệu qủa cao là cần thiết hơn đối với giáo viên và học sinh - Đối với giáo viên cho dù có sử dụng phòng đèn chiếu hay trực tiếp dạy tại lớp thì cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu để xây dựng và sử dụng được phương pháp sơ đồ - Đối với học sinh học ban khoa học tự nhiên, việc học. .. sử dụng sơ đồ cấu trúc sẽ giúp các em ngoài việc tiếp thu kiến thức còn có khả năng tổng hợp và đánh giá kiến thức địa lí 2/ Kiến nghị: - Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy địa lí ở các khối lớp cần quan tâm hơn đến việc xây dựng và sử dụng sơ đồ cấu trúc trong giảng dạy, xem đây là phương pháp không thể thiếu, phương pháp cần thiết, đặc thù của bộ môn, phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều... giảng dạy của giáo viên - Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng… để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí ở trường phổ thông Trên đây là một số kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình giảng dạy địa li lớp 10,1 1 ở trường trung học phổ thông trong thời gian qua rất mong được sự đồng tình... lí các em chỉ coi là một môn học phụ Nên việc rèn luyện cho các em tiếp thu kiến thức địa lí bằng phương pháp sơ đồ là việc làm thường xuyên và cần thiết, giúp các em phát triển tư duy, dẽ học dẽ tiếp thu kiến thức 12 - Đối với học sinh học ban khoa học xã hội , việc học môn địa lí là rất quan trọng nhưng một số em có tư tưởng ngại học thuộc vì vậy rèn luyện cho các em kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ. .. dân tộc -Sơ đồ: 3/ Kết qủa thực nghiệm: *Việc thực hiện dạy học bằng sơ đồ thu được một số kết quả sau: 1- Khắc phục được tình trạng dạy không hết bài trong 1 tiết học 2- Khái quát được nội dung bài học 3- Xác định được kiến thức trọng tâm của bài học 4- Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức cho học sinh 5- Phương pháp này có thể được áp dụng rộng rãi trong dạy học địa lí ở trường... trình giảng dạy địa li lớp 10,1 1 ở trường trung học phổ thông trong thời gian qua rất mong được sự đồng tình ủng hộ và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi trong dạy học địa lí ở trường phổ thông Nga Sơn, ngày 10 tháng 05 năm 2 011 Người viết Trịnh Thị Tuyết 13 . pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí nói chung và địa lí 10,1 1 nói riêng. - Đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ. 2.3. Phạm vi: - Áp dụng cho nhiều bài học. khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí của giáo viên hạn chế nên việc xây dựng và sử dụng sơ đồ quá trình, sơ đồ địa đồ học, sơ đồ logic ít được sử dụng. Trong đó sơ đồ cấu trúc là. loại sơ đồ được dùng: - Sơ đồ cấu trúc - Sơ đồ địa đồ học - Sơ đồ quá trình - Sơ đồ logic 2 + Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố địa lí trong một chỉnh thể và mối

Ngày đăng: 11/04/2015, 21:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan