Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài Interconnection Networks

28 520 0
Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài Interconnection Networks

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks Lời mở đầu Như chúng ta đã biết từ các thế hệ máy tính đầu tiên ra đời cho đến ngày nay nhu cầu kết nối các hệ thống máy tính lại với nhau càng ngày càng trở lên quan trọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Đó là nhu cầu cung cấp kết nối truyền thông nhanh giữa các phần mạng máy tính, đặc biệt cho các máy tính song song. Các máy tính song song đã chia những vấn đề riêng biệt thành các công việc song song mà có thể thực hiện đồng thời, giảm đáng kể thời gian xử lý của ứng dụng. Bất kỳ hệ thống song song nào mà sử dụng nhiều hơn một bộ vi xử lý (processor) cho một chương trình ứng dụng phải được thiết kế để cho các proccessors của nó có thể trao đổi một cách hiệu quả. Điểm mạnh này đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mạng liên kết với toàn bộ hiệu suất của hệ thống song song. Trong nhiều kiến trúc xử lý song song hiện tại hoặc đang được đề xuất, một mạng liên kết được sử dụng để thực hiện sự trao dổi số liệu giữa các bộ vi xử lý hoặc giữa các bộ vi xử lý với các module nhớ. Trong bài tiểu luận này chúng em xin đề cập một số vấn đề về kiến trúc các mạng liên kết được sử dụng trong các mạng máy tính. Do thời gian có hạn nên tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận được sự đóng góp của thầy. Qua đây chúng em cũng gửi lời cảm trân trọng nhất tới giảng viên Tiến sĩ Nguyễn Kim Khánh đã tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập, cùng các ý kiến đóng góp của các bạn tập thể lớp Cao học Công Nghệ Thông Tin khóa INTERCONNECTION NETWORKS 1 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks (CÁC MẠNG LIÊN KẾT) Giới thiệu Theo lối truyền thống chúng ta xem xét kiến trúc máy tính trong phạm vi của một máy tính duy nhất. Tuy nhiên trong tiểu luận này, chúng ta sẽ xem xét kiến trúc của mạng máy tính - là tập hợp có liên kết ở những khoảng cách nào đó của nhiều máy tính. Có hai lý do khiến các nhà kiến trúc máy tính quan tâm đến mạng liên kết đó là: - Thứ nhất: trong các máy tính lớn (mainframe) đã dùng mạng liên kết để kết nối các hệ thống tự trị trong một máy tính và những thiết kế như vậy vẫn còn trong các máy PC ngày nay. Các chuyển mạch đang thay thế các bus để trở thành kỹ thuật truyền thông thông thường: giữa các máy tính, giữa các thiết bị vào ra, giữa các bản mạch, giữa các chip và thậm chí giữa các modun bên trong chip. Như vậy, một nhà kiến trúc máy tính cần phải hiểu thuật ngữ mạng liên kết, các vấn đề và các giải pháp để thiết kế và đánh giá các máy tính hiện đại. - Thứ hai: ngày nay, hầu như tất cả các máy tính đang và sẽ kết nối tới các thiết bị khác. Bất kỳ thiết bị nào thiếu mạng liên kết thì đều không hoàn thiện, do vậy một máy tính hiện đại nhất định phải có mạng liên kết. Các thành phần chính của một mạng máy tính gồm: - Các nút máy tính (node = end system = host). - Các giao diện phần cứng và phần mềm. - Các kết nối tới mạng liên kết. - Mạng liên kết (Interconnection Network=Network=communication subnet). - Liên kết mạng (Internetworking: internet): sự kết hợp của hai hay nhiều mạng liên kết. Để xem xét các mạng liên kết, trong tiểu luận này chúng ta lần lượt tiếp cận với những nội dung sau: 2 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks (1) Một mạng máy tính đơn giản (gồm 2 máy tính kết nối với nhau). (2) Môi trường liên kết mạng. (3) Mạng máy tính có từ hai máy tính trở lên kết nối với nhau. (4) Cấu trúc liên kết mạng. (5) Các vấn đề thực tế đối với các mạng liên kết thương mại. (6) Một số ví dụ mạng liên kết. (7) Liên kết mạng (kết nối hai hay nhiều mạng liên kết lại với nhau). (8) Những vấn đề đan xen đối với các mạng liên kết. ************************** 1 - Mạng đơn giản Máy A Máy B - Mạng đơn giản là một mạng gồm hai máy tính được nối với nhau theo hai đường có chiều ngược nhau: từ máy A sang máy B và ngược lại từ máy B sang máy A. - Dữ liệu được lưu vào 2 máy dưới dạng hàng đợi FIFO (First in First out - Vào trước ra trước). - Gỉa thiết hai máy trao đổi dữ liệu theo từng từ một (số bít dữ liệu truyền ở một thời điểm là 32 bít). * Giả sử A muốn nhận dữ liệu từ B, khi đó A thực hiện các bước sau: + Gửi một yêu cầu có chứa địa chỉ của dữ liệu mà A muốn nhận sang cho B. + Khi B nhận được yêu cầu từ phía A thì B phát trả lời bằng dữ liệu mà A yêu cầu sang cho A. Header (1 bít) Payload(32 bít) 3 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks 0 Địa chỉ 1 Dữ liệu 0: Yêu cầu. 1: Trả lời. Do vậy, ngoài các bít dữ liệu thì cần phải có ít nhất một bít trạng thái để báo là tín hiệu là yêu cầu hay trả lời. * Phần mềm hỗ trợ thực hiện liên kết mạng giữa hai máy tính thực hiện các nhiệm vụ chính sau: - Dịch các yêu cầu và trả lời của các máy thành tin tức bằng các header tương ứng. - Phân biệt quá trình truyền tin với các quá trình xử lý khác đang diễn ra trên hai máy. - Có chức năng dò lỗi tin: đảm bảo tin tức truyền đi không bị cắt xén lệch hay bị mất. + Phát hiện lỗi bằng cách gắn thêm vào tin cần truyền một trường mã tổng kiểm tra (checksum) hoặc một mã dò lỗi tin nào đó. + Khắc phục khi có tin lỗi bằng cách: dùng đồng hồ đếm thời gian cho mỗi tin truyền. Nếu có trường hợp mất tin thì đồng hồ thời gian sẽ ngắt. * Giao thức truyền nhận tin giữa hai máy tính trong mạng liên kết: + Gửi tin: - Ứng dụng copy dữ liệu sẽ gửi vào một bộ nhớ đệm (buffer) của hệ điều hành. - Hệ điều hành tính toán checksum, gắn nó vào header hay trailer của tin, sau đó khởi động đồng hồ thời gian. - Hệ điều hành gửi dữ liệu lên phần cứng giao diện mạng và yêu cầu phần cứng này gửi tin. 4 Bít trạng thái = Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks + Nhận tin: ngược lại với gửi tin: - Hệ điều hành copy dữ liệu từ phần cứng giao diện mạng vào buffer của hệ điều hành. - Hệ thống tính toán checksum trên dữ liệu đó. Nếu checksum này phù hợp với checksum của nơi gửi thì nơi nhận sẽ gửi thông tin báo đã nhận được tin sang cho nơi gửi. Nếu checksum này không phù hợp thì nó sẽ xoá tin vừa nhận. - Sau khi kiểm tra dữ liệu, hệ thống copy dữ liệu sang không gian địa chỉ của người sử dụng và phát tín hiệu cho ứng dụng tiếp tục hoạt động. Khi nơi gửi nhận được tín hiệu báo đã nhận được tin của bên nhận (acknowledge) thì nó sẽ xoá bản copy tin trong buffer hệ thống. Nếu như nơi gửi nhận được tín hiệu time-out (có lỗi) từ phía nơi nhận thì nó sẽ gửi lại tin cho nơi nhận và khởi động lại đồng hồ thời gian. Giả thiết hệ điều hành giữ tin trong buffer của nó để dùng cho trường hợp phải truyền lại tin khi có lỗi. Lúc này định dạng tin sẽ như sau: Trailer (4 bít) Header (2 bít) Payload (32 bít) (Checksum) 00 = Yêu cầu. 01 = Trả lời. 10 = Yêu cầu thừa nhận. 01 = Trả lời thừa nhận. Lưu ý: giao thức truyền tin trên áp dụng cho việc gửi một tin duy nhất. Nếu một ứng dụng không yêu cầu có đáp ứng từ phía nhận tin trước khi gửi một tin tiếp theo thì nơi gửi có thể sử dụng thời gian trễ truyền của tin truyền trước để gửi luôn một tin tiếp theo. Ngoài việc phải đảm bảo độ tin cậy khi truyền tin, giao thức truyền cũng phải thực hiện một số nhiệm vụ khác như: đồng bộ dữ liệu giữa hai bên truyền/nhận (trật tự các byte trong một từ); tránh truyền một tin hai lần; Thực hiện truyền tin tới ứng 5 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks dụng kia theo trật tự chúng được gửi; Điều khiển luồng tin truyền tại nơi gửi khi FIFO của nơi nhận đã đầy. * Các tham số hoạt động của mạng liên kết: - Bandwidth - Dải tần: + Thể hiện tốc độ truyền tin tối đa của mạng. + Bao gồm header, payload, trailer. + Đơn vị thường dùng là bits/giây, ngoài ra còn có bytes/giây. - Time of flight: + Là thời gian tính từ lúc truyền cho tới khi nơi nhận nhận được bít đầu tiên của tin truyền, gồm cả những khoảng thời gian trễ tại các bộ trễ (Repeater: trong mạng máy tính, đây là một thiết bị phần cứng được sử dụng để tăng cự ly ghép nối mạng) hoặc tại các thiết bị phần cứng khác trong mạng. + Với mạng WAN, thời gian này có thể là miligiây + Với mạng SAN, thời gian này có thể là nanogiây. - Transmission time - Thời gian truyền: + Là thời gian cho tin truyền đi qua mạng, không kể time of flight. + Bằng thời gian nơi nhận nhận được bít đầu tiên trừ cho thời gian nơi nhận nhận được bít cuối cùng hay bằng khối lượng tin chia cho giải tần. Công thức này chỉ đúng khi không có tin nào khác cùng tranh mạng ngoài tin đang được truyền trên mạng. - Transport latency - Góc trễ truyền: + Bằng tổng time of flight và transmission time. + Là thời gian tin sử dụng trong mạng liên kết. Hay nói cách khác, nó là thời gian giữa lúc bít đầu tiên của tin được đưa vào mạng với lúc bít cuối cùng của tin đến nơi nhận. - Sender overhead: Thời gian để bộ xử lý đưa tin vào mạng, kể cả những thành phần phần 6 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks cứng và phần mềm. - Receiver overhead: Thời gian để bộ xử lý lấy tin ra khỏi mạng liên kết. Nhìn chung Receiver overhead thường lớn hơn Sender overhead. - Total latency - góc trễ tổng: Total latency = Sender overhead + Time of flight + Dung lượng tin/Dải tần + Receiver overhead. 2 - Môi trường truyền của mạng liên kết 3 ví dụ về môi trường truyền của mạng liên kết: (1) - Cáp đồng xoắn. (2) - Cáp đồng trục. (3) - Cáp quang * Cáp đồng hai sợi xoắn: + Dùng cho hệ thống điện thoại. + Gồm 2 dây cách điện được bện xoắn lại với nhau, mỗi dây dày 1mm + Dải tần 1 vài Mb/s ở khoảng cách truyền vài km; vài chục Mb/s ở khoảng cách ngắn hơn, thích hợp cho mạng LAN. * Cáp đồng trục: + Được phát triển bởi các công ty truyền hình cáp. + Gồm một dây đồng cứng được bọc lớp cách điện, lớp cách điện này lại được bọc bởi phần dẫn điện hình trụ. + Tốc độ truyền lớn hơn so với cáp đồng xoắn với khoảng cách truyền chừng vài km. Một cáp đồng trục băng tần cơ sở 10BaseT có thể truyền 10 Mb/s ở khoảng cách một km. * Cáp sợi quang: Một mạng cáp quang có 3 thành phần: - Môi trường truyền, một cáp sợi quang. - Nguồn sáng, một đèn LED hay điốt laze. 7 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks - Bộ tách sóng ánh sáng, một photodiode Đặc điểm của cáp quang: + Có tốc độ truyền cao hơn hẳn so với hai loại trên, tuy nhiên chi phí đắt hơn. + Lõi sợi thủy tinh được phủ một lớp sơn để giữ ánh sáng không lọt ra ngoài. Bao quanh lớp sơn đó là một tầng đệm để bảo vệ lõi và lớp sơn phủ. + Không giống như cáp hai sợi xoắn và cáp đồng trục, sợi quang là môi trường một chiều hay còn gọi là môi trường đơn công. Muốn thực hiện hai chiều, hay còn gọi là song công thì cần có hai sợi quang nối giữa hai nút. + Do ánh sáng khúc xạ tại các giao diện nên nó có thể lan truyền chậm khi nó đi xuống cáp quang trừ khi đường kính của cáp quang được giới hạn là một bước sóng ánh sáng: khi đó nó truyền theo một đường thẳng. Do vậy, có hai dạng cáp sợi quang: - Sợi đa mode:  Nó sử dụng những đèn LED rẻ tiền để làm nguồn sáng.  Có bước sóng lớn hơn nhiều bước sóng của ánh sáng (thường đường kính là 62.5 micron so với đường kính 1.3 micron của ánh sáng hồng ngoại).  Có độ tán sắc nhiều hơn, do đó các tần số sóng tương ứng ở đó có vận tốc truyền khác nhau.  Tốc độ truyền 1000 Mb/s ở khoảng cách vài trăm mét hoặc 100 Mb/s ở khoảng cách vài km.  Thuộc lại cũ và rẻ hơn so với sợi đơn mode. - Sợi đơn mode:  Là sợi bước sóng đơn, đường kính thường là 8 hoặc 9 micron.  Cần nhiều điốt laze đắt tiền để làm những nguồn sáng.  Tốc độ truyền hàng Gb/s ở khoảng cách hàng trăm km.  Suy giảm tín hiệu trên đường truyền giới hạn chiều dài của sợi quang.  Khó khăn hơn khi muốn gắn những bộ kết nối vào sợi đơn mode.  Đắt hơn và ít tin cậy hơn, không dễ bị uốn cong . 8 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks  Chi phí, dải tần và khoảng cách truyền của sợi đơn mode bị ảnh hưởng bởi công suất của nguồn sáng, độ nhạy của bộ tách sóng ánh sáng, và tốc độ suy giảm/km của cáp sợi quang. Một kỹ thuật thường được áp dụng trong môi trường truyền cáp quang đó là kỹ thuật dồn kênh theo phân chia bước sóng (WDM - Wavelength division multiplexing) để tăng dải tần cho một sợi quang. Kỹ thuật này cho phép gửi đồng thời nhiều luồng tin khác nhau lên cùng một sợi quang sử dụng những bước sóng ánh sáng khác nhau, sau đó tại nơi nhận sẽ thực hiện tách các bước sóng khác nhau đó. Năm 2001, WDM có thể truyền 40 Gb/s sử dụng 8 bước sóng, dự kiến sẽ thực hiện truyền 400 Gb/s sử dụng 80 bước sóng. 3 – Kết nối mạng máy tính đa thiết bị * Môi trường chia sẻ so với môi trường dùng chuyển mạch: - Môi trường chia sẻ: + Các máy tính được liên kết với nhau trong một môi trường chia sẻ duy nhất. +Vì đây là một môi trường chia sẻ nên nó cần có một cơ cấu để phối hợp và phân xử việc sử dụng môi trường chia sẻ: có nghĩa là ở một thời điểm chỉ cho phép gửi một tin để tránh xung đột giữa các nhu cầu. 9 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks Sử dụng một trọng tài trung tâm để cho phép gửi một tin. Tuy nhiên trọng tài trung tâm chỉ thích hợp với những mạng nhỏ. Với những mạng lớn (nhiều nút ở khoảng cách vài km) lại không thích hợp. Do vậy phải phân tán việc phân xử này:  Bước đầu tiên trong việc phân xử là theo dõi trước khi bạn ra quyết định. Một nút trước hết kiểm tra mạng để tránh việc cố ý gửi một tin trong khi một tin khác vẫn còn truyền trên mạng. Nếu khi mạng rỗi, nút đó sẽ gửi tin. Tuy nhiên việc theo dõi này lại không có tác dụng vì có thể có một số nút khác cũng gửi tin cùng ngay lúc đó.  Bước thứ hai: là bước cảm biến sóng mang và dò va đập. Khi hai nút tại một thời điểm cùng tiến hành gửi tin thì sẽ xảy ra hiện tượng va đập thông tin. Gỉa sử giao diện mạng có thể dò được bất kỳ sự va đập thông tin nào bằng cách lắng nghe xem dữ liệu có bị cắt xén bởi dữ liệu khác đang xuất hiện trên đường truyền hay không. Việc lắng nghe để tránh và dò những va đập được gọi là cảm biến sóng mang và dò và đập.  Vấn đề vẫn chưa được giải quyết nếu tất cả nút trên mạng lại đợi đến chính xác cùng một thời điểm, cùng lắng nghe để chắc rằng không có tin nào truyền trên mạng, và sau đó chúng cùng gửi lại tin. Để tránh hiện tượng va đập giữa các nút, thì nút nào có tin bị cắt xén sẽ phải đợi một khoảng thời gian ngẫu nhiên trước khi gửi lại. + Một cách phân xử khác là truyền một mã thông báo (token) giữa các nút. Token này sẽ trao cho mỗi nút một quyền sử dụng mạng. Nếu như mạng chia sẻ được kết nối theo kiểu vòng tròn (ring) thì khi đó token có thể xoay qua tất cả các nút trên mạng. + Mạng chia sẻ chi phí thấp, nhưng lại có giải tần giới hạn. - Môi trường dùng chuyển mạch: + Là môi trường truyền điểm - điểm. Cho phép truyền trực tiếp từ nguồn tới đích mà không cần đến các nút trung gian can thiệp 10 [...]... trăm máy dễ dàng hơn so với hàng triệu máy * Vấn đề kết nối mạng với máy tính: Phần mạng máy tính gắn tới máy tính ảnh hưởng đến cả giao diện phần cứng và phần mềm mạng Các vấn đề này gồm việc quyết định dùng bus nhớ hay bus vào ra, sử dụng polling (kiểm soát vòng) hay các ngắt (interrupt), và làm cách nào để tránh việc gọi hệ điều hành * Vấn đề chuẩn hoá: 18 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: ... được khai báo Default Gateway hay không  Nếu có khai báo Default Gateway thì máy gửi sẽ gởi gói tin thông qua Default Gateway  Nếu không có khai báo Default Gateway thì máy 26 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks gởi sẽ loại bỏ gói tin và thông báo "Destination host Unreachable"  Chi tiết quá trình xử lý tại máy nhận Bước 1: Lớp Physical kiểm tra quá trình đồng bộ... quá trình truyền thông giữa hai trình ứng dụng Mục lục 27 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks Lời mở đầu 1 Giới thiệu 2 1Mạng đơn giản 3 2Môi trường truyền của mạng liên kết 7 3Kết nối mạng máy tính đa thiết bị 9 4Cấu trúc liên kết mạng .14 5Các vấn đề thực tế đối với các mạng liên kết thương mại .18... giao Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến 1 Tầng vật lý Đề tài: Interconnection Networks các gói tin Truyền luồng bít thô qua IEEE 802 Hub cáp vật lý Ta có thể mô tả luồng dữ liệu trên mạng qua mô hình OSI như sau: Dữ liệu đi xuyên qua mô hình OSI tại mỗi tầng gói dữ liệu đều được xử lý và có những tên gọi riêng Tên gọi dữ liệu ở các tầng trong mô hình OSI Dữ liệu trải qua 2 tiến trình cơ bản là Tiến. .. Định tuyến: Phát các tin 11 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks Đó là việc các hệ thống phải đảm bảo truyền tin đến nút mạng mong muốn Đối với mỗi cấu trúc liên kết mạng, vấn đề định tuyến được thực hiện theo các cách khác nhau: + Đối với mạng chia sẻ môi trường: tin được truyền tới tất cả các nút cùng chia sẻ môi trường truyền, mỗi nút đều phải theo dõi địa chỉ có... đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu được các chức năng mạng diễn ra tại mỗi lớp Nguyên tắc của phương pháp phân tầng là: 22 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks + Mỗi hệ thống thành phần trong mạng được xây dựng như một cấu trúc nhiều tầng và đều có cấu trúc giống nhau như: số lượng tầng và chức năng của mỗi tầng + Các tầng nằm chồng lên nhau, dữ liệu được chỉ trao đổi trực... khiển luồng: dùng phản hồi kiểu backpressure - Khi lưu dữ liệu nó dựa trên tập lệnh SCSI 21 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks 7 – Internetworking (Liên mạng) - Internetworking là một trong những cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền thông - Nó cho phép các máy tính ở các mạng độc lập và không tương thích có thể truyền tin cho nhau một cách tin cậy và... mạng Omega xảy ra nhiều hơn Lượng tranh chấp phụ thuộc vào kiểu truyền Tranh chấp này được gọi là blocking Ngoài hai cấu trúc mạng như trên, trong cấu trúc mạng chuyển mạch tập trung còn có một dạng liên kết gọi là fat tree 15 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks Các liên kết trong mạng thường được vẽ dưới dạng các đồ thị, mỗi một cung của đồ thị biểu diễn một liên kết... nhiên cho các đường dẫn khác nhau, thì khi đó nó sẽ san tải khắp chuyển mạch và sẽ tạo ra thêm một số vấn đề tắc nghẽn * Chuyển mạch phân tán: Các nút trong chuyển mạch phân tán được nối với nhau theo cấu trúc ring (vòng tròn), như hình vẽ: 16 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks Bởi vì một số nút không được nối trực tiếp với nhau, nên một số tin sẽ phải nhảy cóc qua các... OSI Dữ liệu trải qua 2 tiến trình cơ bản là Tiến trình đóng gói tại trạm gửi (Data Encapsulation) Tiến trình mở gói tại trạm nhận (Data De-encapsulation) 24 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Data Encapsulation Đề tài: Interconnection Networks Data De - Encapsulation Quá trình đóng gói dữ liệu (tại máy gửi) Đóng gói dữ liệu là quá trình đặt dữ liệu nhận được vào sau header (và trước trailer) trên . NETWORKS 1 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks (CÁC MẠNG LIÊN KẾT) Giới thiệu Theo lối truyền thống chúng ta xem xét kiến trúc máy tính trong phạm vi của một máy tính. sau: 2 Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks (1) Một mạng máy tính đơn giản (gồm 2 máy tính kết nối với nhau). (2) Môi trường liên kết mạng. (3) Mạng máy tính có. Báo cáo Kiến trúc máy tính tiên tiến Đề tài: Interconnection Networks Lời mở đầu Như chúng ta đã biết từ các thế hệ máy tính đầu tiên ra đời cho đến ngày nay nhu cầu kết nối các hệ thống máy

Ngày đăng: 11/04/2015, 20:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan